Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Bài giảng Điều trị gãy xương hở nặng đến muộn bằng khung cố định ngoài - Phùng Ngọc Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.81 MB, 51 trang )

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HỞ
NẶNG, ĐẾN MUỘN BẰNG
KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT-ĐỨC
PHÙNG NGỌC HOÀ-B.V VIỆT- ĐỨC


VÀI NÉT LỊCH SỬ
• Khung cố định ngoài được biết đến đầu tiên
bởi Malgaine từ thế kỷ 19.
• Năm 1902 Lambotte dùng để kết hợp xương.
• Trong thế chiến thứ II, nhiều tác giả:
Hoffmann, Judet, Vidal, Ilizarop... với nhiều ý
tưởng khác nhau để kết xương: gãy kín ; gãy
hở; trong phẫu thuật tạo hình ( kéo dài chi,
điều trị khớp giả, bàn chân khòeo...)


• Thập niên 70 - 80 đến nay, nhiều loại
K.C.Đ.N mới, ưu việt hơn ra đời đáp ứng
yêu cầu phát triển của ngành chấn thương
chỉnh hình, như : FESSA, AO,
ORTHOFIX...


• Ngày nay, K.C.Đ.N ứng dụng nhiều trong
cấp cứu chấn thương, đặc biệt là những gãy
xương hở nặng ( độ 3), gãy xương hở đến
muộn, nhiễm khuẩn...Mục đích chính là cứu
chi khỏi phải cắt cụt



CẤU TẠO MỘT BỘ K.C.Đ.N
1. Các đinh xuyên xương: đó là các loại đinh
có kích cỡ to, nhỏ khác nhau, một đầu có
ren xoáy để bắt vào xương ( đinh càng to
càng khỏe, nhưng không được quá 2/3 tiết
diện của xương). Đinh này bắt buộc phải đạt
tiêu chuẩn của một vật liệu kết xương bên
trong (dẻo, không rỉ; chịu lực tốt; không
giải phóng Ion; phải trung hòa điện...).



2. Khung bên ngoài để liên kết các đinh
xuyên xương. Khung này có thể sản xuất
bằng các vật liệu khác nhau tại Việt nam.
3. Ngoài ra, tùy loại khung mà có các bộ
phận khác đi cùng (khớp nối..).




PHÂN LOẠI K.C.Đ.N
1. K.C.Đ.N MỘT KHỐI:
JUDET; CHARNLEY; F.E.S.S.A ; A.O...
• ƯU ĐIỂM:
XƯƠNG ĐƯỢC BẤT ĐỘNG RẤT CHẮC =>
CHĂM SÓC TỐT VẾT THƯƠNG PHẦN
MỀM; ĐẶC BIỆT ĐỘ 3B & 3C.
KỸ THUẬT LẮP KHUNG ĐƠN GIẢN =>

CÁC TUYẾN ĐỀU LÀM ĐƯỢC, TỐT CHO
CẤP CỨU HÀNG LOẠT
KHUNG CÓ CẤU TẠO ĐƠN GIẢN => VN
CHẾ TẠO ĐƯỢC, GIÁ THÀNH RẺ.


• Nhược điểm:
Không được làm cho gãy hở độ I, gãy xương
kín, gãy xương gần khớp.
Không thể chỉnh nắn được sau khi mổ ( “cong
ăn cong; thẳng ăn thẳng”)
Tỷ lệ khớp giả còn cao.



2. K.C.Đ.N CÓ KHỚP NỐI
HOFMANN; A.O; ORTHOFIX; FESSA
(THẾ HỆ3-4)...
• CHỈNH ĐƯỢC TRONG KHÔNG GIAN
BA CHIỀU.
• NÉN ÉP HOẶC KÉO DÃN ĐƯỢC



Khung Ilizarop


• Ưu điểm:
Khắc phục được các nhược điểm của các
loại khung trên.

Tỷ lệ liền xương kỳ đầu cao.
Rất có ưu thế trong chỉnh hình, kéo dài chi
• Nhược điểm:
Nhập khẩu hoàn toàn => rất đắt.
Đòi hỏi Phẫu thuật viên có kinh nghiệm.


• Các loại bình diện
của khung
• Loại 1 bình diện
(1 hoặc 2 bên)
• Loại 2 bình diện
(1 hoặc 2 bên)
• Càng nhiều bình
diện, nhiều bên thì
càng vững nhưng
nguy cơ biến
chứng càng nhiều


CÁC BIẾN CHỨNG
CỦA KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI





1.Các biến chứng nặng:
Tổn thương mạch máu & thần kinh => nên
dùng khung một bình diện

Có thể gây nên Hội chứng chèn ép khoang.
Teo cơ ; cứng khớp.
Khớp giả.


2.Các biến chứng hay gặp; khắc phục
được:
• Nhiễm khuẩn chân đinh => chăm sóc tốt
sau mổ.
• Gãy lại xương sau khi tháo khung.
• Can lệch xương.


TẠI B.V VIỆT-ĐỨC
• Tỷ lệ gãy xương hở đứng đầu trong cấp cứu
chấn thương (chiếm 40 - 50% tổng số gãy
xương ).
• Hàng ngày, bệnh viên Việt Đức có khoảng
10-15 bệnh nhân gãy xương hở nặng đã
được điều trị, trong đó 50% do tuyến dưới
chuyển lên, thường đến viện rất muộn, sau
1-2 ngày.


• Từ hơn 10 năm nay, bệnh viện Việt Đức
chủ yếu mổ cấp cứu kết hợp xương bên
ngoài cho các bệnh nhân này với đủ loại
khung: FESSA, OTHOFIX. HOFFMANN,
cọc ép răng ngược chiều....
• Chi hay bị gãy xương hở nhất theo thứ tự là:

cẳng chân, cẳng tay, các ngón tay, ngón
chân, đùi.


Hiện nay, chúng tôi đã tạo được:
• Khung bán nguyệt theo mẫu A.O
• Khung cố định ngoài theo nguyên mẫu
FESSA của Pháp.
• Các loại khung này đã được kiểm định bởi
Viện Luyện kim màu Việt nam, Học viện
Quân y, Sở Khoa học Công nghệ - môi
trường Hà nội và Hội Chấn thương chỉnh
hình Hà nội




MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TÂM
TRONG XỬ TRÍ GÃY XƯƠNG
HỞ
1. Nguyên nhân tai nạn: chấn thương trực tiếp
do hoả khí, do TN giao thông…
2. Độ gãy xương hở theo Gustilo (nhất là độ 3)
3. Thời gian đến viện.
4. Đa chấn thương kèm theo.
5. Người già, bệnh lý mãn tính.
6. Chỉ định mổ theo phác đồ Đa chấn thương



×