Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Điều trị nang giá tuỵ bằng đặt Stent xuyên thành dạ dày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.38 KB, 13 trang )

ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY BẰNG ĐẶT STENT XUYÊN THÀNH
DẠ DÀY


TÓM TẮT
Mục tiêu: Nội soi (NS) dẫn lưu (DL) nang giả tụy (NGT) xuyên thành dạ dày là một
kỹ thuật điều trị mới ít xâm lấn. Chúng tôi hồi cứu để đánh giá hiệu quả và độ an toàn
của DL NGT tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng - phương pháp: Tất cả bệnh nhân (BN) được chọn để NS DL NGT xuyên
thành vào dạ dày tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 8/2003- 8/2008. Các BN được theo dõi để
rút stent sau 1 tháng.
Kết quả: Chúng tôi DL NGT xuyên thành vào dạ dày cho 45 BN gồm 31 nam và 14
nữ, tuổi trung bình: 39 (15-83) tuổi. Thủ thuật đặt stent thành công là 42 BN (93,3%).
Có 5 trường hợp thất bại: 2 BN không đặt được stent, 1 trường hợp tụt stent vào lòng
nang, 1 trường hợp tạo áp xe phải chuyển mổ, 1 trường hợp nang xẹp không hoàn
toàn. Một trường hợp di lệch stent vào ống tiêu hóa đã được đặt stent thành công ở lần
2. Tỷ lệ điều trị thành công nói chung là 40 trường hợp (89%).
Kết luận: NS DL NGT xuyên thành dạ dày là kỹ thuật an toàn và hiệu quả. Với chi
phí điều trị hợp lý, chúng tôi hy vọng trong tương lai kỹ thuật này sẽ được áp dụng
rộng rãi tại Việt Nam.
ABSTRACT
ENDOSCOPIC TRANSMURAL DRAINAGE OF PANCREATIC
PSEUDOCYSTS
IN CHO RAY HOSPITAL
Pham Huu Tung, Tran Dinh Tri, Vo Xuan Quang, Ho Dang Quy Dung, Bui Huu
Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 33 – 37
Background and study aims: Endoscopic drainage of pancreatic pseudocyts is a
new less invasive treatment. We retrospectively reviewed the efficacy and the safety
of endoscopic transmural drainage of pancreatic pseudocysts in Cho Ray Hospital
Patients and Methods: All selective patients with pancreatic pseudocyst who


underwent endoscopic drainage in Cho Ray hospital from 08-2003 to 08-2008 were
included in the study. Patients were followed during one month after drainage for
removing the stents.
Results: Of 45 patients included 31 men and 14 women with median age of 39 (15-
83) years. The technical success rate was 93.3%. Cystogastrostomy failed in 2
patients. Procedure-related complications consist of 2 patients: one case of abscess
and one case in which the stent migrated into the cyst, required surgery. The cyst
completely failed to resolve in 1 patient. One stent migrated into the digestive tube
required a second endoscopic drainage. Overall, endoscopic drainage was successful
in 40 patients (89%).
Conclusions: Endoscopic drainage is an effective and safe measure in the treatment
of pancreatic pseudocysts. As it has quite adequate cost, this technique should be
widely used in Vietnam.
MỞ ĐẦU
NGT là một biến chứng muộn của viêm tụy cấp, viêm tụy mạn và chấn thương tụy,
thể hiện bằng sự tụ dịch bất thường ở vùng quanh tụy, với một vách được tạo bởi mô
xơ do viêm mạn. Các NGT có kích thước <6cm có thể tự khỏi nhờ điều trị bảo tồn
với tỷ lệ khoảng 20%-70%. Đối với các nang tồn tại trên 6 tuần, kích thước > 6cm, có
triệu chứng hoặc có biến chứng được chỉ định can thiệp điều trị. Trước đây, phẫu
thuật bóc tách nang hay mở thông nang-ruột là phương pháp chủ yếu để điều trị. Hiện
nay, DL NGT bằng stent đặt xuyên thành dạ dày và tá tràng qua NS được xem như
một thủ thuật hiệu quả và an toàn hơn trong nhóm BN chọn lọc. NS DL NGT lần đầu
tiên được Rogers và cộng sự (cs.) báo cáo vào năm 1975
(Error! Reference source not found.)
.
Sau đó, kỹ thuật được hoàn chỉnh thêm trong những năm 80. Hiện nay, nó được áp
dụng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, phương pháp này chỉ mới được áp dụng ở
một số trung tâm. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá về đặc điểm, hiệu
quả và các tai biến-biến chứng của phương pháp DL NGT xuyên thành dạ dày qua
NS tại Bệnh viện Chợ Rẫy

ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
BN bị NGT có chỉ định DL qua NS tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 8/2003-8/2008
Tiêu chuẩn chọn bệnh
NGT tồn tại > 4 tuần, có triệu chứng; CT scan và/hoặc siêu âm xác định khoảng cách
từ lòng dạ dày đến nang <1cm; dịch nang đồng nhất không có mô hoại tử; NS có dấu
chèn ép vào dạ dày.
Tiêu chuẩn loại trừ
Nang không phải NGT, khoảng cách từ lòng dạ dày đến nang >1cm, không có hình
ảnh nang đè vào dạ dày, tá tràng qua NS, có rối loạn đông máu, BN không hợp tác.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu, Ghi nhận tỷ lệ thành công của thủ thuật, tỷ lệ tai biến-biến
chứng. Đánh giá hiệu quả làm xẹp nang sau 1 tháng.
Dụng cụ
Stent nhựa 7F-10F # 3-4cm, dao kim (needle knife), dây dẫn (guidewire) , ống đẩy
stent, máy soi dạ dày hay tá tràng
Quy trình
Kỹ thuật
1) tạo lỗ mở thông dạ dày vào nang,
2) luồn một dây dẫn vào nang,
3) đưa 1 stent vào trên dây dẫn,
4) dùng ống đẩy đưa stent vào trong,
5) stent đã vào đúng vị trí,
6) rút dây dẫn và ống đẩy.
Theo dõi và đánh giá
Theo dõi bằng khám lâm sàng, siêu âm và CT. Stent được lưu tại chỗ trong 4 tuần,
sau đó rút.
KẾT QUẢ
Đặc điểm BN nghiên cứu
Có 45 BN gồm 31 nam và 14 nữ. Tuổi trung bình: 39 tuổi (15-83). Hầu hết BN

đều có đau bụng: đau bụng kèm nôn ói (2 BN: 4,44%), đau bụng và sờ thấy u
thượng vị (20 BN: 44,44%), đau bụng kèm nôn ói và sờ thấy u (10 BN: 22,22%).
Vị trí nang chủ yếu ở thân tụy (15 BN: 37,5%), đầu và thân tụy (2 BN: 5%), đầu
tụy (4 BN: 10%), đuôi tụy (4 BN: 10%). Kích thước nang trung bình: 11,7cm (5,5-
23cm). Nguyên nhân NGT: chấn thương bụng (23 BN: 51,11%), viêm tụy cấp(8
BN: 17,78%), sau mổ (5 BN:11,11%), do rượu (2 BN: 4,44%), do viêm tụy mạn
(1 BN: 2,22%), không rõ nguyên nhân (6 BN: 13,33%).
Kết quả
Đặt stent thành công: 42/45 ca (93,3%) - trung bình 1,1 stent/ 1 BN (1-2 stent).
Thời gian lưu stent trung bình: 4 tuần. Thời gian nằm viện trung bình:7,75 ngày
(1-23 ngày), thời gian nằm viện sau thủ thuật trung bình: 2,5 ngày (1-6 ngày). Tỷ
lệ biến chứng: 3/45 ca (6,6%) : tiêu chảy xảy ra ở tất cả BN và tự ổn định; nhiễm

×