Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh tim mạch của các cán bộ thuộc ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.12 KB, 11 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN BỆNH TIM MẠCH 
CỦA CÁC CÁN BỘ THUỘC BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE 
TỈNH TÂY NINH 
Bùi Chánh Tông*, Nguyễn Hồng Hoa**, Lê Hoàng Ninh*** 

TÓM TẮT 
Đặt  vấn  đề: Bệnh tim mạch hiện là vấn đề y tế công cộng tại nhiều quốc gia do tỉ lệ tử vong và tàn phế 
đứng hàng đầu các nhóm bệnh mạn tính không lây. Tại Việt Nam, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, 
lối sống người dân dần thay đổi như chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động đã góp phần làm tăng tỉ lệ mắc các 
bệnh tim mạch trong dân số, đặc biệt ở những cán bộ lãnh đạo. Hầu hết cán bộ tại tỉnh Tây Ninh ở độ tuổi trên 
45 (chiếm 75%) nhiều áp lực công việc, ít thời gian vận động thể lực, việc đánh giá tỉ lệ bệnh tim mạch và các yếu 
tố nguy cơ trong nhóm đối tượng này là cần thiết. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh tim mạch của cán bộ thuộc diện Ban 
Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Tây Ninh năm 2012. 
Phương  pháp  nghiên  cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tháng 6 năm 2012 trên 384 cán bộ tại 
đơn vị Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh Tây Ninh về các bệnh lý tim mạch gồm tăng huyết áp, nhồi 
máu cơ tim, bệnh lý mạch vành và tai biến mạch máu não 
Kết quả:. Trong các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, lần lượt chiếm tỉ lệ hơn 50%, gần 
23%. Các yếu tố liên quan đến bệnh lý tim mạch tìm thấy trong nghiên cứu này là tuổi từ 40 trở lên, tình trạng 
đương chức, và số năm hút thuốc lá. 
Kết luận: Chính quyền cần phối hợp với y tế để triển khai các hoạt động định kỳ tầm soát hội chứng rối loạn 
lipid máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch, truyền thông đặc biệt cho cán bộ, công chức tỉnh Tây Ninh, đặc biệt 
tập trung nhóm cán bộ từ 40 tuổi trở lên.  
Từ khoá: Bệnh tim mạch, cán bộ công chức, yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. 


ABSTRACT 
PREVALENCE AND RISK FACTORS OF CARDIOVASCULAR DISEASE AMONG CIVIL SERVANTS  
TAKEN CARE AT DEPARTMENT OF HEALTH PROTECTION ANDCARE IN TAY NINH PROVINCE 
Bui Chanh Tong, Nguyen Hong Hoa, Le Hoang Ninh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 57 – 67 
Background: Cardiovascular disease is a public health concern in many countries due tohigh mortality and 
morbidity  rates.  In  Vietnam,  improvement  in  living  conditions,  changes  in  life‐style  such  as  high  fat  diet, 
sedentary life have increased the number of people who suffer from cardiovascular diseases, especially among civil 
servants. Most of civil servants in Tay Ninhaged 45 years or over (75%) work underhigh pressure, and have a 
little time for physical activities. Thus, it is necessary to evaluate the prevalence of cardiovascular disease and risk 
factors in this population.  
Objectives: To determine the prevalence of cardiovascular disease and risk factors among civil servants who 
aretaken care at theDepartment of Health Protection and Care in Tay Ninh province in 2012. 
Methods: Across‐sectional study was conducted in June 2012. The study population consisted of 384 civil 
*Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe tỉnh Tây Ninh 
 
**Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
***ViệnY Tế Công Cộng TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: Bs. CKI. Bùi Chánh Tông    
ĐT: 0913884096  
Email:  

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

57


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014


 
servants with cardiovascular disease who were taken careat the Department of Health Protection and Care in Tay 
Ninh province. 
Result:  The  prevalences  ofhypertension  and  coronary  artery  disease  wereover  50%  and  nearly  23% 
respectively. The study showed that age of 40 and over, employment, and the number of years of smoking were 
associated with cardiovascular disease. 
Conclusion: The co‐operation between the local government and health authorities is essential to implement 
communiation  activities  and  periodic  screeningfor  dyslipidemia,  diabetes,  cardiovascular  disease  among  civil 
servants, especially thoseaged 40 and over. 
Key words: cardiovascular disease, civil servant, prevalence, risk factors. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh tim mạch hiện là vấn đề y tế công cộng 
tại  nhiều  quốc  gia  do  tỉ  lệ  tử  vong  và  tàn  phế 
đứng hàng đầu các nhóm bệnh mãn tính không 
lây.  Theo  ước  tính  của  Tổ  chức  Y  tế  Thế  giới 
(WHO), hàng năm có khoảng 17,5 triệu người tử 
vong  do  bệnh  tim  mạch.  Tử  vong  do  bệnh  tim 
mạch chiếm 1/3 tử vong chung của toàn thế giới 
(17/50 triệu ca tử vong), trong đó 80% tập trung 
ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt 
Nam.  Từ  những  năm  50  của  thế  kỷ  trước,  các 
bệnh  tim  mạch  và  các  yếu  tố  nguy  cơ  đã  được 
tập trung nghiên cứu nhằm khống chế tỉ lệ mắc 
và tử vong tại nhiều quốc gia(8). 
Tại Việt Nam, đời sống nhân dân ngày được 
cải thiện nhiều so với những năm 80 của thế kỷ 
trước. Sự tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện đời 
sống người dân đồng thời cũng thay đổi lối sống 

của họ thay đổi chế độ ăn, ít vận động, đặc biệt 
những đối tượng hành chính sự nghiệp, những 
cán bộ viên chức làm công tác lãnh đạo quản lý. 
Lối  sống  ít  vận  động,  ăn  nhiều  dầu  mỡ,  chất 
đạm, uống nhiều rượu bia làm gia tăng nguy cơ 
mắc  bệnh  tim  mạch,  tăng  huyết  áp,  đột  quỵ. 
Chìa khóa để chúng ta dự phòng có hiệu quả các 
bệnh tim mạch là hành động kiểm soát các yếu 
tố nguy cơ tim mạch. 
Tại  tỉnh  Tây  Ninh,  hầu  hết  các  cán  bộ  lãnh 
đạo  đều  trên  45  tuổi  (chiếm  75%)(23).  Với  nhiệm 
vụ lãnh đạo quản lý giải quyết những công việc 
có  tính  chất  quyết  định  phát  triển  của  tỉnh  Tây 
Ninh;  áp  lực  công  việc  đối  với  bản  thân  luôn 
căng  thẳng,  dự  Hội  nghị  nhiều,  có  ít  thời  gian 

58

vận  động  thể  lực  cho  bản  thân.  Theo  ghi  nhận 
của WHO, lối sống tĩnh tại kết hợp với ăn uống 
không hợp lý là nguyên nhân gia tăng các bệnh 
lý tim mạch. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào 
thực hiện đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan 
bệnh  tim  mạch  trên  đối  tượng  cán  bộ  lãnh  đạo 
tại tỉnh Tây Ninh. Nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc 
và các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh tim mạch 
của các cán bộ thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức 
khỏe  cán  bộ  tỉnh  Tây  Ninh  năm  2012,  nghiên 
cứu sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố 
nguy cơ mắc bệnh tim mạch trên các đối tượng 

là  cán  bộ  để  đưa  ra  những  can  thiệp  cho  đối 
tượng có nguy cơ mắc bệnh nói riêng và toàn bộ 
cán bộ lãnh đạo tại tỉnh Tây Ninh nói chung. 

Mục tiêu nghiên cứu 
1.  Xác định tỉ lệ hiện mắc các bệnh tim mạch 
của cán bộ. 
2.  Xác  định  các  yếu  tố  nguy  cơ  liên  quan 
bệnh tim mạch. 
3.  Xác  định  mối  liên  quan  giữa  bệnh  tim 
mạch với đặc điểm dân số xã hội của đối tượng 
nghiên cứu. 
4. Xác định mối liên quan giữa tỉ lệ hiện mắc 
bệnh tim mạch với các yếu tố nguy cơ 

ĐỐI  TƯỢNG ‐ PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN  CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 6 năm 2012 
tại đơn vị Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ 
Tỉnh Tây Ninh. 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Đối tượng nghiên cứu 

Cán  bộ  thuộc  diện  quản lý  của  Ban Bảo  vệ, 
chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Tây Ninh tại thời 
điểm nghiên cứu. 

Phương pháp nghiên cứu 
Cỡ  mẫu  là  384.  Chọn  mẫu  ngẫu  nhiên  đơn 
dựa  vào  danh  sách  cán  bộ  được  quản  lý  năm 
2012. 

Tiêu chí đưa vào 
Cán  bộ  có  tên  trong  danh  sách  ở  địa  bàn  8 
huyện và một thị xã, cán bộ đương chức hoặc đã 
nghỉ hưu từ các Ban, Ngành tỉnh đến Ban khám 
sức khỏe tập trung vào thời điểm nghiên cứu. 

Tiêu chí loại ra 
Những  cán  bộ  không  đến  khám  sức  khỏe 
trong cả 3 ngày tổ chức khám sức khỏe. 

Phương pháp xử lý số liệu 
Xử  lý  số  liệu  bằng  phần  mềm  Stata  12. 
Thống  kê  mô  tả  bằng  các  bảng  tần  số  và  tỷ  lệ 
phần trăm cho các biến số định tính (biến số nhị 
giá,  biến  số  danh  định),  trung  bình,  độ  lệch 
chuẩn, trung vị, khoảng tứ phân vị cho các biến 
số định lượng (liên tục và không liên tục). Thống 
kê  phân  tích  sử  dụng  kiểm  định  chi  bình 
phương, kiểm định chính xác Fisher, để  xét các 
mối  liên  quan  giữa  2  biến  số  nhị  giá.  Hồi  qui 
logistic  được  sử  dụng  để  kiểm  định  mối  liên 

quan  giữa  biến  số  phụ  thuộc  là  biến  nhị  giá  và 
biến số độc lập là biến danh định hoặc biến định 
lượng.  Hồi  qui  tuyến  tính  đơn  biến  được  sử 
dụng  để  kiểm  định  mối  liên  quan  giữa  biến  số 
phụ  thuộc  là  biến  số  định  lượng  hoặc  biến  số 
danh định thứ tự có tính khuynh hướng với biến 
số độc lập là biến số định tính hoặc định lượng. 

KẾT QUẢ 
Đặc tính dân số học của các đối tượng trong 
nghiên cứu 
Trong  384  cán  bộ  nghiên  cứu  tỉ  lệ  nam  giới 
cao hơn  gấp  4  lần tỷ  lệ nữ  giới.  Nhóm tuổi  tập 
trung chủ yếu từ 50 – 69 tuổi (63,5%). Tỉ lệ giữa 
nhóm cán bộ hiện còn đương chức và nhóm hưu 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

trí là tượng đương nhau. Theo sự đánh giá chủ 
quan về sức khỏe hiện tại, 87,2% sức khỏe bình 
thường.  Gần  2/3  các  cán  bộ  có  chỉ  số  BMI  bình 
thường  (18,5  –  25),  1/3  các  cán  bộ  có  tình  trạng 
thừa cân (BMI >25). 
Bảng 1: Đặc tính dân số học của đối tượng nghiên cứu 
Đặc tính
(n=384)

Tần
số


Giới tính
Nam
313
Nữ
71
Nhóm tuổi
Dưới 40 tuổi 5
40-49 tuổi
56
50-59 tuổi 164
60-69 tuổi
80

Tần
%
số
Sức khỏe hiện tại (chủ quan của
đối tượng)
81,5
Rất tốt
28 7,3
18,5
Tốt
19 5,0
Bình thường
335 87,2
1,3
Xấu
2 0,5
14,6

Tình trạng dinh dưỡng
42,7 Thiếu cân (BMI < 18,5) 11 2,9
Bình thường (18,5 <
20,8
260 67,7
BMI < 25)
20,6 Thừa cân (BMI ≥ 25) 113 29,4
%

Đặc tính (n=384)

70 tuổi trở lên 79
Nghề nghiệp
Đương chức 192 50,0
Hưu trí
192 50,0

Đặc điểm các bệnh tim mạch 
Bảng 2: Đặc điểm các bệnh tim mạch 
Tần
%
Bệnh tim mạch
số
Nhồi máu cơ tim 7 1,8 Tai biến mạch máu
(NMCT)
não (TBMMN)
Bệnh lý mạch 88 22,9
Tăng huyết áp (THA)
vành (BMV)
Bệnh tim mạch (BTM) (Có 1 trong 4 bệnh nêu

trên)
Bệnh tim mạch

Tần
%
số
9 2,3
201 52,5
229 59,6

Các  bệnh  lý  tim  mạch  được  khảo  sát  trong 
nghiên cứu bao gồm tăng huyết áp, nhồi máu cơ 
tim,  bệnh  lý  mạch  vành  và  tai  biến  mạch  máu 
não.  Ngoài  ra,  không  có  cán  bộ  nào  có  bệnh  lý 
tim  mạch  khác  ngoài  4  bệnh  nêu  trên.  Tăng 
huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (hơn 50%). 

Mối  liên  quan  giữa  các  bệnh  lý  tim  mạch 
với các đặc tính dân số học 
Từ 40 tuổi trở lên, tỉ lệ cán bộ có nhồi máu cơ 
tim, bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não, 
tăng huyết áp, bệnh tim mạch lần lượt tăng gấp 
3,8 lần (KTC 95%: 1,4‐10,9), 2 lần (KTC 95%: 1,5‐
2,5), 3,1 lần (KTC 95%: 1,4‐7,1), 2,2 lần (KTC 95%: 
1,8‐2,8), 2,4  lần  (KTC  95%: 1,9‐3,1)  khi  tăng mỗi 
10 tuổi. Tăng mỗi 1 tuổi, tỉ lệ cán bộ có nhồi máu cơ 

59



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
tim,  bệnh  lý  mạch  vành,  tai  biến  mạch  máu  não, 
lý mạch vành, tăng huyết áp, bệnh tim mạch lần 
tăng  huyết  áp,  bệnh  tim  mạch  lần  lượt  tăng  10% 
lượt tăng gấp 2,6 lần (KTC 95%: 1,2‐5,2), 1,5 lần 
(KTC 95%: 2%‐18%), 6% (KTC 95%: 4%‐8%), 8% 
(KTC  95%:  1,02‐2,1),  1,5  lần  (KTC  95%:  1,1‐2,2) 
(KTC 95%:2%‐15%), 8% (KTC 95%: 5%‐10%), 8% 
khi tình trạng sức khỏe theo đánh giá chủ quan 
(KTC 95%:6%‐11%). Tỷ lệ cán bộ đương chức có 
càng xấu. Tỉ lệ cán bộ có tăng huyết áp tăng gấp 
1,6  lần  (KTC  95%:  1,1‐2,4)  khi  tình  trạng  dinh 
bệnh  lý  mạch  vành,  tăng  huyết  áp,  bệnh  tim 
mạch tương ứng cao gấp 0,4 lần (KTC 95%: 0,3‐
dưỡng  của  cán  bộ  tăng  lên  một  bậc  (thiếu  cân 
0,7), 0,6 lần (KTC 95%: 0,5‐0,7), 0,6 lần (KTC 95%: 
đến  cân  nặng  bình  thường,  cân  nặng  bình 
thường đến thừa cân – béo phì). 
0,5‐0,8 lần) cán bộ hưu trí. Tỷ lệ cán bộ có bệnh 
Bảng 3:Kiểm định mối liên quan giữa các bệnh lý tim mạch với các đặc tính dân số học 
Yếu tố

n
(%)

NMCT

SĐKH
n (%)
p
(KTC95%)
b

Nam
Nữ

< 40 tuổi
40-49
tuổi
50-59
tuổi
60-69
tuổi
≥ 70 tuổi

7 0,36
(2,2)
0
(0,0)

0
(0,0)
0
(0,0)
1
c
0,01

(0,6)
1
(1,3)
5
(6,3)
b

Đương 1 0,12
chức (0,5)
6
Hưu trí
(3,1)

0
(0,0)
0
Tốt
(0,0)
b
1,00
Bình
7
thường (2,1)
0
Xấu
(0,0)
Rất tốt

Thiếu
1

cân (9,1)
Bình
3
a
0,10
thường (1,2)
3
Thừa cân
(2,7)
Tuổi
c
0,01
BMI

c

0,22

//

BMV
SĐKH
n (%)
(KTC95%)

p
a

68 0,24
(21,7)

20
(28,2)

//

9
(2,9)
0
(0,0)

TBMMN
SĐKH
p
(KTC95%)
Giới tính
b
0,22
//

THA
n (%)

BTM

SĐKH
(KTC95%)

p
a


170 0,10
(54,3)
31
(43,7)

//

Nhóm tuổi
0
0 (0,0)
(0,0)
6
0
11
(10,7)
(0,0)
(19,6)
25
1
79
3,8(1,4c
g
c
g
a
d
<0,01 2,0 (1,5-2,5)
<0,01 2,2(1,8-2,8)
0,01 3,1 (1,4-7,1)
g

(15,2)
(0,6)
(48,2)
10,9)
24
3
50
(30,0)
(3,8)
(62,5)
33
5
61
(41,8)
(6,3)
(77,2)
Đương chức
a
d
b
a
d
//
27 <0,01 0,4 (0,3-0,7) 0 <0,01
//
73 <0,01 0,6(0,5-0,7)
(14,1)
(0,0)
(38,0)
61

9
128
(31,8)
(4,7)
(66,7)
Sức khỏe hiện tại
2 (7,1)
11
0
(39,3)
(0,0)
0 (0,0)
0
7 (36,8)
c
g (0,0)
a
c
h
//
0,01 2,6 (1,2-5,2)
//
0,04 1,5(1,0-2,1)
0,08
86
8
181
(25,7)
(2,4)
(54,0)

0 (0,0)
1
2 (100)
(50,0)
Tình trạng dinh dưỡng
5
0
4 (36,4)
(45,5)
(0,0)
55
5
129
a
a
c
h
//
0,12
//
0,59
//
0,03 1,6(1,1-2,4)
(21,2)
(1,9)
(49,6)
28
4
68
(24,8)

(3,5)
(60,2)
0,1 (0,02c 0,06 (0,04c 0,08 (0,02c 0,08(0,05<0,01
0,01
<0,01
h
h
h
h
0,15)
0,10)
0,18)
0,08)
//
c
c
c 0,11(0,030,3
//
0,25
//
<0,01
h
0,18)
0 (0,0)

n (%)

SĐKH
(KTC95%)


p
a

191 0,25
(61,0)
38
(53,5)

//

0 (0,0)
15
(26,8)
91
c
g
<0,01 2,4 (1,9-3,1)
(55,5)
56
(70,0)
67
(84,8)
a

d

89 <0,01 0,6(0,5-0,8)
(46,4)
140
(72,9)

13
(46,4)
7 (36,8)
c

g

0,02 1,5(1,1-2,2)

207
(61,8)
2 (100)

6 (54,6)
148
a
0,21
(56,9)
75
(66,4)
c

<0,01
c

0,03

//

0,08(0,06h

0,11)
0,08(0,01h
0,15)

: Kiểm định χ2; b: Kiểm định chính xác Fisher; c: Hồi qui logistic; d: PR; g: OR, h: HSTQ; //: Không xác định;  

a

 

60

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Mối liên quan giữa các bệnh lý tim mạch với các yếu tố, hành vi nguy cơ 
Bảng 4:Kiểm định mối liên quan giữa các bệnh lý tim mạch với các yếu tố và hành vi nguy cơ 
NMCT
Yếu tố

n (%)

BMV

SĐKH

p
n (%)
(KTC95%)

TBMMN

SĐKH
(KTC95%)

p

n
(%)

THA

SĐKH
p
n (%)
(KTC95%)

BTM

SĐKH
(KTC95%)

p

n (%)


SĐKH
(KTC95%)

p

Tiền sử gia đình
Tim mạch
b

3 0,43
(2,6)
4
Không
(1,5)
Đái tháo đường
b
0 1,00

(0,0)
7
Không
(2,0)
Thói quen
Hút thuốc lá
b
3 0,69

(2,3)
4
Không

(1,6)
Thời gian HTL
0
1-10 năm
(0,0)
1
11-20 năm
(2,1)
1
21-30 năm
(2,6)
b
0,64
0
31-40 năm
(0,0)
1
41-50 năm
(10,0)
0
> 50 năm
(0,0)
Lượng thuốc lá / ngày
b
> 10
2 0,50
điếu/ngày (3,2)
≤ 10
0
điếu/ngày (0,0)

Uống rượu / bia
b
1 0,06

(0,5)
6
Không
(3,2)
Ăn trái cây
b
7 1,00

(1,9)
0
Không
(0,0)
Ăn rau
b
7 1,00

(1,9)
0
Không
(0,0)
Hoạt động thể lực
b
4 0,18

(1,3)
Không

3


a

//

2 1,00
(1,8)
7
(2,6)

a

//

0 1,00
(0,0)
9
(2,6)

//

30 0,30
(26,3)
58
(21,5)

//


12 0,07
(35,3)
76
(21,7)

//

//

a

24 0,14
(18,5)
64
(25,2)

//

67
0,10
(58,8)
134
(49,6)

b

//

2 (66,7) 1,00


b

//

2 0,72
(1,5)
7
(2,8)

1
(12,5)
6
(12,5)
4
(10,5)
c
d
<0,01 1,7 (1,2-2,3)
5
(27,8)
4
(40,0)
4
(50,0)
a

b

0
(0,0)

0
(0,0)
2
(5,3)
b
0,55
0
(0,0)
0
(0,0)
0
(0,0)

74
0,17
(64,9)
155
(57,4)

b

//

26
0,04
(76,5)
203
(58,0)

a


//

74
0,44
(56,9)
155
(61,0)

21
(67,7)

//

//

65
0,51
(50,0)
136
(53,5)

96
0,12
(48,5)
105
(56,5)

b


//

198 1,00
(52,2)
3 (60,0)

b

//

197 0,69
(52,1)
4 (66,7)

b

//

159 0,63
(53,0)
42

//

87 1,00
(23,0)
1
(16,7)

//


65 0,27
(21,7)
23

//

9 1,00
(2,4)
0
(0,0)

b

//

9 1,00
(2,4)
0
(0,0)

a

//

6 0,42
(2,0)
2

//


8 (100)

//

b

a

6 (75,0)

b

87 1,00
(23,0)
1
(20,0)

//

22
(45,8)
22
(57,9)
c
d
<0,01 1,7(1,2-2,4)
11
(61,1)
8 (80,0)


d

//

a

18
(37,5)
20
(52,6)
c
d
<0,01 1,5 (1,1-2,1)
10
(55,6)
8 (80,0)

26
0,24
(44,1)
34
(54,8)

34 <0,01 0,6 (0,4-0,9) 2 0,10
(17,2)
(1,0)
54
7
(29,0)

(3,8)

//

3 (37,5)

//

//

a

3 (37,5)

b

16 0,03 2,4 (1,1-5,4) 1 1,00
(27,1)
(1,7)
7
1
(11,3)
(1,6)

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

//

d


//

a

a

a

//

32
0,55
(54,2)
37
(59,7)

a

//

a

//

109 0,06
(55,1)
120
(64,5)

a


//

b

//

226 1,00
(59,6)
3 (60,0)

b

//

b

//

225 1,00
(59,5)
4 (66,7)

b

//

a

//


178 0,82
(59,3)
51

a

//

61


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
NMCT
Yếu tố

n (%)
(3,6)

Thời gian
HTL

BMV

SĐKH
p

n (%)
(KTC95%)
(27,4)
c

0,82

//

TBMMN

SĐKH
(KTC95%)

p

c

<0,01

THA

n
SĐKH
p
n (%)
(%)
(KTC95%)
(3,6)
(50,0)


0,05 (0,01h
0,08)

c

0,71

//

SĐKH
(KTC95%)

p

BTM
n (%)

SĐKH
(KTC95%)

p

(60,7)
c

<0,01

0,05 (0,02h
0,08)


c

<0,01

0,06 (0,03h
0,1)

: Kiểm định χ2; b: Kiểm định chính xác Fisher; c: Hồi qui logistic; d: PR; g: OR, h: HSTQ; //: Không xác định. 

a

SĐKH:số đo kết hợp 

Tỉ  lệ  cán  bộ  có  bệnh  lý  mạch  vành  trong 
nhóm cán bộ có uống rượu/bia gấp 0,6 lần (KTC 
95%:  0,4‐0,9)  trong  nhóm  không  có  uống 
rượu/bia. Trong nhóm cán bộ có hút thuốc lá, tỉ 
lệ cán bộ có bệnh lý mạch vành, tăng huyết áp, 
bệnh  tim  mạch  lần  lượt  tăng  gấp  1,7  lần  (KTC 
95%:  1,2‐2,3),  1,5  lần  (KTC  95%:  1,1‐2,1),  1,8  lần 
(KTC 95%: 1,2‐2,4) khi số năm hút thuốc lá tăng 
mỗi 10 năm. Tăng mỗi 1 năm hút thuốc lá, tỉ lệ 
cán  bộ  có  bệnh  lý  mạch  vành,  tăng  huyết  áp, 
bệnh tim mạch lần lượt tăng 5% (KTC 95%: 1%‐
8%),  5%  (KTC  95%:2%‐8%),  6%  (KTC  95%:3%‐
10%).  Trong  nhóm  cán  bộ  có  hút  thuốc  lá,  tỉ  lệ 
cán bộ có bệnh lý mạch vành trong nhóm cán bộ 
hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày gấp 2,4 lần (KTC 
95%: 1,1‐5,4) trong nhóm cán bộ hút thuốc lá từ 

10 điếu trở xuống/ngày. Tỉ lệ cán bộ có bệnh tim 
mạch  trong  nhóm  cán  bộ  có  người  trong  gia 
đình  bị  đái  tháo  đường  gấp  1,3  lần  (KTC  95%: 
1,1‐1,6)  trong  nhóm  không  có  người  trong  gia 
đình bị đái tháo đường. 

Mối liên quan giữa bệnh tim mạch với đái 
tháo đường, rối loạn lipid máu 
Bảng 5: Các mối liên quan giữa bệnh tim mạch với 
các bệnh có liên quan 
Yếu tố
Đái tháo đường
Rối loạn lipid máu

p-value PR (hoặc OR)
< 0,001
1,71
0,001
1,53

KTC95%
1,51-1,94
1,15-2,04

1,51‐1,94)  trong  nhóm  không  có  bệnh  đái  tháo 
đường.  Tỉ  lệ  cán  bộ  có  bệnh  tim  mạch  trong 
nhóm có hội chứng rối loạn lipid máu gấp 1,53 
lần (KTC 95% là 1,15‐2,04) trong nhóm không có 
hội chứng rối loạn lipid máu. 


Xét nhiễu và tương tác, hiệu chỉnh mối liên 
quan 
Trong  các  mối  liên  quan  được  khảo sát,  các 
yếu  tố  có  liên  quan  đến  bệnh  tim  mạch  là  tuổi, 
tình  trạng  đương  chức,  đánh  giá  sức  khỏe  theo 
chủ quan của cán bộ, chỉ số BMI, tiền sử gia đình 
có mắc bệnh đái tháo đường, thời gian hút thuốc 
lá,  tình  trạng  mắc  đái  tháo  đường  và  rối  loạn 
lipid máu của cán bộ. Trong đó, tuổi, tình trạng 
đương  chức  và  tiền  sử  gia  đình  mắc  bệnh  đái 
tháo  đường  của  cán  bộ  có  mối  liên  quan  đồng 
thời đến bệnh tim mạch và đái tháo đường của 
bản thân cán bộ. 
Xét mối liên quan từng cặp các yếu tố có liên 
quan đến bệnh tim mạch của cán bộ cho thấy có 
yếu tố đồng liên quan một cách có ý nghĩa thống 
kê giữa tuổi, tình trạng đương chức với các yếu 
tố  liên  quan  còn  lại.  Giữa  các  yếu  tố  liên  quan 
còn  lại  (ngoài  yếu  tố  tuổi  và  tình  trạng  đương 
chức), không có sự đồng liên quan nào khác tồn 
tại. Ngoài ra, yếu tố tiền sử gia đình có người bị 
đái  tháo  đường  không  có  bất  cứ  hiện  tượng 
đồng liên quan nào với các yếu tố khác. 

Tỉ lệ cán bộ có bệnh tim mạch trong nhóm có 
bệnh  đái  tháo  đường  gấp  1,71  lần  (KTC95%: 
Bảng 6:Hồi qui logistic đa biến phân tầng theo tình trạng đương chức của cán bộ 
Đặc điểm
Cán bộ hưu trí (n=58)
Tuổi

Sức khỏe hiện tại
Chỉ số BMI
Thời gian hút thuốc lá
Tình trạng đái tháo đường

62

HSTQ
0,046
//
0,042
0,049
1,908

Độ lệch chuẩn
P(z)
KTC95%
p(Wald chi2) = 0,058; Pseudo R2 = 16,38
0,058
0,426
-0,067-0,159
//
//
//
0,137
0,759
-0,227-0,311
0,029
0,094
-0,008-0,106

1,220
0,118
-0,482-4,298

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Đặc điểm
Tình trạng rối loạn lipid máu
Cán bộ đương chức (n=70)
Tuổi
Sức khỏe hiện tại
Chỉ số BMI
Thời gian hút thuốc lá
Tình trạng đái tháo đường
Tình trạng rối loạn lipid máu

HSTQ
0,395
0,155
0,041
0,083
0,025
0,977
1,802

(6,06)*

Độ lệch chuẩn
P(z)
KTC95%
0,944
0,675
-1,454-2,245
p(Wald chi2) = 0,02; Pseudo R2 = 24,25
0,075
0,038
0,008-0,301
0,445
0,927
-0,831-0,913
0,156
0,595
-0,223-0,388
0,040
0,533
-0,054-0,104
1,131
0,388
-1,240-3,193
0,036
0,859
0,118-3,486
(5,21)*
(1,13-32,66)*


*: OR 

Tiến hành phân tích hồi qui logistic đa biến 
phân  tầng  theo  tình  trạng  đương  chức  của  cán 
bộ  cho  thấy  sau  khi  phân  tầng  theo  tình  trạng 
đương chức, bệnh tim mạch của cán bộ thực sự 
không bị ảnh hưởng bởi đánh giá sức khỏe chủ 
quan của cán bộ, chỉ số BMI, thời gian hút thuốc 
lá và tình trạng đái tháo đường của cán bộ. Mối 
liên quan được tìm thấy giữa bệnh tim mạch và 
các yếu tố này khi phân tích riêng lẻ từng yếu tố 
chủ  yếu  bị  nhiễu  bởi  sự  tác  động  của  tuổi  đến 
các  yếu  tố  này  và  tình  trạng  rối  loạn  lipid  của 
cán  bộ.  Ngoài  ra,  phân  tích  phân  tầng  còn  cho 
thấy mô hình các yếu tố tác động này chỉ thực sự 
có  ý  nghĩa  giải  thích  cho  tình  trạng  bệnh  tim 
mạch trên nhóm cán bộ đương chức và phù hợp 
đến  24,25%  đối  với  dân  số  nghiên  cứu,  mà 
không  thể  giải  thích  được  một  cách  có  ý  nghĩa 
thống  kê  cho  tình  trạng  bệnh  tim  mạch  trên 
nhóm cán bộ hưu trí. 

BÀN LUẬN 
Đặc điểm dân số học, tính đại diện, độ bao 
phủ của kết quả nghiên cứu 
Cán bộ được lựa chọn vào nghiên cứu đúng 
theo  kỹ  thuật  chọn  mẫu.  Tỉ  lệ  nam  cao  hơn  nữ 
cho thấy sự phân bố giới tính mất cân bằng. Cán 
bộ công chức tuổi đời, tuổi nghề cao dẫn đến cấu 
trúc phân bố độ tuổi tập trung chủ yếu trong độ 

tuổi  trên  40  tuổi,  đặc  biệt  là  nhóm  tuổi  50  –  69 
tuổi. Kết quả chưa phản ánh đúng tình trạng sức 
khỏe  cán  bộ  trẻ.  Nhóm  cán  bộ  đương  chức  và 
nhóm cán bộ hưu trí phân bố cân đối. Tỉ lệ người 
cao tuổi rất cao hơn xu hướng phát triển dân số 
Việt Nam(22) nhưng phù hợp bởi đối tượng được 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

khảo  sát  là  cán  bộ  công  chức  và  đặc  thù  thâm 
niên công tác lâu năm. 
So sánh đánh giá chủ quan về tình trạng sức 
khỏe  và  đánh  giá  thông  qua  các  hạn  chế,  khó 
khăn,  cho  thấy  một  sự  đối  lập.  Nhận  thức  của 
cán bộ về sức khỏe của mình chưa thực sự phù 
hợp, vì vậy ý thức dự phòng, khả năng phát hiện 
sớm bệnh và can thiệp giảm yếu tố nguy cơ chưa 
được quan tâm đúng mức.  
Chỉ số BMI và tình trạng dinh dưỡng của các 
cán  bộ  đứng  trước  nguy  cơ  tiền  béo  phì.  Tỉ  lệ 
thừa cân – béo phì ở cán bộ cao hơn nhiều so với 
thống  kê  của  Viện  Dinh  Dưỡng  trong  dân  số 
thành phố năm 2010(24). Là cán bộ công chức của 
tỉnh với đặc thù công việc chủ yếu là công việc 
tĩnh  tại,  thói  quen  giao  tiếp  xã  hội,  tình  trạng 
dinh  dưỡng  và  các  chế  độ  vận  động  là  những 
nguy cơ điển hình dẫn đến tiền béo phì. 

Các yếu tố nguy cơ 
Độ tuổi của cán bộ được khảo sát tương đối 

cao, là một yếu tố nguy cơ cao đối với các bệnh 
tim mạch, tình trạng sức khỏe, các chức năng bộ 
phận  cơ  thể(15).  Chỉ  số  BMI,  tình  trạng  dinh 
dưỡng là báo hiệu nguy cơ bệnh mãn tính không 
lây,  đặc  biệt  có  liên  quan  đến  nội  tiết,  dinh 
dưỡng,  tim  mạch  như  đái  tháo  đường,  rối  loạn 
lipid máu, tăng huyết áp là rất cao(17). 
Tỷ  lệ  cán  bộ  mắc  bệnh  đái  tháo  đường 
(14,32%) rất cao so với tỉ lệ đái tháo đường ở khu 
vực  Tây  Nam  Bộ  theo  điều  tra  của  Bệnh  viện 
Nội tiết Trung ương năm 2012 (7,2%)(1). Với đặc 
điểm độ tuổi trung bình tương đối cao, tỉ lệ này 
tương ứng cao một cách có thể lý giải.  

63


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Tăng  huyết  áp  được  biết  đến  là  một  trong 
những bệnh lý tim mạch, là một yếu tố nguy cơ 
của  một  số  bệnh  tim  mạch  có  nguy  kịch  như 
nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý 
mạch vành, đột quỵ(8). Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ 
cán bộ bị tăng huyết áp tương đối cao, cao hơn 
rất nhiều  so  với  thống kê  tỷ  lệ tăng huyết áp  ở 
người dân Việt Nam(25). Tỷ lệ tăng huyết áp cao 

là một tiền đề cho tình trạng và các yếu tố nguy 
cơ liên quan đến bệnh tim mạch. Thời gian mắc 
bệnh  tăng  huyết  áp  kéo  dài,  đồng  thời  với  độ 
tuổi ngày càng tăng cao có khả năng dẫn đến các 
bệnh  lý  tim  mạch  nguy  kịch,  ảnh  hưởng  đến 
chất lượng cuộc sống cũng như có thể dẫn đến 
đột quỵ, tai biến, thậm chí tử vong.  
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cán bộ có gia đình 
có  người  bị  bệnh  tim  mạch  tương  đối  cao  (gần 
30%).  Tiền  sử  gia  đình  cũng  được  chứng  minh 
qua nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan 
và  là  một  trong  những  nguy  cơ  dẫn  đến  bệnh 
tim  mạch  do  yếu  tố  di  truyền,  đặc  biệt  đối  với 
bệnh lý mạch vành. 
Rối loạn lipid máu cũng được xem như một 
trong những yếu tố nguy cơ có liên quan đến các 
bệnh tim mạch và được chứng minh qua nhiều 
nghiên cứu trong và ngoài nước(2,12). Nghiên cứu 
này cho thấy rối loạn lipid ở các cán bộ chiếm tỉ 
lệ rất cao. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu là các 
cán bộ công chức, thói quen ăn uống, sinh hoạt, 
vận động của các cán bộ dẫn đến nhiều nguy cơ 
tăng lượng cholesterol toàn phần và thành phần 
lipid  không  tốt  cho  cơ  thể.  Tình  trạng  này  cần 
được báo động, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch 
theo đó tăng cao, đặc biệt đối với các cán bộ có 
độ tuổi trung niên.  
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cán bộ hiện có hút 
thuốc lá tương đối cao và thời gian hút thuốc lá 
tương  đối  lâu,  lượng  nhiều  (hơn  1/2  gói  mỗi 

ngày). Tính chất công việc của các cán bộ phần 
lớn là lao động trí óc và thói quen hút thuốc khi 
làm  việc hoặc  khi  sử  dụng  rượu/bia cũng được 
khảo  sát  thấy  trong  nhiều  nghiên  cứu.  Tình 
trạng hút thuốc  lá  nhiều  cho  thấy nguy  cơ  mắc 

64

bệnh tim mạch và một số biến chứng nặng như 
xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ các 
cán bộ tăng cao. 
Tình  trạng  uống  rượu  bia  của  các  cán  bộ 
được  khảo  sát  cho thấy  là một nguy cơ  đối  với 
bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương gan, 
cũng như các biến chứng hệ thần kinh. Đối với 
người  dân  Việt  Nam  nói  riêng  và  thế  giới  nói 
chung,  rượu  bia  thường  được  sử  dụng  nhiều 
trong  giao  tiếp  xã  hội,  được  xem  như  là  một 
trong  những  loại  thức  uống  phổ  biến,  đặc  biệt 
với  các  đối  tượng  có  công  việc  đặc  thù  thường 
xuyên phải giao tiếp xã hội(16). Đây cũng là một 
vấn đề cần được cảnh báo. 

Các bệnh lý tim mạch 
Các  bệnh  lý  tim  mạch  gồm  tăng  huyết  áp, 
nhồi  máu  cơ  tim,  bệnh  lý  mạch  vành,  tai  biến 
mạch  máu  não  là  nguyên  nhân  chính  gây  tử 
vong như kèm theo đái tháo đường, tăng huyết 
áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ(7,19). Trong nghiên 
cứu cho thấy bệnh tim mạch được khảo sát chủ 

yếu là tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bệnh lý 
mạch  vành,  tai  biến  mạch  máu  não.  Đây  là 
những bệnh tim mạch rất phổ biến trên toàn thế 
giới  nói  chung  và  ở  Việt  Nam  nói  riêng(2,11,20,12). 
Nghiên cứu vẫn chưa khai thác được những cán 
bộ đã qua đời do nguyên nhân có liên quan trực 
tiếp hoặc gián tiếp đến bệnh tim mạch. Do đó, số 
trường  hợp  nặng  (nhồi  máu  cơ  tim,  tai  biến 
mạch máu não) rất ít. 

Các  đặc  điểm  dân  số  học  có  liên  quan  đến 
bệnh tim mạch được tìm thấy trong nghiên 
cứu 
Nghiên cứu cho thấy giới tính không có liên 
quan  đối  với  bệnh  tim  mạch.  Tuy  nhiên,  nhiều 
tài  liệu  cho  thấy  nam  giới  thực  sự  có  nguy  cơ 
mắc các bệnh động mạch vành, đột quỵ và bệnh 
tim mạch cao hơn nữ giới(4,8,13,14,16,6). Nghiên cứu 
có sự khác biệt lớn so với các tài liệu trước đây. 
Về giới tính, có thể do sai lệch ngẫu nhiên trong 
quá trình nghiên cứu, hoặc do sự chênh lệch quá 
lớn  trong  cơ  cấu  giới  tính  của  mẫu  nghiên  cứu 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học


 
dẫn đến không thể đưa ra kết luận chính xác và 
hợp lý. 

hút,  uống  rượu,  bia,  thói  quen  ăn  rau  quả,  trái 
cây và tình trạng vận động. 

Một trong những yếu tố xem là nguy cơ chính 
yếu  của  bệnh  tim  mạch  chính  là  tuổi.  Nhiều 
nghiên cứu trước và nghiên cứu này khẳng định 
tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng 
tăng.  Bên  cạnh  đó,  tuổi  cao  cũng  là  một  trong 
những  nguy  cơ  trực  tiếp  đến  một  số  bệnh  khác 
xuất phát từ suy thể chất, tinh thần do tuổivà đóng 
vai trò phát triển của các bệnh tim mạch. 

Bệnh  lý  mạch  vành  được  chứng  minh  qua 
một số nghiên cứu tài liệu trước đây là có yếu tố 
di truyền(8). Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy 
không có mối liên quan. Kết luận này chưa phản 
ánh chính xác yếu tố di truyền của các bệnh tim 
mạch.  Sai  lệch  có  khả  năng  xảy  ra  trong  quá 
trình  nghiên  cứu  vì  thiết  kế  nghiên  cứu  chưa 
chuyên biệt để đánh giá yếu tố di truyền. Đánh 
giá  tiền  sử  bệnh  của  gia  đình  sai  lệch  do  hồi 
tưởng, đặc biệt đối với các cán bộ cao tuổi. Ở cán 
bộ cao tuổi, các thành viên trong gia đình đôi khi 
đã qua đời. Bên cạnh đó, đối với thế hệ ông bà, 
cha  mẹ,  khả  năng  phát  hiện  các  bệnh  mạn  tính 
tương  đối  khó  bởi  điều  kiện  khoa  học  kỹ  thuật 

còn  hạn  chế,  hầu  như  chỉ  dựa  vào  thăm  khám 
lâm sàng, không được hỗ trợ xác định các chỉ số 
cận lâm sàng. 

Giả  thuyết  tiền  đề  xem  tình  trạng  đương 
chức là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch bởi áp lực 
công  việc  và  stress  đã  được  chứng  minh  là  có 
ảnh  hưởng  đến  các  bệnh  tim  mạch.  Tuy  nhiên, 
kết quả nghiên cứu lại hoàn toàn ngược lại. Xem 
xét lại các mối liên quan, kết luận này có sai lệch 
bởi yếu tố gây nhiễu là tuổi. Cán bộ có tuổi càng 
cao  thì  tỷ  lệ  về  hưu  càng  cao,  tuổi  ảnh  hưởng 
trực tiếp đến các bệnh tim mạch. Như vậy, yếu 
tố  đương  chức  thực  sự  không  ảnh  hưởng  đến 
tình trạng bệnh tim mạch, có thể gây nhiễu các 
mối liên quan khác. Bên cạnh đó, cần xem xét lý 
do  về  hưu  của  cán  bộ.  Cán  bộ  có  các  bệnh  tim 
mạch hoặc các bệnh lý kèm theo không còn đủ 
sức khỏe để tiếp tục đương chức, buộc về hưu. 
Ngoài  ra,  nghiên  cứu  cho  thấy  cán  bộ  tự 
đánh  giá  sức  khỏe  mình  càng  xấu  thì  tỉ  lệ  có 
bệnh tim mạch càng cao. Cán bộ có các bệnh tim 
mạch  hoặc  các  bệnh  liên  quan  đều  đang  được 
điều  trị.  Chính  vì  nhận  thức  được  tình  trạng 
bệnh tật của mình, các cán bộ sẽ chủ quan đánh 
giá tình trạng sức khỏe của mình xấu hơn bình 
thường.  Các  bệnh  tim  mạch  có  ảnh  hưởng  đến 
sức  khỏe,  chất  lượng  cuộc  sống,  đe  dọa  tính 
mạng. Vì mang các bệnh tim mạch, sức khỏe của 
các cán bộ suy yếu rõ đẫn đến sự đánh giá chủ 

quan về sức khỏe cũng theo đó mà xấu đi. 

Yếu tố nguy cơ 
Có  mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa 
bệnh tim mạch với các tiền sử gia đình đái tháo 
đường, thời gian hút thuốc lá, nhưng lại không 
có  mối  liên  quan  với  tiền  sử  gia  đình  bệnh  tim 
mạch,  tình  trạng  hút  thuốc  lá,  lượng  thuốc  lá 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

Tương  tự,  yếu  tố  tiền  sử  gia  đình  đái  tháo 
đường cũng có sai lệch. Tiền sử gia đình đái tháo 
đường qua nghiên cứu này lại có mối liên quan 
với tình trạng hiện mắc các bệnh tim mạch. Tuy 
nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiền sử 
gia  đình  đái  tháo  đường  là  nguy  cơ  đái  tháo 
đường của các cán bộ(3,10,18,21) và chính yếu tố hiện 
mắc  đái  tháo  đường  có  liên  quan  trực  tiếp  đến 
bệnh tim mạch. 
Trong các hành vi nguy cơ, chỉ có duy nhất 
thời gian hút thuốc lá trong nhóm các cán bộ có 
hút thuốc lá là có liên quan đến bệnh tim mạch. 
Kết quả rất khác so với rất nhiều tài liệu về bệnh 
tim mạch. Sai lệch do hành vi hút thuốc lá, uống 
rượu  bia,  ít  vận  động,  chế  độ  ăn  uống  không 
hợp lý thường đi kèm với nhau và chính vì khả 
năng có các yếu tố nguy cơ, nhiều yếu tố nguy 
cơ cùng xuất hiện, dẫn đến tình trạng các cán bộ 
nếu  có  các  bệnh  lý  tim  mạch  xuất  hiện  bởi  các 

yếu tố  nguy  cơ này,  cũng  là những biến  chứng 
nặng dễ dẫn đến tử vong do bệnh tim mạch(20). 
Ngoài  ra,  trong  nhóm  các  cán  bộ  hiện  có  hút 
thuốc  lá,  thời  gian  hút  thuốc  lá  lâu  thì  nguy  cơ 
mắc bệnh tim mạch càng cao. Kết quả hoàn toàn 

65


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
phù hợp với nhiều nghiên cứu trước và cũng là 
một trong những dấu hiệu cho thấy hút thuốc lá 
có liên quan đến bệnh tim mạch, thay vì không 
có liên quan như kết quả nghiên cứu này đưa ra. 
Xem  xét  sự  tương  tác  giữa  các  yếu  tố  liên 
quan đến tình trạng bệnh tim mạch của các cán 
bộ,  nghiên  cứu  cho  thấy  các  yếu  tố  liên  quan 
theo giả thuyết có tác động đến tình trạng bệnh 
tim  mạch  một  cách  có  ý  nghĩa  thống  kê  trong 
nhóm cán bộ đương chức và không có tác động 
trong nhóm cán bộ hưu trí. 

Hạn chế của nghiên cứu 
Nghiên cứu tồn tại hạn chế là chưa xem xét 
các yếu tố bệnh tim mạch dẫn đến tử vong, chỉ 
khảo sát cán bộ hiện còn sống, là những cán bộ 

có ít, không có các hành vi nguy cơ. Nghiên cứu 
chưa  phản  ảnh  ảnh  hưởng  của  bệnh  tim  mạch 
đối với tình hình tử vong. Mặt khác, việc hồi cứu 
chính  xác  lượng  rượu,  bia,  số  lượng  thuốc  hút, 
cũng như lượng rau quả ăn trung bình mỗi ngày 
dễ  dẫn  đến  sai  lệch  hồi  tưởng.  Để  đánh  giá  rõ 
nét sự tương quan giữa các hành vi nguy cơ với 
bệnh tim mạch. Cần có một nghiên cứu đoàn hệ 
hồi  cứu  hoặc  nghiên  cứu  sống  còn  là  cần  được 
thực  hiện.  Để  hạn  chế  các  sai  lệch  hồi  tưởng 
không mong muốn, công cụ thu thập dữ liệu cần 
được  thiết  kế  phù  hợp,  áp  dụng  nhật  ký  ăn 
uống, nhật ký sinh hoạt là biện pháp có thể khắc 
phục sai lệch này và khả thi để ứng dụng cho các 
nghiên cứu tương tự sau này. 

KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu cắt ngang mô tả 384 cán bộ 
thuộc diện quản lý của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức 
khỏe  cán  bộ  tỉnh  Tây  Ninh  nhằm  mục  tiêu  xác 
định  tỷ  lệ  hiện  mắc  và  các  yếu  tố  nguy  cơ  liên 
quan  bệnh  tim  mạch  của  các  cán  bộ  đã  được 
thực hiện vào tháng 6 năm 2012.  
Các bệnh tim mạch mà các cán bộ hiện mắc 
là nhồi máu cơ tim, bệnh lý mạch vành, tai biến 
mạch máu não và tăng huyết áp, với tỉ lệ tương 
ứng là 1,8%, 22,9%, 2,3% và 52,5%. Hầu hết các 
cán bộ có bệnh nêu trên đều đang điều trị. Tỉ lệ 
mắc các bệnh tim mạch nói chung là 59,6%. 


66

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa: 
Bệnh nhồi máu cơ tim với tuổi và thời gian 
hoạt động thể lực nhẹ của cán bộ; 
Bệnh  lý  mạch  vành  với  tuổi,  tình  trạng 
đương  chức,  sự  đánh  giá  sức  khỏe  chủ  quan, 
thời gian hút thuốc lá, lượng thuốc lá điếu (trong 
nhóm cán bộ có hút thuốc lá) và uống rượu / bia 
của cán bộ; 
Tai  biến  mạch  máu  não  với  tuổi,  tình  trạng 
đương chức, sự đánh giá sức khỏe chủ quan của 
cán bộ; 
Tăng  huyết  áp  với  tuổi,  tình  trạng  đương 
chức,  tình  trạng  sức  khỏe  theo  đánh  giá  chủ 
quan, chỉ số khối cơ thể và thời gian hút thuốc lá 
của cán bộ; 
Bệnh tim mạch nói chung với tuổi, tình trạng 
đương  chức,  tình  trạng  sức  khỏe  theo  đánh  giá 
chủ quan, chỉ số khối cơ thể, tiền sử gia đình đái 
tháo đường và thời gian hút thuốc lá của cán bộ;  
Bệnh tim mạch với bệnh đái tháo đường và 
rối loạn lipid máu. 

ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ 
Nghiên cứu đặc thù trên đối tượng là các cán 
bộ chính quyền của tỉnh, qua nghiên cứu, một số 
đề xuất, kiến nghị như sau: 
Chính quyền cần phối hợp với y tế để triển 
khai kiểm tra sức khỏe định kỳ tầm soát rối loạn 

lipid  máu  cho  cán  bộ  tỉnh  diện  Ban  BảoVệ  sức 
khỏe tỉnhTây Ninh, đặc biệt tập trung nhóm cán 
bộ từ 40 tuổi trở lên. Hoạch định chiến lược, dự 
thảo chính sách điều trị, kiểm soát hội chứng rối 
loạn lipid máu. 
Ngành  y  tế  cần  phối  hợp  với  các  đơn  vị 
truyền  thông,  tiến  hành  truyền  thông  giáo  dục 
sức  khỏe  định  kỳ  về  đái  tháo  đường,  rối  loạn 
lipid  máu,  tăng  huyết  áp  nhằm  giảm  tỉ  lệ  các 
bệnh  trong  cán  bộ  công  chức  tỉnh.  Vận  động, 
truyền  thông  giáo  dục  sức  khỏe,  thay  đổi  hành 
vi  sử  dụng  rượu  bia,  thuốc  lá,  đặc  biệt  đối  với 
cán bộ có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, chỉ số 
BMI  cao,  triệu  chứng,  dấu  hiệu  bệnh  tim  mạch 
phổ biến giúp phát hiện sớm. 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Nghiên cứu tiếp theo, thiết kế đặc thù nhằm 
tìm  mối  liên  quan  thực  sự  giữa  bệnh  tim  mạch 
và  giới  tính,  tiền  sử  gia  đình.  Một  nghiên  cứu 
đoàn  hệ  cần  được  tiến  hành  xem  xét  mối  liên 
quan  giữa  tìnhtrạng  nghề  nghiệp  với  bệnh  tim 
mạch. Để hạn chế các sai lệch hồi tưởng không 

mong muốn, công cụ thu thập dữ liệu cần được 
thiết kế phù hợp, áp dụng nhật ký ăn uống, nhật 
ký  sinh  hoạt  khắc  phục  sai  lệch,  để  ứng  dụng 
cho các nghiên cứu tương tự sau này. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2012). Điều tra dịch tễ học bệnh 
đái tháo đường trên toàn quốc. Hội nghị tổng kết hoạt động năm 
2012  và  phương  hướng  hoạt  động  năm  2013  của  Dự  án 
Phòng chống Đái tháo đường quốc gia và Hoạt động phòng 
chống các rối loạn thiết hụt i ốt. Tr. 23‐34. 
Đặng  Vạn  Phước  (2006).  Điều trị rối loạn Lipid Máu.Nhà xuất 
bản Y học. Hà Nội. Tr. 373 ‐ 374. 

11.

Pocock SJ, McCormack V, Gueyffier F, Boutitie F, Fagard RH, 
Boissel  P  (2001).  A  score  for  predicting  risk  of  death  from 
cardiovascular  disease  in  adults  with  raised  blood  pressure. 
based on individual patient data from randomised controlled 
trials (2001). BMJ. 323‐75. 

12.

Phạm Gia Khải (2008). Lợi ích của thuốc ức chế calci trong điều trị 
tăng huyết áp ‐ Nghiên cứu ALLHAT. Hội thảo chuyên đề: Cập 

nhật điều trị bệnh lý tim mạch 23/04/2008. Tr. 56‐67. 

13.

Phạm Gia Khải (2012). Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Báo cáo 
Hội nghị Tim mạch Vịnh Hạ Long. Quảng Ninh. 

14.

Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn (2003). Các 
yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 
2001‐2002. Tạp chí Tim Mạch Việt Nam. 33. Tr. 9‐15. 

15.

Phạm  Hòa  Bình  (2012).  Lão hóa và xơ vữa Động mạch ở người 
cao tuổi. Bệnh học người cao tuổi. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 
Tr. 16 ‐ 23. 

16.

Phạm Mạnh Hùng (2012). Báo cáo chuyên đề: Dịch tễ học các yếu 
tố nguy cơ bệnh tim mạch Việt Nam.  Hội  nghị  Tim  mạch  Vịnh 
Hạ Long Quảng Ninh. 

17.

Phan  Đình  Phong  (2011).  Các  yếu  tố  nguy  cơ  tim  mạch. 

www.cardionet.vn. Truy cập ngày 12/6/2012. 

18.

Tạ  Văn  Bình  (2003).  Bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ 
tim mạch. Bệnh học nội tiết đái tháo đường. Nhà xuất bản Y học. 
Hà Nội. Tr. 9‐15. 

19.

Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (2007). Dịch tễ và tim mạch học 
dự phòng. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 47. Tr 32. 

Sept 2012. 

20.

Fumisawa Y, FunaseY, YamashitaK, Yamauchi K, Miyamoto 
T,  Tsunemoto  H.  Sakurai  S,  Aizawa  T  (2012).  Systematic 
Analysis  of  Risk  Factors  for  Coronary  Heart  Disease  in 
Japanese  Patients  with  Type  2  Diabetes:  A  Matched  Case‐
Control Study. J Atheroscler Thromb.19(10):918‐23 

Timiras  PS  (2007).  Cardiovascular  Alterations  with  Aging: 
Atherosclerosis  and  Coronary  Heart  Disease.  Physiological  Basis 
of Aging and Geriatrics. Informa Healthcare. Pp. 249‐264. 

21.

Trần Hữu Dàng (2010). Tiền đái tháo đường. Tạp chí Nội khoa. 
04. 17‐21. 


22.

UNFPA  (2009).  Dân  số  và phát  triển  Việt  Nam:  Hướng  tới  một 
chiến lược mới 2011‐2020. Hà Nội. Tr. 45‐67. 

23.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2012). Báo cáo nguồn nhân lực 
trong biên chế Nhà nước tại tỉnh Tây Ninh năm 2012.Tr. 3‐4. 

24.

Viện Dinh dưỡng Việt Nam (2012). Kết quả tổng điều tra dinh 
dưỡng toàn quốc năm 2010 và chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai 
đoạn 2011‐2020. Hội nghị công bố kết quả tổng điều tra dinh 
dưỡng  toàn  quốc  năm  2010  và  chiến  lược  quốc  gia  dinh 
dưỡng giai đoạn 2011‐2020. Tr. 67‐78. 

25.

Võ Bảo Dũng (2010). Nội mạc mạch máu ʺtuyến nội tiếtʺ lớn và 
quan trọng của cơ thể. Tạp chí Nội khoa. Tr 87‐90. 

3.

Đỗ Trung Quân (2007). Đái Tháo Đường và điều trị. Nhà xuất 
bản Y học. Hà Nội. Tr. 15‐40. 

4.


Framingham  Heart  Study  (2012).  A Timeline of milestone from 
The 
Framingham 
Heart 
Study. 

/>5.

6.

Grundy  SM,  Pasternak  R,  Philip  Greenland  P,  Sidney 
Smith  S,  Valentin  Fuster  V(1999).  Assessment  of 
cardiovascular  risk  by  use  of  multiple‐risk‐factor  assessment 
equations ‐ A statement for healthcare professionals from the 
American  Heart  Association  and  the  American  College  of 
Cardiology. Circulation. 100. 1481‐1492. 

7.

Hội Tim mạch học Việt Nam (2008). Khuyến cáo về đánh giá và 
dự phòng quản lý các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Khuyến 
cáo các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. Tr. 453‐465. 

8.

Kim Thanh Bảo (2011). Tim mạch học những điều cần biết. Nhà 
xuất bản Y học. Hà Nội. Tr. 321 ‐ 325. 

9.


Nguyen  QN,  Pham  ST.  Do  LD,  Nguyen  VL,  Wall  S, 
Weinehall L, Bonita R, Byass P(2012). Cardiovascular disease 
risk  factor  patterns  and  their  implications  for  intervention 
strategies in Vietnam. Int J Hypertens. 2012. Article ID 560397. 
11 pages.  />
10.

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 

7/5/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

11/6/2014 

Ngày bài báo được đăng:  

14/11/2014 

 

Nguyễn  Khoa  Diệu  Vân  (2012).  Nội  tiết  trong  thực  hành  lâm 
sàng. Nhà xuất bản Y học. Tp.Hồ Chí Minh. Tr. 392 ‐ 394. 
 


 

 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

67



×