Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hướng dẫn làm bài tập mảketing địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.71 KB, 3 trang )

Hướng dẫn bài tập nhóm môn Marketing địa phương
Trên cơ sở bản hướng dẫn về nội dung thu thập thông tin của địa phương (từng tỉnh thành
sau đó tổng hợp lại cho từng vùng mà mỗi nhóm đã được phân công), các nhóm tiến hành
những bước sau :
Phần 1- Xây dựng đề án chiến lược phát triển kinh tế cho toàn vùng
Một đề án chiến lược phát triển kinh tế của vùng cần có những nội dung cơ bản sau:
1. Qua số liệu, thông tin nắm bắt được (theo bản hướng dẫn trước), nhận dạng vùng địa
phương mình nghiên cứu với các điểm cơ bản sau:
- Những mặt mạnh, mặt yếu của địa phương (cơ sở hạ tầng, các yếu tố liên quan đến lịch
sử, địa lý, văn hoá, kinh tế, xã hội, danh lam thắng cảnh, các sản phẩm địa phương có khả
năng làm thành thương hiệu cho địa phương v.v.v...)
- So sánh địa phương mình với vùng chung quanh. Tìm ra điểm khác biệt của địa phương
có thể biến yếu tố đó thành thế mạnh của địa phương mình.
- Tìm ra thế mạnh của vùng chung quanh, những trung tâm kinh tế có thể có khả năng gắn
kết với địa phương ta nhằm thúc đẩy sự phát triển hỗ tương cho nhau.
- Nhận dạng khách hàng (ai là khách hàng trong hiện tại, tương lai), họ cần gì ở địa
phương ta hay ta có gì để hấp dẫn họ đến. Khách hàng nào là chủ lực để làm đột phá. Xác
định khách hàng tiềm năng lâu dài để bồi dưỡng làm lực lượng thúc đẩy phát triển địa
phương ta sau này.
- Đánh giá xem điều kiện nào cần phải có để cải thiện tình trạng kinh tế xã hội địa phương,
ví dụ như: chủ trương chính sách mới (khả thi), đầu tư thêm cơ sở hạ tầng (tối thiểu, thiết
thực, khả thi.)
2. Trên cơ sở nhận dạng của điểm 1. nêu trên, phác hoạ một chiến lược phát triển kinh tế
với các giai đoạn, và đưa ra kế hoạch thực hiện. Phát hoạ qui hoạch cơ cấu ngành nghề,
triển khai hạ tầng theo tiến trình phát triển cần thiết cho từng giai đoạn.
- Đề xuất các chính sách kèm theo nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển từng giai
đoạn (thuế suất, giá cả, tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ v.v…..)
- Đề xuất các đề án đầu tư cụ thể như: xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế , hạ tầng xã hội, các
đề án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cụ thể để giới thiệu với khách hàng, trong đó nêu rõ đề
án trọng điểm, then chốt làm mũi đột phá để làm trọng tâm tiếp thị cho địa phương.
- Đánh giá xem khách hàng đến địa phương ta bằng con đường nào, hàng hoá ra vào địa


phương bằng đường nào, phương tiện gì, có tiện lợi, có thu hút được nhà đầu tư hay
không. Nếu chưa tiện lợi thì giải quyết như thế nào?
- Lực lượng lao động, nguồn vốn tại chỗ có khả năng đến đâu, có tương xứng với chiến
lược phát triển kinh tế địa phương đã đề ra. Nếu chưa đạt, dự kiến giải quyết như thế nào?
- Dự kiến các tổ chức mới nếu cần. Dự kiến hợp đồng với các địa phương khác, các ngành
kinh tế trong cũng như ngoài nước (cụ thể, thiết thực, khả thi) để bổ khuyết cho những yếu
kém của địa phương.
3. Xác định các đối tượng cạnh tranh (lĩnh vực nào), dự kiến đối sách cần thiết.
4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của ta như:
- Yếu tố ta hoàn toàn khống chế được (ta có khả năng sửa đổi hay có khả năng đầu tư để
cải thiện địa phương mà không lệ thuộc ai…)
- Yếu tố ta có thể ảnh hưởng được một phần (như chính sách chung của nhà nước, vùng
chung quanh, ta có thể thương thảo để có lợi cho ta)
- Yếu tố hoàn toàn không khống chế được (như biến động của thế giới, thiên tai, v.v…..) -
Dự trù các yếu tố rủi ro nếu có, các đối sách và sức chịu đựng có thể.
5. Đặt giả thuyết, nếu ta có một nguồn vốn vay ưu đãi ban đầu khoảng 15 ngàn tỷ đồng
(VND), ta làm gì trước cho địa phương. (Phần này trình bày với khách hàng khi ta làm
công tác tiếp thị thu hút đầu tư. Điều này cũng thể hiện cho khách hàng biết được là ta
quan tâm vào lĩnh vực nào.)
Phần 2 – Xây dựng kế hoạch tiếp thị địa phương
Nhận dạng vấn đề: Một địa phương có thể xem như một công ty, nếu không có một chiến
lược phát triển đúng đắng và một kế hoạch tiếp thị cụ thể thì công ty sẽ khó phát triển, các
nhóm lợi ích sẽ mâu thuẫn nhau và dẫn đến sự trì trệ. Đối với một địa phương thì sẽ là
một sự phát triển tự phát, phá vỡ các cơ hội phát triển sau này.
Khi đã có chiến lược phát triển, ta có thể tiếp thị bằng các phương pháp sau:
1. Giới thiệu tổng quát địa phương kèm theo một số đề án gợi ý để khách hàng tiếp cận,
qua các cuộc hội chợ tìm kiếm khách hàng.
2. Thông qua một mặt hàng, một ngành hàng đã có thương hiệu, có khách hàng, có thị
trường, ta lập phương án đẩy mạnh phát triển mặt hàng đó lên, từ thương hiệu của mặt
hàng đó chuyển tải hình ảnh và giới thiệu tiềm năng phát triển địa phương ta. Hoặc thông

qua một công ty có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đến đầu tư (như Intel) hay thông
qua một đề án đầu tư đã thành công lớn, có tiếng vang tốt (khu đô thị mới Phú Mỹ
Hưng) ta tổ chức nhân rộng ra.
3. Xây dựng mô hình điểm hay chuỗi du lịch, danh lam thắng cảnh, hoặc các lễ hội để
đưa khách đến tham quan. Từ đó quảng bá hình ảnh, tiềm năng kinh tế địa phương.
4. Xây dựng các công trình hạ tầng mới có giá trị làm thay đổi điều kiện giao thông, thay
đổi bộ mặt địa phương (xây đô thị mới, xây khu công nghiệp v.v...) để thu hút đầu tư, thu
hút dân cư từ đó khai thác tiềm năng địa phương.
5. Đề xuất các chủ trương chính sách mới, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi mới cho
địa phương nhằm thu hút các nhà đầu tư hay dân cư mới.
Hãy chọn hai trên năm phương pháp trên để tiến hành làm đề án cho kế hoạch tiếp thị địa
phương của nhóm bạn. Đề án tiếp thị gồm :
1. Giới thiệu tình hình chung địa phương với các số liệu cụ thể, súc tích để khách hàng
nắm bắt được tình hình địa phương mình (không giới thiệu tràn lan những điều khách hàng
không cần.)
2. Giới thiệu đề án cụ thể nhằm thu hút nhà đầu tư (chú ý chọn đề án đột phá cho địa
phương) theo thứ tự ưu tiên. Các số liệu về đề án trọng tâm phải cụ thể (giá cả, số lượng
các yếu tố làm nên giá thành, giá lao động, điều kiện giao thông, các thủ tục, các nghĩa vụ
thuế, phí cần phải đóng góp v.v...) để khách hàng có thể tính toán giá thành sản phẩm, tìm
thấy lợi ích lớn của họ nếu họ đầu tư trước vào địa phương ta.
3. Các chủ trương chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi cụ thể nếu có.
4. Dự kiến thông qua hình ảnh tiếp thị nào để thông tin đến khách hàng (truyền thông, báo
chí, website, tài liệu trao tay, hội nghị khách hàng v.v.v...). Trong trường hợp lớp học, các
học viên chuẩn bị công tác tiếp thị với giả định là thông qua hội nghị khách hàng tại địa
phương, hay tham gia giới thiệu tại nơi có nhiều khách hàng (nước ngoài, hay tại các thành
phố lớn trong nước).
5. Chuẩn bị tài liệu hay sản phẩm nếu có để cung cấp cho khách hàng trong buổi tiếp thị
gồm:
- Tài liệu giới thiệu về tình hình địa phương (càng phong phú càng tốt vì họ đem về nên có
thời gian để nghiên cứu) có nhiều hình ảnh càng tốt.

- Tài liệu liên quan các đề án cụ thể. Các điều kiện hợp đồng đầu tư nếu có thể chuẩn bị.
- Chuẩn bị thời gian địa điểm. Chuẩn bị đối tượng khách hàng, phải có những khách hàng
quan trọng tham dự làm cơ sở (“chim mồi”)
- Chuẩn bị thuyết trình viên giới thiệu lưu loát, ấn tượng.
- Chuẩn bị liên lạc khách hàng tiếp theo sau khi cuộc hội nghị khách hàng chấm dứt.

×