Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân nội trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.9 KB, 4 trang )

Phùng Văn Lợi và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

104(04): 97 - 100

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI VIỆC ÁP DỤNG QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NỘI TRÚ
Phùng Văn Lợi, Nguyễn Tiến Dũng*
Trường Đại học Y - Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm kiểm tra sự ảnh hưởng của thái độ điều dưỡng và sự hỗ trợ của bệnh viện tới
việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử
dụng 2 bộ câu hỏi, 90 cử nhân điều dưỡng tại bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên đã được lựa chọn để tham gia trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự
hỗ trợ của bệnh viện có ảnh hưởng lớn và tích cực đối với việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong
chăm sóc bệnh nhân (r = 0,58; p < 0,01). Thái độ có sự ảnh hưởng tích cực với việc áp dụng quy
trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân (r = 0,36; p < 0,01). Những phát hiện này cho thấy
rằng áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân nên được khuyến khích áp dụng để
nâng cao chất lượng chăm sóc. Bệnh viện có sự kiểm tra, giám sát, đánh giá việc áp dụng quy trình
điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân như một tiêu chuẩn đánh giá điều dưỡng và sự cải tiến chăm sóc.
Nhà quản lý nên điều chỉnh chiến lược để quy trình điều dưỡng được áp dụng phổ biến. Mỗi điều
dưỡng cần có thái độ tích cực trong việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân.
Từ khóa: Sự hỗ trợ của bệnh viện, thái độ điều dưỡng, quy trình điều dưỡng.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Quy trình điều dưỡng là một công cụ thiết yếu
để chăm sóc bệnh nhân đạt kết quả tốt. Việc
sử dụng quy trình điều dưỡng là rất cần thiết


trong chăm sóc bệnh nhân, là một nền tảng cơ
bản cho điều dưỡng để hiểu vấn đề sức khỏe
của mỗi bệnh nhân và chẩn đoán được tình
trạng sức khỏe của họ đưa đến hiệu quả trong
việc chăm sóc bệnh nhân. Hơn nữa, việc áp
dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc
bệnh nhân sẽ làm tăng sự hài lòng của bệnh
nhân và người nhà [4]. Một số nghiên cứu còn
cho thấy áp dụng quy trình điều dưỡng trong
chăm sóc bệnh nhân còn tiết kiệm thời gian,
tiết kiệm chi phí [6]. Sự giám sát và hỗ trợ
của bệnh viện đóng góp một phần quan trọng
trong việc áp dụng quy trình điều dưỡng để
chăm sóc bệnh nhân, dẫn đến sự hài lòng 90%
từ bệnh nhân nhận được sự chăm sóc này [5].
Sử dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc
bệnh nhân trong các bệnh viện ở mức độ
trung bình, hầu hết các cử nhân điều dưỡng
tin rằng việc sử dụng quy trình điều dưỡng
trong chăm sóc bệnh nhân là quy trình phức
tạp [1]. Hơn nữa, một số điều dưỡng thiếu kỹ
năng thực hành điều dưỡng cũng như sử dụng
quy trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh
*

Tel: 0913 516863

nhân [7]. Ở Thái Nguyên việc áp dụng quy
trình điều dưỡng vào chăm sóc bệnh nhân còn
rất thấp đạt 30% và chủ yếu chăm sóc về thể

chất, tỷ lệ bệnh nhân được chăm sóc toàn diện
là 8,3% [1]. Do vậy cần phải tìm hiểu các yếu
tố ảnh hưởng đến việc áp dụng quy trình điều
dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân tại Thái
Nguyên, đặc biệt hai yếu tố thái độ của điều
dưỡng và sự hỗ trợ của bệnh viện cần được
quân tâm.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát mức độ về sự hỗ trợ của bệnh viện
và thái độ điều dưỡng trong việc áp dụng quy
trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân.
2. Kiểm tra mối tương quan giữa thái độ điều
dưỡng và sự hỗ trợ của bệnh viện với việc áp
dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc
bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU



PHƯƠNG

PHÁP

Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là cử nhân điều dưỡng.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ tháng 8 đến tháng 9
năm 2012 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên.

97

102Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Phùng Văn Lợi và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Phương pháp nghiên cứu
Mô tả mối tương quan sẽ được sử dụng trong
nghiên cứu.
Cỡ mẫu là 90 cử nhân điều dưỡng tham gia
chăm sóc bệnh nhân được lựa chọn tham gia
nghiên cứu.
Chỉ tiêu nghiên cứu
Sự ảnh hưởng của thái độ điều dưỡng và sự
hỗ trợ của bệnh viện tới việc áp dụng quy
trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân.
Kỹ thuật thu thập số liệu
Chọn mẫu có mục đích (cỡ mẫu 90).
Điều dưỡng trả lời bộ câu hỏi (bộ câu hỏi đã
được thiết kế sẵn). Trong nghiên cứu này nhà
nghiên cứu sẽ sử dụng bộ câu hỏi có sẵn, thiết
kế bao gồm: thông tin cá nhân, thái độ điều
dưỡng và sự hỗ trợ của bệnh viện.
Câu hỏi về thông tin cá nhân: Câu hỏi về
thông tin cá nhân sẽ được thiết kế bởi nhà

nghiên cứu, bao gồm: tuổi, giới, trình độ học
vấn, thời gian công tác.
Câu hỏi về thái độ: Bộ câu hỏi về thái độ sẽ
sử dụng bộ câu hỏi của Rattanatanya (1990)
được chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa Việt
Nam. Bộ câu hỏi gồm 16 câu hỏi về thái độ

104(04): 97 - 100

trong việc sử dụng quy trình điều dưỡng chăm
sóc bệnh nhân. Cronbach’s α = 0,91.
Câu hỏi về sự hỗ trợ của bệnh viện: Bộ câu
hỏi về sự hỗ trợ của bệnh viện sẽ sử dụng bộ
câu hỏi của Rattanatanya (1990) được chỉnh
sửa cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Bộ
câu hỏi gồm 16 câu hỏi liên quan đến chính
sách, tổ chức cấu trúc, lớp phủ giáo dục,
truyền thông, giám sát, cũng như các quản lý
nguồn nhân lực. Cronbach’s α = 0,95.
Xử lý số liệu
1. Mô tả thống kê: Sử dụng để mô tả thông tin
cá nhân, thái độ điều dưỡng, sự hỗ trợ của
bệnh viện.
2. Hệ số tương quan Pearson: Sử dụng để
kiểm tra sự ảnh hưởng của thái độ điều dưỡng
và sự hỗ trợ của bệnh viện tới việc áp dụng quy
trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sự hỗ trợ của bệnh viện có mối tương quan
cao đối với việc áp dụng quy trình điều dưỡng

trong chăm sóc bệnh nhân (r = 0,58; p <
0,01). Thái độ có mối tương quan trung bình
tích cực với việc áp dụng quy trình điều
dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân (r = 0,36; p
< 0,01) (xem bảng 2).

Bảng 1: Điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần số, và tỷ lệ phần trăm của thái độ điều dưỡng,
sự hỗ trợ của bệnh viện (N = 90)
Biến
Sự hỗ trợ của bệnh viện
Thấp
Trung bình
Tốt
Thái độ điều dưỡng
Thấp
Trung bình
Tốt
Rất tốt

Tổng
điểm
16

64

X

SD

14,32


1,21

50,26

Tần xuất

Tỷ lệ %

12
25
53

13.3
27.8
58.9

2
8
44
36

2.2
8.9
48.9
40.0

Mức độ
Tốt


1,34

Tốt

Đối tượng bao gồm 90 cử nhân điều dưỡng, 9 nam (10%) và 81 nữ (90%). Hầu hết trong số họ là
có trình độ đại học (78,6%). Hầu hết các cử nhân (89,6%) có thời gian công tác trên 10 năm.
Điểm trung bình về sự hỗ trợ của bệnh viện và thái độ điều dưỡng ở một mức độ tốt ( X = 14,32.
SD = 1,21; X = 50,26. SD = 1,34) (xem bảng 1).
Bảng 2: Mối tương quan giữa sự hỗ trợ của bệnh viện, thái độ của điều dưỡng với việc áp dụng quy trình
điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân (N = 90)
Biến
Sự hỗ trợ của bệnh viện
Thái độ của điều dưỡng

Áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân
0,58**
0,36**
** p < 0.01

98

103Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Phùng Văn Lợi và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


BÀN LUẬN
Điểm trung bình về sự hỗ trợ của bệnh viện ở
mức độ tốt, tỷ lệ phần trăm cao nhất ở lĩnh
vực này là (58,9 %). Điều đó được giải thích
là xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con
người ngày càng cao trong đó có nhu cầu về
chăm sóc sức khỏe, người bệnh sẽ được chăm
sóc tốt nếu được đầu tư tốt cả về cơ sở vật
chất và con người. Người điều dưỡng sẽ chăm
sóc bệnh nhân tốt nhất nếu áp dụng quy trình
điều dưỡng trong chăm sóc vì vậy sự hỗ trợ
của bệnh viện sẽ ở mức tối đa để điều dưỡng
thực hiện điều này. Theo sự phát triển của
ngành y tế nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc nên bệnh
viện có sự hỗ trợ tốt cho điều dưỡng trong
công tác chăm sóc bệnh nhân. Bệnh viện
không ngừng đào tạo cán bộ điều dưỡng có
chất lượng và tạo điều kiện cho điều dưỡng
làm việc trong môi trường tốt nhất với những
quy định, thưởng, phạt rõ ràng. Bệnh viện
từng bước chuẩn hóa đội ngũ điều dưỡng để
đáp ứng nhu cầu xã hội và chuẩn của Bộ Y tế.
Điểm trung bình về thái độ điều dưỡng ở mức
độ tốt, tỷ lệ phần trăm cao nhất ở lĩnh vực này
là (48,9 %), rất tốt (40%). Điều dưỡng trong
nghiên cứu là những điều dưỡng chuyên
nghiệp có trình độ cao đẳng và đại học. Phần
lớn họ có thâm niên công tác lâu năm trong
chăm sóc bệnh nhân nên họ nhận thức được

giá trị của việc áp dụng quy trình điều dưỡng
để nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
Họ nhận thấy áp dụng quy trình điều dưỡng
trong chăm sóc bệnh nhân là khoa học và hiệu
quả. Họ được học ở trường và luôn được nâng
cao kiến thức về chăm sóc bệnh nhân đặc biệt
là việc chăm sóc bệnh nhân dựa vào bằng
chứng. Việc sử dụng quy trình điều dưỡng
giúp cho điều dưỡng áp dụng được kiến thức
chính xác vào chăm sóc, giải quyết vấn đề của
bệnh nhân rõ ràng. Sử dụng quy trình điều
dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân làm cho
người điều dưỡng tự tin và yêu nghề của mình
và thái độ của họ trong việc áp dụng quy trình
điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân rất tốt.
Sự hỗ trợ của bệnh viện có ảnh hưởng lớn
tích cực đối với việc áp dụng quy trình điều
dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân (r = 0,58; p
< 0,01). Thực tế là sự hỗ trợ của bệnh viện có

104(04): 97 - 100

ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng quy trình
điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân. Điều
này phù hợp với nghiên cứu Ranana (2006),
hỗ trợ của bệnh viện ảnh hưởng tới việc áp
dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc
bệnh nhân ở mức 86,33% [7]. Tương tự,
Panasantipap (2000) đã nghiên cứu các yếu tố
liên quan đến việc áp dụng quy trình điều

dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân, thấy rằng
hỗ trợ của bệnh viện đã tích cực liên quan đến
việc thực hiện của quy trình điều dưỡng trong
thực hành lâm sàng với ý nghĩa thống kê (p
<0.05) [3]. Ngoài ra, các nghiên cứu của Af
(2000), người đã nghiên cứu việc sử dụng
thấy rằng sự hỗ trợ của bệnh viện ảnh hưởng
tới việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong
chăm sóc bệnh nhân với ý nghĩa thống kê (p
<0,01) và nó là một yếu tố được sử dụng để
dự đoán 60% việc sử dụng quy trình điều
dưỡng trong thực hành lâm sàng [2].
Thái độ có sự ảnh hưởng tích cực với việc áp
dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc
bệnh nhân (r = 0,36; p < 0,01). Nếu điều
dưỡng có thái độ tốt đối với việc sử dụng quy
trình điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân,
họ sẽ xác định và thấy tầm quan trọng của
việc thực hiện quy trình điều dưỡng trong
chăm sóc bệnh nhân [4] bởi vì thái độ của
một người có thể ảnh hưởng rất nhiều hành vi
của cô ấy. Thái độ tốt sẽ tạo được sự hài lòng
của bệnh nhân. Theo họ, một môi trường làm
việc tốt có thể cũng ảnh hưởng đến sự thay
đổi trong thái độ của điều dưỡng [5]. Nghiên
cứu của Ranana (2006) đã chỉ ra rằng thái độ
ảnh hưởng tích cực tới việc sử dụng quy trình
điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân. Ngoài
ra, Moleechati (2000), cho biết điều dưỡng
chuyên nghiệp có thái độ tốt trong việc sử

dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc
bệnh nhân, điều dưỡng ở tất cả các cấp nhận
thấy tầm quan trọng và lợi ích của việc sử
dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc
bệnh nhân [7]. Vì vậy thái độ của người
điều dưỡng có ảnh hưởng tích cực tới việc
áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm
sóc bệnh nhân.
KHUYẾN NGHỊ
Dựa trên kết quả nghiên cứu, bệnh viện cần
duy trì và đẩy mạch sự hỗ trợ điều dưỡng
99

104Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Phùng Văn Lợi và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

trong chăm sóc bệnh nhân như: đào tạo điều
dưỡng đạt chuẩn, tập huấn nâng cao kiến
thức, có chính sách và quy định cụ thể trong
việc nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh
nhân. Áp dụng quy trình điều dưỡng trong
chăm sóc bệnh nhân nên được khuyến khích
áp dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc.
Bệnh viện có sự kiểm tra, giám sát, đánh giá

việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong
chăm sóc bệnh nhân như một tiêu chuẩn đánh
giá điều dưỡng và sự cải tiến chăm sóc. Nhà
quản lý nên điều chỉnh chiến lược để quy
trình điều dưỡng được áp dụng phổ biến. Mỗi
điều dưỡng cần xác định rõ mục tiêu nghề
nghiệp, liên tục học tập nâng cao trình độ
chuyên môn và cập nhật kiến thức mới, có
thái độ tích cực trong việc áp dụng quy trình
điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân. Các
nghiên cứu tiếp cần tìm thêm những yếu tố
ảnh hưởng tới việc áp dụng quy trình điều
dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn, Văn. Duy. (2012). Đánh giá tình trạng
áp dụng quy trình điều dưỡng tại một số bệnh viện

104(04): 97 - 100

thuộc khu vực miền núi, trung du phía bắc Việt Nam.
Tạp chí khoa học và công nghệ, 89 (2).
[2]. Af, D. (2010). Nursing process utilization
among registered nurses in Siriraj Hospital
Bangkok, Thailand. Master's thesis, Mahidol
University, Bangkok, Thailand.
[3]. Binh, L. T. (2001). Utilization of nursing
process among nursing students in Bach Mai
General Hospital, Viet Nam., Mahidol University,
Bangkok, Thailand.
[4]. Bowman, G.S., Thompson, D. R., & Sutton,

T. W. (2009). Nurses' attitudes towards the
nursing process. Journal of Advanced Nursing, 8,
125-129.
[5]. Hildman, T.B., & Ferguson, G.H. (2005).
Registered nurses’ attitudes toward the nursing
process and written/printed nursing care plans.
Journal of Nursing Administration, 22(5), 5.
[6]. Kim, Y. J., & Park, H. (2005). Analysis of
nursing records of cardiac-surgery patients based
on the nursing process and focusing on nursing
outcomes. International Journal of Medical
Informatics, 74, 952-959.
[7]. Ojo, A. A., & Innoye, O. O. (2012). Nurses'
knowledge and attitudes towards implementation
of nursing process in Obafemi Awolowo
University Teaching Hospitals Complex. West
African Journal of Nursing, 13(2), 102-109)

SUMMARY
SOME FACTORS AFFECTING APPLICATION PROCESS
TO NURSING IN INPATIENT CARE
Phung Van Loi, Nguyen Tien Dung*
College of Medicine and Pharmacy - TNU

This study aimed to examine relationships between factors (attitudetowards nursing process
utilization and organizational support systems on nursing process utilization) and nursing process
utilization in clinical practice. Data was collected by using 2 questionnaires. Ninety professional
nurses at Thai Nguyen General Hospital, Thai Nguyen province were recruited in the study. The
results show that attitudetowards nursing process utilization had moderate positive relationships
with nursing process utilization in clinical practice (r = .36). The organizational support systems

on nursing process utilization had high positive relationships with nursing process utilization in
clinical practice (r = .58).These findings suggest that nursing process should be encouraged to
apply to improve quality of care. The managers to evaluate the application of the nursing process
utilization in clinical practice as a standard nursing assessment and improvement of care. The
managers should adjust strategy for nursing process utilization in clinical practice are commonly
applied. Each nurse should have a positive attitude in the application of the nursing process
utilization in clinical practice.
Key words: Attitudetowards nursing, organizational support systems, nursing process.
Ngày nhận bài:28/3/2013, ngày phản biện:11/4/2013, ngày duyệt đăng:24/4/2013
*

Tel: 0913 516863

100

105Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×