Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những kết quả bước đầu trong phẫu thuật nội soi hẹp môn vị phì đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.53 KB, 4 trang )

YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014

NghiêncứuYhọc

NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI HẸP MÔN VỊ PHÌ ĐẠI
Vương Minh Chiều*, Trần Thanh Trí*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xẻ cơ môn vị theo Fredet-Ramstedt trở thành phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn cho hẹp môn
vị phì đại. Gần đây trên thế giới áp dụng kỹ thuật xẻ cơ môn vị qua nội soi bước đầu có kết quả tốt. Chúng tôi
cũng có những thành công ban đầu khi ứng dụng nội soi trong phẫu thuật hẹp môn vị.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. Chúng tôi tổng hợp lại những đặc tính cũng như kết quả
của 10 trường hợp hẹp môn vị phì đại được phẫu thuật nội soi trong 1 năm từ tháng 02 năm 2013 đến tháng 02
năm 2014.
Kết quả: 10 trường hợp xe cơ môn vị nội soi. Tuổi trung bình là 35,1 ngày (18 − 89 ngày). Cân nặng trung
bình 3,69 kg (2,6 − 5,4 kg). Thời gian phẫu thuật từ 10 phút đến 50 phút, trung bình 27 phút. Không bệnh nhi
nào phải truyền máu. Không có biến chứng trong và sau phẫu thuật. Cho ăn đường miệng được bắt đầu 6 giờ
sau mổ. Dinh dưỡng hoàn toàn bằng đường miệng khi 32 giờ sau mổ (24 − 60 giờ). Thời gian nằm viện sau mổ
trung bình 3,5 ngày (3 − 5 ngày). Không có trường hợp nào tái phát.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi xẻ cơ môn vị là một lựa chọn mới và ban đầu có kết quả tốt cho bệnh lý hẹp
môn vị phì đại.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi xẻ cơ môn vị, hẹp môn vị phì đại.

ABSTRACT
INITIAL RESULTS OF LAPAROSCOPIC PYLOROMYOTOMY
IN HYPERTROPHIC PYLORIC STENOSIS
Vuong Minh Chieu, Tran Thanh Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 12 - 15
Objective: Fredet-Ramstedt’s pyloromyotomy procedure remains standard of care for hypertrophic pyloric
atresia. Recently, there are some reports of laparoscopic pyloroyotomy with good results. We also have some initial
good results with this procedure.


Method: Case series. We report characterizes and results of ten cases of laparoscopic pyloromyotomy from
02/2013 to 02/2014.
Results: Ten patients underwent laparoscopic pyloromyotomy. Mean age is 35.1 days (18 − 89 days). Mean
weight is 3.69 kg (2.6− 5.4 kg). The operating time varies from 10 to 50 minutes (mean, 27 minutes). No patient
require blood transfusion. There is no complication. Feeding is started 6 hours after operating. Total oral feeding
32 hours (24 − 60 hours) after operating. Mean postoperative length of stay is 3.5 days (3− 5 days). There is no
recurrent case.
Conclusion: Laparoscopic operation is a good choice for pyloromyotomy.
Key words: Laparoscopic pyloromyotomy, pyloric hypertrophic stenosis.
và suy kiệt(9).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp môn vị phì đại là tình trạng phì đại và
tăng sinh cơ môn vị, chủ yếu là lớp cơ vòng,
gây tắc đường ra dạ dày(10). Bệnh nhi nôn ói
tăng dần dẫn đến mất nước, chất dinh dưỡng
* Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: BS Vương Minh Chiều

12

Tần suất bệnh tương đối cao với khoảng 1,54/1000 trẻ sinh sống(9).
Hẹp môn vị phì đại được phẫu thuật bằng xẻ
cơ môn vị ngoài niêm mạc hay còn gọi là

ĐT: 0905094323

Email:


YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014

phương pháp Fredet-Ramstedt(9).
Phẫu thuật nội soi hẹp môn vị phì đại được
thực hiện thành công đầu tiên bởi Alain và cộng
sự 1991(2,7). Hiện tại đã được áp dụng tại một số
trung tâm nhi khoa trên thế giới.

NghiêncứuYhọc
Chúng tôi dùng 1 kelly 3 mm để tách cơ môn
vị đến lớp khi thấy lớp niêm mạc môn vị và đủ
chiều dài từ hang vị đến tá tràng.

Ưu điểm quan trọng của mổ nội soi hẹp môn
vị là dể thực hiện, rất ít xâm lấn, phục hồi sau
mổ nhanh và tính thẩm mỹ cao(14). Theo Tander,
giữa mổ hở và mổ nội soi không có sự khác biệt
có ý nghĩa về thời gian phẫu thuật, thời gian hậu
phẫu và các biến chứng(13).
Tại Việt Nam bác sĩ Bùi Đức Hậu đã thực
hiện 29 trường hợp bằng nội soi năm 2011.Chưa
được áp dụng tại miền nam.
Dựa trên những kinh nghiệm của những tác
giả đi trước, chúng tôi áp dụng phẫu thuật nội
soi trong hẹp môn vị phì đại từ tháng 02 năm
2013 với những kết quả rất tốt.
Mục tiêu nghiên cứu
Xẻ cơ môn vị theo Fredet-Ramstedt trở thành
phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn cho hẹp
môn vị phì đại. Gần đây trên thế giới áp dụng kỹ
thuật xẻ cơ môn vị qua nội soi bước đầu có kết
quả tốt. Chúng tôi cũng có những thành công

ban đầu khi ứng dụng nội soi trong phẫu thuật
hẹp môn vị.

Hình 2: Tách cơ môn vị
Tất cả các bệnh nhi chúng tôi đều được phẫu
thuật bởi một êkíp phẫu thuật viên.
Chúng tôi thu thập các đặc tính và kết quả
của các bệnh nhi được phẫu thuật trong giai
đoạn từ tháng 02 năm 2013 đến tháng 02 năm
2014. Các đặc tính cần thu thập gồm giới, tuổi,
cân nặng, thời gian phẫu thuật, thời gian cho ăn
bằng miệng và thời gian nằm viện sau mổ, biến
chứng trong và sau mổ.

KẾT QUẢ
Trong 12 tháng nghiên cứu, chúng tôi có 10
trường hợp xẻ cơ môn vị nội soi.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tuổi trung bình là 35,1 ngày (18 − 89 ngày).

Bệnh nhân nằm ngữa cuối bàn, màn hình
máy nội soi đặt bên phải bệnh nhi

Cân nặng trung bình 3,69 kg (2,6 − 5,4 kg)

Chúng tôi đặt trocar 5,5 hoặc 3,5 mm ở rốn
cho camera, 2 trocar 3,5 mm tại hạ sườn trái và
hạ sườn phải cho dụng cụ mổ.


Tất cả các bệnh nhi đều là nam.
Bảng 1: Thời gian phẫu thuật
Trường hợp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trung bình

Thời gian phẫu thuật (phút)
40
38
50
43
14
36
18
15
10
10
27 phút

Không bệnh nhi nào phải truyền máu

Hình 1: Vị trí đặt trocar

13


YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014

NghiêncứuYhọc
Không có biến chứng trong và sau phẫu
thuật
Cho ăn đường miệng được bắt đầu 6 giờ sau
mổ. Có 1 trường hợp ói 2 lần sau mổ, và bắt đầu
hấp thụ được sau 12giờ sau mổ.
Bảng 2: Ăn đường miệng hoàn toàn hoàn toàn và
thời gian nằm viện
Trường hợp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trung bình

Ăn đường miệng Thời gian nằm viện
hoàn toàn (giờ)

sau mổ(ngày)
36
3
48
3
60
5
24
3
24
3
24
4
36
5
24
3
24
3
24
3
32 giờ
3,5 ngày

BÀN LUẬN
Thời gian phẫu thuật thay đởi rất nhiều tùy
theo tác giả. Trong những năm đầu áp dụng
phẫu thuật nội soi, Greason (1995) cho thấy
không khác biệt về thời gian giữa mổ hở và nội
soi, 25,4 phút trong nội soi so với 26,1 mổ hở

(n=14, p=0,84)(6).
Đến nghiên cứu của Fujimoto (1999) vàcủa
Yagmurlu (2004) thì thời gian mổ nội soi ngắn
hơn mổ hở có ý nghĩa thống kê (p=0,01)(5,15).
Bảng 3: Thời gian phẫu thuật của các nghiên cứu.
Nghiên cứu
Leclair (n=50)
Yagmurlu (n=232)
Greason (n=14)
Fujimoto (n=29)
Adibe (n=212)
Campbell (n=52)
Bùi Đức Hậu (n=29)
Saha (n=30)
Chúng tôi

Thời gian phẫu thuật (phút)
23
24
25
28
31
38
45
62
27

So với các tác giả khác, thời gian phẫu
thuật của chúng tôi khá ngắn.Ngoài ra, những
ca phẫu thuật gần đây, thao tác nhanh hơn nên

thời gian từ lúc rạch da đến khi đóng bụng là
khoảng 10 phút.

14

Theo Greason (1995), thời gian bắt đầu cho
ăn ở mổ nội soi ngắn hơn mổ hở có ý nghĩa
thống kê, 3,61 giờ so với 13,57 giờ (n=14,
p<0,0001). Chúng tôi bắt đầu cho bệnh nhi uống
sữa lại 6 giờ sau mổ và hầu hết dung nạp tốt, chỉ
có 1 trường hợp còn ói 2 lần sau phẫu thuật.
Theo Fijimoto (1999) thời gian cho ăn đường
miệng hoàn toàn ở mổ nội soi ngắn hơn mổ hở
có ý nghĩa thống kê, 34,79 giờ so với 61,23 giờ
(n=29, p <0,0001)(5)
Bảng 4: Thời gian ăn đường miệng hoàn toàn của các
nghiên cứu
Nghiên cứu
Greason (n=14)
Campbell (n=52)
Adibe (n=212)
Leclair (n=50)
Fujimoto (n=29)
Chúng tôi

Thời gian cho ăn đường
miệng hoàn toàn (giờ)
19
19
22

30
35
32

Như vậy trong lô nghiên cứu này, thời gian
cần thiết để cho ăn đường miệng hoàn toàn khá
dài, khoảng 1,5 ngày sau mổ. Điều này kéo theo
bệnh nhi nằm viện trung bình là 3,5 ngày, khá
dài hơn các tác giả khác.
Bảng 5: Thời gian nằm viện của các nghiên cứu
Nghiên cứu
Campbell (n=52)
Adibe (n=212)
Bùi Đức Hậu (n=29)
Leclair (n=50)
Chúng tôi

Thời gian nằm viện
(ngày)
1,3
2,1
3,3
3,5
3,5

Tác giả Fujimoto (1999) có 29 ca mổ hở so
sánh với 30 ca mổ nội soi thì trong mổ hở có 10%
rách thanh mạc khi cố gắng đưa môn vị ra ngoài
thành bụng và 7% nhiễm khuẩn vết mổ trong
khi không gặp trong nhóm nội soi. Điều này cho

thấy một lợi điểm nữa của phẫu thuật nội soi
trong hẹp môn vị phì đại.
Riêng trong mổ xẻ cơ môn vị bằng nội soi thì
biến chứng trong lúc mổ gặp nhiều nhất là
thủng niêm mạc môn vị hoặc thủng tá tràng
trong khi sau mổ chủ yếu là còn tắc đường ra dạ
dày do chưa xẻ hết cơ môn vị.


YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014

NghiêncứuYhọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bảng 6: Tỷ lệ biến chứng của các nghiên cứu
Nghiên cứu

Biến chứng
trong mổ

Campbell (n=52)

8,0%

Biến chứng
sau mổ
18,0%

Leclair (n=50)


6,0%

8,0%

Adibe (n=212)

2,3%

1,4%

Yagmurlu (n=232)

1,2%

3,5%

Bùi Đức Hậu (n=29)

0,1%

10,3%

Chúng tôi

0

0

Như vậy biến chứng sau phẫu thuật hẹp
môn vị phì đại thay đổi nhiều theo từng tác giả.

Trong 10 ca đầu tiên trong nghiên cứu này,
chúng tôi chưa gặp biến chứng nào.
Một lợi điểm quan trọng khác của mổ nội soi
là tính thẩm mỹ so với mổ hở.
Tác giả Siddiqui (2012) so sánh 72 trường
hợp mổ nội soi với 28 trường hợp mổ hở bằng
một bảng thang điểm dành cho gia đình bệnh
nhi cho thấy sự hài lòng cao về mặt thẩm mỹ của
mổ nội soi tốt hơn so với mổ hở (p=0,03) (12)
Dưới đây là hình ảnh vết mổ rất mờ của
bệnh nhi sau phẫu thuật một tuần.

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.
10.


11.

12.

13.

Hình 3: Vết mổ sau 1 tuần.

KẾT LUẬN
Với thời gian mổ ngắn và những lợi điểm về
khả năng phục hồi nhanh sau mổ thì phẫu thuật
nội soi trong hẹp môn vị phì đại là một lựa chọn
đúng đắn.
Tuy chỉ mới thực hiện trên 10 bệnh nhi
nhưng những kết quả khả quan mà chúng tôi có
là nền tảng để có những công trình nghiên cứu
lớn hơn.

14.

15.

Adibe O.O., Nichol P.F., Flake A.W. et al (2006). “Comparison
of outcomes after laparoscopic and open pyloromyotomy at a
high-volume pediatric teaching hospital”. J Pediatr Surg
41(10), pp.1676-1678.
Alain J L., Grousseau D., Longis B., et all (1996),
“Extramucosal pyloromyotomy by laparoscopy”. J
Laparoendosc Surg 6(1), pp.41-44.

Bùi Đức Hậu, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Mạnh Hoàn (2011).
“Kết quả bước đầu điều trị bệnh hẹp phì đại môn vị bằng
phẫu thuật nội soi: 29 ca kinh nghiệm”. Y Học TP Hồ Chí
Minh 15(3), tr.56-59.
Campbell B.T., McLean K., Barnhart D.C. et al (2002). “A
comparison of laparoscopic and open pyloromyotomy at a
teaching hospital”. J Pediatr Surg 37(7), pp.1068-1071.
Fujimoto
T,Lane
G.J,Segawa
O.
(1999)
“Laparoscopicextramucosalpyloromyotomyversusopen
pyloromyotomyforinfantilehypertrophicpyloricstenosis:
Whichisbetter?”. JPediatrSurg34(2), pp.370-372.
Greason K.L., Thompson W.R., Downey E.C. et al (1995).
“Laparoscopic pyloromyotomy for infantile hypertrophic
pyloric stenosis: report of 11 cases”. J Pediatr Surg 30(11),
pp.1571-1574.
Gudrun A., Jacob C.L. (2007), “Current management of
hypertrophic pyloric stenosis”. Seminars in Pediatric Surgery
16, pp.27-33.
Leclair M.D., Plattner V., Mirallie E. et al (2007).
“Laparoscopic pyloromyotomy for hypertrophic pyloric
stenosis: a prospective, randomized controlled trial”. J Pediatr
Surg 42(4), pp.692-698.
Marshall Z.S. (2006), Hypertrophic pyloric stenosis, 6th edition,
Elsevier, pp.1215-1224.
Oue T., Puri P. (1999), “Smooth muscle cell hypertrophy
versus hyperplasia in infantile hypertrophic pyloric stenosis”.

Pediatr Res 45(6), pp.853-857.
Saha N., Saha D.K., et al. (2012). “Laparoscopic versus open
pyloromyotomy for infantile hypertrophic pyloric stenosis: an
early experience.” Mymensingh Med J 21(3), pp.430-434.
Siddiqui S., Heidel R.E., Angel C.A. (2012). “Pyloromyotomy:
randomized control trial of laparoscopic vs open technique”. J
Pediatr Surg 47(1), pp.93-98.
Tander, B., Shanti C.M., et al. (2009). “Access to the
hypertrophic pylorus: does it make a difference to the
patient?”.Eur J Pediatr Surg 19(1), pp.14-16.
Turial S., J. Enders, et al. (2011). “Microlaparoscopic
pyloromyotomy in children: initial experiences with a new
technique.” Surgical endoscopy 25(1), pp.266-270.
Yagmurlu A., Barnhart D.C., Vernon A. et al (2004).
“Comparison of the incidence of complications in open and
laparoscopic pyloromyotomy: a concurrent single institution
series”. J Pediatr Surg 39(3), pp.292-296.

Ngày nhận bài báo:

14-09-2014.

Ngày phản biện đánh giá bài báo:

09-10-2014.

Ngày bài báo được đăng:

14-11-2014.


15



×