- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ
KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ
RÔ PHI ĐỎ ĐỐI VỚI Streptococcus sp.
NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA: 2001 - 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM QUỐC ĐẠT
CAO THANH TUYỀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 8/2005
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 2 -
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ
KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ
RÔ PHI ĐỎ ĐỐI VỚI Streptococcus sp.
Thực hiện bởi
Phạm Quốc Đạt
Cao Thanh Tuyền
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư nuôi trồng thủy sản
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Thònh
Lê Thanh Hùng
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2005
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 3 -
TÓM TẮT
Nội dung đề tài “Điều Tra Tình Hình Dòch Bệnh Và Khảo Sát Đáp Ứng
Miễn Dòch Của Cá Rô Phi Đỏ Đối Với Streptococcus sp.” gồm các phần:
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp 40 hộ nuôi cá rô phi đỏ bè và ao tại Q.9 và
Củ Chi để thu thập các số liệu về thông tin nông hộ, kỹ thuật nuôi và tình
hình dòch bệnh đối với nghề nuôi.
Thu mẫu bệnh phẩm, ghi nhận bệnh tích. Phân lập, giữ giống vi khuẩn và
tạo FKC.
Khảo sát ảnh hưởng của mật độ nuôi lên đáp ứng miễn dòch và tỉ lệ cảm
nhiễm ngược ở cá.
Khảo sát đáp ứng miễn dòch ở cá.
Qua điều tra và nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được kết quả:
Về kết quả điều tra:
Thâm niên kinh nghiệm của các hộ nuôi bè là rất thấp so với các hộ nuôi ao.
Mật độ cá thả nuôi ở các bè còn tương đối cao.
Bệnh của cá rô phi đỏ chỉ xảy ra trên cá nuôi bè và tập trung nhiều vào tháng
3-5 và tháng 9-11.
Streptococcus sp. là tác nhân chính gây bệnh trên cá rô phi đỏ nuôi bè trong
đợt dòch bệnh tháng 3-4.
Các loại kháng sinh được sử dụng chủ yếu để trò bệnh do Streptococcus sp.
gây ra như Enro-Colistin, Enrofloxacine, Kaneoquine.
Về kết quả nghiên cứu thí nghiệm:
Cá có trọng lượng trung bình từ 25 – 45 g/con khi được tiêm FKC thì đáp ứng
miễn dòch yếu.
Cá có trọng lượng trung bình 80 – 90 g/con khi được tiêm FKC thì cho đáp
ứng miễn dòch tốt.
Huyết thanh cá đã được tiêm FKC cho phản ứng ngưng kết trên phiến kính với
Streptococcus sp. phân lập từ cá nhiễm bệnh.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 4 -
ABSTRACT
Contents of study was “Investigation Disease For Outbreak And Immune
Response Of Red Tilapia To Streptococcus sp.” include:
Interview 40 households culturing red tilapia in cage and pond to collect
data about information households, technical culture and disease
outbreaks of fish.
Collecting diseased fish to observe symptoms, isolate bacterial agents and
make FKC from isolates.
Affects of density to immune respone and rate of streptococcal infection
of fish.
Investigation immune response of fish.
Through investigation and research, we obtained results:
Investigation results:
Experiences in aquaculture of cage cultured households was lower than pond
cultured households.
Density of cage cultured fish was relatively high.
Disease of red tilapia offen occurred on cage cultured fish in March – May
and September – November.
Streptococcus sp. was major pathogenic agents of cage cultured red tilapia in
March – April.
Some antibiotics as Enro-Colistin, Enrofloxacine, Kaneoquine used
efficiently to treat streptococcal disease.
Research results:
Small fish (from 25 to 45 gram/pcs) showed low immune respone to
streptococcal FKC.
Fish with body weight from 80 to 90 gram showed good immune respone to
streptococcal.
Sera of FKC infected fish gave strong positive slide agglutination with
Streptococcus sp. isolated from infected fish.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 5 -
CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tâm truyền
đạt những kiến thức quý báo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Nguyễn Hữu Thònh, thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ chúng tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Gia đình, người thân đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin gởi lời cám ơn đến Thầy Phạm Văn Nhỏ - trại thực nghiệm
khoa Thủy Sản, cô Hạnh, cô Bình - phòng thí nghiệm vi sinh khoa Thủy
sản trường Đại Học Nông Lâm.
Đặc biệt xin gởi lời cảm ơn đến anh Minh, chò Trúc, chò Thảo, anh Tâm –
nhân viên dự án SUSPER - đã hỗ trợ chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành điều tra.
Gia đình các hộ dân tại đòa bàn Quận 9, huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình
cung cấp các thông tin giúp chúng tôi thực hiện tốt đề tài.
Lời cảm ơn triều mến xin gởi đến các bạn trong và ngoài lớp đã động viên,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như làm luận văn.
Do thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn và sự hạn chế về mặt kiến thức
nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong đón nhận
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 6 -
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TÊN ĐỀ TÀI i
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ii
TÓM TẮT TIẾNG ANH iii
CẢM TẠ iv
MỤC LỤC v
PHỤ LỤC vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ ix
DANH SÁCH HÌNH ẢNH x
I. GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài 1
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Hiện Trạng Nuôi Trồng Thủy Sản tại Tp. Hồ Chí Minh 3
2.1.1 Hiện trang nghề nuôi cá bè tại Quận 9 3
2.1.2 Tình hình nuôi cá nước ngọt tại các quận huyện ven đô Tp. Hồ Chí Minh 3
2.2 Một Số Đặc Điểm Sinh Học của Cá Rô Phi 4
2.2.1 Nguồn gốc 4
2.2.2 Phân loại 4
2.2.3 Môi trường sống 5
2.2.4 Đặc điểm sống và tập tính dinh dưỡng 5
2.2.5 Tốc độ tăng trưởng 6
2.2.6 Đặc điểm sinh sản 6
2.3 Tình Hình Nuôi Cá Rô Phi 6
2.3.1 Trên thế giới 6
2.3.2 Tại Việt Nam 7
2.4 Thò Trường Cá Rô Phi 7
2.5 Tình Hình Dòch Bệnh ở Cá Rô Phi 8
2.6 Tình Hình Nghiên Cứu Bệnh trên Cá Rô Phi 9
2.6.1 Trên thế giới 9
2.6.2 Tại Việt Nam 9
2.7 Một Số Tác Nhân Vi Khuẩn Gây Bệnh Thường Gặp trên Cá Rô Phi 9
2.7.1 Bệnh do vi khuẩn Streptococcus 9
2.7.2 Bệnh do vi khuẩn Aeromonas 12
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 7 -
2.7.3 Bệnh do vi khuẩn Staphylococcus 12
2.7.4 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas 13
2.7.5 Bệnh do vi khuẩn Columnaris 13
2.8 Một Số Thông Tin về Miễn Dòch Học 14
2.8.1 Khái niệm về đáp ứng miễn dòch 14
2.8.2 Khái niệm về kháng nguyên, kháng thể 15
2.8.3 Phản ứng ngưng kết 15
2.8.4 Vaccine 16
2.9 Vài Nét về Kháng Sinh Dùng trong Điều Trò 20
2.9.1 Phân loại kháng sinh 20
2.9.2 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh 21
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Thời Gian và Đòa Điểm Nghiên Cứu 22
3.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bò 22
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu 22
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 22
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật 24
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 30
IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 31
4.1 Kết Quả Điều Tra Tình Hình Nuôi và Dòch Bệnh trên Cá Rô Phi Đỏ 31
4.1.1 Sơ lược thông tin các hộ điều tra 31
4.1.2 Một số yếu tố về kỹ thuật nuôi 35
4.1.3 Bệnh và những loại thuốc được dùng trong phòng trò 39
4.2 Kết Quả Thu Mẫu và Phân Lập Vi Khuẩn 41
4.2.1 Biểu hiện bệnh tích 41
4.2.2 Kết quả phân lập vi khuẩn 42
4.3 Kết Quả Thí Nghiệm Khảo Sát Ảnh Hưởng của Mật Độ Nuôi lên
Đáp Ứng Miễn Dòch và Tỉ Lệ Cảm Nhiễm Ngược ở Cá 43
4.4 Kết Quả Thí Nghiệm Khảo Sát Đáp Ứng Miễn Dòch Cá 44
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1 Kết Luận 47
5.2 Đề Nghò 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 8 -
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Biểu mẫu điều tra
Phụ lục 2 Thông tin cơ bản về nông hộ nuôi cá rô phi đỏ lồng bè
Phụ lục 3 Thông tin một số yếu tố về kỹ thuật nuôi cá rô phi đỏ lồng bè
Phụ lục 4 Thông tin tình hình dòch bệnh và cách phòng trò bệnh cá rô phi nuôi bè
Phụ lục 5 Thông tin cơ bản về nông hộ nuôi cá rô phi đỏ ao
Phụ lục 6 Thông tin một số yếu tố về kỹ thuật nuôi cá rô phi đỏ ao
Phụ lục 7 Thông tin tình hình dòch bệnh và cách phòng trò bệnh cá rô phi đỏ nuôi ao
Phụ lục 8 Trọng lượng cá ở các lô thí nghiệm
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 9 -
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG NỘI DUNG TRANG
Bảng 2.1 Sản lượng và giá thành của một số nước sản xuất
cá rô phi trên thế giới năm 2000 7
Bảng 2.2 Bảng phân loại kháng sinh 21
Bảng 4.1 Độ tuổi của các chủ hộ 31
Bảng 4.2 Trình độ học vấn của các chủ hộ 32
Bảng 4.3 Thâm niên kinh nghiệm nuôi cá ở các hộ dân 33
Bảng 4.4 Tình hình tham dự các lớp tập huấn khuyến ngư 34
Bảng 4.5 Cỡ cá giống thả nuôi 35
Bảng 4.6 Mật độ thả cá ở các hộ nuôi 36
Bảng 4.7 Loại thức ăn sử dụng cho nuôi cá 38
Bảng 4.8 Biểu hiện bệnh của cá ở cá bè và ao nuôi 39
Bảng 4.9 Thuốc dùng trong điều trò bệnh cá ở các hộ nuôi 40
Bảng 4.10 Thuốc dùng trong phòng bệnh cá ở các hộ nuôi 41
Bảng 4.11 Kết quả theo dõi số cá chết hàng ngày 43
Bảng 4.12 Kết quả phân lập sau khi gây nhiễm với vi khuẩn
Streptococcus sp. 44
Bảng 4.13 Kết quả thử phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính
huyết thanh cá và FKC ở nồng độ 1mg/ml 45
Bảng 4.14 Kết quả gây kích thích miễn dòch ở các nồng độ gây nhiễm
Streptococcus sp. khác nhau 46
Bảng 4.15 Kết quả phân lập sau khi gây nhiễm với vi khuẩn
Streptococcus sp. 46
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 10 -
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ NỘI DUNG TRANG
Đồ thò 4.1 Tỉ lệ độ tuổi của các chủ hộ 31
Đồ thò 4.2 Tỉ lệ trình độ học vấn của các chủ hộ 32
Đồ thò 4.3 Tỉ lệ thâm niên kinh nghiệm nuôi cá ở các hộ dân 34
Đồ thò 4.4 Tình hình tham dự các lớp tập huấn khuyến ngư ở các hộ nuôi 35
Đồ thò 4.5 Tỉ lệ biểu hiện bệnh của cá nuôi 40
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 11 -
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
HÌNH NỘI DUNG TRANG
Hình 2.1 Cá rô phi đỏ (điêu hồng) Oreochromis sp. 5
Hình 2.2 Hình thái vi khuẩn Streptococcus sp. 10
Hình 2.3 Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính 16
Hình 3.1 Bản đồ Quận 9 23
Hình 3.2 Đường cắt giải phẩu xoang cơ thể cá 25
Hình 3.3 Đường cắt giải phẩu sọ não cá 26
Hình 3.4 Kết quả ly tâm xác vi khuẩn Streptococus sp. 27
Hình 3.5 Thao tác lấy máu cá 28
Hình 3.6 Bể bố trí thí nghiệm 29
Hình 4.1 Làng bè Quận 9 – Tp. HCM 37
Hình 4.2 Ao nuôi cá rô phi đỏ kết hợp chăn nuôi gà tại
P. Long Thạnh Mỹ Q.9 37
Hình 4.3 Biểu hiện mắt lồi ở cá rô phi đỏ 42
Hình 4.4 Khuẩn lạc vi khuẩn mọc trên môi trường NA
sau 24 giờ ở nhiệt độ phòng 42
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 12 -
I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã không ngừng phát triển và
ngày càng chiếm vò trí quan trọng trong ngành thủy sản nói riêng và kinh tế đất nước
nói chung, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2002 là 2,023 tỷ USD, năm 2003 là
2,20 tỷ USD và năm 2004 là 2,40 tỷ USD. Trong đó, nghề nuôi thủy sản nước ngọt
mà đặt biệt là đối tượng cá rô phi đã được Bộ Thủy sản xác đònh là một trong những
đối tượng nuôi chủ yếu trong chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn
1999 – 2010.
Nghề nuôi cá rô phi ao, bè được phổ biến nhanh chóng mang nhiều lợi ích
kinh tế. Tuy nhiên do phát triển ao, bè nuôi nhiều trong cùng diện tích cũng như nuôi
với mật độ cao làm cho nghề nuôi bò thiệt hại nhiều do dòch bệnh xảy ra. Tác nhân
gây bệnh quan trọng trên cá rô phi nói chung và rô phi đỏ nói riêng thường là vi
khuẩn, virus hoặc protozoa trong đó đáng chú ý nhất là bệnh do vi khuẩn mà đặc biệt
là Streptococcus sp.
Có rất nhiều báo cáo khoa học đề cập đến bệnh do Streptococcus iniae trên cá
rô phi nuôi công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vi khuẩn này gây rất nhiều
dòch bệnh và tỷ lệ cá chết cao. Gần đây cũng đã có thông tin S. iniae được phân lập từ
cá rô phi nuôi (Oreochromis spp) ở Việt Nam (Tan và Enright, 2003).
Việc đònh danh loài vi khuẩn gây bệnh đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm cũng
như các phương pháp phân tích sinh lý – sinh hóa phức tạp. Do vậy, trong các nghiên
cứu trước đây của Nguyễn Tri Cơ (2004), Võ Văn Tuấn (2005), Nguyễn Thò Ngọc
Bích (2005), Dương Phượng Uyên (2005) chỉ xác đònh được đến loài Streptococcus
sp. khi phân lập liên cầu khuẩn từ cá bệnh. Tuy nhiên, việc tìm hiểu ảnh hưởng của
bệnh do Streptococcus sp. trên cá rô phi nuôi và tiến hành các nghiên cứu nhằm
phòng bệnh hiệu quả là yêu cầu cấp thiết.
Trước nhu cầu thực tiễn đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN
DỊCH CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ ĐỐI VỚI Streptococcus sp.”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
- Điều tra diễn biến tình hình dòch bệnh đối với nghề nuôi cá rô phi đỏ tại Tp.HCM.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 13 -
- Điều tra đánh giá sự hiểu biết của nông dân về việc sử dụng thuốc phòng và trò
bệnh cho cá rô phi đỏ.
- Khảo sát một số đặc điểm tạo đáp ứng miễn dòch của Streptococcus sp. gây bệnh
trên cá rô phi đỏ và đưa ra một số biện pháp phòng trò bệnh hiệu quả.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 14 -
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hiện Trạng Nuôi Trồng Thủy Sản tại Tp. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích mặt nước có khả năng đưa vào nuôi
trồng thủy sản (NTTS) là 31.500 ha, trong đó (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Tp.HCM, 2000):
- Khu vực ao, hồ nước ngọt: 3.000 ha.
- Khu vực ruộng trũng: 21.000 ha.
- Khu vực ao, hồ nước lợ mặn: 3.500 ha.
- Bãi triều: 4.000 ha.
Tình hình NTTS thành phố trong giai đoạn 1990 – 1999 có xu hướng tăng, tuy
nhiên mức độ tăng không nhiều. Các mô hình nuôi có sự chuyển hóa từ hình thức thô
sơ lên hình thức nuôi có đầu tư cao (nuôi lồng bè, nuôi kết hợp V-A-C, mô hình nuôi
cá ruộng lúa,…).
(Báo cáo Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ven đô Tp.HCM, 2002).
2.1.1 Hiện trạng nghề nuôi cá oa1
Làng nuôi cá bè tại Quận 9 tập trung có chiều dài khoảng 1,5km, rộng gần
100m trên sông Tắc (một nhánh sông của sông Đồng Nai) thuộc hai phường Long
Phước và Trường Thạnh. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đỏ (điêu hồng) với tổng
cộng 51 hộ nuôi. Tổng số bè và vèo nuôi là 83 bè và 444 vèo chiếm 10.955m
2
diện
tích mặt nước (Chi cục bảo vệ môi trường - Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp.HCM,
2004).
2.1.2 Tình hình nuôi cá nước ngọt tại các quận huyện ven đô Tp. Hồ Chí Minh
Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt thành phố dao động không nhiều, thường ổn
đònh ở mức 1.000 – 1.200 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá là chiếm chủ yếu.
Huyện Bình Chánh: diện tích nuôi khoảng 714 ha, tập trung ở các xã như Bình
Hưng, Phong Phú, Đa Phước, Tân Kiên, Tân Nhựt. Đối tượng được nuôi chủ
yếu là các loài cá như rô phi (Oreochromis sp.), cá chép (Cyprinus carpio),
mùi (Helostoma temmincki), cá trê (Clarias sp.)… Đây là vùng có tiềm năng
phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt trong tương lai.
Huyện Củ Chi: là huyện có diện tích mặt nước khá lớn, nhưng diện tích nuôi
thủy sản chỉ khoảng 81 ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá như cá mùi
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 15 -
(Helostoma temmincki), cá rô phi (Oreochromis sp.), cá tra (Pagasius
hypophthalmus)…
Huyện Hóc Môn và Quận 12: là nơi phát triển nghề nuôi thủy sản, nhất là sản
xuất cá giống và cá cảnh. Diện tích nuôi khoảng 25 ha, tập trung ở phường
Thạnh Lộc, Tân Thới Hiệp, An Phú Đông. Các loài được nuôi chủ yếu là cá
tai tượng (Osphronemus goramy), cá rô phi (Oreochromis sp.), cá chép
(Cyprinus carpio)…đặc biệt hiện nay loài cá rô phi đỏ (điêu hồng) được nuôi.
Quận Thủ Đức và Quận 9: với diện tích nuôi khoảng 69 ha, tập trung ở các
phường Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Phú Hữu,… Các loài cá được nuôi
chủ yếu là tai tượng, rô phi đỏ, trê lai,…
(Báo cáo Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ven đô Tp.HCM, 2002).
2.2 Một Số Đặc Điểm Sinh Học của Cá Rô Phi
2.2.1 Nguồn gốc
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi. Năm 1924, cá rô phi được nuôi đầu tiên ở
Kenya và sau đó nuôi rộng rãi nhiều nước ở Châu Phi và trên thế giới, nhiều nhất là
những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chỉ vài chục năm gần đây, việc nuôi cá rô phi
mới thực sự phát triển mạnh và trở thành một ngành nuôi có qui mô công nghiệp, cho
sản lượng thương phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Rô phi đen (Oreochromis mossambicus) là loài cá rô phi đầu tiên được nhập
vào nước ta vào năm 1951. Kế đến là cá rô phi vằn (O. niloticus) được nhập từ Đài
Loan vào năm 1973, sau đó cá rô phi được cải thiện chất lượng về di truyền (dòng
GIFT) đã được giới thiệu vào Việt Nam vào năm 1994 từ Thái Lan. Cá rô phi đỏ
được nhập vào nước ta đầu tiên từ AIT (Thái Lan) vào năm 1991, là con lai giữa O.
niloticus x O. mossambicus (Phạm Thò Kiều Oanh, 2005).
2.2.2 Phân loại
Lớp : Osteichthyes
Lớp phụ : Actynopterigii
Bộ : Perciformes
Bộ phụ : Perciidae
Họ : Cichlidae
Giống : Tilapia, Sarotherodon, Oreochromis.
Loài : Tilapia sp., Sarotherodon sp., Oreochromis sp.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 16 -
Có khoảng 80 loài cá rô phi thuộc ba giống Tilapia, Sarotherodon,
Oreochromis nhưng trong đó có khoảng 8 – 9 loài là có ý nghóa quan trọng trong nuôi
trồng thủy sản. Tất cả chúng đều có tên tiếng Anh chung là Tilapia.
Hình 2.1 Cá rô phi đỏ (điêu hồng) Oreochromis sp.
2.2.3 Môi trường sống
Các loài cá rô phi phát triển bình thường ở nhiệt độ 20 - 31
0
C, tối hảo là 29
- 31
0
C, ngưỡng nhiệt độ thấp gây chết cá là 10 - 11
0
C, chết nóng ở 42
0
C. Rô phi là
loài rộng muối, cá sống được ở cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn với độ muối
lên đến 32‰ và trong môi trường có oxy hòa tan thấp khoảng 0,1 mg/l. Cá rô phi có
thể chòu đựng một giới hạn rộng của pH, từ 4 - 11, thích hợp nhất từ 6,5 - 8,5.
2.2.4 Đặc điểm sống và tập tính dinh dưỡng
Trứng cá rô phi ở nhiệt độ 28
0
C sau 4 ngày thì nở, 4 - 6 ngày sau tiêu hết noãn
hoàng chuyển thành cá bột. Cá bột đầu tiên ăn phù du động vật như Moina, Daphnia,
Cyclops và tảo (Nguyễn Văn Tư, 2003).
Cá 20 ngày tuổi trở lên chọn thức ăn như cá trưởng thành. Cá trưởng thành ăn
thực vật hoặc ăn tạp mà thành phần thức ăn gồm thực vật thủy sinh và mùn bã hữu
cơ. Ngoài ra, cá rô phi cũng có khả năng thích ứng với thức ăn tổng hợp (Balarin và
Haller, 1982; trích bởi Trần Ái Quốc, 1996).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 17 -
2.2.5 Tốc độ tăng trưởng
Cá rô phi có tốc độ tăng trưởng tùy theo loài, các loài khác nhau thì sinh
trưởng và phát triển khác nhau. Sự tăng trưởng còn phụ thuộc vào các yếu tố như
nhiệt độ nước, giới tính, thức ăn và mật độ nuôi.
Thông thường thì cá cái tăng trưởng chậm và có kích thước nhỏ hơn cá đực do
chúng không ăn trong một vài tuần ở vào thời điểm sinh trứng và hầu hết năng lượng
của chúng dùng để phát triển trứng. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, môi trường
như nhau, cỡ cá thả ban đầu là 12,6 g/con, sau 36 ngày nuôi, trọng lượng trung bình
của con đực là 61,4 g/con và con cái là 43,6 g/con (Liu Jiazhao, 1991; trích bởi Trần
Thò Minh Tâm, 2004).
2.2.6 Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi đẻ quanh năm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Cá có khả năng
cho ra 10-12 lứa trứng hàng năm tùy loài, mỗi lứa đẻ từ 300 đến 3.500 trứng. Tuổi
thành thục rất sớm từ 3 đến 4 tháng tuổi, thời gian tái thành thục khoảng 1 đến 2
tháng (Nguyễn Văn Tư, 2003). Sự hình thành và phát triển tuyến sinh dục của cá rô
phi chòu sự tác động của nhiều yếu tố như tuổi cá, kích cỡ cá, chế độ dinh dưỡng,
nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn,…
Do có sức sinh sản rất lớn nên việc nuôi cá rô phi thương phẩm ít nhiều gặp
trở ngại, làm mật độ nuôi dày đặc trong thời gian ngắn, dẫn đến thiếu thức ăn, thiếu
oxy nên cá tăng trưởng chậm, kích thước nhỏ,…
2.3 Tình Hình Nuôi Cá Rô Phi
2.3.1 Trên thế giới
Hiện nay cá rô phi được nuôi ở trên 100 quốc gia. Sản lượng cá rô phi đã tăng
rất nhanh trong những năm qua: năm 1986 đạt 253 nghìn tấn, năm 1990 đạt 410
nghìn tấn, năm 1995 đạt 659 nghìn tấn, đến năm 2001 đạt trên 787 nghìn tấn. Theo
FAO, năm 2001 Châu Á là nơi nuôi nhiều cá rô phi nhất trên thế giới, cung ứng 62%
sản lượng thế giới. Dẫn đầu là Trung Quốc với sản lượng đạt 526 nghìn tấn, tiếp theo
là Thái Lan với 102 nghìn tấn, Philippines khoảng 70 nghìn tấn, Indonesia khoảng 70
nghìn tấn,... (Nguyễn Văn Tư, 2003). Ngoài ra, nghề nuôi cá rô phi đang được phát
triển nhanh ở các nước Tây bán cầu như Mỹ, Equador, Colombia, Brazil, Cuba,…
(Trần Thò Minh Tâm, 2004). Điển hình, do dòch bệnh đốm trắng trên tôm, Equador đã
chuyển từ nuôi tôm sang nuôi cá rô phi để nâng sản lượng từ 18 tấn năm 1990 lên
15.000 tấn năm 2000 (Báo khoa học phổ thông, 12/9/2002).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 18 -
Các loài rô phi được nuôi phổ biến trên thế giới hiện nay là rô phi vằn
(Oreochromis niloticus) đạt 739 nghìn tấn vào năm 2001, rô phi đen (O.
mossambicus) đạt trên 48 nghìn tấn (Nguyễn Văn Tư, 2003) và đặc biệt cá rô phi
xanh (O. aureus) là loài được nuôi nhiều nhất ở châu Á chiếm 70% tổng số cá rô phi
nuôi trong vùng (Dey & Eknath, 1997; trích bởi Trần Thò Minh Tâm, 2004).
Bảng 2.1 Sản lượng và giá thành của một số nước sản xuất cá rô phi trên thế giới năm
2000 (Kevin Fitzsimmons, 2002)
Quốc gia Sản lượng (tấn/năm) Giá thành (USD/kg)
Trung Quốc 150.000 1,0
Mexico 102.000 1,3
Philippine 95.000 1,1
Đài Loan 90.000 1,5
Indonesia 50.000 1,2
Thái Lan 40.000 1,3
Brazil 45.000 1,1
Cuba 39.000 1,1
Colombia 23.000 1,3
Equador 15.000 1,1
Costa Rica 10.000 1,2
2.3.2 Tại Việt Nam
Cá rô phi được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1951) nhưng do nuôi không
năng suất vì sức sinh sản và sự lai tạo không kiểm soát của loài rô phi vằn với rô phi
đen làm cho nghề nuôi cá rô phi trở nên khó khăn. Đến năm 1994, nhờ tiếp nhận một
số dòng cá rô phi vằn có phẩm chất tốt và áp dụng nhiều công nghệ tiến bộ đã làm
thức tỉnh nghề nuôi cá rô phi ở nước ta. Hiện nay cá rô phi đang là đối tượng được
chú trọng phát triển trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt với diện tích và sản lượng
ngày càng gia tăng. Diện tích nuôi cá rô phi ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào
khoảng 13 – 15 ngàn ha, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng 5.000 – 7.000 tấn
tiêu thụ trong nội đòa. Dự đònh đến năm 2010 sản lượng cá rô phi sẽ tăng lên đến
120.000 – 150.000 tấn trong đó 50% cho xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ là 100
– 120 triệu USD (Asia Pulse, 23/9/2002; The Saigon Times Magazine, 5/9/2003;
trích bởi Trần Thò Minh Tâm, 2003).
2.4 Thò Trường Cá Rô Phi
Trước đây cá rô phi chỉ tiêu thụ nội đòa. Từ khoảng thập niên 90 ngoại thương
cá rô phi tăng nhanh. Năm 2001 thò trường nhập khẩu cá rô phi trên thế giới là 56.337
tấn với giá trò 127.796.540 USD (Nguyễn Văn Tư, 2003).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 19 -
Thò trường cá rô phi trên thế giới rất lớn, dưới dạng còn sống, nguyên con tươi,
đông lạnh hoặc xong khói. Buôn bán chủ yếu giữa các nước Trung Mỹ (Costa Rica,
Equador và Colombia) với Mỹ, giữa các nước Châu Á (Đài Loan, Indonesia, Thái
Lan,…) với Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra còn giữa Jamaica và Anh. Đài Loan xuất khẩu
cá rô phi phi lê cao cấp sang Nhật làm món sashimi và xuất sang Mỹ phi lê đông
lạnh.
Những nước nhập khẩu cá rô phi với số lượng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh,
Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Cô Oét,… Trong đó, Mỹ là
thò trường cá rô phi lớn nhất thế giới (chiếm 88%), kế tiếp là Nhật và Châu Âu. Sản
lượng cá rô phi nhập vào Mỹ gia tăng nhanh chóng, thông qua các năm như năm
1999 nhập 37.574 tấn, năm 2000 nhập 40.469 tấn, năm 2001 nhập 37.736 tấn và năm
2002 nhập 46.472 tấn. Dẫn đầu về xuất khẩu cá rô phi vào Mỹ là Đài Loan và Trung
Quốc với giá trò đạt khoảng 34,5 và 19,91 triệu USD vào năm 2001 (Nguyễn Văn Tư,
2003).
2.5 Tình Hình Dòch Bệnh ở Cá Rô Phi
Tuy có sức đề kháng cao hơn các loài cá nuôi khác, nhưng khi nuôi thâm canh
cá rô phi không thể tránh khỏi bệnh tật. Bệnh cá rô phi bao gồm bệnh do virus, vi
khuẩn, nấm và kí sinh trùng. Bệnh trên cá rô phi xảy ra khắp nơi, trong đó một số đã
phát triển thành những trận dòch. Đài Loan là nước đã từng hứng chòu rất nhiều dòch
bệnh trên cá rô phi nuôi. Chien (1991; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004) đã mô tả bệnh
trong một hệ thống nuôi cá rô phi vằn do Saprolegnia sp. gây ra. Trận dòch năm 1992
đã làm chết rất nhiều cá rô phi trong ao nuôi mà không xác đònh được nguyên nhân,
bệnh bắt đầu xảy ra trong những ao nuôi nước ngọt ở miền Đông và Nam Đài Loan
sau đó lan rộng ra các đảo trong khu vực ở cả ao nước lợ và mặn (Huang và ctv.,
1998; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Tại Philppines, Cichlidogyrus sclerosus đã từng gây hư hại mang cá rất nặng
(Kabata, 1984). Bệnh cũng đã xảy ra tại một nơi khác ở Philippines do Aeromonas
hydrophila (Yambot, 1997). Tại Israel, một tác nhân gây bệnh rất giống với nấm
Brachiomyces đã làm chết 85% cá rô phi đỏ và cá rô phi lai. Từ năm 1992 đã xảy ra
liên tiếp những trận dòch trên cá rô phi lai ở Texas, Mỹ do Streptocoocus iniae và gây
chết rất nhiều cá nuôi (Perera và ctv., 1994; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Vào khoảng cuối năm 1996 đầu năm 1997, tại một đầm nuôi cá rô phi nước lợ
ở Hưng Yên tỉnh Quảng Ninh-Việt Nam đã xảy ra trận dòch do đóa Piscicola sp. gây
ra và làm chết khoảng 20 - 25 tấn cá (Bùi Quang Tề, 2001).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 20 -
2.6 Tình Hình Nghiên Cứu Bệnh trên Cá Rô Phi
2.6.1 Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh trên cá rô
phi do các tác nhân vi khuẩn như: Miyazaki và ctv. (1984) nghiên cứu mô học cá bò
nhiễm Pseudomonas fluorescens và Streptococcus sp., Chang và Plumb (1996) nghiên
cứu mô học cá rô phi vằn nhiễm Streptococcus sp. và ảnh hưởng của độ mặn lên quá
trình nhiễm Streptococcus sp. của cá rô phi vằn, Bunch và Bejerano (1997) nghiên
cứu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường lên sự nhạy cảm của cá rô phi lai đối với
bệnh do Streptococcus sp., Huang và ctv. (1996) nghiên cứu dòch tể học và khả năng
sinh bệnh của Staphylococcus epidermidis trên cá rô phi nuôi ở Đài Loan và các tác
giả này kết luận rằng S. epidermidis là một tác nhân gây bệnh ở cá rô phi,... (trích bởi
Nguyễn Tri Cơ, 2004).
2.6.2 Tại Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam thì các công trình nghiên cứu về bệnh cá rô phi chưa
nhiều, chỉ có vài công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào kí sinh trùng và hầu
như chưa có hoặc có rất ít công trình có tầm cở nghiên cứu về tác nhân virus hay vi
khuẩn gây bệnh trên cá rô phi. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam như nghiên
cứu về kí sinh trùng trên một số dòng cá rô phi vằn ở Bắc Ninh và Quảng Ninh (Bùi
Quang Tề và ctv., 1999). Kí sinh trùng ở những giai đoạn khác nhau trên ba dòng cá
rô phi nuôi (O. niloticus) như dòng Thái, dòng Việt và dòng GIFT tại miền Bắc Việt
Nam (Bùi Quang Tề và Đặng Thò Lụa, 1999, trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
2.7 Một Số Tác Nhân Vi Khuẩn Gây Bệnh Thường Gặp trên Cá Rô Phi
2.7.1 Bệnh do vi khuẩn Streptococcus
Streptococcus iniae lần đầu tiên được phân lập từ ổ viêm mủ dưới da của cá
heo nước ngọt sông Amazon (Inia geoffrensis) nuôi tại San Francisco, Hoa Kỳ vào
năm 1976 (Pier và Madin, 1976). Từ đó đến nay, vi khuẩn này được báo cáo gây rất
nhiều dòch bệnh với tỷ lệ cá chết cao và thiệt hại kinh tế cho công nghiệp nuôi cá
nước ngọt lẫn biển tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản (Kitao và ctv.,
1981), Do Thái (Eldar và ctv., 1995), Hoa kỳ (Perea và ctv., 1998), Úc (Bromage và
ctv., 1999), Bahrain (Yuasa và ctv., 1999, trích bởi Nguyễn Hữu Thònh, 2004). Gần
đây nhất đã có thông tin S. iniae được phân lập từ cá rô phi nuôi (Oreochromis spp) ở
Việt Nam (Tan và Enright, 2003).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 21 -
2.7.1.1 Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa
S. iniae có hình dạng cầu, có thể đứng riêng lẻ, thành cặp hay tạo thành chuỗi
dài. Vi khuẩn bắt màu gram dương.
Vi khuẩn phát triển tốt trên các môi trường thạch Tryptic Soy, Brain Heart
Infusion, Muller-Hilton và thạch máu cừu. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 25-28
o
C. Sau
48h giờ nuôi cấy, vi khuẩn tạo khuẩn lạc nhỏ (0,5-0,7mm) màu trắng đục. Một số
chủng vi khuẩn tạo khuẩn lạc trong suốt có tính nhầy sau 24h giờ nuôi cấy. Trên môi
trường thạch máu, khuẩn lạc tạo vòng dung huyết beta nhỏ, trong suốt, rìa không rõ.
Vi khuẩn không phát triển ở điều kiện pH 9,6, NaCl 6,5%, nhiệt độ 10 và 45
o
C
(Nguyen và Kanai, 1999).
Hình 2.2 Hình thái vi khuẩn Streptococcus sp.
S. iniae thủy phân esculin và tinh bột, không thủy phân gelatin. Vi khuẩn lên
men đường glucose, maltose, mannitol, sucrose, không lên men arabinose, lactose,
raffinose và xylose. Về các đặc điểm sinh hóa khác, S. iniae cho phản ứng catalase
oxidase, VP, indol và H
2
S âm tính, MR và DNase dương tính (Nguyen and Kanai,
1999, trích bởi Nguyễn Hữu Thònh, 2004).
2.7.1.2 Triệu chứng và bệnh tích
Bệnh thường xảy ra với tỷ lệ cá chết rất cao vào các tháng cuối mùa hè và
đầu thu. Đây là khoảng thời gian nhiệt độ nước cao nhất trong năm. Tại các thời điểm
khác trong năm cá chết rải rác, ngoại trừ những tháng mùa đông lúc nhiệt độ nước
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 22 -
xuống thấp nhất ở các nước ôn đới không thấy bệnh xuất hiện. Về độ tuổi cá thường
có bệnh, hầu hết báo cáo đề cập bệnh xảy ra trong giai đoạn nuôi thương phẩm.
Cá bệnh có triệu chứng chung khá điển hình trên nhiều loài. Cá bơi lờ đờ hay
mất đònh hướng gần mặt nước. Bên ngoài, cá bò trướng bụng do tích tụ dòch viêm
xoang bụng, xuất huyết điểm, đốm vùng da quanh miệng và hậu môn, xuất huyết
nặng ở vây lưng và ngực, xuất huyết, viêm có mủ, lồi một hoặc cả hai mắt. Bên
trong, gan, lách, thận nhạt màu và sưng to.
Perera và ctv. (1998) nghiên cứu có hệ thống bệnh tích vi thể của cá rô phi lai
(O. nilotica O. aurea) nhiễm S. iniae. Kết quả cho thấy sự xâm nhập của vi khuẩn
vào tế bào ở mắt, màng não gây viêm hạt màng não. Các ổ viêm với rất nhiều vi
khuẩn trong nhu mô thận là bệnh tích thường quan sát được. Vi khuẩn phát triển
quanh mao tónh mạch và tạo bệnh tích viêm hạt ở nhu mô gan. Nhu mô lách nhiễm
khuẩn rất nặng. Một số trường hợp có thể quan sát được viêm bao tim và cơ tim.
Trong máu, vi khuẩn phát triển tự do trong huyết tương hoặc bò thực bào bởi đại thực
bào.
2.7.1.3 Huyết thanh học
Pier và ctv. (1978, trích bởi Nguyễn Hữu Thònh, 2004) điều chế kháng huyết
thanh thỏ kháng S. iniae. Kháng huyết thanh thỏ này không cho phản ứng ngưng kết
với bất kỳ loài vi khuẩn thuộc giống Streptococcus nào khác.
Các chủng S. inae phân lập tại Nhật Bản có thể tạo hai dạng khuẩn lạc khác
nhau sau 24h ủ trên các môi trường thạch thích hợp. Một dạng khuẩn lạc có tính
nhầy, trong và một dạng không nhầy, đục. Khuẩn lạc nhầy có thể chuyển dần thành
khuẩn lạc không nhầy khi kéo dài thời gian ủ nhưng không xảy ra trường hợp ngược
lại. Kháng huyết thanh thỏ điều chế từ tế bào vi khuẩn của khuẩn lạc nhầy sẽ cho
phản ứng ngưng kết với cả hai khuẩn lạc nhầy và không nhầy. Kháng huyết thanh thỏ
điều chế từ tế bào vi khuẩn của khuẩn lạc không nhầy sẽ chỉ cho phản ứng ngưng kết
với dạng khuẩn lạc đó. Vi khuẩn tạo khuẩn lạc nhầy có độc lực mạnh hơn vi khuẩn
tạo khuẩn lạc không nhầy.
2.7.1.4 Đường lây nhiễm
Cá có thể được gây nhiễm bằng cách tiêm, ngâm, cho ăn thụ động bằng thức
ăn chứa vi khuẩn (Nguyen và ctv., 2000), nuôi chung cá khỏe và cá bệnh (Perera và
ctv., 1997) hay bằng cách khá đặc biệt qua niêm mạc mũi (Evans và ctv., 2000).
Zlotkin và ctv (1998, trích bởi Nguyễn Hữu Thònh, 2004) báo cáo khả năng lây
truyền S. iniae từ cá mang khuẩn trong tự nhiên vào cá nuôi.
2.7.1.5 Phòng trò bệnh
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 23 -
Phòng bệnh
Các biện pháp như giảm mật độ nuôi, tránh cho ăn dư thừa, vệ sinh bể nuôi
cần được thực hiện thường xuyên. Tránh đến mức tối đa chuyển đàn, chia đàn, phân
cỡ cá trong thời gian dòch bệnh thường xảy ra.
Trò bệnh
Kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng hay diệt khuẩn gram dương với tác dụng toàn
thân có hiệu quả điều trò tốt. Erythromycin và một số kháng sinh khác như
doxycycline, kitasamycin, alkyl-trimethyl-ammonium-calcium-oxytetracycline,
josamycin, oleandomycin và lincomycin cũng thường được sử dụng trò bệnh do liên
cầu khuẩn ở Nhật Bản (Kitao và Aoki, 1979, trích bởi Nguyễn Hữu Thònh, 2004).
2.7.2 Bệnh do vi khuẩn Aeromonas
Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu
ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát triển nhiều vào mùa mưa (Bùi Quang Tề, 1998).
Tác nhân gây bệnh: Aeromonas hydrophila. Đây là loại trực khuẩn Gram âm,
hình que, hai đầu tròn có một tiêm mao, kích thước 0,5 x 1,0-1,5µm. Vi khuẩn này có
thể gây nhiễm cá rô phi từ cá giống tới cá trưởng thành (Yambot, 1997; trích bởi
Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Dấu hiệu bệnh lý: cá bỏ ăn, lờ đờ, bơi gần mặt nước, da xuất huyết, lỡ loét,
mất vẩy, mắt lồi, thối rửa đuôi và vây (Yambot, 1997; trích bởi Võ Văn Tuấn, 2005),
hậu môn biến đỏ, mang và nội tạng xuất huyết, dòch xoang bụng có máu, lách và gan
sưng phồng.
Phòng trò bệnh: tắm cá bằng NaCl 1 - 3% lúc đánh bắt, KMnO
4
2 - 4 ppm để
rửa vết thương bên ngoài (Woo và ctv., 2002; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004). Trò
bệnh bằng cách cho cá ăn thức ăn có trộn 2 - 4 g Oxytetracycline/kg thức ăn hoặc 50
- 100 mg Oxytetracycline/kg cá trong vòng 14 ngày (Plumb, 1994; trích bởi Võ Văn
Tuấn, 2005).
2.7.3 Bệnh do vi khuẩn Staphylococcus
Tác nhân gây bệnh: Staphylococcus epidermidis. Đây là tụ cầu khuẩn Gram
dương, chỉ gây bệnh trên cá rô phi, không gây bệnh với các loài cá được nuôi ghép
với cá rô phi (Huang và ctv., 1998; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 24 -
Dấu hiệu bệnh lý: đa số cá bệnh không có dấu hiệu bên ngoài rõ ràng, vài
trường hợp thấy mắt lồi, những thương tổn ở da và vây, bụng căng chứa nhiều dòch,
cá sắp chết lờ đờ và bơi lội quay vòng trên mặt nước hoặc đáy ao, lách sưng to, thận
trước và lách xuất hiện những khối u trắng hay vàng. Ngoài ra cá nhiễm nặng còn
thấy những vết thương hình tròn ở gan, thận giữa, tuyến sinh dục, dạ dày và ruột,
không có thương tổn ở tim và não. Nhiều trường hợp thấy có những khối u ở mang
(Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Phòng trò bệnh: áp dụng biện pháp phòng chung. Theo Huang và ctv. (1998;
trích bởi Võ Văn Tuấn, 2005) thì có thể sử dụng các loại kháng sinh như Ampicilline
(10 mg), Bacitracine (10 mg), Cephalosporine (30 mg), Erythromycine (15 mg),
Gentamycine (10 mg), Kanamycine (30 mg), Lincomycine (2 mg), Oxytetracycline
(30 mg), Streptomycine (10 mg) cho 1 kg thể trọng trong điều trò bệnh nhiễm khuẩn
trên cá.
2.7.4 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas
Tác nhân gây bệnh: Pseudomonas fluorescens, đây là một loại vi khuẩn Gram
âm, hình que với 1 – 3 tiêm mao. P. fluorescens là một tác nhân cơ hội thường xuyên
có mặt trong môi trường nước. Loài này có thể tồn tại trong môi trường nước ngọt tới
150 ngày (Duremdes và Lio-Po, 1984; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Dấu hiệu bệnh lý: giống với cá bò nhiễm Aeromonas sp. với các triệu chứng
như mắt lồi, lỡ loét. Quan sát mô học thấy những chổ hoại tử tập trung và những u hạt
trong mắt, mang, gan, bóng hơi, thận, lách (Miyashitavà ctv., 1984; trích bởi Nguyễn
Tri Cơ, 2004).
Phòng trò: tránh gây stress cá do một số yếu tố như hàm lượng oxy hoà tan
thấp, mật độ cá thả cao, dinh dưỡng kém và những yếu tố khác gây thương tổn cá.
Tắm cá trong giai đoạn đầu của bệnh bằng Benzalkonium Chloride 1-2 ppm trong 1
giờ, Furanace 0,5 - 1 ppm trong 5 - 10 phút hoặc Malachite Green 1 - 5 ppm trong 1
giờ (Austin, 1987; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
2.7.5 Bệnh do vi khuẩn Columnaris
Tác nhân gây bệnh: Flavobacterium columnaris, vi khuẩn hình que, không
tiêm mao, Gram âm. Phần lớn F. columnaris gây nhiễm kết hợp với các tác nhân vi
khuẩn khác ở trên cá như Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila, Henneguya
spp, Ichthyobodo spp. (Hawke và Thune, 1992; Duarte và ctv., 1993; Plumb, 1994;
trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Dấu hiệu bệnh lý: những mao quản ở mang, da và cơ bò xung huyết và thoái
hóa (Plumb, 1994; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- 25 -
Phòng trò: phòng bằng cách duy trì điều kiện môi trường nuôi tốt, đánh bắt cá
hợp lý, quản lý sức khỏe cá tốt (Plumb, 1994; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004). Cho
KMnO
4
5ppm xuống ao kết hợp với việc cho cá bệnh ăn thức ăn có chứa
Oxytetracycline với liều lượng 50mg thuốc/kg cá/ngày trong vòng 10 ngày.
2.8 Một Số Thông Tin về Miễn Dòch Học
2.8.1 Khái niệm về đáp ứng miễn dòch
Miễn dòch là khả năng đề kháng của sinh vật chống lại một sinh vật khác và
các chất mang trên bản thân chúng những dấu hiệu thông tin di truyền ngoại lai. Tính
miễn dòch được hình thành trong quá trình tiến hoá của sinh vật (R.V.Petrov, 1978).
Hệ thống miễn dòch trong cơ thể sinh vật được chia thành 2 nhóm là miễn dòch
tự nhiên (miễn dòch không đặc hiệu) và miễn dòch thu được (miễn dòch đặc hiệu).
a. Miễn dòch tự nhiên (miễn dòch không đặc hiệu)
Miễn dòch tự nhiên được quy đònh bởi đặc tính của giống, loài sinh vật. Loại
miễn dòch này đã có sẵn khi cơ thể được sinh ra và nó được di truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Những yếu tố cấu thành miễn dòch tự nhiên gồm: các yếu tố cơ học ở biểu mô,
surfactans, lactoferrin, lysozyme, tallow, acid được tiết ra trong dạ dày, transferrin,
bổ thể, C. reactive protein, interferon, các tế bào thực bào,….
b. Miễn dòch thu được (miễn dòch đặc hiệu)
Miễn dòch thu được hay còn gọi là miễn dòch đặc hiệu là loại miễn dòch mà cơ
thể tiếp thu được trong quá trình sống. Miễn dòch thu được chia ra làm 2 loại là miễn
dòch chủ động và miễn dòch thụ động.
- Miễn dòch chủ động:
Là loại miễn dòch mà tự bản thân cơ thể sinh vật tạo ra khi tiếp xúc với kháng
nguyên. Nếu miễn dòch chủ động mà trong đó có sự tham gia của con người như
trường hợp chủng ngừa vaccine để phòng bệnh, được gọi là miễn dòch chủ động nhân
tạo. Miễn dòch chủ động do cơ thể tiếp thu tự nhiên trong môi trường sống được gọi là
miễn dòch chủ động tự nhiên. Trường hợp này xảy ra khi sinh vật qua khỏi sau đợt
dòch bệnh, có khả năng không mắc lại bệnh đó khi bò tái nhiễm.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.