Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

U màng não mỏm yên bướm trước: Lâm sàng và kết quả điều trị vi phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.85 KB, 6 trang )

i u và mức độ lấy u
Chúng tôi dựa trên bảng phân loại của AlMefty(2) được nhiều tác giả trên thế giới công
nhận vì có liên quan đến việc lựa chọn phương
pháp phẫu thuật. Trong nghiên cứu của chúng
tôi có 18 ca nhóm I, 7 ca lấy toàn bộ u thì có 3 ca
tử vong do tổn thương động mạch cảnh trong
lúc phẫu thuật, 11 ca để lại một phần u bao lấy
động mạch cảnh và được xạ phẫu tia gamma về
sau. Theo Al-Mefty u màng não ở nhóm I bao
bọc động mạch cảnh trong đoạn không có lớp
màng nhện ngăn cách nên phẫu thuật lấy toàn
bộ u ở nhóm này này là không thể được, việc cố
gắng lấy toàn bộ u sẽ làm tổn thương động
mạch cảnh trong và nhánh của nó là điều không
thể tránh khỏi(2).
Nhóm II và III, có thể bóc tách u khỏi cấu
trúc mạch máu thần kinh nên tỷ lệ lấy toàn bộ u
khá cao 43/46 ca (93,5%).
Tỷ lệ lấy toàn bộ u trong nghiên cứu này là
78,1% so với các tác giả khác Al-Mefty 83%,
Joung H. Lee 86%, Samuel Tobias 77%.

Kết quả sau phẫu thuật
Để thuận tiện cho việc đánh giá theo thang
điểm Karnofsky, chúng tôi chia thành phân
nhóm tốt (80 – 100), vừa (50 – 70) và xấu (0 – 40)
của tác giả M. Alaywan, M. Sindow và M. Jan.
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân ra
viện với kết qua tốt chiếm tỉ lệ 67,2%, vừa chiếm
tỷ lệ 17,2% và xấu chiếm tỷ lệ 15,6%. Theo R. G.
Ojemann và cộng sự nghiên cứu 17 ca u màng


não 1/3 trong cánh xương bướm với kết quả sau
phẫu thuật 16 ca tốt (94,1%), 1 ca xấu (5,9%).Tỷ

262

lệ tốt sau phẫu thuật của tác giả Al-Mefty, Joung
H Lee, Samuel Tobias theo thứ tự là 70%, 93%,
92,3%(2,10). So với các tác giả trên thì tỷ lệ tốt sau
phẫu thuật của nhóm nghiên cứu của chúng tôi
có thấp hơn.
Tỷ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi là 7,8% so với Al-Mefty là 7,6%, R.
G. Ojemann là 0%, Risi et al là 5,8%, Joung H
Lee là 0%.

Biến chứng phẫu thuật
Trong nghiên cứu này, biến chứng gặp
nhiều nhất là máu tụ và phù não sau mổ. Có 8
trường hợp máu tụ trong não ngay tại hố mổ
được phát hiện vài giờ sau phẫu thuật, trong
đó 6 ca phải phẫu thuật lần hai lấy máu tụ, 3
ca hồi phục tốt, 2 ca yếu nửa người, 1 ca tử
vong. Có 9 ca phù não sau mổ, trong đó có 4
ca phải mở sọ giải ép và tử vong. Trong 5 ca
tử vong (7,8%) có 4 ca do tổn thương động
mạch trong khi mổ gây nhồi máu và phù não
sau mổ. Nguyên nhân gây phù não, máu tụ
trong não sau mổ do khi phẫu thuật lấy u đã
gây chấn thương mô não xung quanh nhiều,
tổn thương các mạch máu kèm theo cầm máu

không an toàn làm xuất hiện máu tụ sau khi
mổ.

Phân bố theo giải phẫu bệnh lý
Hầu hết là u màng não dạng thượng mô
(76,6%), có 1 trường hợp u màng não ác tính
(1,6%) cũng như các tác giả khác Nakamura
78% và 1,4%.

KẾT LUẬN
U màng não mỏm yên bướm trước là loại
u lành tính, phát triển chậm, triệu chứng âm
thầm đến khi được phát hiện thì u đã lớn. U
thường rất khó lấy hết toàn bộ và an toàn, đặc
biệt khi kích thước của u đủ lớn để bao
quanh, đẩy ép các cấu trúc kế cận như động
mạch cảnh và các nhánh của nó, thần kinh thị
giác, thần kinh vận nhãn. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, kích thước trung bình của u là
5,2 cm, có 50/64 số trường hợp được phẫu
thuật lấy toàn bộ u chiếm tỷ lệ 78,1%, có 14/64

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
trường hợp được phẫu thuật lấy gần toàn bộ
hoặc bán phần u chiếm tỷ lệ 21,9%. Kết quả
tốt sau mổ chiếm tỷ lệ 67,2% và xấu là 15,6%
trong đó có 5 ca tử vong chiếm tỷ lệ 7,8%.

U màng não mỏm yên bướm trước, nằm ở vị
trí rất khó khăn cho phẫu thuật. Vì liên quan
đến các cấu trúc quan trọng như động mạch
cảnh trong, động mạch não giữa, xoang hang…
Ngày nay với nhưng tiến bộ của các phương
tiện chẩn đoán hình ảnh, trình độ phẫu thuật
viên, kính vi phẫu thuật, kỹ thuật mổ u sàn sọ
và gây mê thần kinh, và sự hỗ trợ của xạ phẫu
thần kinh, phân loại u và lựa chọn phương pháp
phẫu thuật phù hợp có liên quan đến kết quả
sau mổ, biến chứng và tỉ lệ tử vong.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.
6.
7.
8.

9.
10.

Nghiên cứu Y học


Al-Mefty (1991), Clinoidal Meningiomas, In: Al-Mefty:
Meningiomas, fifth edition, pp 427-444, Raven Press. Ltd.,New
York.
Bonnal J et al (1980), Invading meningiomas of the sphenoid
ridge, Neurosurgery, 53(5): 587-99.
Chan RC, Thompson GB(1984), Morbidity, motality and quality
of life following surgery for intracranial meningiomas: A
retrospective in 257 cases, J Neurosurg, 60: 52–60.
Dolenc V (1979), Microsurgical removal of large sphenoidal bone
meningiomas, Acta Neurochir Suppl (Wien), 28(2): 391-6.
Florian Ringel (2007), Microsurgical Technique and Results of a
Series of 63 Spheno-orbital Menigiomas, Neurosurg, 60: 214-222.
Makoto N (2006), Medial Sphenoid Wing Menigiomas: Clinical
Outcome and Recurrence Rate, Neurosurg, 58: 626-638.
McRussell S (2008), Medial Sphenoid Ridge Meningiomas:
Classification, Microsurgical Anatomy, Operative Nuances, and
Long-term Surgical Outcome in 35 Consecutive Patients,
Operative Neurosurgery, 62: 38-50.
Risi P, Uske A, de Tribolet N (1994), Meningiomas involving the
anterior clinoid process, Br J Neurosurg, 8(3): 293-305.
Tobias S (2003), Management of surgical clinoidal meningiomas,
Neurosurg Focus, 14 (6): 5-12.

Abdel-Aziz KM et al, (2004), Large sphenoid wing meningiomas
involving the cavenous sinuconservative surgical strategies for
better functional outcomes, Neurosurgery, 54(6): 1375-83

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh

263




×