Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu vai trò của cộng hưởng từ trong đánh giá độ xâm lấn của ung thư trực tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.96 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CỘNG HƢỞNG TỪ TRONG
ĐÁNH GIÁ ĐỘ XÂM LẤN CỦA UNG THƢ TRỰC TRÀNG
Đỗ Đức Cường*
TÓM TẮT
Mục đích: nhận xét đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) và đánh giá sự phù hợp trong
chẩn đoán xâm lấn của CHT với kết quả giải phẫu bệnh (GPB) trong ung thư trực tràng (UTTT).
Đối tượng và phương pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang 35 bệnh nhân (BN) UTTT được chụp
CHT và phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 1 - 2013 đến 4 - 2015. Kết quả:
vị trí UTTT hay gặp nhất là 1/3 giữa (44,89%); 59,11% UTTT chiếm toàn bộ chu vi trực tràng.
Về giá trị của CHT trong đánh giá mức độ xâm lấn UTTT: đánh giá xâm lấn giai đoạn T2 có độ
nhạy 66,67%, độ đặc hiệu 96,87%, hệ số Kappa 0,63; giai đoạn T3 có độ nhạy 77,27%, độ đặc
hiệu 84,61%, hệ số Kappa 0,59; giai đoạn T4 có độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 84%, hệ số Kappa
0,67. Kết luận: CHT với từ lực cao trong đánh giá độ xâm lấn của UTTT có độ nhạy, độ đặc
hiệu, độ chính xác và phù hợp cao với kết quả GPB.
* Từ khóa: Ung thư trực tràng; Cộng hưởng từ.

Study the Role of MRI in Assessing the Invasive Stage of Rectal Cancer
Summary
Objectives: To assess MRI image findings and the suitability of invasive diagnosis with
pathological results of rectal cancer. Subject and method: A prospective study was carried out
on 35 patients who underwent rectal MRI from January, 2013 to April, 2015 at 108 Hospital.
Results: The most common site of rectal cancer was middle third (44.89%). 59.11% of rectal
cancer occupied the entire circumference of the rectum. The role of MRI in assessing the
invasive level of rectal cancer: Sensitivity, specificity and Kappa of T2 invasive stage
assessment were 66.67%, 96.87% and 0.63, respectively. Sensitivity, specificity and Kappa of
T3 invasive stage assessment were 77.27%, 84.61% and 0.59, respectively. Sensitivity,
specificity and Kappa of T4 invasive stage assessment were 90%, 84% and 0.67, respectively.
Conclusions: High magnetic force MRI in diagnosing rectal cancer had a high sensitivity,
specificity, accuracy and suitability with pathological results.


* Key words: Rectal cancer; Magnetic resonance imaging.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính
phát triển từ biểu mô của trực tràng, hầu
hết là ung thư biểu mô tuyến. UTTT nếu
được phát hiện sớm thì tỷ lệ cứu sống

cao, phẫu thuật là lựa chọn hàng đầu.
Hiệu quả điều trị và thời gian kéo dài tuổi
thọ của BN UTTT phụ thuộc nhiều vào
giai đoạn của bệnh và tình trạng cụ thể
của BN.

* Bệnh viện TWQĐ 108
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Đức Cường ()
Ngày nhận bài: 25/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/01/2016
Ngày bài báo được đăng: 26/01/2016

128


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

CHT có ưu thế trong đánh giá độ xâm lấn
tại chỗ của UTTT, giúp đề ra kế hoạch
điều trị. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm: Nhận xét đặc điểm hình ảnh
CHT trong UTTT. Đánh giá sự phù hợp
trong chẩn đoán xâm lấn c a CHT so với

kết quả GPB trong UTTT.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
35 BN UTTT được chụp CHT, có kết
quả GPB và được phẫu thuật triệt căn tại
Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 1 - 2013
đến 4 - 2015.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:
- Được soi đại tràng sinh thiết và có
kết quả chẩn đoán GPB là UTTT.
- Được chụp CHT trực tràng tại
Bệnh viện TWQĐ 108.
- Được phẫu thuật triệt căn và có hồ
sơ bệnh án tại Bệnh viện TWQĐ 108.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đáp
ứng một trong những yêu cầu trên.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
- Phương tiện nghiên cứu: máy CHT
Achieva 3T (Hãng Philips Medical Systems,
Hà Lan) đặt tại Khoa Chẩn đoán Hình
ảnh, Bệnh viện TWQĐ 108.
- Trước khi chụp CHT 2 giờ, BN được
thụt tháo sạch phân ở trực tràng. Các
chuỗi xung và mặt cắt chụp:
+ T2W mặt cắt ngang, đứng ngang,
đứng dọc.
+ T1W mặt cắt ngang, đứng ngang
xóa mỡ trước và sau tiêm thuốc đối

quang từ.
+ Độ dày lát cắt: 3 - 5 mm, khoảng
cách giữa các lát cắt 1 mm.

* Xử lý số liệu:
- Số liệu nghiên cứu được tính tỷ lệ %,
sử dụng thuật toán kiểm định Chi bình
phương.
- Đánh giá sự chính xác của kết quả
CHT so với với kết quả phẫu thuật và
GPB dựa vào tính độ nhạy, độ đặc hiệu,
độ chính xác, giá trị dự báo dương tính,
giá trị dự báo âm tính.
- Tính mức độ phù hợp bằng chỉ số
Kappa.
- Xử lý số liệu trên máy tính bằng
chương trình Epi.info 6.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên
cứu.
- Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu
52,4 ± 5,3. Tuổi mắc bệnh cao nhất 69
tuổi, thấp nhất 32 tuổi. Độ tuổi > 50 chiếm
77,55%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu
của Nguyễn Văn Hiếu [1] là 64,7%, của
Phạm Ngọc Hoa [2] là 67,7%. Các nghiên
cứu đều có điểm chung là nhóm tuổi > 50
chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Giới tính: nam: 22 BN, nữ: 13 BN. Tỷ

lệ nam/nữ = 1,69. So sánh với các nghiên
cứu khác, chúng tôi đều thấy tỷ lệ nam
nhiều hơn nữ.
2. Kết quả chụp CHT.
* Vị trí UTTT:
UTTT ở vị trí 1/3 giữa chiếm nhiều
nhất với 17 BN (48,57%), tiếp theo là 1/3
dưới (10 BN = 28,58%) và 1/3 trên (8 BN
= 22,85%). Kết quả của chúng tôi phù
hợp với nghiên cứu của Võ Tấn Long [4]
và Đỗ Trọng Khanh [3]: UTTT gặp nhiều
ở vị trí 1/3 giữa.
129


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

* Giai đoạn T c a UTTT trên CHT:
UTTT giai đoạn T3 chiếm nhiều nhất với
19 BN (54,28%), tiếp theo là giai đoạn T4
(13 BN = 37,15%) và giai đoạn T2 (3 BN
= 8,57%). Chúng tôi không gặp tổn thương
giai đoạn T1. Nhóm không được phẫu thuật
triệt căn: 85,71% giai đoạn T4. Cho thấy
đa số BN tới viện đã ở giai đoạn muộn.
Nghiên cứu của Đinh Văn Trực và CS
gặp 57,1% BN ở giai đoạn T4 [5]. Nghiên
cứu của Kim H và CS (2010): 11,9% T1;
23,8% T2; 57,9% T3 và 6,4% T4 [8].
Chẩn đoán giai đoạn bệnh, Suk Hee

Heo (2014) cho rằng: tiên lượng của BN
UTTT phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh
ở thời điểm chẩn đoán. Như vậy, đánh
giá chính xác bệnh là cần thiết cho kế
hoạch điều trị bệnh [10].
Các tác giả cũng cho rằng dựa trên
hình ảnh của mặt cắt trên không gian ba
chiều CHT giúp đánh giá khách quan,
chính xác các lớp của thành trực tràng,
qua đó ứng dụng CHT trong chẩn đoán
có nhiều ý nghĩa cho phẫu thuật.
3. Đối chiếu kết quả chụp CHT với
kết quả GPB sau phẫu thuật.
Bảng 1: Đối chiếu chẩn đoán xâm lấn
giai đoạn T2 của UTTT.
GPB

Giai
đoạn T2

Các giai
đoạn khác

Tổng

Giai đoạn T2

2

1


3

Các giai đoạn
khác

1

31

32

3

32

35

CHT

Tổng

CHT chẩn đoán chính xác 2/3 số BN
(66,67%) có u xâm lấn tại chỗ ở giai đoạn
T2. So sánh thấy chẩn đoán CHT phù
hợp mức độ cao với GPB với hệ số
Kappa = 0,63, độ nhạy 66,67%, độ đặc
hiệu 98,67%.
130


Bảng 2: Đối chiếu chẩn đoán xâm lấn
giai đoạn T3 của UTTT.
Giai đoạn
T3

Các giai
đoạn khác

Tổng

Giai đoạn T3

17

2

19

Các giai đoạn
khác

5

11

16

Tổng

22


13

35

GPB
CHT

CHT chẩn đoán chính xác 17/19 BN
(89,47%) có u xâm lấn tại chỗ ở giai đoạn
T3. So sánh thấy chẩn đoán CHT phù
hợp mức độ trung bình với GPB với hệ số
Kappa = 0,59, độ nhạy 77,27%, độ đặc
hiệu 84,61%. Nghiên cứu của Kwok H và
CS [9] có độ nhạy 86% và độ đặc hiệu
77% khi đánh giá xâm lấn giai đoạn T3.
Bảng 3: Đối chiếu chẩn đoán xâm lấn
giai đoạn T4 của UTTT.
Giai đoạn
T4

Các giai
đoạn khác

Tổng

Giai đoạn T4

9


4

13

Các giai đoạn
khác

1

21

22

Tổng

10

25

35

GPB
CHT

CHT chẩn đoán chính xác 9/13 BN
(69,23%) có u xâm lấn tại chỗ ở giai đoạn
T4. So sánh thấy chẩn đoán CHT phù
hợp mức độ cao với GPB với hệ số
Kappa = 0,67, độ nhạy 90%, độ đặc hiệu
84%, độ chính xác 85,7%.

Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hoa và CS:
độ chính xác tổng thể trong đánh giá giai
đoạn của UTTT là 87,1%. Độ chính xác
trong đánh giá u ở giai đoạn T2 là 28/31 BN
(90,3%), giai đoạn T3 là 27/31 BN (87,1%),
giai đoạn T4 là 30/31 BN (96,8%) [2].
Nghiên cứu của Đinh Văn Trực và CS
thấy chụp CHT có thể đánh giá mức xâm
lấn của UTTT với độ nhạy 89,2%, độ đặc
hiệu 88,5%, độ chính xác 88,9% [5].


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Theo Kim CK và CS, chụp CHT có thể
đánh giá mức xâm lấn của UTTT đạt độ
nhạy 80%, độ đặc hiệu 98%, độ chính xác
95% [7]. Báo cáo của Bipat S và CS đánh
giá về giá trị của chụp CHT theo các giai
đoạn, khối u còn khu trú ở thành trực
tràng đạt độ nhạy 94%, độ đặc hiệu 69%,
khối u xâm lấn tổ chức xung quanh trực
tràng với độ nhạy 82%, độ đặc hiệu 76%
[6]. Theo những báo cáo gần đây, chụp
CHT có độ chính xác từ 71 - 91% khi
đánh giá xâm lấn tại chỗ của UTTT [9].
Bảng 4: Đối chiếu chẩn đoán giai đoạn
T trên CHT và kết quả GPB.
GPB
T2

CHT

T3

T4

Tổng

T2

2

1

0

3

T3

1

17

1

19

T4


0

4

9

13

Tổng

3

22

10

35

28/35 BN (80%) chẩn đoán CHT phù hợp
với kết quả GPB trong đánh giá giai đoạn
T. 7/35 BN (20%) chẩn đoán không phù hợp.
Giai đoạn T2 có 1 BN (33,33%) bị
đánh giá vượt giai đoạn trên CHT thành
giai đoạn T3. Giai đoạn T3 có 1 BN bị
đánh giá dưới giai đoạn trên CHT thành
giai đoạn T2 và 1 BN bị đánh giá quá
thành giai đoạn T4. Giai đoạn T4 có 4/13
BN (30,76%) chỉ là T3 bị đánh giá vượt
giai đoạn thành T4 trên CHT.
KẾT LUẬN

Cộng hưởng từ với từ lực cao trong
đánh giá độ xâm lấn tại chỗ của UTTT có
độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác và độ
phù hợp cao với kết quả GPB. 80%
trường hợp được chẩn đoán CHT phù
hợp với kết quả GPB trong đánh giá giai
đoạn T. CHT đóng vai trò quan trọng
trong việc xác định kế hoạch điều trị hiệu

quả cho BN, nâng cao khả năng phát hiện
và điều trị UTTT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hiếu. Kết quả điều trị phẫu
thuật của 205 BN UTTT tại Bệnh viện K từ
1994 - 2000. Hội thảo chuyên đề Bệnh hậu môn
trực tràng. TP. Hồ Chí Minh. 2003, tr.191-199.
2. Phạm Ngọc Hoa, Võ Tấn Đức, Hồ Hoàng
Phương. Nghiên cứu hình ảnh CHT trong đánh
giá giai đoạn ung thư biểu mô trực tràng.
Y học TP. Hồ Chí Minh. 2009, 13 (1), tr.284-290.
3. Đỗ Trọng Khanh, Trần Minh Thông,
Nguyễn Minh Hải. Đánh giá mức độ xâm lấn
và di căn hạch của UTTT. Y học TP. Hồ Chí
Minh. 2008, 12 (1), tr.210-215.
4. Võ Tấn Long, Nguyễn Văn Luân, Đỗ
Quang Huy và CS. Nhận xét kết quả điều trị
phẫu thuật UTTT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp
chí Ngoại khoa. 1993, 13 (2), tr.23-29.
5. Đinh Văn Trực. Nghiên cứu mức xâm
lấn di căn hạch của ung thư biểu mô tuyến

trực tràng qua lâm sàng, CT và CHT. Luận án
Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2010.
6. Bipat S, Glas AS, Slors et al. Rectal
cancer: Local staging and assessment of
lymph node involvement with endoluminal US,
CT and MR Imaging: a meta analysis.
Radiology. 2004, 232, pp.773-783.
7. Kim CK, Kim SH, Chun HK. Preoperative
staging of rectal cancer: accuracy of 3-Tesla
magnetic resonance imaging. Eur Radiol. 2006,
pp.1-9.
8. Kim H, Lim JS, Choi JY. Rectal Cancer:
Comparison of accuracy of local-regional staging
with two - and three-dimensional preoperative
3-T MR imaging. RNSA Radiology. 2010, 26 (3).
9. Kwok H, Bissett IP, Hill GL. Preoperative
staging of rectal cancer. Int J Colorectal Dis.
2000, 15, pp.9-20.
10. Heo SH, Kim JW, Shin S et al.
Multimodal imaging evaluation in staging of
rectal cancer. World J Gastroenterol. 2014, 20
(15), pp.4244-4255.

131



×