Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ HỒNG CHIÊM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
TINH DỊCH CỦA TRÂU CHIÊM HÓA - TUYÊN QUANG
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN BẢO QUẢN
ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ HỒNG CHIÊM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
TINH DỊCH CỦA TRÂU CHIÊM HÓA - TUYÊN QUANG
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN BẢO QUẢN
ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH
Ngành: Chăn nuôi
Mã ngành: 8.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Huê Viên

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, khách quan, chưa được sử dụng cho một học vị nào,
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn và các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này được chỉ rõ nguồn gốc trong
phần phụ lục.
Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2019
Tác giả

Đinh Thị Hồng Chiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi luôn
nhận được sự quan tâm hướng dẫn và chỉ bảo của các thầy cô Phòng Đào tạo,
các thầy cô Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái

Nguyên đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn
sâu sắc tới thầy PGS.TS. Trần Huê Viên, người thầy đã dành nhiều công sức,
thời gian hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ, công nhân viên của Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Thái Nguyên, ngày

tháng 12 năm 2019

Tác giả

Đinh Thị Hồng Chiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của trâu Việt Nam ............................................ 4
1.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của trâu đực .................................................. 6
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch trâu ............................... 10
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch ................................... 12
1.1.5. Kỹ thuật đông lạnh và giải đông tinh dịch trâu ..................................... 16
1.1.6. Giới thiệu môi trường pha loãng, đông lạnh tinh dịch trâu dùng
trong nghiên cứu.............................................................................................. 18
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 22
1.2.3. Tình hình chăn nuôi trâu tại tỉnh Tuyên Quang .................................... 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa.............. 26
2.3.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ và chất

lượng của tinh cọng rạ sau giải đông .............................................................. 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.4.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa và
ảnh hưởng của cá thể, mùa vụ đến một số chỉ tiêu sản xuất của tinh dịch ..... 27
2.4.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ và chất
lượng của tinh cọng rạ sau giải đông .............................................................. 30
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 32
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 32
3.1. Khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa........................................ 32
3.1.1. Ảnh hưởng của cá thể đến khả năng sản xuất tinh dịch .......................... 32
3.1.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng
tinh trâu đực giống Chiêm Hóa ....................................................................... 45
3.2. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ, chất lượng của tinh
cọng rạ sau giải đông và sau thời gian bảo quản đông lạnh 6, 12 tháng ........ 53
3.2.1. Số lượng tinh cọng rạ được sản xuất..................................................... 53
3.2.2. Chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu đực giống Chiêm
Hóa sau giải đông và sau thời gian bảo quản 6, 12 tháng ............................... 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
A

Ý nghĩa của chữ viết tắt
: Activity (Hoạt lực)

ADN

: Acid Deoxyribo Nucleic

ATP

: Adenosin triphosphat

C

: Concentration (Nồng độ tinh trùng)

cs

: Cộng sự

ĐTC

FAO

: Đạt tiêu chuẩn
: Food and Agriculture Organization of the United Nations:
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FSH

: Follicle-stimulating hormone

K%

: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

LH

: Luteinizing hormone

SD

: Standard Deviation: Độ lệch chuẩn

Sg%

: Tỷ lệ tinh trùng sống

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


TTNT

: Thụ tinh nhân tạo

V
VAC

: Volume (Thể tích tinh dịch)
: Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Lượng xuất tinh của từng cá thể trâu Chiêm Hóa ..................... 33

Bảng 3.2.

pH tinh dịch của từng cá thể trâu Chiêm Hóa ........................... 35

Bảng 3.3.

Hoạt lực tinh trùng của từng cá thể trâu Chiêm Hóa ................ 36

Bảng 3.4.


Nồng độ tinh trùng của từng cá thể trâu Chiêm Hóa ................ 40

Bảng 3.5.

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của từng cá thể trâu Chiêm Hóa ......... 42

Bảng 3.6.

Tỷ lệ tinh trùng sống của từng cá thể trâu đực giống
Chiêm Hóa ................................................................................. 44

Bảng 3.7.

Lượng xuất tinh của trâu đực giống Chiêm Hóa theo mùa
vụ trong năm .............................................................................. 46

Bảng 3.8.

pH của tinh dịch trâu đực giống Chiêm Hóa theo mùa vụ
trong năm ................................................................................... 48

Bảng 3.9.

Hoạt lực tinh trùng của trâu đực giống Chiêm Hóa theo
mùa vụ trong năm ...................................................................... 49

Bảng 3.10.

Nồng độ tinh trùng của trâu đực giống Chiêm Hóa theo

mùa vụ trong năm ...................................................................... 50

Bảng 3.12.

Tỷ lệ tinh trùng sống của trâu đực giống Chiêm Hóa theo
mùa vụ trong năm ...................................................................... 52

Bảng 3.13.

Số lượng cọng rạ sản xuất của trâu đực giống Chiêm Hóa ....... 55

Bảng 3.14.

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu đực Chiêm Hóa ...... 57

Bảng 3.15.

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Chiêm Hóa ............. 58

Bảng 3.16.

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của trâu đực giống Chiêm Hóa ........ 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các loài vật nuôi, chăn nuôi trâu mang lại nhiều lợi ích: Trâu cung
cấp sức kéo trên đồng ruộng, sử dụng để vận chuyển hàng hoá ở các vùng
nông thôn, miền núi, cung cấp phân bón cho sản xuất cây trồng, cung cấp
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp. Sữa
trâu là loại sữa thơm ngon, nhiều bơ, ít cholesteron. Thịt trâu là nguồn thực
phẩm có chất lượng cao và ngày nay đang được coi là đặc sản. Trâu còn có lợi
thế là con vật rất dễ nuôi, phàm ăn và sức chống chịu bệnh tật tốt hơn bò.
Nước ta là một nước nông nghiệp, nghề chăn nuôi trâu ở nước ta đã có từ
lâu, tuy nhiên chăn nuôi trâu ở nước ta vẫn chưa phát triển, chăn nuôi trâu vẫn
còn mang tính quảng canh, manh mún và phân tán; việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trâu đang còn nhiều hạn chế
Theo các nguồn tài liệu, trâu có khối lượng lớn nuôi tại Chiêm Hóa là
giống trâu quý, có năng suất và chất lượng thịt cao. Tuy nhiên, theo báo
cáo của tỉnh Tuyên Quang, hiện nay số lượng đàn trâu của tỉnh đang giảm
dần, xu hướng cận huyết đàn trâu từ 12,25 đến 31,25% dẫn đến đàn trâu bị
suy thoái nghiêm trọng. Những nghiên cứu bước đầu trong thời gian qua
cho thấy trâu có khối lượng lớn nuôi tại Chiêm Hóa đang bị khai thác quá
mức bởi nhu cầu của thị trường ngày càng cao do giá trị kinh tế cũng như
chất lượng sản phẩm thịt trâu ngày càng đựợc người tiêu dùng lựa chọn.
Các kết quả nghiên cứu trong thời gian qua cũng cho thấy, việc khai thác
đàn trâu khối lượng lớn nuôi tại Chiêm Hóa hiện nay hầu hết mang tính tự
phát, thiếu khoa học, đã và đang gây ra nhiều bất cập: Số trâu mang ra chợ
bán và thương lái chọn lọc thu gom để sử dụng làm trâu chọi thường là
những con trâu to, có chất lượng giống tốt. Số đực giống có ngoại hình cân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2
đối (đạt 500-700kg) hầu như không được chọn giữ làm giống, số đực khác
kém hơn được để lại làm giống và tiêu thụ nội bộ. Việc bán hoặc thịt đi
một số lượng lớn trâu có chất lượng giống tốt, việc giao phối đồng huyết,
cận huyết kéo dài và quá trình chọn lọc giống không đảm bảo đã gây suy
thoái đàn trâu giống còn lại của địa phương.
Để khai thác và phát triển bền vững, có hiệu quả nguồn gen trâu khối lượng
lớn nuôi tại Chiêm Hóa, biện pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi hiện nay là
cải thiện khả năng sinh sản của trâu thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Việc
sử dụng những con đực giống ưu tú để khai thác sản xuất tinh và áp dụng
phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu cái sẽ giúp tăng cường tốc độ cải
tiến di truyền, góp phần thúc đẩy quá trình chọn giống đàn trâu địa phương
một cách bền vững.
Trước thực tế hiện nay, các nghiên cứu về sản xuất tinh trâu đông lạnh
nói chung và tinh trâu dạng cọng rạ nói riêng mới chỉ dừng lại ở bước đầu xác
định khả năng sản xuất tinh của một số ít trâu đực thí nghiệm, tinh đông lạnh
sản xuất chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp hoặc trong khuôn khổ nội dung
của các đề tài nghiên cứu và có xu hướng nghiên cứu nhiều trên đối tượng
trâu Murrah. Do vậy, việc nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh dịch, kỹ thuật
đông lạnh tinh trùng và đánh giá chất lượng tinh đông lạnh trâu tại một số
vùng trâu giống tốt của Việt Nam là cần thiết.
Trước nhu cầu thực tế trên, với mong muốn góp phần từng bước nâng
cao chất lượng đàn trâu địa phương, chúng tôi triển khai đề tài “Nghiên cứu
khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang và ảnh
hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3
Xác định được khả năng sản xuất tinh dịch của một số cá thể trâu đực
giống Chiêm Hóa và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản, góp
phần nâng cao năng suất sinh sản và chất lượng đàn trâu của địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được khả năng sản xuất tinh dịch của một số trâu đực Chiêm
Hóa nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi.
- Đánh giá được ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh
tinh dịch đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Chiêm Hóa.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả của luận văn giúp bổ sung các dữ liệu khoa học về khả năng
sản xuất tinh và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch
của các trâu đực Chiêm Hóa nuôi tập trung.
+ Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên
cứu, các trường đại học, cao đẳng cũng như cơ sở chăn nuôi trâu đực giống.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Sản xuất được tinh trâu đực giống Chiêm Hóa đông lạnh dạng cọng rạ
đạt chất lượng tiêu chuẩn phục vụ chủ động được công tác truyền giống nhân
tạo trâu ở Chiêm Hóa - Tuyên Quang và các vùng phụ cận, góp phần cải tạo
nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu địa phương.
+ Thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất
tinh của trâu Chiêm Hóa, giúp cơ sở chăn nuôi điều chỉnh các giải pháp nhằm
khai thác tối đa tiềm năng của các trâu đực giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của trâu Việt Nam
1.1.1.1. Nguồn gốc của trâu Việt Nam
Trâu là gia súc lớn nhai lại, thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc
chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò
(Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis)
Trâu đã được thuần hóa cách đây khoảng 5.000 năm, muộn hơn so với
việc thuần dưỡng bò (khoảng 10.000 năm trước) (Borghese và Mazzi, 2005).
Ở châu Á, trâu được thuần dưỡng ở vùng sông Ấn và vùng Lưỡng Hà (Irắc)
từ giữa thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên (khoảng 30 thế kỷ trước công
nguyên), trâu nhà được nuôi ở Trung Quốc từ 2.000 năm trước công nguyên
và có lẽ được đưa từ phương Nam tới.
Dựa trên những đặc điểm kiểu hình, tập tính và số lượng bộ nhiễm sắc
thể, trâu nuôi được phân thành 2 nhóm chính đó là trâu sông (River buffalo)
và trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Trâu sông có bộ nhiễm sắc thể 2n = 50,
phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung đông và phía Đông Châu Âu. Trâu đầm lầy
thường có tầm vóc nhỏ hơn và khả năng sản xuất kém hơn khi so sánh với trâu
sông và được nuôi chủ yếu tại các nước Đông Nam Á (Presicce., 2007). Ở đây
chúng được sử dụng chủ yếu để cung cấp sức kéo và nguồn thịt cho nhu cầu
địa phương và chúng có khả năng thích nghi tốt với việc sử dụng thức ăn thô
xanh và được nuôi tại các khu vực miền núi xa xôi. Trâu đầm lầy có bộ nhiễm
sắc thể 2n = 48, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Bangladesh, Đông Nam

Châu Á và vùng đông bắc Ấn Độ.
Trâu tại Việt Nam thuộc loại trâu đầm lầy và được các nhà khoa học chia
thành 4 nhóm quần thể lớn, gồm trâu Chiêm Hóa, trâu Thanh Chương, trâu
Bảo Yên và trâu Lang Biang. Mỗi nhóm đều có đặc điểm đặc trưng riêng, có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
phân bố địa lý riêng và đặc biệt khi phân tích sai khác di truyền cho thấy các
quần thể trâu có sự sai khác nhất định (Nguyễn Ngọc Tấn và Cs., 2019).
1.1.1.2. Một số đặc điểm chung của trâu Việt Nam
a. Đặc điểm ngoại hình
Trâu nước ta nhìn chung có lông da dày, màu xám tro sẫm, có khoang trắng
ở cổ, tầm vóc trung bình, chân cao vừa, mình ngắn, ngực sâu và bụng to, là kết
quả chọn lọc của ông cha ta cho cày kéo từ ngàn năm tạo nên (Phạm Văn Giới
và Cs., 2017).
Đầu to, trán phẳng, mặt ngắn, mõm rộng. Sừng dài, thon, cong hình bán
nguyệt, đuôi sừng nhọn. Tai to rộng, cổ dài thẳng.
Thân ngắn, vai đầy, ngực bụng to, mông thấp, đuôi ngắn, chân thấp và
mảnh. Trâu cái có vú bé và lùi về phía sau, trâu đực có dương vật dính chặt vào
phần bụng, trừ đoạn ngắn phía đầu dương vật vận động tự do, bìu dái gọn, thích
hợp cho việc cày kéo. Trâu thường có những vòng lông xoắn trên mình gọi là
khoáy. Số lượng khoáy biến động từ 1 đến 9, các khoáy có sự khác nhau về vị
trí, kích thước, hình dáng và chiều xoáy của lông (Mai Văn Sánh, 2008).
b. Khả năng sản xuất
Đặc điểm chung của trâu nội ở các địa phương nước ta là sinh trưởng
chậm. Trâu Việt Nam có khối lượng trưởng thành nhỏ, khối lượng trâu đực
trưởng thành trung bình là 400-450 kg/con, trâu cái trung bình 330350 kg/con và tỷ lệ thịt xẻ 43-45%. Do chăn nuôi đặc biệt là công tác giống

hầu như chưa được quan tâm đúng mức nên tầm vóc trâu đang trong xu thế
giảm. Số liệu điều tra từ năm 1985 đến 2010 cho thấy tầm vóc trâu đực đã
giảm 11,3%: từ 476 kg/con xuống còn 422,3 kg/con và trâu cái giảm 14,6%:
từ 406 kg/con xuống còn 346,5 kg/con. Đây là vấn đề rất đáng báo động về
tình trạng suy thoái giống trâu Việt Nam (Cục Chăn nuôi, 2010).
Trần Quang Hân và Hoàng Quang Duy (2011) khi nghiên cứu sinh
trưởng của trâu tại tỉnh Đắc Lắc cho kết quả khối lượng sơ sinh đạt 24,61 kg ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
con đực và 23,10 kg ở con cái. Lúc 36 tháng tuổi khối lượng tương ứng ở con
đực là 313,76 kg và ở con cái là 304,73 kg.
Đinh Văn Cải (2013) cho biết nghé đực sinh ra từ đực chọn lọc có khối
lượng lúc 6 tháng tuổi và 12 tháng tuổi cao hơn 7,2% và 9,3% tương ứng,
tăng khối lượng từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cao hơn 10% so với nghé nội
sinh ra từ đực địa phương chưa được chọn lọc.
Đặng Văn Quát (2016) khi nghiên cứu trên quần thể trâu Thanh Chương
cho biết, trâu Thanh Chương có khối lượng tương đối lớn: Khối lượng nghé
sơ sinh đạt 27,79 kg/con ở nghé đực và 24,7 kg ở nghé cái. Khối lượng trưởng
thành của trâu đực 513,1-541,9 kg/con, của trâu cái 439,0-482,0 kg/con. Kích
thước một số chiều đo của trâu trưởng thành, trâu cái CV: 123,8-124,3 cm,
DTC: 136,0-143,3 cm, VN: 191,0-195,5 cm; trâu đực CV: 130,2-133,0 cm,
DTC: 145,7-148,2 cm, VN: 199,5-203,4cm. Tỷ lệ thịt xẻ trung bình ở trâu cái
là 42,83%, trâu đực là 47,6%; tỷ lệ thịt tinh của trâu cái là 31, 3% và của trâu
đực là 32,08%.
Phạm Văn Giới và Cs., (2017) cho biết, trâu Việt Nam có chỉ số cao vây

119-121 cm (cái) và 123-129 cm (đực). Khối lượng trưởng thành trâu cái 332427 kg, trâu đực 357-506 kg, đực thiến 402-505 kg.
Khả năng sinh sản của trâu cái tương đối tốt: trâu cái 24-30 tháng tuổi đã
bắt đầu động dục và có khả năng phối giống, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ trên 14
tháng chiếm 50% (có 28% dưới 14 tháng và 22,% trên 12 tháng) (Đặng Văn
Quát, 2016). Tỷ lệ đẻ của trâu cái sinh sản đạt 36%/năm. Khả năng sản xuất sữa
trung bình khoảng 1400-2000 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa cao 7%. Tỷ lệ thịt xẻ
khoảng 48-52% (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007).
1.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của trâu đực
1.1.2.1. Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục trâu đực
Cơ quan sinh dục của trâu đực có nhiều nét tương đồng như của bò. Các
bộ phận chính của cơ quan sinh dục trâu đực bao gồm bao dịch hoàn, dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
hoàn, phụ dịch hoàn, ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và dương vật…
(Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007), cụ thể:
Dịch hoàn: Bao dịch hoàn là một túi ngoài của da trong vùng bẹn, là nơi
chứa dịch hoàn. Bao dịch hoàn trâu dài và thõng, cổ thon và có rãnh giữa rõ
khi không co rút. Bao dịch hoàn có cổ ngắn hoặc thót lại là không tốt
(Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan, 1998).
Dịch hoàn được xem là cơ quan nguyên thủy vì chúng sản sinh giao tử
đực (tinh trùng) và các hormone tính dục đực (androgen). Dịch hoàn trâu đực
dài 10-13cm, rộng 5-6cm và nặng 300-400g. Những ống sinh tinh uốn khúc
(trong đó tinh trùng được sản sinh) được hình thành từ những thừng giới
tính nguyên thủy. Chúng có chứa những tế bào mầm (tinh nguyên bào) và
những tế bào nuôi dưỡng (tế bào Sertoli). Các tế bào Leydig (tế bào kẽ) có
trong mô mềm của dịch hoàn giữa những ống sinh tinh uốn khúc. Ống sinh

tinh dùng để vận chuyển tinh trùng từ đuôi dịch hoàn phụ ra niệu quản
vùng chậu. Phần tận cùng của ống tinh ra có thành dày và được gọi là
phồng ống. Đôi phồng ống, cùng với ống tiết của tinh nang, đổ vào niệu
quản ngay phía sau cổ bóng đái.
Thừng dịch hoàn kéo dài từ vòng bẹn đến các dịch hoàn. Nó gồm có các
động mạch dịch hoàn, các tĩnh mạch dịch hoàn, các mạch lympho, thần kinh,
ống dẫn tinh ra, cơ bao dịch hoàn ngoài và một số lớp áo ngoài. Qua cổ bao
dịch hoàn có thể sờ được thừng dịch hoàn. Động mạch dịch hoàn uốn khúc rất
nhiều phía trên dịch hoàn trong một khu vực được gọi là đám rối tĩnh mạch,
rồi tiếp tục đi xuống dưới phía sau dịch hoàn rồi tỏa nhánh để phân bố mạch
máu cho dịch hoàn.
Dịch hoàn phụ là ống dẫn tinh ra ngoài đầu tiên từ dịch hoàn lượn theo
chiều dài của bề mặt dịch hoàn, được bọc trong một lớp giáp mạc với dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
hoàn. Đầu dịch hoàn phụ là khu vực gồ lên ở đỉnh của dịch hoàn, tại đây có
12-15 ống nhỏ, chúng dồn vào một ống dẫn tinh ra.
Dương vật là cơ quan giao cấu ở con đực. Dương vật trâu đực có một
đoạn cong chữ S, nhờ đó dương vật có thể co rụt hoàn hoàn vào bên trong khi
không giao cấu (Kunitada, 1992). Quy đầu là đầu mút tự do của dương vật, có
nhiều thần kinh cảm giác và nó tương đương với âm vật ở con cái. Mô cương
là mô hổng (xốp) nằm ở hai vùng của dương vật. Mô xốp dương vật là mô
hổng bao quanh niệu quản. Những lỗ hổng này chứa đầy máu khi kích thích
tính dục, làm duỗi dương vật ra (cương) tạo điệu kiện dễ dàng cho quá trình
phóng tinh.

Bao dương vật (còn gọi là “bao bì”) là cái túi do da thụt vào, túi này
chứa toàn bộ quy đầu. Nó chia thành nếp gấp ngoài và nếp gấp trong. Miệng
của bao dương vật được bao quanh bằng một túm lông dài và mịn.
1.1.2.2. Sinh lý sinh dục của trâu đực
Quá trình sinh tinh và thành thục của tinh trùng diễn ra liên tục kể từ khi
con đực thành thục về tính dục. Tuy nhiên, cường độ có thay đổi chút ít theo
mùa. Quá trình tạo tinh bắt đầu từ khi phân chia tinh nguyên bào cho đến khi
bài tiết tinh trùng vào xoang ống dẫn tinh, thường kéo dài từ 48-50 ngày. Các
tinh nguyên bào phân chia và biệt hóa qua quá trình phân bào, cuối cùng hình
thành nên tinh trùng. Khi tinh trùng được hình thành đầy đủ chúng sẽ được
đẩy ra hầu như tự do trong xoang ống sinh tinh (Hà Văn Chiêu,1999).
Trâu đực có khả năng giao phối lúc 3 năm tuổi, thời gian sử dụng tốt
nhất là 4-5 năm, tuy nhiên có thể khai thác tinh dịch tới hai chục năm nhưng
tính hăng và kết quả phối giống sẽ giảm dần khi đực giống về già. Một trâu
đực có thể sử dụng phối giống trực tiếp cho 30-50 trâu cái, nhưng tỷ lệ ghép
thích hợp là 1 đực 20 cái, tối đa không quá 30 cái. Mỗi lần phóng tinh trâu
đực xuất 2,5-3 ml tinh dịch, hoạt lực 70-80%, nồng độ 0,8-1 tỷ/ml. Tần số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
phối giống tốt là 2-3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ
kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn. Trâu đực không có chu kỳ tính dục nhưng
phẩm chất tinh dịch cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi mùa vụ, phẩm chất tinh
trâu tốt nhất vào mùa thu so với các mùa khác trong năm do ảnh hưởng của
thức ăn tốt trong mùa mưa (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007).
1.1.2.3. Hình thái và hoạt động của tinh trùng trâu

a. Hình thái và kích thước của tinh trùng
Tinh trùng trâu hình dạng giống con “nòng nọc” có chiều dài từ 68-80
µm, có thể chia làm 4 phần chính gồm đầu, cổ, đoạn giữa và đuôi (Trần Tiến
Dũng và cs, 2002), cụ thể:
Đầu tinh trùng: Có hình Ovan dài từ 8,0 đến 9,5 µm, rộng từ 3,3 đến 5,5
µm, dày 2 µm, chứa nhân tế bào nơi có ADN - là vật chất di truyền các đặc điểm
của con đực. Bao lấy phần chỏm là thể đỉnh chứa enzyme hyaluronidaza có chức
năng phá vỡ màng ngoài (Mucopolysaccarit) của tế bào trứng để mở đường cho
nhân tinh trùng vào dung hợp với nhân của trứng. Sự nguyên vẹn của thể đỉnh
giữ vai trò quan trọng như là chỉ số đánh giá về khả năng thụ tinh của tinh trùng.
Cổ tinh trùng: là phần rất ngắn cắm vào hõm của đáy ở đầu, dễ dàng bị
gãy. Cổ chứa hai trung tử, trung tử gần nhân và trung tử xa nhân, là nơi bắt
nguồn của bó trục của đuôi tinh trùng.
Đoạn giữa: đoạn này được nối vào cổ và dày hơn đuôi, có chiều dài
14,8µm, đường kính trong khoảng từ 0,7 đến 1,0µm. Đoạn giữa có một tập
hợp sợi trục (2 sợi trục chính và 9 sợi vòng), bọc quanh là một bao ty thể xoắn
và màng tế bào chất. Phía cuối của đoạn giữa là một vòng nhẫn, giàu
phospholipids, chứa nhiều oxydase và cung cấp năng lượng cho tinh trùng.
Đuôi tinh trùng: Là đoạn còn lại cho đến hết chót đuôi, có chiều dài từ
45 đến 60µm, đường kính từ 0,3 đến 0,7µm, gồm hai phần là đoạn chính và
chót đuôi. Đoạn chính có 9 sợi trục nối vào vòng nhẫn, bao quanh là một bó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
sợi trục coi như nguyên sinh chất. Chót đuôi là phần tận cùng của đuôi, chỉ
gồm hai sợi trung tâm, được bao bọc bằng màng tế bào.

Nếu phân đoạn theo chức năng của từng bộ phận thì tinh trùng có thể
chia thành hai phần chính: Phần đầu lưu giữ yếu tố di truyền và các men liên
quan đến năng lực thụ tinh của tinh trùng; Phần đuôi là cơ quan có chức năng
vận động bằng nguồn năng lượng của ty thể và cấu trúc của đuôi.
b. Hoạt động của tinh trùng
Trạng thái hoạt động của tinh trùng thể hiện chất lượng tinh dịch. Nếu
tinh trùng hoạt động càng mạnh thì chất lượng càng tốt. Tinh trùng có 3 hình
thức vận động cơ bản:
Vận động tiến thẳng: là vận động của những tinh trùng có khả năng thụ thai.
Vận động xoay tròn: là tinh trùng này thường không có khả năng thụ thai.
Vận động tại chỗ: là hình thức vận động của tinh trùng non, dị tật, chỉ
lắc lư tại chỗ. Những tinh trùng này không có khả năng thụ thai.
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch trâu
Tinh dịch trâu được khai thác bằng một số phương pháp: sử dụng âm đạo
giả khai thác vào buổi sáng trước khi cho trâu ăn, bằng máy xung điện
(electroejaculator), mát xa qua trực tràng hoặc lấy ra từ âm đạo của con cái
sau khi cho con đực xuất tinh vào. Tuy nhiên khai thác tinh bằng âm đạo giả
được sử dụng phổ biến hơn bởi tính an toàn và phù hợp với tập tính sinh dục,
các phương pháp còn lại hoặc có chất lượng tinh dịch thấp hoặc có những
phản ứng phụ không tốt cho vật nuôi.
Một số chỉ tiêu thường dùng đánh giá phẩm chất tinh dịch là lượng tinh
(thể tích tinh dịch - ml), nồng độ tinh trùng (tỷ/ml), hoạt lực tinh trùng (%), pH
tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%), tỷ lệ tinh trùng sống (%) và tổng số tinh
trùng tiến thẳng/lần xuất tinh (tỷ/lần xuất tinh).
1.1.3.1. Lượng tinh (V - ml)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





11
Lượng tinh (thể tích tinh dịch) là số lượng tinh dịch (ml) khai thác được
trong một lần lấy tinh. Lượng tinh dịch có liên quan chặt chẽ tới giống, tuổi,
chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, kích thước dịch hoàn, mùa vụ, mức độ kích
thích tính dục trước khi lấy tinh, phản xạ nhảy giá và kỹ thuật khai thác tinh.
1.1.3.2. Hoạt lực tinh trùng (A)
Hoạt lực tinh trùng là chỉ số phản ánh số lượng tinh trùng hoạt động tiến
thẳng trong tinh dịch và được đánh giá bằng ước tính trực quan theo tỷ lệ
phần trăm. Tinh trùng tiến thẳng được là nhờ cấu trúc đặc biệt của đuôi và
nguồn năng lượng từ lò xo ty thể. Hoạt lực tinh trùng là một trong những chỉ
tiêu quan trọng và là chỉ tiêu chủ yếu trong đánh giá chất lượng của tinh dịch.
Nếu chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng không đạt tiêu chuẩn sẽ không thể sản xuất
được tinh đông lạnh có chất lượng tốt, cho dù các chỉ tiêu khác của tinh dịch
vẫn đảm bảo tiêu chuẩn.
1.1.3.3. Nồng độ tinh trùng (C - tỷ/ml)
Nồng độ tinh trùng là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh dịch.
Nồng độ tinh trùng thường được tính bằng đơn vị tỷ/ml. Tinh dịch có nồng độ
tinh trùng càng cao phản ánh chất lượng tinh dịch càng tốt. Nồng độ tinh dịch
cùng với lượng xuất tinh được dùng để xác định lượng môi trường pha loãng
và số lượng tinh đông lạnh sản xuất được.
1.1.3.4. Độ pH tinh dịch
pH tinh dịch phản ánh nồng độ [H+] có trong tinh dịch quyết định. pH
của tinh dịch liên quan đến năng lực đệm, sức sống và năng lực thụ tinh của
tinh trùng, đồng thời phản ánh chế độ dinh dưỡng cũng như trạng thái bệnh lý
của cơ quan sinh dục đực.
1.1.3.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K - %)
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) được tính bằng (%), được xác định bằng
cách đếm tinh trùng có hình dạng bất thường so với tổng số tinh trùng (có bất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





12
thường và không bất thường) trên kính hiển vi. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện nuôi dưỡng, thời tiết, bệnh tật di
truyền và kỹ thuật sử lý tinh dịch (Trần Tiến Dũng và Cs., 2002). Tỷ lệ kỳ hình

càng lớn cho thấy phẩm chất tinh dịch càng kém. Ở điều kiện bình thường,
tinh trùng có hình dạng đặc trưng cho mỗi loài. Khi điều kiện sống, dinh
dưỡng bất thường hoặc bệnh lý có thể làm tăng số lượng tinh trùng kỳ hình.
Những tinh trùng kỳ hình không có khả năng thụ tinh.
Tinh trùng kỳ hình là trong quá trình sinh tinh hoặc đông lạnh tinh trùng,
mà hình dạng tinh trùng có thể bị thay đổi hình thái như khuyết tật ở đầu hoặc
đuôi, khuyết tật acrosom, có giọt bào tương bám vào, gẫy đuôi, vỡ ... Có nhiều
phương pháp khác nhau được sử dụng để đánh giá hình thái tinh trùng ở gia súc
nói chung và trâu nói riêng như cố định bằng formalin, nhuộm bằng eosin nigrosin và sau đó soi bằng kính hiển vi thường hoặc kính hiển vi điện tử.
Đối với tinh trùng đã được đông lạnh, sự nhuộm màu có thể bị ảnh hưởng
tiêu cực của lòng đỏ trứng và glycerol, do vậy cần rửa tinh trùng trước khi
đánh giá tỷ lệ kỳ hình.
1.1.3.6. Tỷ lệ tinh trùng sống (Sg-%)
Tỷ lệ tinh trùng sống là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng tinh
dịch, vì nó liên quan khá chặt chẽ với khả năng sinh sản của gia súc. Tỷ lệ tinh
trùng sống phản ánh số tinh trùng sống trong liều tinh.
1.1.3.7. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần xuất tinh (V.A.C - tỷ)
Tổng số tinh trùng tiến thẳng là tích của của 3 chỉ tiêu V.A.C, là chỉ tiêu
tổng hợp đánh giá phẩm chất tinh dịch trong một lần xuất tinh hoặc trong một
liều tinh. VAC càng lớn phản ánh sức sản xuất của con đực càng cao hoặc
chất lượng liều tinh càng tốt.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13
Các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch có mối tương quan với nhau
và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giống, cá thể, lứa tuổi, mùa vụ, dinh
dưỡng, chăm sóc, quản lý...
1.1.4.1. Giống, cá thể và độ tuổi
Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay
yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không mà có số lượng và
chất lượng tinh sản xuất khác nhau.
Nghiên cứu so sánh trâu địa phương, trâu Murrah và trâu Surti ở Sri
Lanka, Rajamahendran và Manickavadivale (1981) thấy rằng, lượng xuất tinh
và nồng độ tinh trùng đạt cao nhất ở trâu Murrah. Trâu địa phương có lượng
xuất tinh và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình lớn hơn trâu Surti nhưng có nồng độ tinh
trùng nhỏ hơn.
Quá trình sinh tinh ở trâu đực bắt đầu khá sớm, từ 6 tháng tuổi đã có thể
quan sát thấy sự phát triển của các tế bào sertoli trong ống sinh tinh, đến 12
tháng tuổi xuất hiện các các tế bào sertoli hoàn chỉnh, từ 15 tháng tuổi trở đi
bắt đầu có tế bào tinh trùng trong ống sinh tinh, đến 29 tháng tuổi trâu có tinh
trùng hoàn chỉnh, nhưng đến 32 tháng tuổi các ống sinh tinh mới phát triển
hoàn thiện (Nordin và cs., 1985; Ahmad và cs., 2010).
Champawat và cs., (1999) thấy rằng trâu Surti có tuổi dậy thì ở 16-18
tháng tuổi và có thể thành thục tính dục vào 24 tháng tuổi. Nhưng ở trâu đầm
lầy, tuổi dậy thì đạt được 24 tháng tuổi và thành thục tính dục ở giai đoạn từ 30
đến 33 tháng tuổi (McCool và Entwistle, 1989).

Tác giả Jainudeen và cs., (1982) cho biết, lượng xuất tinh tăng theo tuổi ở
trâu đầm lầy. Nordin và cs. (1990), Koonjaenak và cs., (2007a) và Nasir và cs.,
(2012) thấy rằng, hoạt lực tinh trùng của trâu đầm lầy có sự khác nhau giữa các
độ tuổi. Theo Koonjaenak và cs., (2007b), tuổi ảnh hưởng đến dạng tinh trùng
kỳ hình có giọt bào tương ở trâu đầm lầy. Còn ở trâu sông, Javed và cs.,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14
(2000) quan sát thấy có sự khác biệt đáng kể lượng xuất tinh giữa các trâu có
độ tuổi khác nhau. Những trâu già kém hơn trâu trẻ ở chỉ tiêu hoạt lực tinh
trùng (Younis, 1996) và nồng độ tinh trùng (Javed và cs., 2000).
Chu vi dịch hoàn tăng nhanh từ 3,5 đến 4,5 năm tuổi và sau đó tăng
trưởng chậm lại, lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng tăng tuyến tính đến 6
năm tuổi và sau đó có xu hướng giảm đi (Suryaprakasam và cs., 1993). Mức
độ testosterone huyết thanh của trâu có mối tương quan thuận (r = 0,414, p <
0,05) với chu vi dịch hoàn và lượng xuất tinh (r = 0,348) (Sajjad và cs., 2007).
Đây là lý do ham muốn tình dục của con đực trưởng thành cao hơn so với con
đực già hay trẻ (Younis và cs., 2003).
1.1.4.2. Yếu tố ngoại cảnh
a. Mùa vụ
Như mọi cơ thể sống khác, trâu đực chịu tác động trực tiếp của môi trường,
chủ yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv... Theo quy luật
giới hạn sinh thái mỗi loài hoặc mỗi cơ thể đều có một khoảng thích hợp của một
yếu tố khí hậu nào đó. Nếu ngoài giới hạn thích hợp sẽ làm giảm khả năng sống
của cơ thể và bị tác động cộng hưởng bởi các yếu tố môi trường.
Vale (1997) cho rằng thời gian chiếu sáng là một yếu tố quan trọng ảnh

hưởng khả năng sinh sản và hoạt động tình dục của trâu đực. Ở các khu vực ôn
đới, tinh dịch gia súc có chất lượng tốt ở mùa đông và mùa xuân (Mohan và
Sahni, 1990; Galli và cs., 1993). Ở vùng nhiệt đới như Brazil, từ tháng Giêng
đến tháng Sáu, trâu có số lượng, chất lượng tinh tốt nhất (Vale, 1994b). Mandal
và cs., (2000) cho biết, hoạt lực tinh trùng trâu trong mùa xuân và mùa mưa là
tốt hơn trong mùa hạ nóng ẩm.
Ở các nước ôn đới chất lượng tinh dịch kém nhất vào mùa đông, tốt nhất
vào mùa hè và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng ở nước
ta tinh dịch thường kém nhất vào mùa hè do nắng nóng. Tinh dịch tốt nhất là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15
vụ đông - Xuân, mùa Hè giảm nhiều, mùa Thu lại tăng lên (Nguyễn Xuân
Trạch và cs., 2006). Sự giảm chất lượng tinh dịch trong mùa hè có liên quan
tới sự gia tăng của nhiệt độ môi trường xung quanh trong những tháng nóng
dẫn đến xáo trộn trong hoạt động sinh sản của trâu.
b. Thức ăn
Thức ăn có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh trưởng phát triển và sinh
sản của gia súc, là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng, chất lượng
tinh dịch của con đực.
Việc thiếu hụt dinh dưỡng vitamin, khoáng chất đa lượng và vi lượng
đã làm giảm chất lượng tinh dịch. Vitamin A và E có liên quan trực tiếp
đến chất lượng của tinh dịch trong tất cả các loài vật nuôi. Thiếu hụt selen
làm tăng kỳ hình đuôi tinh trùng. Các axit amin cũng có tác dụng cải thiện
chất lượng tinh dịch, việc bổ sung lysine và methionine vào thức ăn cho
trâu giúp tăng số lượng, chất lượng tinh dịch và chất lượng tinh đông lạnh

(Singh và cs., 2000a).
c. Quản lý, chăm sóc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thiếu hụt dinh dưỡng vitamin,
khoáng chất đa lượng và vi lượng đã làm giảm chất lượng tinh dịch. Vitamin
A và E có liên quan trực tiếp đến chất lượng của tinh dịch trong tất cả các loài
vật nuôi. Thiếu hụt selen làm tăng kỳ hình đuôi tinh trùng. Chế độ ăn uống bổ
sung với vitamin E hoặc selen đã cải thiện tinh dịch đặc điểm hình thái và
acrosom (Gokcen và cs., 1990), tiêm vitamin A, D và E định kỳ sẽ cải thiện
chất lượng tinh dịch (Singh và cs., 2001).
Việc phun nước làm mát cho trâu trong những tháng mùa hạ nóng làm giữ
ổn định chất lượng tinh dịch trong năm (Jainudeen và cs, 1982). Kỹ thuật kích
thích hưng phấn nhảy giá khai thác tinh ở trâu đực làm tăng nồng độ tinh trùng.
Koonjaenak và cs. (2007) thấy rằng, tần suất khai thác tinh ảnh hưởng
đến các dạng kỳ hình về kích thước đầu tinh trùng, kỳ hình đuôi có mảng bám
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16
và đuôi cong. Ngoài ra, việc tiêm phòng bệnh truyền nhiễm, một mặt giúp gia
súc tránh được bệnh dịch nhưng mặt khác cũng làm ảnh hưởng đến số lượng,
chất lượng tinh dịch vì tiêm phòng vắc xin gây phản ứng sốt sau tiêm chủng.
Khai thác tinh một lần trong một tuần là hợp lý nhất cho gia súc có độ tuổi từ 2
đến 3 năm. Việc thực hiện tốt kỹ năng kích thích hưng phấn nhảy giá và kỹ thuật
lấy tinh bằng âm đạo giả của người khai thác tinh gia súc sẽ giúp thu được số
lượng tinh dịch nhiều hơn.
1.1.5. Kỹ thuật đông lạnh và giải đông tinh dịch trâu
1.1.5.1. Kỹ thuật đông lạnh tinh dịch trâu
Sau khi pha loãng với môi trường, tinh dịch được làm lạnh đến nhiệt độ

4-50C, đây là khoảng thời gian để tinh trùng thích nghi với quá trình giảm trao
đổi chất, tránh sốc lạnh làm tổn thương màng tế bào. Quá trình làm mát chậm,
tốc độ mất nước trong tế bào tinh trùng đảm bảo điểm cân bằng thẩm thấu nội
ngoại bào, quá trình làm mát nhanh khiến cho nước bên trong tế bào không thoát
ra ngoài kịp thời dẫn đến hình thành tinh thể băng trong quá trình đông lạnh làm
tổn hại tế bào tinh trùng. Andrabi (2009) cho biết, tốc độ làm mát từ 0,20C/phút
đến 0,40C/phút được khuyến khích trong khi đông lạnh tinh dịch trâu.
Trong giai đoạn cân bằng, glycerol thâm nhập vào tế bào tinh trùng và đảm
bảo sự cân bằng nội ngoại bào. Tuli và cs., (1981) thấy rằng, chất lượng tinh sau
giải đông khi cân bằng glycerol trong 4 giờ tốt hơn so với 2 giờ hoặc 6 giờ. Theo
Dhami và Sahni (1994) cho rằng thời gian cân bằng tinh dịch trong khoảng 2-4
giờ. Tuy nhiên, các tác giả đều nhận định chung tinh dịch trâu nên để ở 50C
trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 giờ trước khi đông lạnh.
Sau khi cân bằng lạnh, tinh dịch được đóng gói dưới dạng cọng rạ hoặc
dạng viên. Nhưng hiện nay, tinh trâu đông lạnh được đóng gói trong cọng rạ
0,25 ml hoặc 0,5 ml và được cân bằng glycerol trước khi đưa vào đông lạnh
trong hơi nitơ lỏng. Cọng rạ 0,25ml được sử dụng nhiều do chi phí sản xuất
thấp hơn, tiết kiệm được môi trường pha loãng tinh dịch và không gian lưu trữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×