Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro của vật biến đổi gen và các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 103 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG





BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG TIÊU CHÍ
PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN VÀ CÁC
SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN



Ngày … … tháng … … năm 20… Ngày … … tháng … … năm 20…
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI



ThS. Lê Thanh Bình TS. Phạm Anh Cường

Ngày … … tháng … … năm 20… Ngày … … tháng … … năm 20…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TL. BỘ TRƯỞNG
NGHI
ỆM THU BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ




TS. Nguyễn Duy Hùng TS. Nguyễn Đắc Đồng


Hà Nội - 2010


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH 6
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
DANH MỤC CÁC HÌNH 9
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 10
LỜI MỞ ĐẦU 11
PHẦN I - THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 13
1.1 Tên đề tài 13
1.2 Thời gian thực hiện 13
1.3 Chủ nhiệm đề tài 13
1.4 Mục tiêu của đề tài 13
1.5 Các sản phẩm chính của Đề tài 13
1.6 Kinh phí thực hiện Đề tài 13
PHẦN II - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 14
2.1 Đối tượng nghiên cứu 14
2.2 Phạm vi nghiên cứu 14
2.3 Nội dung nghiên cứu 15
2.4 Phương pháp thực hiện đề tài 16
PHẦN III - NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ

PHÂN LOẠI VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TƯƠNG ỨNG 17
I. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng sinh vật biến đổi gen trên thế giới 17
1. Tình hình nghiên cứu sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng 17
2. Tình hình sản xuất và sử dụng sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng 19
II. Phương thức tiếp cận quản lý an toàn sinh học trên Thế giới 24
1. Quy trình phân tích rủi ro trong quản lý an toàn sinh học 24
2. Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro trong đánh giá rủi ro 26
Một số yếu tố khoa học cần xem xét trong quá trình đánh giá rủi ro 27

3

3. Đánh giá rủi ro định tính và định lượng 29
III. Phân tích hướng dẫn của các tổ chức quốc tế 31
1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation
and Development – OECD) 31
2. Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (Food and Agriculture Organization of the
United Nations – FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) .
32
3. Hướng dẫn của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP – United Nations
Environment Programme) 35
4. Giải pháp của Tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc (United Nations
Industrial Development Organization – UNIDO) 35
5. Liên minh châu Âu (European Union - EU) 36
6. Hướng dẫn ASEAN về đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen liên quan đến nông
nghiệp 40
IV. Phân tích mô hình phân tích rủi ro của Úc và Trung Quốc 42
1. Phân tích mô hình phân tích rủi ro của Úc 42
1.1 Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký cấp phép cho các hoạt động liên quan đến sinh vật
biến đổi gen 43
1.2

Quy trình cơ quan quản lý Úc ra quyết định cho hoạt động cách ly sinh vật biến
đổi gen bao gồm các bước chính sau: 44
1.3 Đánh giá rủi ro và phân loại mức độ rủi ro sinh vật biến đổi gen ở Úc 44
Mô tả bối cảnh của nguy cơ 46
Xác định nguy cơ 47
Đánh giá hậu quả 49
Khả năng xảy ra 50
Ước lượng rủi ro và phân loại mức độ rủi ro 51
2. Phân tích mô hình phân tích rủi ro của Trung Quốc 52
2.1 Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký cấp phép cho các hoạt động liên quan đến sinh vật
biến đổi gen 52

2.2 Đánh giá rủi ro và phân loại mức độ rủi ro sinh vật biến đổi gen ở Trung Quốc 54
2.3 Đánh giá tính an toàn và phân loại mức độ rủi ro sinh vật biến đổi gen ở Trung
Quốc 54
PHẦN IV - NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
RỦI RO Ở VIỆT NAM 60
I. Hệ thống văn bản pháp luật, thể chế chính sách 61
1. Luật Đa dạng sinh học 61

4

2. Nghị định của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu
vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (số 69/2010/NĐ-CP) 62
II. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an toàn sinh học 63
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường 63
2. Bộ Khoa học và Công nghệ 64
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 64
4. Bộ Y tế 65
5. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm 65

6. Bộ Tài chính 65
III. Đánh giá năng lực cho việc áp dụng tiêu chí phân loại rủi ro ở Việt Nam 66
1. Hệ thống các cơ quan nghiên cứu và phát triển 66
2. Hệ thống các cơ sở khảo nghiệm tại Việt Nam 68
3. Nguồn nhân lực 69
PHẦN V - NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÂN TÍCH RỦI RO
ĐỐI VỚI CÁC SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN Ở VIỆT NAM 72
I. Mô hình quản lý phù hợp và phân nhóm quản lý theo mức độ rủi ro tại Việt Nam
72
II. Tiêu chí phân loại sử dụng cho sinh vật biến đổi gen sử dụng trong hoạt động
nghiên cứu khoa học 74
1. Phân loại nhóm rủi ro 74
2. Một số tiêu chí cụ thể để phân loại mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen 76
3. Giải pháp quản lý 77
III. Tiêu chí phân loại sử dụng cho sinh vật biến đổi gen sử dụng trong khảo nghiệm
diện hẹp và khảo nghiệm đồng ruộng diện rộng 78

1. Phân loại nhóm rủi ro 78
2. Tiêu chí phân loại rủi ro 80
3. Giải pháp quản lý 86
IV. Tiêu chí phân loại sử dụng cho sinh vật biến đổi gen sử dụng cho mục đích giải
phóng ra môi trường 87
1. Phân loại nhóm rủi ro 86
2. Tiêu chí phân loại rủi ro 87
3. Giải pháp quản lý 92
V. Tiêu chí phân loại sử dụng cho sinh vật biến đổi gen sử dụng trực tiếp làm thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi 93
1. Đặc điểm phân loại rủi ro 93
2. Tiêu chí phân loại rủi ro 94


5

3. Giải pháp quản lý 96
PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1. Kết luận 97
2. Kiến nghị 100
BẢNG TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN NHIỆM VỤ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Tài liệu Tiếng Việt 102
Tài liệu Tiếng Anh 102
Tài liệu trên trang thông tin điện tử 103






6

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

Chủ trì đề tài: Ths. Lê Thanh Bình
Chức vụ: Nguyên Quyền Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học,
Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường


Họ và tên Cơ quan công tác

Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
1. Ths. Lê Thanh Bình Nguyên Quyền Cục trưởng Cục Bảo tồn Đa

dạng sinh học
2. Ths. Hoàng Thị Thanh Nhàn Trưởng phòng Bảo tồn loài, nguồn gen và an
toàn sinh học, Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học
3. Ths. Nguyễn Đặng Thu Cúc Chuyên viên Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học
4. Ths. Tạ Thị Kiều Anh Chuyên viên Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học
5. Ks. Ngô Xuân Quý Chuyên viên Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học
6. Ths. Phạm Hạnh Nguyên Văn phòng 79
7. CN. Trương Thị Minh Tâm Văn phòng 79

Các chuyên gia hỗ trợ thực hiện
8. TS. Lê Thị Thu Hiền Viện Công nghệ sinh học
9. TS. Phạm Văn Toản Chánh Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
10. TS. Phạm Văn Lầm Viện Bảo vệ thực vật
11. TS. Chu Hoàng Hà Viện Công nghệ sinh học



7

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT



DNA ADN Deoxyribonucleic acid
EU Liên minh châu Âu European Union
FAO Tổ chức Nông lương Liên hiệp
quốc
Food and Agriculture Organization
of the United Nations

FDA Hiệp hội Y – Dược Hoa Kỳ Food and Drug Administration of
the US
GMO Sinh vật biến đổi gen Genetically modified organisms
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế
Organization for Economic Co-
operation and Development
RNA ARN Ribonucleic acid
UNEP Chương trình Môi trường Liên
hiệp quốc
United Nations Environment
Programme
UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp
liên hiệp quốc
United Nations Industrial
Development Organization
WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization

8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 - Diện tích trồng cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu năm 2009: phân theo quốc gia
(triệu hecta) 22
Bảng 2 - Cấp phép cây trồng biến đổi gen đa tính trạng ở Nam Phi 24
Bảng 3 - Phân loại mức độ rủi ro trên cơ sở đánh giá khả năng và hậu quả 27
Bảng 4 - Phụ lục 3 của Hướng dẫn ASEAN về đánh giá rủi ro đối với sinh vật biến đổi gen . 41
Bảng 5 - Một số tiêu chí xác định tác động bất lợi đối với sức khỏe con người và môi trường
của sinh vật biến đổi gen 46
Bảng 6 - Các hậu quả bất lợi đối với sức khỏe con người và môi trường 50
Bảng 7 - Phân nhóm quản lý theo mục đích sử dụng 72

Bảng 8 – Ví dụ về phân loại mức độ rủi ro 73
Bảng 8 – Nhóm rủi ro và phòng thí nghiệm ở các mức an toàn sinh học tương ứng 76
Bảng 9 – Thiết bị an toàn phòng thí nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học 77
Bảng 10 - Thông tin bắt buộc phải cung cấp và các tiêu chí kỹ thuật đối với sinh vật biến đổi
gen cho khảo nghiệm 80
Bảng 12 – Những yêu cầu về quản lý trong quá trình khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm
đồng ruộng diện rộng sinh vật biến đổi gen 86
Bảng 13- Thông tin bắt buộc phải cung cấp và các tiêu chí kỹ thuật đối với sinh vật biến đổi
gen sử dụng cho mục đích phóng thích ra môi trường 88

Bảng 14 - Những yêu cầu về quản lý trong quá trình giải phóng
sinh vật biến đổi gen ra môi trường 92
Bảng 15- Thông tin bắt buộc phải cung cấp và các tiêu chí kỹ thuật đối với sinh vật biến đổi
gen sử dụng cho mục đích làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi 94


9

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1- Các quốc gia dẫn đầu trong canh tác cây trồng biến đổi gen năm 2009 (James, 2009)
22
Hình 2 - Diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen 1996-2009 ở các quốc gia phát triển và
đang phát triển (James, 2009) 23
Hình 3- Mô hình phân tích rủi ro sinh vật biến đổi gen 26
Hình 4 - Các cân nhắc khi đánh giá rủi ro 45

10

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ


Đánh giá rủi ro: là xác định tính chất nguy hại tiềm ẩn và mức độ thiệt hại có thể xảy
ra trong hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen, nhất là việc sử dụng, phóng
thích sinh vật biến đổi. (Theo Luật Đa dạng sinh học, 2008)
Phân loại mức độ rủi ro (hay còn gọi là ước lượng rủi ro): dự đoán khả năng rủi ro sẽ
xảy ra và ước l
ượng mức độ thiệt hại có thể có nếu rủi ro xảy ra.
Quy trình phân tích rủi ro: Phân tích rủi ro được xem là một quy trình tổng thể của
đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và trao đổi thông tin rủi ro.
Sản phẩm của sinh vật biến đổi gen: là sản phẩm có chứa toàn bộ hoặc một phần
thành phần có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, bao gồm cả mẫu vật di truyền củ
a
sinh vật biến đổi gen không có khả năng tự tạo cá thể mới trong điều kiện tự nhiên.
(Theo Nghị định 69/2010/NĐ-CP, 2010)
Sinh vật biến đổi gen: là sinh vật có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ
chuyển gen. (Theo Luật Đa dạng sinh học, 2008)




11

LỜI MỞ ĐẦU

Trong vài thập kỷ trở lại đây, song song với nghiên cứu và thương mại sinh vật
biến đổi gen, vấn đề quản lý những ứng dụng của công nghệ ADN tái tổ hợp và sinh
vật biến đổi gen là vấn đề được quan tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Úc, Hoa
Kỳ, Canada, Trung Quốc, Philippines là những quốc gia điển hình, từ rất sớm đã xây
dựng được hệ thố
ng chính sách và quản lý an toàn sinh học quốc gia hoạt động hiệu
quả. Các quốc gia đều giao cho một số cơ quan chịu trách nhiệm quản lý an toàn sinh

học với các lĩnh vực quản lý chuyên ngành cụ thể. Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ
chế phối hợp hoạt động của các cơ quan thẩm quyền quốc gia này cũng như thành lập
các hội đồng an toàn sinh học cơ sở hay hội đồng tư v
ấn quốc gia cũng được triển khai
ở nhiều quốc gia để tăng tính hiệu quả của công tác quản lý sinh vật biến đổi gen và
sản phẩm của chúng. Bên cạnh các nỗ lực của quốc gia, rất nhiều tổ chức phi chính
phủ và tổ chức hợp tác song phương, đa phương quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, Hiệp h
ội các quốc gia Đông
Nam Á cũng đã và đang tham gia tư vấn xây dựng các quy chế thích hợp để quản lý an
toàn sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng, cũng như hỗ trợ kỹ thuật để thực
thi.
Nhìn chung, các quyết định của cơ quan quản lý ở mỗi quốc gia về việc có cấp
phép hay không đối với một số hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen
được dựa
trên quy trình phân tích rủi ro nghiêm ngặt, trong đó tập trung vào các bằng chứng
khoa học và tư vấn sâu rộng của các chuyên gia. Quy trình phân tích rủi ro nghiêm
ngặt là trung tâm của hoạt động quản lý an toàn sinh học, là cơ sở để cơ quan quản lý
đưa ra các quyết định có cấp phép hay không đối với hoạt động liên quan đến sinh vật
biến đổi gen. Phân tích rủi ro được xem là một quy trình tổng thể của đánh giá rủi
ro, quản lý rủi ro và trao đổ
i thông tin rủi ro. Trong đó, đánh giá rủi ro nhằm xác
định và đánh giá mọi rủi ro tiềm ẩn trực tiếp và gián tiếp, ngắn, trung và dài hạn của
sinh vật biến đổi gen hoặc sản phẩm của chúng đối với sức khỏe con người và môi
trường, dự đoán khả năng rủi ro sẽ xảy ra và ước lượng mức độ thiệt hại có thể có nếu
rủi ro xảy ra. Tiêu chí để xem xét,
đánh giá về nguy cơ, hậu quả và khả năng, trên cơ
sở đó phân loại mức độ rủi ro được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình
đánh giá rủi ro. Phân loại mức độ rủi ro hay ước lượng rủi ro có thể được phân ra theo
các cấp độ: không đáng kể, thấp, trung bình hoặc cao dựa trên các tiêu chí khác nhau.

Trong các mô hình do các quốc gia hay các tổ chức quốc tế xây dựng, mặc dù
cách thức ước lượng rủ
i ro hay phân loại mức độ rủi ro chi tiết có thể không hoàn toàn
giống nhau nhưng về cơ bản, các quốc gia đều xây dựng các danh mục những thông
tin liên quan đến đánh giá an toàn đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe
con người của sinh vật biến đổi gen bắt buộc phải cung cấp, yêu cầu bên đăng ký hồ sơ
thực hiện việc đánh giá một cách khoa học và nộp báo cáo đánh giá rủi ro cho C
ơ quan
có thẩm quyền quốc gia. Quyết định quản lý của cơ quan có thẩm quyền quốc gia sau

12

đó được đưa ra trên cơ sở các phân tích rủi ro nghiêm ngặt, tùy theo từng trường hợp
cụ thể.
Trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu ứng dụng công nghệ sinh học
hiện đại, đặc biệt là nhu cầu sử dụng ngày càng tăng sinh vật biến đổi gen và sản phẩm
của sinh vật biến đổi gen, đang đặt ra những yêu cầu đối với các nhà quản lý trong
việc hoàn thiện h
ệ thống hành lang pháp lý, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ
xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro đối với sinh vật biến đổi gen. Do vậy, việc xây dựng
tiêu chí phân loại mức độ rủi ro phục vụ đánh giá rủi ro tại Việt Nam là một việc làm
hết sức cần thiết; sẽ không chỉ giúp tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép, mà còn giúp
Cơ quan có thẩm quền quốc gia thử nghiệm, áp dụ
ng và điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình hiện nay tại Việt Nam. Thực hiện nội dung trên, Cục Bảo tồn đa dạng sinh
học – Tổng cục Môi trường tiến hành triển khai đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và
thực tiễn xây dựng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen và các
sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Đề
tài được thiết kế thực hiện trong
02 năm, năm thứ nhất tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phân tích rủi ro và

cách thức phân loại mức độ rủi ro; năm thứ hai tập trung vào xây dựng tiêu chí phân
loại mức độ rủi ro áp dụng được tại Việt Nam.
Báo cáo khoa học tổng kết đề tài cung cấp các thông tin về quá trình và tiến độ
thực hiện các nội dung công việc trong 02 năm 2009 và 2010, đồng thờ
i báo cáo về kết
quả và sản phẩm đã đạt được so với mục tiêu đã đề ra.

13

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Tên đề tài
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí phân loại mức độ rủi
ro của sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen
1.2 Thời gian thực hiện: từ tháng 05/2009 đến tháng 12/2010.
1.3 Chủ nhiệm đề tài
Thạc sỹ Lê Thanh Bình, Nguyên Quyền Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh
họ
c, Tổng cục Môi trường
1.4 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng tiêu
chí phân loại mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của sinh vật
biến đổi gen ở Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Xây dựng tiêu chí phân loại rủi ro và giải pháp
quản lý sinh vật biến đổi gen và các sả
n phẩm của sinh vật biến đổi gen ứng với mỗi
mức phân loại rủi ro ở Việt Nam.
1.5 Các sản phẩm chính của Đề tài
- Sản phẩm 1: Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về phân loại rủi ro của
sinh vật biến đổi gen.
- Sản phẩm 2: Dự thảo tiêu chí phân loại rủi ro các sinh vật biến đổi gen.

- Sản phẩm 3: Giải pháp quản lý các sinh vật biế
n đổi gen tương ứng với các
mức phân loại rủi ro.
- Sản phẩm 4: Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.
1.6 Kinh phí thực hiện Đề tài
Tổng kinh phí thực hiện đề tài là: 588.531.000 đồng.
Trong đó: Kinh phí thực hiện năm 2009: 102.636.500 đồng;
Kinh phí thực hiện năm 2010: 485.894.500 đồng.


14

PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí phân loại
mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến
đổi gen” được thiết kế trong bối cảnh Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thông
qua ngày 13 tháng 11 năm 2008; Mục 3 Chương V trong Luật quy định về vấn quản lý
rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với
đa dạng sinh học. Vì thế, đề tài khoa học công nghệ tập trung nghiên cứu xây dựng
tiêu chí phục vụ phân loại mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của
chúng nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về an toàn sinh học.
Mặc dù vậy, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm quố
c tế về
phân loại mức độ rủi ro áp dụng trong quản lý an toàn sinh học, cơ quan thực hiện đề
tài nhận thấy cách tiếp cận về quản lý và đánh giá rủi ro trên đối tượng là sản phẩm có
nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen là không hợp lý và không khả thi trong thực tế. Hầu
hết, các quốc gia trên thế giới đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro đối với sinh vật biến
đổi
gen (là sinh vật bị biến đổi thông qua quá trình chuyển gen), mà không quản lý trên

các sản phẩm tạo thành của chúng (ví dụ như bánh làm từ bột của ngô chuyển gen,
hoặc quần áo có thành phần từ bông chuyển gen ). Việc quản lý trên sản phẩm và
phân loại sản phẩm là việc là khó có thể thực hiện được. Các quốc gia tiên tiến về công
nghệ sinh học đều nhìn nhận vấn đề kiểm soát mức độ an toàn phải được th
ực hiện
trên đối tượng là sinh vật biến đổi gen. Một khi sinh vật biến đổi gen đã được chứng
minh là an toàn đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, thì sinh
vật đó có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau, từ chế biến thành thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi, cho đến việc sử dụng trực tiếp.
Vậy nên, mục tiêu nghiên cứu c
ủa đề tài là “xây dựng tiêu chí phân loại mức độ
rủi ro của sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi
gen” sẽ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu xây dựng tiêu chí “phân loại mức
độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen”.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên đối tượng sinh vật biến đổi gen, đề tài nghiên cứu xây dựng tiêu chí phân
loại m
ức độ rủi ro đối với từng nhóm đối tượng; từ đó, đề xuất biện pháp quản lý đối
với từng nhóm đối tượng. Phương pháp tiếp cận về phân loại mức độ rủi ro của các
nhóm đối tượng là động vật, thực vật, vi sinh vật rất khác nhau, và đặc thù theo từng
nhóm đối tượng. Những thập kỷ trở lại đây, thực vật biến
đổi gen, cụ thể là cây trồng
biến đổi gen được nhắc đến như một bước tiến lớn của xã hội trong việc góp phần đảm
bảo an ninh lương thực cho nhân loại. Phạm trù động vật biến đổi gen mặc dù có được
tiến hành tại một số quốc gia phát triển (như thí nghiệm tạo ra chú cứu Dolly vào năm
1996), nhưng vấn đề nghiên cứu về mức độ an toàn củ
a động vật chuyển gen phức tạp
và đòi hỏi những nghiên cứu công phu và tốn kém hơn nhiều.



15

Trong khuôn khổ của đề tài, cơ quan thực hiện nhận thấy cần xây dựng tiêu chí
về phân loại mức độ rủi ro khu trú trên nhóm đối tượng là cây trồng biến đổi gen để
đảm bảo về chất lượng của sản phẩm và tiến độ thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tại Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, cây trồng biến đổi gen là nhóm đối tượng đang được
chủ
trương triển khai thí điểm mạnh. Việc xây dựng bộ tiêu chí trên nhóm đối tượng là
thực vật biến đổi gen sẽ đáp ứng kịp thời với xu thế áp dụng cây trồng biến đổi gen
trong nông nghiệp tại Việt Nam, hỗ trợ cho các nhà quản lý trong vấn đề kiểm soát và
đảm bảo sự an toàn của cây trồng chuyển gen cho môi trường, đa dạng sinh học và sức
khỏe con người.

2.3 Nội dung nghiên cứu
a. Phân tích kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng tiêu chí phân loại và quy trình
quản lý rủi ro tương ứng, tập trung vào hai vấn đề chính.
(1) Các mô hình phân tích rủi ro trên thế giới và phân tích kinh nghiệm của các
tổ chức quốc tế, một số nước thuộc liên minh châu Âu và châu Mỹ về quản
lý rủi ro đối với sinh vật biến đổi gen;
(2) Phân tích kinh nghiệm phân loại rủi ro và quản lý rủi ro của Úc và Trung
Quốc, từ
đó là nền tảng, cơ sở cho việc xây dựng tiêu chí phân loại rủi ro đối
với sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam và các biện pháp quản lý rủi ro tương
ứng.
b. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc áp dụng tiêu
chí phân loại rủi ro ở Việt Nam, bao gồm:
(1) Khảo sát một số phòng thí nghiệm, nhà kính, nhà lưới tại khu vực miền Nam
phục vụ
cho công tác đánh giá rủi ro các sinh vật biến đổi gen;
(2) Phân tích cơ sở pháp lý, thể chế và đánh giá năng lực cho việc áp dụng tiêu

chí phân loại rủi ro ở Việt Nam.
c. Nghiên cứu, xây dựng mô hình phân tích rủi ro đối với các sinh vật biến đổi
gen ở Việt Nam
(1) Phân nhóm GMO theo mức độ rủi ro;
(2) Các yêu cầu về quản lý GMO theo mức độ;
(3) Giải pháp quản lý GMO theo mức độ rủi ro;
(4) Đề
xuất các văn bản/ hướng dẫn quản lý GMO theo mức độ rủi ro.
d. Tổ chức Hội thảo khoa học về các phương pháp xây dựng Tiêu chí phân loại
rủi ro các sinh vật biến đổi gen và các cuộc họp nhóm chuyên gia xuyên suốt quá trình
nghiên cứu và xây dựng nhằm hoàn thiện các nội dung nghiên cứu đồng thời đảm bảo
tính khoa học của sản phẩm.

16

2.4 Phương pháp thực hiện đề tài
Để thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí
phân loại mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của sinh vật biến
đổi gen”, đơn vị thực hiện đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:
(1) Phương pháp tổng hợp, phân tích:
Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng giúp Đơ
n vị chủ trì nhiệm vụ thực
hiện các nội dung như tìm hiểu, học tập kinh nghiệm quốc tế về phân tích rủi ro, và
phân loại mức độ rủi ro. Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế là hoạt
động chủ yếu diễn ra trong năm 2009 và nửa đầu năm 2010. Đơn vị chủ trì đã phối
hợp cùng chuyên gia tổng hợp kinh nghiệm quốc tế của các tổ chức quố
c tế (OECD,
FAO, WHO, EC,…) và đặc biệt là hai quốc gia Trung Quốc và Úc. Từ kinh nghiệm
quốc tế thu thập được, Đơn vị chủ trì nhiệm vụ tổng hợp và đúc rút một số kiến thức
quan trọng và hữu ích có thể hỗ trợ cho quá trình xây dựng tiêu chí phân loại rủi ro tại

Việt Nam.
(2) Phương pháp chuyên gia:
Trong thời gian 02 thực hiện đề tài, đơn vị thực hiện đã tổ chức một s
ố buổi hội
thảo và nhiều cuộc họp nhóm chuyên gia, với sự tham dự của nhiều chuyên gia có kinh
nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực an toàn sinh học, để thu thập ý kiến góp ý, đồng thời
ghi nhận, tiếp thu những phản hồi, nhận xét của các chuyên gia.
(3) Ngoài 02 phương pháp chính kể đến ở trên, đơn vị thực hiện đã sử dụng một
số phương pháp khác như kế thừa các nguồn tư li
ệu, thông tin, những nghiên cứu hiện
có trong nước liên quan đến nội dung thực hiện đề tài. Trên cơ sở đó, thông tin thu
thấp được thống kê, xử lý và phân tích phục vụ xây dựng các báo cáo chuyên đề của
đề tài.


17

PHẦN III: NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG TIÊU
CHÍ PHÂN LOẠI VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TƯƠNG ỨNG

I. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng sinh vật biến đổi gen trên thế giới
Từ những năm 1970, với sự can thiệp của con người, quá trình chọn tạo giống
có thể vượt qua các rào cản tự nhiên. Công nghệ sinh học hiện đại sử dụng các kỹ
thuật mới như kỹ thuật ADN tái tổ hợp để biến đổi cây trồng bằng cách đưa các gen có
giá trị vào bộ gen củ
a cây nhận để tạo những tính trạng mong muốn đáp ứng yêu cầu
của con người và có thể đem lại những lợi ích quan trọng như tăng tính chống chịu với
các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, tăng năng suất và chất lượng, cải thiện môi trường
nhờ giảm lượng thuốc trừ sâu hóa học cần sử dụng. Các gen này thường được phân lậ
p

từ các nguồn sinh vật khác nhau (động vật, thực vật, vi sinh vật) và được chuyển vào
cây trồng thông qua các phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Như vậy, ngoài tính
chính xác trong việc thêm đặc tính mới, biến đổi gen còn cho phép xóa bỏ ranh giới
giữa các giống, loài. Có thể nói biến đổi gen cho phép sử dụng một cách triệt để đa
dạng di truyền phục vụ mục đích của con người. Đây là một vấn đề
chưa từng có trong
lịch sử ứng dụng nghiên cứu sinh học từ trước tới nay.
1. Tình hình nghiên cứu sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng
Trên đối tượng thực vật, đến nay, rất nhiều loài cây trồng quan trọng như đậu
tương, bông, ngô, cải dầu, cà chua, khoai tây đã được nghiên cứu chuyển gen thành
công, sử dụng những phương pháp phổ biến như thông qua vi khuẩn A. tumefaciens,
xung điện, b
ắn gen. Các nghiên cứu không dừng ở việc hoàn thiện các phương pháp và
thực hiện chuyển nhiều gen có giá trị cho những đối tượng cây trồng này, mà còn đi
sâu tìm hiểu các biện pháp tăng cường hiệu quả chuyển gen cũng như hiệu quả biểu
hiện của các gen có giá trị trong cây trồng như: sử dụng promoter mạnh để điều khiển
gen, cắt bớt gen và biến đổi mã di truyền của chúng cho phù hợp vớ
i mã thực vật
Nhiều nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp nhân tạo một phần hoặc toàn phần gen
có giá trị và sử dụng các mã di truyền phù hợp với từng loài cây trồng nhất định. Với
những cải tiến đa dạng, hiệu quả chuyển gen và mức độ biểu hiện của hàng loạt gen có
giá trị trong cây trồng biến đổi gen đã tăng lên rất nhiều. Hoạt tính độc c
ủa protein Cry
cải biến – protein độc tố có hoạt tính diệt côn trùng của vi khuẩn Bacillus thuringiensis
(Bt) do gen cry mã hóa, có thể cao gấp 100 lần so với hoạt tính của protein tự nhiên.
Hiện nay, nhiều giống cây trồng biến đổi gen đang tiếp tục được nghiên cứu và trồng ở
quy mô nhỏ hoặc chưa được thương mại hóa trong đó có lúa vàng (GoldenRiceTM)
sản sinh β-caroten, dẫn xuất của tiền vitamin A. Bên cạnh thế hệ các giống cây trồng
biế
n đổi gen mang một tính trạng mới mong muốn, xu hướng nghiên cứu chuyển đồng

thời nhiều gen quy định các tính trạng khác nhau vào cùng một giống cây trồng, trong
những năm gần đây, được triển khai rất mạnh.

18

Trên đối tượng động vật, các nghiên cứu tập trung vào việc biến đổi gen động
vật để làm mô hình thử nghiệm thuốc hay các phương pháp điều trị bệnh của người.
Gen được xác định là gây bệnh cho người được đưa vào động vật để biểu hiện thành
bệnh (thường sử dụng chuột, khỉ làm đối tượng biến đổi gen). Sau đó, các động vật
biến đổi gen này s
ẽ được dùng để kiểm tra, thử nghiệm tác dụng của thuốc hoặc
phương pháp điều trị có tác dụng như thế nào lên quá trình biểu hiện của bệnh cũng
như tác dụng phụ và những rủi ro có thể do dùng thuốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
động vật biến đổi gen gặp nhiều khó khăn hơn nhiều so với thực vật hay vi sinh vật
biến đổi gen do những rào cản về c
ơ chế sống của động vật hay sự sinh sản và sinh
trưởng của động vật thường phức tạp hơn. Ngoài những nguyên nhân khoa học như sự
chấp nhận của cơ thể động vật với gen lạ, khả năng có được thế hệ tiếp theo mang gen
biến đổi thấp hơn nhiều so với thực vật còn có các nguyên nhân xã hội khác khiến
những nghiên cứu chuyển gen
ở động vật gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, vẫn có
rất nhiều nghiên cứu đã, đang và sẽ được các nhà khoa học tiến hành trên đối tượng
động vật nhằm phục vụ lợi ích cho con người. Đầu năm 1988, nghiên cứu về chuột
Harvard Oncomouse đã được cấp bằng sáng chế ở Hoa Kỳ. Đây cũng là động vật đầu
tiên được biến đổi gen. Sau đó, vào những năm 1990, công ngh
ệ này được áp dụng
cho các đối tượng động vật khác như gia súc, lợn, cừu, chuột và gia cầm. Các động vật
biến đổi gen tiếp tục được nghiên cứu và đưa ra ứng dụng. Ở Anh, năm 2000 có
581740 nhà sản xuất sử dụng hoặc nuôi động vật biến đổi gen. Con số này tăng 14%
so với năm 1999. Khoảng 99% các động vật này là chuột. Kỹ thuật DNA tái tổ hợp

cũng đã
được đưa vào ứng dụng trong nghề nuôi trồng thủy sản và các lĩnh vực nghiên
cứu, triển khai khác. Cá hồi Đại Tây Dương và Thái Bình Dương được chuyển gen sản
xuất hormone sinh trưởng và gen chịu lạnh. Các loài cá này có tốc độ tăng trưởng gấp
3 lần và chịu được môi trường nước lạnh.
Trên đối tượng vi sinh vật, nhiều chủng tái tổ hợp được nghiên cứu nhằm tạo ra
các chất kháng sinh thế hệ m
ới, các vaccine chất lượng cao cho người và động vật, các
enzyme có giá trị sử dụng trong công nghệ lên men thực phẩm, các dược phẩm có khả
năng chữa bệnh nan y Insulin có khả năng chữa bệnh đái đường và các hormone tăng
trưởng, vaccine viêm gan B là những dược phẩm được nghiên cứu sản xuất từ vi sinh
vật tái tổ hợp.
Cần nhấn mạnh rằng, các quốc gia đang phát triển ở châu Á, dẫn đầu là Trung
Quố
c, Ấn Độ, Inđônêsia, Malaisia, Philíppin, Thái Lan đang tập trung triển khai
nghiên cứu tạo các sinh vật biến đổi gen, đặc biệt là cây trồng biến đổi gen có giá trị
trên cơ sở các giống địa phương. Trung Quốc đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về đầu tư cho
công nghệ sinh học nông nghiệp, đã đưa vấn đề nghiên cứu và phát triển cây trồng
biến đổi gen thành một trong các hướng khoa học và công nghệ ưu tiên với sự tham
gia của hàng trăm phòng thí nghiệm. Có thể nói, lĩnh vực nghiên cứu sinh vật biến đổi
gen và sản phẩm của chúng đã phát triển với tốc độ rất nhanh chóng và đạt được
những thành tựu hết sức to lớn đóng góp cho lý thuyết sinh học hiện đại cũng như
trong ứng dụng thực tiễn ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

19

2. Tình hình sản xuất và sử dụng sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng
Công nghệ gen được xem là một công cụ hữu hiệu giúp tạo ra những chủng vi
sinh vật tái tổ hợp là nhà máy sản xuất dược phẩm, hóa chất; những giống cây trồng,
vật nuôi với các đặc tính quý giá như năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được

những điều kiện bất l
ợi và bảo vệ môi trường. Nhiều loại sinh vật biến đổi gen và
những sản phẩm của chúng hiện đã được sản xuất đại trà và đưa ra thị trường ở nhiều
quốc gia.
Trên quy mô toàn cầu, so với động vật và vi sinh vật, các nghiên cứu thử
nghiệm và thương mại cây trồng biến đổi gen được triển khai rộng rãi hơn và đã đạt
được những thành tựu to lớn. Các quố
c gia đã và đang tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực
nghiên cứu và thương mại cây trồng biến đổi gen trải khắp 6 lục địa: Bắc Mỹ, Mỹ
Latinh, châu Á, châu Đại Dương, châu Âu và châu Phi, trong đó, dẫn đầu là Hoa Kỳ,
Brazil, Argentina, Ấn Độ và Canada (James, 2009). Hàng năm, nhiều triệu hecta diện
tích đất canh tác trên thế giới đã được gieo trồng đại trà các giống cây trồng này.
Trong 13 năm (1996-2009), diện tích đất canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu
đ
ã tăng liên tục tới hơn 80 lần (từ 1,7 triệu hecta vào năm 1996 lên 134 triệu hecta
trong năm 2009). Năm 2009, cây trồng biến đổi gen đã được gieo trồng ở 25 quốc gia
với sự tham gia của 14 triệu nông dân (James, 2009). Những sự phát triển mạnh mẽ
này biến công nghệ sinh học trở thành công nghệ được ứng dụng nhanh nhất trong lịch
sử nông nghiệp đương đại.
Các loại cây trồng biến đổi gen được trồ
ng nhiều nhất hiện nay là đậu tương,
bông, ngô và cải dầu với hai tính trạng được sử dụng phổ biến là tính trạng kháng
thuốc diệt cỏ và kháng côn trùng. Theo tính trạng, diện tích canh tác cây trồng biến đổi
gen tăng 8% so với năm 2008 (từ 166 triệu hecta lên 180 triệu hecta trong năm 2009).
Trong năm 2009 vừa qua, diện tích đất canh tác bốn loại cây trồng biến đổi gen chủ
lực trên đã đạt mức kỷ lục trên toàn cầu. L
ần đầu tiên, diện tích trồng đậu tương biến
đổi gen chiếm tới trên 75% trong tổng diện tích 90 triệu hecta trồng đậu tương trên
toàn cầu. Diện tích trồng bông biến đổi gen cũng chiếm tới hơn một nửa tổng diện tích
33 hecta trồng bông trên toàn cầu. Diện tích trồng ngô biến đổi gen đạt hơn 1/4 trên

tổng diện tích 158 triệu hecta ngô, còn cải dầu biến đổi gen đã được trồng trên hơn 1/5
trong tổ
ng số 31 triệu hecta cải dầu trên toàn cầu. Nhìn chung, năm 2009 diện tích
canh tác cây trồng biến đổi gen tiếp tục tăng do trong năm 2008 các nước canh tác cây
trồng biến đổi gen lớn trên thế giới tiếp tục tăng tỷ lệ gieo trồng những giống cây trồng
chính. Ví dụ, tỉ lệ canh tác bông Bt ở Ấn Độ tăng từ 80% năm 2008 lên 87% năm
2009, tỷ lệ canh tác cải dầu biến đổi gen ở Canada cũng t
ăng từ 87% năm 2008 lên
93% năm 2009. Đậu tương biến đổi gen tiếp tục là giống cây trồng công nghệ sinh học
được canh tác rộng rãi nhất, chiếm tới 52% trong tổng diện tích 134 triệu hecta canh
tác đậu tương trên toàn cầu. Tính trạng kháng thuốc diệt cỏ cũng là tính trạng phổ biến
nhất trong các giống đậu tương biến đổi gen, chiếm tới 62%. Cây trồng biến đổi gen
đa tính trạng cũng ngày càng được ứng d
ụng rộng rãi, chiếm 21% tổng diện tích canh

20

tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu, được trồng ở 11 quốc gia trong đó có 8 nước
đang phát triển.
Trong tổng số 25 nước canh tác cây trồng biến đổi gen (Đức ngừng canh tác các
giống cây này năm 2008, thay vào đó là Costa Rica bắt đầu trồng từ năm 2009) có 16
nước đang phát triển và 9 nước công nghiệp. Tám nước đứng đầu danh sách ứng dụng
công nghệ sinh học đều có diện tích trồng các giống cây này trên 1 triệu hecta, trong
đó lớn nhất là Hoa K
ỳ (64 triệu hecta), Brazil (21,4 triệu hecta), Argentina (21,3), Ấn
Độ (8,4), Canada (8,2), Trung Quốc (3,7) Paraguay (2,2) và Nam Phi (2,1) (Bảng 1,
Hình 1). Diện tích 2,7 triệu hecta còn lại nằm ở các nước sau, xếp theo thứ tự giảm dần
về diện tích gồm: Uruguay, Bolivia, Philippines, Úc, Burkina Faso, Tây Ban Nha,
Mehico, Chile, Colombia, Honduras, CH Séc, Bồ Đào Nha, Rumani, Ba Lan, Costa
Rica, Ai Cập và Slovakia. Tổng diện tích đất canh tác cây trồng biến đổi gen qua các

năm từ 1996 đến 2009 đã đạt gần 1 tỷ hecta (949,9 triệu hecta). Đáng chú ý là gần một
nửa diện tích đất canh tác cây trồng biế
n đổi gen trên thế giới (46%) nằm ở các nước
đang phát triển (Hình 2).
Đáng chú ý, năm 2009, Braxin đã vượt qua Áchentina để trở thành nước canh
tác cây trồng biến đổi gen lớn thứ 2 trên thế giới - tăng diện tích canh tác lên tới 5,6
triệu hecta trong năm vừa qua, tương đương với tăng 35% so với diện tích năm 2008.
Đây là tỷ lệ tăng cao nhất từ trước tới nay, cho thấy Braxin hoàn toàn có thể trở thành
nước dẫn đầ
u thế giới về sử dụng cây trồng biến đổi gen trong tương lai gần. Ấn Độ -
nước trồng bông lớn nhất thế giới, đã hưởng lợi từ những thành công trong canh tác
bông Bt trong suốt 8 năm vừa qua (từ 2002 đến 2009). Tỷ lệ canh tác bông Bt ở Ấn Độ
lên tới 87% trong năm 2009. Bông Bt đã tạo ra cuộc cách mạng trong sản xuất bông ở
nước này. Tổng lợi nhuận kinh tế mà bông Bt mang lạ
i cho Ấn Độ trong khoảng thời
gian từ 2002 đến 2008 là 5,1 tỷ USD. Các giống bông Bt cũng làm giảm một nửa
lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng; làm tăng gấp đôi năng suất thu hoạch, chuyển Ấn Độ
từ nước nhập khẩu bông thành nước xuất khẩu bông lớn nhất trên thế giới. Cà tím Bt,
dự kiến là giống cây lương thực biến đổi gen đầu tiên của Ấn
Độ, đã được Cơ quan
quản lý Ấn Độ đề xuất đưa ra trồng đại trà. Hiện tại giống cà tím này đang chờ để
được chính phủ Ấn Độ xem xét cấp phép. Ở khu vực châu Phi, Nam Phi có những sự
phát triển đáng kể. Diện tích đất canh tác cây trồng biến đổi gen ở Nam Phi tăng 17%
trong năm 2009. Sáu nước thuộc khối EU đã canh tác 94750 hecta cây trồng biến đổi
gen trong năm 2009, thấp hơn t
ừ 9 đến 12% so với năm 2008. Tây Ban Nha hiện đang
canh tác 80% tổng diện tích ngô biến đổi gen của EU và tiếp tục giữ tỉ lệ ứng dụng
công nghệ sinh học ở mức 22%, bằng với năm 2008. Củ cải đường Round-up Ready
đạt được tỷ lệ ứng dụng lên tới 95% ở Hoa Kỳ và Canada trong năm 2009, chỉ 3 năm
sau khi được thương mại hóa. Đây là giống cây trồng biến đổi gen được

ứng dụng
nhanh nhất trên thế giới.
Năm 2009 cũng là năm chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ từ thế hệ cây trồng
biến đổi gen thứ nhất – đơn tính trạng sang thế hệ thứ 2 – đa tính trạng. Ít nhất 10 quốc
gia canh tác cây trồng biến đổi gen thế hệ thứ 2 (Hoa Kỳ, Canada, Philippines, Úc,

21

Mexico, South Africa, Honduras, Chile, Colombia, Argentina). Đậu tương
RReady2YieldTM là một trong những giống cây trồng biến đổi gen thế hệ mới đầu
tiên, được 15 nghìn nông dân trồng thử trên diện tích 0,5 triệu hecta ở Hoa Kỳ và
Canada trong năm 2009 (James, 2009). Cũng trong năm 2009, ngoài đậu tương, ngô
Smartstax – giống biến đổi gen mang 8 tính trạng mới đầu tiên cũng đã được cấp phép
giải phóng vào môi trường ở Hoa Kỳ và Canada. Giống ngô này mang 6 gen Bt và 2
gen kháng thuốc diệt cỏ Round-up của Công ty Monsanto và Liberty Link của Công ty
Dow AgroSciences1. Năm 2009, South Africa đã c
ấp tới 78 giấy phép cho ngô và
bông biến đổi gen đa tính trạng (Bảng 2).
Trong năm 2009, có hơn một nửa dân số thế giới (3,6 tỷ người, tương đương
với 54% tổng dân số) sống tại 25 nước có trồng cây trồng biến đổi gen, trên diện tích
134 triệu hecta, tương đương với 9% tổng diện tích 1,5 tỷ hecta đất nông nghiệp toàn
cầu. Giá trị của thị trường hạt giống công nghệ sinh học
ước tính khoảng 10,5 tỷ USD
trong năm này. Ước tính giá trị của thị trường ngô, đậu tương và bông biến đổi gen
trên toàn thế giới ở mức 130 tỷ USD trong năm 2008, và dự đoán sẽ tăng từ 10 đến
15% mỗi năm.
Năm 2009 có 25 nước canh tác đại trà các giống cây trồng biến đổi gen và có
32 nước cho phép nhập khẩu và sử dụng cây trồng biến đổi gen làm lương thực và
thức ăn chăn nuôi, nâng tổ
ng số quốc gia cho phép sử dụng cây trồng biến đổi gen và

sản phẩm của chúng trên toàn thế giới lên con số 57. Tổng cộng có 762 giấy phép đã
được cấp cho 155 tính trạng biến đổi trên 24 giống cây trồng, bao gồm cả giống hồng
xanh da trời do Nhật Bản phát triển năm 2009.
Ưu tiên hàng đầu của công nghệ sinh học trong giai đoạn 2010 - 2015 là phát
triển và sử dụng hệ thống quản lý mới, phù hợp hơ
n, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
Tiếp theo là tăng cường hỗ trợ tài chính, khoa học và chính sách cho các hoạt động
nghiên cứu phát triển và ứng dụng cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu. Theo dự đoán
của ISAAA đưa ra trong năm 2005, các ứng dụng cây trồng biến đổi gen sẽ tăng gấp
đôi vào năm 2015 so với năm 2006, cả về số nước trồng, diện tích trồng và số người
trồng. Theo đó, t
ới năm 2015 sẽ có 40 nước tham gia với 200 triệu hecta đất canh tác
cây trồng biến đổi gen và với sự tham gia của 20 triệu người dân. Trong thời gian tới
nguồn cung các giống cây trồng biến đổi gen sẽ tăng liên tục và không ngừng mở
rộng, để đáp ứng nhu cầu trên toàn thế giới, đặc biệt là nhu cầu của các nước đang phát
triển ở châu Á, Mỹ La tin và châu Phi. Từ năm 2010 đến năm 2015 sẽ có nhữ
ng giống
cây/ tính trạng biến đổi được phát triển và đưa ra thị trường như: Ngô SmartStax ở
Hoa Kỳ và Canada năm 2010, có chứa 8 gen quy định 3 tính trạng; Cà tím Bt ở Ấn Độ
năm 2010, hiện đang được chính phủ nước này xem xét để cấp phép; Lúa vàng ở
Philippines năm 2012, sau đó có thể được ứng dụng ở Banglades, Ấn Độ, Việt Nam và
Indonesia; Lúa biến đổi gen và ngô phytase ở Trung Quốc trong vòng 2 đến 3 năm


1
Tài liệu tham khảo:

22

nữa; Ngô chịu hạn ở Hoa Kỳ năm 2012 và Tiểu vùng Sahara năm 2017; một giống lúa

mỳ sử dụng nitơ hiệu quả được thử nghiệm trong vòng 5 năm tới.

Bảng 1 - Diện tích trồng cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu năm 2009: phân theo quốc
gia (triệu hecta)

Ghi chú: (*) là 15 quốc gia có diện tích đất canh tác cây trồng biến đổi gen lớn, trên 50.000 hecta
(James, 2009)

Hình 1- Các quốc gia dẫn đầu trong canh tác cây trồng biến đổi gen năm 2009 (James,
2009)


23



Hình 2 - Diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen 1996-2009 ở các quốc gia phát triển
và đang phát triển (James, 2009)


24

Bảng 2 - Cấp phép cây trồng biến đổi gen đa tính trạng ở Nam Phi
2

Năm Ngô Bông Tổng
2009 56 22 78
2008 39 14 53
2007 22 9 31
2006 8 20 28

2005 2 5 7
2004 2 8 10
Tổng 129 78 207

Đối với động vật biến đổi gen, dù chưa được phát triển và sử dụng rộng rãi như
thực vật biến đổi gen, nhưng được ứng dụng nhiều trong các ngành y – dược để làm
mô hình nghiên cứu bệnh của người, sản xuất các protein và các chất khác cho mục
đích trị liệu, làm nguồn thay thế các loại mô tế bào và cơ quan cho cấy ghép mô, cải
tiến các tính trạng quan trọng như kháng bệnh. FDA, Hoa Kỳ đ
ã cấp phép cho sản
phẩm ATryn, phục vụ chữa bệnh cho người vào tháng 2 năm 2009. Đây là sản phẩm
đầu tiên có nguồn gốc từ động vật biến đổi gen được cấp phép. ATryn là protein3 trị
liệu có ở sữa dê biến đổi gen, sản phẩm của Công ty GTC Biotherapeutics,
Framingham, MA. Vi sinh vật biến đổi gen được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên
cứu cơ chế gây bệnh của vi sinh vật, sản xuất các enzyme cho các quá trình trong công
nghi
ệp và trong y dược hay trong thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng vi khuẩn và
nấm men biến đổi gen trong thực phẩm vẫn còn hạn chế.
Như vậy, từ thực tế thương mại có thể nhận định rằng sinh vật biến đổi gen với
những ảnh hưởng sâu rộng ở quy mô toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và cao hơn
nữa trong những năm tiếp theo. Các sinh vậ
t biến đổi gen này mang những đặc tính
mới đáp ứng yêu cầu của con người và đem lại những lợi ích quan trọng cho nhiều
ngành, đặc biệt là nông lâm nghiệp, công nghiệp và y tế.
II. Phương thức tiếp cận quản lý an toàn sinh học trên Thế giới
1. Quy trình phân tích rủi ro trong quản lý an toàn sinh học
Bên cạnh một vài quốc gia sử dụng các quy định hiện có để quản lý việc nghiên
cứu, phát triển, thử nghi
ệm và giải phóng sinh vật biến đổi gen ra môi trường, thì rất
nhiều quốc gia đã ban hành các văn bản pháp luật mới. Nhìn chung, các quyết định của

cơ quan quản lý ở mỗi quốc gia về việc có cấp phép hay không đối với một số hoạt


2
Tham khảo:
3
Website tham khảo:
/>

25

động liên quan đến sinh vật biến đổi gen được dựa trên quy trình phân tích rủi ro
nghiêm ngặt, trong đó tập trung vào các bằng chứng khoa học và tư vấn sâu rộng của
các chuyên gia. Thông thường:
- Trước khi cấp phép: các hội đồng an toàn sinh học cấp cơ sở sàng lọc các hồ sơ
đăng ký xin cấp phép; yêu cầu tư vấn rộng rãi (từ cộng đồng, chuyên gia…); yêu cầu
bên nộp hồ sơ đăng ký tiến hành đánh giá rủi ro trên cơ
sở khoa học; yêu cầu chứng
nhận phương tiện, năng lực của tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro; duy trì những hiểu
biết về các kiến thức khoa học mới; hợp tác để quản lý toàn diện sinh vật biến đổi
gen…
- Xem xét cấp phép: Hồ sơ đăng ký có thể bị từ chối (nghĩa là không cho phép
bên nộp hồ sơ tiến hành một hoạt độ
ng nào đó liên quan đến sinh vật biến đổi gen). Hồ
sơ đăng ký có thể được cấp phép kèm điều kiện cụ thể để quản lý rủi ro, ví dụ, các
biện pháp cách ly nhằm hạn chế sự phát tán và tồn tại lâu dài của sinh vật biến đổi gen;
yêu cầu nghiên cứu bổ sung để giải quyết những vấn đề không chắc chắn; giới hạn về
thời gian; đảm bảo s
ự tuân thủ các điều kiện cấp phép; phân tách giấy phép theo các
loại tác động không mong muốn; các kế hoạch khẩn cấp để giảm bớt các tác động của

những ảnh hưởng có hại không chủ đích.
- Sau khi cấp phép: Giám sát các tác động bất lợi phát sinh từ hoạt động liên
quan: giám sát thông thường (báo trước), thanh tra, hoạt động giáo dục và nâng cao
nhận thức (tăng cường sự tuân thủ), kiểm tra và thẩm định (sau giám sát thông
thườ
ng), thẩm định ngẫu nhiên (những trường hợp không tuân thủ), điều tra (những
trường hợp vi phạm), giải quyết các tác động bất lợi nếu xảy ra Kiểm soát chất lượng
thông qua các thẩm định và giám sát cũng góp phần đảm bảo các rủi ro được quản lý
khi hoạt động được cấp phép. Quá trình giám sát có thể chỉ là những quan sát đơn giản
hay là một quá trình nghiên cứu phức tạp, lâu dài và cần được các nhà khoa học hay c
ơ
quan có thẩm quyền tiến hành.

Hiện nay, tại hầu hết các quốc gia trên Thế giới, quyết định của cơ quan quản lý
về việc có cấp phép hay không đối với các hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi
gen được thực hiện dựa trên quy trình phân tích rủi ro nghiêm ngặt, trong đó tập trung
vào các bằng chứng khoa học và tư vấn sâu rộng của các chuyên gia. Quy trình phân
tích rủi ro nghiêm ngặt là trung tâm của hoạt độ
ng quản lý an toàn sinh học là cơ
sở để cơ quan quản lý đưa ra các quyết định có cấp phép hay không đối với hoạt động
liên quan đến sinh vật biến đổi gen. Phân tích rủi ro được xem là một quy trình tổng
thể bao gồm 3 khâu: đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và trao đổi thông tin rủi ro.

×