Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Biến đổi hình thái và chức năng thận sau phẫu thuật lấy sỏi niệu quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.61 KB, 5 trang )

c năng thận. Sau phẫu thuật lấy sỏi 
làm giảm bế tắc đường tiểu, giảm áp lực đài bể 
thận, giảm áp lực bao Bowman, tăng áp lực lọc 
cầu  thận  giúp  hồi  phục  hình  thể  và  chức  năng 
thận. Tuy nhiên sự hồi phục này còn phụ thuộc 
vào  mức  độ  tổn  thương  thận  trước  khi  giải 
phóng bế tắc, vào thời gian bế tắc, vào vị trí sỏi. 

Mối liên quan giữa xạ hình thận và siêu âm 
Có  mối  liên  quan  giữa  ĐLCT  và  mức  độ  ứ 
nước trên siêu âm. ĐLCT giảm rõ ở nhóm thận 
ứ  nước  độ  3  và  sự  hồi  phục  sau  mổ  cũng  thấp 
hơn nhóm ứ nước độ 1, độ 2. Vì vậy sỏi NQ cần 
phải được điều trị sớm. 
Đánh giá chức năng bài xuất của thận bệnh 
lí trên xạ hình và UIV. 
Lưu thông thuốc từ thận xuống BQ trên UIV 
và xạ hình có cải thiện rõ sau mổ (p< 0,01). Tuy 
nhiên 6 BN (8,57%) còn tắc nghẽn sau mổ (trên 
UIV) và 8 BN (11,43%) trên xạ hình là những BN 
đến muộn, thận giãn to trước mổ nên khả năng 
hồi phục chậm, không đủ lực co bóp để bài tiết 
nước tiểu xuống bàng quang (tắc nghẽn cơ năng 
do  thận  giãn).  Cũng  có  thể  do  viêm  hẹp  niệu 
quản (tắc nghẽn cơ học). Để phân biệt 2 loại bế 
tắc  này  cần  làm  xạ  hình  có  tiêm  thuốc  lợi  tiểu, 
nếu sau tiêm T½ < 20 phút là tắc nghẽn cơ năng. 
Đánh giá chức năng thận bằng độ thanh lọc 
creatinin  huyết  tương  không  phản  ảnh  được 
chức  năng  của  từng  thận  riêng  biệt.  Niệu  đồ 
đường  tĩnh  mạch  (UIV)  có  thể  đánh  giá  chức 


năng từng thận nhưng chỉ mang tính định tính 
và  đôi  khi  không  chính  xác  như  trong  trường 
hợp thận có hình ảnh mất phân tiết nhưng thực 
sự vẫn còn chức năng. 
Xạ  hình  thận  tuy  không  cho  hình  ảnh  để 
chẩn đoán sỏi NQ đẹp và rõ nét như UIV nhưng 
cho  đến  nay  với  máy  Spect  đo  độ  lọc  cầu  thận 
ngoài cơ thể là phương pháp duy nhất thích hợp 
để đánh giá chức năng lọc của từng thận(8,10) với 
độ  chính  xác  cao,  an  toàn  (liều  99mTC‐DTPA 
5mci‐10mci  thì  ảnh  hưởng  của  phóng  xạ  chỉ 
tương  đương  1  lần  chụp  X  quang  bụng  không 
chuẩn bị). Do đó, xạ hình thận có thể được thực 

215


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

hiện nhiều lần để đánh giá chức năng thận nhất 
là  sau  ghép  thận.  Ngoài  ra,  xạ  hình  thận  còn 
đánh  giá  mức  độ  tắc  nghẽn  đường  tiểu  do  sỏi 
hoặc các nguyên nhân khác gây hẹp niệu quản. 

Xạ  hình  thận:  Tăng  mức  lọc  cầu  thận  trung 
bình  từ  31,05  ±  12,26  ml/phút  lên  39,87  ±  10,81 
ml/phút sau điều trị SNQ. 


KẾT LUẬN 

1.

Nghiên  cứu  về  biến  đổi  hình  thái  và  chức 
năng thận ở 70 BN sỏi niệu quản trước và sau 
điều trị phẫu thuật tại BV 175 từ tháng 12/2010 
đến tháng 12/2012 chúng tôi nhận thấy: 
Về ý nghĩa chẩn đoán sỏi niệu  quản:  chẩn 
đoán  SNQ  cũng  như  tiên  lượng  sự  hồi  phục 
hình thể, chức năng thận sau điều trị, việc kết 
hợp  siêu  âm,  chụp  hệ  niệu  không  chuẩn  bị, 
chụp hệ niệu tĩnh mạch và xạ hình thận có vai 
trò quan trọng. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

2.

3.

4.

5.

Về  biến  đổi  hình  thể  và  chức  năng  thận 
trước và sau 3 tháng điều trị SNQ:  

6.


Siêu  âm  hệ  niệu:  Mức  độ  ứ  nước  của  thận 
được  cải  thiện  rõ  sau  3  tháng  điều  trị:  91,43% 
(thận ứ nước độ 1, 2, 3) giảm xuống còn 34,29 % 
sau điều trị. 

7.

Chụp hệ niệu tĩnh mạch: Giảm tỉ lệ giãn đài 
bể thận trước và sau điều trị phẫu thuật SNQ từ 
62,86% xuống còn 22,85%. Chức năng thận cũng 
được cải thiện, tỉ lệ thận không tiết thuốc trước 
điều trị 31,42% sau điều trị giảm còn 8, 57%. 

10.

8.
9.

Alken  C.E,  Sokelands  (1984),  Ectasie  de  la1rbre  urinaire  et 
hydronephrose,  Abreged  urologie,  tranduitparf.  et  R.H.palge 
d Authisue, Masson, pp. 34‐39.  
Cao  Xuân  Thành,  Hoàng  Văn  Tùng,  Lê  Đình  Khánh  (2010), 
Nghiên cứu sự thay đổi hình thái và chức năng thận sau phẫu 
thuật sỏi niệu quản, Tạp chí y học Việt Nam, Tháng 11, số 2/ 
2010, tr. 432‐439. 
Đào  Tiến  Mạnh  (2009),  Đánh  giá  chức  năng  thận  ở  những 
bệnh  nhân  bị  bệnh  thận  mãn  tính  bằng  xạ  hình  với  Tc  99m‐
DTPA, Tạp chí y học quân sự, số CĐ 4/2009, tr. 23‐29. 
Dubobsky  E.V,  Russell  C.D.  (1998),  Advences  in  radionucleic 
evalution of urinary tract obstruction, Abdominal Imaging, 23, 

pp. 17‐26. 
Goldfarb  CR,  Srivastava  NC,  Grostas  AB,  Ongseng  F,  HM. 
Nagle  (2006),  Radionuclide  Imaging  in  Urology,  Urol  Clin  N 
Am 33, pp. 319‐328. 
Meckler.v,  Casparyw,  Hennerman  K‐H,  et  al  (1989),  Siêu  âm 
và hệ tiết niệu, Siêu âm chẩn đoán, Bản dịch của hội siêu âm 
TP HCM, tr. 64‐75. 
Ngô Gia Hy (1980), Sỏi niệu quản, Niệu học tập I, NXB Y học, 
TP Hồ Chí Minh, tr. 110‐126. 
Nguyễn Tuấn Vinh, Vũ Lê Chuyên (2002), “Hình ảnh học của 
phóng xạ hạt nhân”, Niệu học lâm sàng, NXB Y học, tr. 13‐31. 
Trần Quán Anh (2003), “Thăm khám điện quang và siêu âm”, 
Bệnh học tiết niệu, NXB Y học, tr. 95‐122.  
Văn Thành Trung (2007), Vai trò của xạ hình thận trong đánh giá 
sự hồi phục chức năng thận sau giải phóng bế tắc đường tiểu trên, 
Luận văn thạc sỹ y học, Đại học y dược TP Hồ Chí Minh.  

 

Ngày nhận bài báo 
 
 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 
Ngày bài báo được đăng: 
  

14‐05‐2013 
01‐06‐2013 
15–07‐2013 


 

216

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  



×