Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát đáp ứng kháng thể ở chuột nhiễm angiostrongylus cantonensis bằng kỹ thuật elisa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.85 KB, 7 trang )

c trùng hợp với sự xuất
hiện của AT trong phân(7).
Trong nghiên cứu, ở lô chuột được gây
nhiễm với liều 100AT/chuột, kết quả OD đo được
cũng tương tự như ở lô chuột gây nhiễm với liều
50 AT/chuột về thời điểm xuất hiện cũng như
biến động của kháng thể trong huyết thanh
chuột.

Yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng kháng thể ở
chuột bị gây nhiễm A. cantonensis
Liều gây nhiễm
Bhopale và cs gây nhiễm cho các lô chuột với
liều ấu trùng khác nhau từ 15 AT/chuột, 100
AT/chuột, 500 AT/chuột, 2000 AT/chuột, 5000
AT/chuột và 10000 AT/chuột(1). Khi dùng kỹ
thuật miễn dịch điện di đối lưu (CIEP) để phát
hiện kháng thể, tác giả nhận thấy kháng thể xuất
hiện vào ngày 21 sau nhiễm ở tất cả các lô chuột,

34

trừ lô chuột được gây nhiễm với liều 15
AT/chuột. Yoshimura và cs. dùng kỹ thuật
ngưng kết hồng cầu thụ động (IHA) đã phát hiện
được kháng thể ở chuột nhiễm A. cantonensis với
liều trung bình 77 AT/chuột , IHA dương tính ở
mức thấp từ tuần thứ 5 và tiếp tục tăng sau đó(13).
Yong WK và Dobson cũng dùng kỹ thuật IHA
để phát hiện kháng thể ở 3 lô chuột bị nhiễm A.
cantonensis với các liều khác nhau (thấp 10-30


AT, trung bình 40-50 AT và cao 100-150 AT)
cũng phát hiện được kháng thể IHA vào ngày
thứ 12 sau nhiễm, sau đó tăng nhanh đến đỉnh
vào tuần thứ 5 và duy trì ít nhất đến 4 tuần sau.
Nhóm tác giả này cũng chứng minh có tương
quan giữa hiệu giá kháng thể và liều gây nhiễm
từ tuần thứ 14(11).
Khi so sánh các giá trị của OD ở 2 lô chuột
trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy các
giá trị OD khác nhau khi đo cùng thời điểm. Ở lô
gây nhiễm với liều 100AT/chuột, trị số OD cao
hơn trị số của OD trong lô chuột bị nhiễm
50AT/chuột (bảng 2) rất rõ rệt. Giá trị OD gấp 2
so với chứng ghi nhận được ở tuần thứ 4 ở lô gây
nhiễm với liều thấp, nhưng đã đạt hiệu giá OD
gấp 2 lần từ tuần thứ 3 với liều gây nhiễm
100AT/chuột. Kanbara và cs. cũng có nhận xét
tương tự khi gây nhiễm cho 2 lô chuột với liều
150AT/chuột và 50AT/chuột và tác giả cũng đã
kết luận kháng thể xuất hiện sớm hơn trong lô
chuột được gây nhiễm với liều cao (150/chuột)
(ngày 20 sau nhiễm) so với trong lô chuột nhiễm
liều thấp (ngày 30 sau nhiễm)(9). Vì vậy, có thể
nhận định rằng đáp ứng miễn dịch thể dịch đối
với nhiễm A. cantonensis ở chuột tỷ lệ thuận với số
lượng AT gây nhiễm.

Thời gian nhiễm ký sinh trùng
Thời điểm kháng thể được phát hiện trong
máu chuột mhiễm A. cantonensis có thể sớm hay

muộn tùy thuộc vào kỹ thuật thử nghiệm và
kháng nguyên được làm từ ấu trùng hay giun
trưởng thành. Kỹ thuật kết tủa có thể phát hiện
được kháng thể 1 tuần sau nhiễm, kỹ thuật ngưng
kết hồng cầu chỉ phát hiện được kháng thể 5 tuần
sau nhiễm(2, 4, 6, 7, 13, 14).

Chuyên Đề Ký Sinh Trùng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chen dùng kỹ thuật ELISA với nhiều loại
kháng nguyên làm từ các giai đoạn phát triển
khác nhau của giun, đã phát hiện kháng thể ở
chuột từ tuần thứ 3 tới tuần thứ 26 sau khi nhiễm
và kết luận là kháng nguyên làm từ giun trưởng
thành tốt hơn kháng nguyên khác(2).
Với kỹ thuật ngưng kết hồng cầu gián tiếp
(IHA) và kháng nguyên làm từ giun trưởng
thành, Yong và Dobson phát hiện kháng thể đầu
tiên vào ngày 35 khi giun non di chuyển về phổi
và cho rằng kết quả này có thể do dùng kháng
nguyên làm từ giun trưởng thành(11).
Dharmkrong và cs. ghi nhận được kết quả
tương tự nhưng sớm hơn vào ngày thứ 14 khi họ
dùng kháng nguyên làm từ ấu trùng(4).
Theo Yong và Dobson, kháng nguyên làm từ
giun trưởng thành chỉ phát hiện được kháng thể
khi giun tới phổi(11). Kháng thể kháng AT biến
mất khi phản ứng kháng thể chống kháng

nguyên giun trưởng thành được phát hiện. Đáp
ứng miễn dịch có tính đặc hiệu giai đoạn phát
triển. Vấn đề được đặt ra có chăng sự khác biệt về
cấu tạo giữa kháng nguyên làm từ ấu trùng và
kháng nguyên làm từ giun trưởng thành.
Dhamkrong-At và Sirisinha chứng minh các
polypeptide có trong lượng phân tử 80 000, 39
500 và 22 000 có mặt trong nhiều giai đoạn phát
triển của giun và có tính kháng nguyên(5).
Năm 2005, Li và cs. đã dùng kỹ thuật điện di
và dấu thấm miễn dịch (SDS-PAGE và
Immunoblot) để phân tích kháng nguyên làm từ
các giai đoạn phát triển khác nhau của
A.cantonenesis. Tác gỉa đã kết luận các băng
protein đều giống nhau ở các giai đoạn phát
triển khác nhau(11).
Kết quả của chúng tôi và các tác giả trên đều
cho thấy đáp ứng kháng thể ở chuột bị nhiễm A.
cantonensis tỷ lệ thuận với thời gian gây nhiễm.
Tuần thứ 1 đến tuần thứ 3 sau nhiễm là thời
gian chúng tôi chỉ mới tìm thấy ấu trùng ở não,
giá trị OD đo được chưa có sự thay đổi có ý
nghĩa khi so với chứng âm, đồng nghĩa với
kháng thể chưa xuất hiện trong máu. Tuy vậy,
cũng có thể OD chưa cao do kháng thể đã bắt

Chuyên Đề Ký Sinh Trùng

Nghiên cứu Y học


đầu có nhưng ở mức thấp dưới khả năng phát
hiện của phản ứng ELISA bởi vì các kỹ thuật khác
như kỹ thuật kết tủa đã có thể tìm thấy kháng thể
1 tuần sau gây nhiễm. Mặt khác, giun ở não giai
đoạn này chỉ là ấu trùng nên chưa có tính sinh
kháng nguyên mạnh, vì vậy chưa gây được đáp
ứng miễn dịch đáng kể.
Từ tuần thứ 4 trở đi cũng là lúc giun đã
trưởng thành và di chuyển từ não xuống đến
ruột. Chúng tôi cũng ghi nhận được giá trị lúc đó
OD và tỷ lệ Voller tăng ngày càng cao hơn,
chứng tỏ kháng thể đã hiện diện đủ mạnh và
ngày càng nhiều để có thể phát hiện được. Điều
này còn có thể do giun trưởng thành có tính
kháng nguyên mạnh hơn và ổn định trong thời
lâu dài.
Trở lại với trường hợp nhiễm A. cantonensis ở
người, theo y văn thế giới, giun chỉ đến được não
và không trở về phổi nên không trưởng thành
được. Đáp ứng miễn dịch dịch thể ở người như
thế nào, có giống như ở chuột? Đây là một câu
hỏi còn để ngõ, cần có những nghiên cứu để làm
rõ diễn biến động học kháng thể kháng A.
cantonensis ở người.

KẾT LUẬN
Kỹ thuật ELISA có thể phát hiện được kháng
thể chống Angiostrongylus cantonensis trong huyết
thanh chuột từ tuần thứ 4 sau nhiễm. Hiệu giá
kháng thể tính bằng đơn vị OD hay tỷ lệ Voller

tăng đến đỉnh vào tuần thứ 7 sau gây nhiễm và
tồn tại với hiệu giá cao cho đến hết thời gian
nghiên cứu (tuần thứ 20).
Liều gây nhiễm và thời gian sau gây nhiễm
có ảnh hưởng đến đáp ứng kháng thể ở chuột bị
nhiễm A. cantonensis.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Bhopale MK, Limaye LS, Pradhan VR, Renapurkar DM Sharma
KD (1985). Studies on suspected clinical and experimemtal
angiostrongyliasis; serological responses. J of Hygiene
Epidemiology, Micrology and Immunology, 29, No 3, p 283-288
Chen SN (1986). Enzyme-linked immunosorbent assay (ELISA)
for the detection of antobodies to Angiostrongylus cantonensis,
Transaction of the Royal Society of Tropical Medicine and
Hygiene, 80:395-405

35


Nghiên cứu Y học
3.

4.

5.


6.

7.

8.

9.

36

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Cross JH (1978). Clinical manifestations and laboratory diagnosis of
eosinophilic meningitis syndome associated with angiostrongyliasis,
Southeast Asian J Trop Med Pub Hlth, 9:161-170
Dharmkrong –at A, Uahkowithchai V, Sirisinha S (1978). The
humoral nd cell-mediated immune responses to somatic and
metabolic antigens in rats infected with Angiostrongylus
cantonensis, Southeast Asian J Trop Med Pub Hlth, 9: 330-337
Dharmkrong –at A, Sirisinha S (1983). Analysis of antigens from
different developmental stages of Angiostrongylus cantonensis,
Southeast Asian J Trop Med Pub Hlth, 14: 154-162
Kamiya M (1970). Haemagglutination test in rats infected with
Angiostrongylus cantonensis, Southeast Asian J Trop Med Pub Hlth,
1: 570-571
Kamiya M, Tanaka H (1969). Haemagglutination test in rats
infected with Angiostrongylus cantonensis, Jap J Exp Med, 39: 593599
Kamiya M, Klongkamamnuankaran K, Tharavanij S, Tanaka H,
Kamiya M (1972). Change of indirect haemaglutination reactions

in serum after transfer of adult Angiostrongylus cantonensis to
abdominal cavity of rats, Southeast Asian J Trop Med Pub Hlth,
4: 1119-123
Kanbara T, Ohmono N, Umemura T , Kajigaya H, Umeda M ,
Sugiyama M and Isoda M (1988). Local antibody production and
immune complex formation in rats experimentally infected with
Angiostrongylus cantonensis, Am Jtrop Med Hyg, 39 (4): 353-360

10.

11.

12.

13.

14.

15.

Li H, Chen XG, Shen HX, Peng HJ, Zhao XC (2005). Antigen
analysis of Angiostrongylus cantonensis in different
developmental stages, Zhongguo Ji Sheng Chong Xue Yu Ji
Sheng Chong Bing Za Zhi, 23 (1): 36-9.
Yong WK and Dobson C (1982). The biology of Angiostrongylus
cantonensis larvae in immune rats, Southeast Asian J Trop Med
Pub Hlth, 13 (2): 244-248.
Yong WK and Dobson (1982). Antibody responses in rats
infected with A. cantonensis and the passive transfer of protectve
immunity with immune serum, Z Parasitenkunde, 67: 329-336.

Yoshimura K and Soulsby JL (1976). Angiostrongylus cantonensis:
lymphoid cell responsiveness and antobody production in rats,
The American J of Tropical and Hygiene, 25 (1): 99-107.
Yoshimura K, Aiba H, Hirayama N, Yosida TH (1979). Acquired
resistance and immune responses of eigth strains of inbred rats
to infection with Angiostrongylus cantonensis, Jap J vet Sci, 41:
245-259.
Yoshimura K and Yamagishi T (1976). Reaginic antibody
ptoduction in rabbits and rats infected with Angiostrongylus
cantonensis, Jap J vet Sci, 38: 34- 40.

Chuyên Đề Ký Sinh Trùng



×