Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật máu tụ ngoài màng cứng hố sau do chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.01 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG
HỐ SAU DO CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH
Trần Kiến Vũ*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thái độ xử trí và đánh giá kết quả phẫu thuật
máu tụ ngoài màng cứng hố sau.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 49 bệnh nhân máu tụ ngoài màng cứng hố sau
được điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trà Vinh, mô tả các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh cận lâm sàng, xử trí
phẫu thuật, kết quả điều trị.
Kết quả: 40,81% bệnh nhân tỉnh táo khi vào viện (G = 15 điểm), đau đầu (71,42%), nôn (59,18%), sưng nề,
rách da vùng chẩm (77,55%). Chụp cắt lớp vi tính phát hiện sớm khối máu tụ (100%) độ dày khối máu tụ chủ
yếu ≥ 10 mm (81,63%), xử trí phẫu thuật (100%). Nguyên nhân gây chảy máu chủ yếu là nứt hoặc bể lún sọ
vùng chẩm (93,46%).
Kết luận: Máu tụ ngoài màng cứng hố sau có triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, cần phải chụp cắt lớp
vi tính đối với tất cả các trường hợp nghi ngờ chấn thương sọ não, 100% phải phẫu thuật lấy máu tụ (khi độ dầy
máu tụ ≥ 10 mm), cầm máu, không có trường hợp nào biến chứng chảy máu hoặc mổ lại, không có tử vong trong
và sau mổ.
Từ khóa: máu tụ ngoài màng cứng hố sau, chấn thương đầu.

ABSTRACT
MANAGEMENT OF POSTERIOR FOSSA EPIDURAL HEMATOMA CAUSED BY HEAD INJURY
AT TRA VINH HOSPITAL
Tran Kien Vu* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 136 - 140
Objectives : to evaluate the results of surgical treatment evacuation posterior fossa epidural hematoma base
on clinique, imaging.
Methods: Retrospective 49 patients had posterior fossa epidural hematoma, treated at Tra Vinh Hospital.


Results: 40.81% of the patients had GCS 15, headache (71.42%), vomiting (59.18%), swelling, tearing the
skin of the occipital (77.55%). Computerized tomography had hematoma (100%), hematoma thickness > 10 mm
(81.63%), surgical treatment (100%). The major patients had fractured posterio skull base (93.46%).
Conclusion: Posterior fossa epidural hematoma had slight symptoms. Head CT should done for suspicion
patients. Hematoma thickness > 10mm should surgical treatment. The most of patients had good outcomes.
Morbidity rate 0%, recurrent hematoma 0%.
Keyword: posterior fossa epidural hematoma, head trauma.
7% các trường hợp. Máu tụ NMC hố sau đến
ĐẶT VẤN ĐỀ
sớm thường ít có các triệu chứng rõ ràng nên
Máu tụ ngoài màng cứng (NMC) do chấn
thường bỏ sót. Đến lúc khối máu tụ NMC hố
thương là cấp cứu ngoại khoa hay gặp hàng
sau to lên gây chèn ép tiểu não dẫn đến thoát vị
ngày, trong đó máu tụ NMC hố sau chiếm 5 –
* Khoa ngoại chấn thương, bệnh viện đa khoa Trà Vinh.
Tác giả liên hệ: BS CKII Trần Kiến Vũ

136

ĐT: 0913791014

Email:

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
não và gây tử vong nếu không được xử trí kịp
thời.

Trước đây khi chưa có chụp cắt lớp vi tính
(CLVT) máu tụ NMC hố sau được phát hiện khi
đã có dấu hiệu chèn ép não và hình ảnh vỡ, nứt
xương chẩm trên phim chụp X quang. Hiện nay
nhờ có chụp CLVT nên đã phát hiện sớm máu
tụ NMC hố sau ngay cả khi chưa có dấu hiệu
khối choán chỗ. Do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật
máu tụ ngoài màng cứng hố sau tại BVĐK Trà
Vinh” nhằm hai mục tiêu:
Mô tả triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học và
thái độ xử trí máu tụ ngoài màng cứng hố sau.
Đánh giá kết quả phẫu thuật máu tụ NMC
hố sau.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán sau mổ là
máu tụ NMC hố sau được phẫu thuật tại BVĐK
Trà Vinh từ tháng 01/2005- 10/2012.

Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả và phân tích lại hồ sơ bệnh
án: trong thời gian 8 năm có 49 trường hợp
chuẩn đoán máu tụ NMC hố sau được phẫu
thuật cấp cứu.

Chỉ tiêu nghiên cứu
Đặc điểm chung: tuổi, giới, nguyên nhân tai
nạn, thời gian nhập viện.

Phân loại máu tụ NMC hố sau theo 3 loại
(Hopper): diễn biến cấp tính (>24 H), bán cấp (27 ngày), mãn tính (>7 ngày)(4, 5, 7,9).
Lâm sàng: đau đầu, nôn, rách da hoặc máu
tụ da đầu vùng chẩm, thang điểm Glasgow, dấu
hiệu tiểu não, dấu hiệu tụt kẹt hạnh nhân tiêu
não (mạch chậm, rối loạn nhịp thở), tổn thương
phối hợp.
Hình ảnh học: chụp X quang, chụp CLVT.
Điều trị phẫu thuật.
Đánh giá kết quả khi ra viện. Thay đổi tri
giác, cải thiện triệu chứng lâm sàng, biến chứng

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh

Nghiên cứu Y học

(chảy máu, viêm màng não, rò dịch não tủy, di
chứng, tử vong).
Xử lý số liệu bằng thống kê y sinh học.

KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và thái
độ xử trí máu tụ NMC hố sau
Đặc điểm chung
Tổng số 49 BN: tỷ lệ nam/nữ: 38/11 (3,4), tuổi
trung bình 28,4  11,7, thấp nhất 15, cao nhất 58.
Nguyên nhân: tai nạn giao thông 45/49
(91,83%), ngã cao 1/49 (2,04%), bị vật cứng đánh
vào đầu 3/49 (6,12%).


Triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân nhập viện với Glasgow 11 – 15
điểm 35/49 BN (71,42%). Trong đó có 20 BN đến
viện trong tình trạng Glasgow 15 điểm. Glasgow
9-11 điểm: 10/49 BN (20,4%). Glasgow 5 – 8
điểm: 4/49 BN (8,16%). Diễn biến máu tụ NMC
hố sau được chia 3 loại theo phân loại của
Hopper: cấp tính 40/49 BN (81,63%), bán cấp
9/49 BN (18,36%). Tổn thương phối hợp chấn
thương ở chi 6/49 BN (12,24%).
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng (n = 49)
Triệu chứng
Đau đầu
Nôn, buồn nôn
Rách da, sưng nề vùng chẩm
Dấu tiểu não
Rối loạn hô hấp

N
35
29
38
3
2

Tỷ lệ %
71,42
59,18
77,55
6,12

4,08

Hình ảnh học
X quang qui ước: 14 BN chụp x quang sọ,
thấy hình ảnh nứt xương chẩm.
Chụp cắt lớp vi tính: 49/49 BN (100%).
- Vị trí khối máu tụ: máu tụ một bên hố sau
43/49 BN (87,75%), trong đó máu tụ một bên hố
sau và lan lên trên lều tiểu não 16/43 BN (37,2%),
máu tụ hố sau 2 bên 6/49 BN (12,24%).
- Độ dày khối máu tụ: trung bình 15 mm.Độ
dày ≤ 10 mm 9/49 BN (18,36%). Độ dày > 10 mm
40/49 BN (81,63%).
- Hình ảnh nứt xương chẩm: 42/49 BN
(85,71%).

137


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

- Hình ảnh chèn ép não thất: 10/49 BN
(20,4%), là hình ảnh xẹp não thất IV.
- Các tổn thương nội sọ đi kèm: dập não
trán, dập não thái dương, máu tụ DMC trán
20/49 BN (40,81%).

Thái độ xử trí máu tụ NMC hố sau

Phẫu thuật 49/49 BN (100%).Thời gian từ khi
bị tai nạn đến khi mổ: trong 6 giờ là 30/49 BN
(61,22%), từ 12 giờ - 24 giờ là 12 BN (24,48%), có
7 BN mổ < 24 giờ.
Tri giác trước mổ: Glasgow: 6 – 15 điểm.
Độ dày khối máu tụ: 10 – 25 mm.
Trọng lượng khối máu tụ: 20 – 120 gram.
Bảng 2. Nguyên nhân chảy máu của máu tụ (n = 46)
Nguyên nhân chảy máu
Nứt xương chẩm
Bể xương chẩm + xoang tĩnh mạch
Rách xoang tĩnh mạch

BN
33
9
4

Tỷ lệ %
71,73
19,26
8,69

Kết quả điều trị
Phẫu thuật 100%, không có trường hợp nào
biến chứng chảy máu trong mổ, sau mổ hoặc
mổ lại. Điểm Glasgow khi xuất viện là từ 13 – 15
điểm tăng so với trước mổ (6 – 15 điểm). Không
có trường hợp nào tử vong.


xử lý sớm trường hợp máu tụ NMC hố sau, bên
cạnh đó phải chú ý rằng loại máu tụ này có thể
diễn biến bán cấp hoặc mãn tính (18,36%).
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Liên(6) cũng cho
kết quả tương tự, diễn biến cấp tính (91,3%).
Về tri giác: khi vào viện phần lớn Glasgow
từ 11 – 15 điểm (71,42%), Glasgow dưới 11 điểm
(28,58%), đây là những bệnh nhân có tổn thương
phối hợp khác ở não như dập não trán, máu tụ
dưới màng cứng, dập não thái dương. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có 20 bệnh nhân
(40,81%) đến viện với tình trạng Glasgow 15
điểm do đó rất dễ bỏ sót tổn thương nếu không
khám lâm sàng cẩn thận. Các triệu chứng lâm
sang thường gặp là đau đầu (71,42%), nôn hoặc
buồn nôn (59,18%) đây là các triệu chứng chung
cho các trường hợp chấn thương sọ não. Dấu
hiệu rách da hoặc xay xát da vùng chẫm
(77,55%) có giá trị gợi ý cho biết có chấn thương
trực tiếp vùng chẩm và cần nên chụp CT-Scan
sọ.

Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh
Trước đây lúc chưa có máy chụp CLVT
thương tổn máu tụ NMC hố sau dễ bị bỏ sót do
rất khó chẩn đoán hoặc không chứng minh

BÀN LUẬN

được trên hình ảnh. Vào năm 1945 Richard(9) đã


Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và thái
độ xử trí

mô tả 1 trường hợp lâm sàng bệnh nhân bị cuốc

Về lâm sàng
Trong nghiên cứu này, nam giới chiếm
77,55%, tuổi trung bình là 28,4 tuổi và tai nạn
giao thông là nguyên nhân chính (85%). Nghiên
cứu của nhiều tác giả, máu tụ NMC hố sau
chiếm 4 – 7% các trường hợp máu tụ NMC. Mặc
dù tỷ lệ không nhiều nhưng đây là một tổn
thương nên nghĩ đến một bệnh nhân sau tai nạn
có tổn thương phần mềm vùng chẩm (77,55%)
hoặc trên phim xquang sọ qui ước có đường nứt
xương chẩm. Trong tình huống này dù cho bệnh
nhân tỉnh táo cũng cần phải chụp cắt lớp vi tính
để loại trừ máu tụ NMC hố sau, tiến triển máu
tụ NMC hố sau đa số cấp tính trong 24 giờ đầu
là 85,7%. Do đó phải khẩn trương chẩn đoán và

chụp xquang sọ thấy đường nứt xương chẩm

138

đập vào đầu, xuất hiện hôn mê sau tai nạn 1 giờ,
sau khi mổ lấy máu tụ bệnh nhân đã tỉnh trở lại.
Ngày nay chụp CLVT sọ não có vai trò quyết
định chẩn đoán các tổn thương trong chấn

thương sọ não. Trong nghiên cứu này 100%
bệnh nhân được chụp CLVT. Theo nghiên cứu
của Lê Đoàn Khắc Di(5) phim x quang sọ qui ước
phát hiện 65,1% nứt xương chẩm, có giá trị gợi ý
tổn thương máu tụ NMC hố sau.
Phim chụp CLVT: phát hiện tổn thương
máu tụ NMC hố sau (100%) chủ yếu là máu tụ
NMC hố sau ở một bên (87,75%), chỉ có 6 trường
hợp máu tụ cả hai bên. Độ dầy khối máu tụ ≥

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học

10mm gặp nhiều nhất (81,63%), nứt xương chẩm

NMC hố sau đạt kết quả bước đầu tốt, nếu

(71,73%). Tổn thương dập não, máu tụ dưới

được mổ sớm kịp thời.

màng cứng ở vị trí khác trong sọ kèm theo

KẾT LUẬN

(40,81%). Do đó chụp CLVT được coi là tiêu

chuẩn vàng cho chẩn đoán máu tụ NMC hố sau,
đặc biệt có giá trị chẩn đoán ở bệnh nhân tỉnh và
không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng (40,81%).

Xử trí máu tụ NMC hố sau
Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả bệnh
nhân được điều trị phẫu thuật (100%).

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học & xử trí
Phần lớn bệnh nhân vào viện tỉnh (40,81%)
nhưng cần phải nghĩ đến máu tụ NMC hố sau,
khi có rách da đầu hoặc máu tụ dưới da đầu
vùng chẩm (77,55%), diễn tiến cấp tính trong 24
giờ đầu là (85,7%), chụp CT-Scan phát hiện
100% khối máu tụ NMC hố sau, đo chiều dầy

Chỉ định: điểm Glasgow trước mổ 6 – 15

khối máu tụ, xác định vị trí khối máu tụ, đường

điểm, độ dầy khối máu tụ 10 – 25mm trọng

nứt xương và các tổn thương não phối hợp.

lượng khối máu tụ 20 – 120 gram. Theo Lê Đoàn

Chụp CT-Scan là tiêu chuẩn vàng cho chẩn

Khắc Di


đoán máu tụ NMC hố sau cho đến ngày nay.

(5)

phẫu thuật được chỉ định khi chiều

dầy khối máu tụ ≥10mm và thể tích khối máu tụ
>10ml. Vì đặc điểm của máu tụ NMC hố sau là
triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, diễn tiến
cấp tính rất khó tiên lượng, do đó chúng tôi chỉ
định phẫu thuật giống các tác giả trên.
Kỹ thuật mổ: bệnh nhân nằm sấp, rạch da
theo đường thẳng ở vùng chẩm cạnh đường
giữa hoặc ở đường giữa chẩm. Tùy vào vị trí
khối máu tụ trên phim chụp CLVT, khoan
xương sọ một hoặc hai lỗ, gặm rộng xương, lấy
máu tụ, cầm máu và khâu treo màng cứng.

Kết quả phẫu thuật máu tụ NMC hố sau
Xử trí phẫu thuật cấp cứu (100%), chỉ định
khi khối máu tụ ≥ 10 mm, có hoặc không kèm
theo triệu chứng lâm sàng. Không có trường
hợp nào biến chứng chảy máu hoặc mổ lại,
không có tử vong trong và sau mổ. Điểm
Glasgow khi xuất viện tăng từ 13 – 15 điểm. Tỷ
lệ thành công 100% với thời gian mổ trước 24
giờ là (85,7%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Nguyên nhân thường găp gây ra máu tụ NMC
hố sau chủ yếu là đường nứt xương chẩm

2.

(71,73%) trong đó nứt xương phối hợp với các

3.

xoang tĩnh mạch 21,73% (bảng 2). Cho nên quan
trọng trong phẫu thuật là phải phẫu tích đến

4.

vùng xương nứt, gặm rộng xương đến vị trí
xương vỡ và cầm máu thật kỹ.

Kết quả phẫu thuật

5.

6.

Xử trí phẫu thuật 100%, không có biến
chứng trong, sau mổ và không có trường hợp
nào tử vong. Điểm Glasgow khi xuất viện từ
13 – 15 điểm, cải thiện tốt hơn so với trước mổ

7.


Bor-Seng-shu E, Marino R (2004). Epidural Hematomas of the
Posterior Cranial Fossa. Neurosurg Focus, 16 (2): 1-4
Dirim BV, Ulue E (2005). Traumatic posterior fossa hematomas.
Diagnostic and Interventional Radiology 11: 14-18
Kang SH, Chung YG, Lee HK (2005). Rapid disappearance of
acute posterior fossa epidural hematoma. Neurol Med Chir: 462463.
Kurasu A, P. Sabanci PA, Izgi N, Imer M, Sencer M, Cansever T,
Canbolat A (2008). Traumatic epidural hematomas of the
posterior cranial fossa. Sugical Neurology 69: 247-215.
Lê Đoàn Khắc Di, Võ Tấn Sơn (2004). Máu tụ ngoài màng cứng
hố sau do chấn thương: nghiên cứu lâm sàng và điều trị. Y học
thành phố Hồ Chí Minh, 8, 1: 111- 114.
Nguyễn Đức Liên (2012). Nghiên Cứu Chẩn Đoán Và Thái Độ
Xử Trí Máu Tụ Ngoài Màng Cứng Hố Sau Do Chấn Thương Tại
Bệnh Viện Việt Đức. Ngoại khoa số đặc biệt, 486 – 491.
Nguyễn Trọng Thiện (2000). Điều trị máu tụ ngoài màng cứng
hố sau do chấn thương. Luận văn thạc sỹ y khoa, Trường Đại
Học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

là 6 – 15 điểm. Như vậy phẫu thuật máu tụ

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh

139


Nghiên cứu Y học
8.


9.

140

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nguyễn Văn Sơn (2004). Máu tụ ngoài màng cứng hố sau do
chấn thương sọ não kín. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Ðại Học
Y Hà Nội.
Saleeby RG, and Harmon JM, (1954). Annals of surgey, 140,
5:748-751.

10.

Sunil KS (2008). Trephine craniotomy for evacuation of posterior
fossa extradural hematoma. Indian Journal of Neurotrauma, 5:
81-86

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh



×