Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá và các mối liên quan đến chuyển hóa trên bệnh nhân trứng cá đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.81 KB, 6 trang )

Phạm Thu Hiền và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 21 - 26

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH TRỨNG CÁ VÀ CÁC MỐI LIÊN QUAN ĐẾN
CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN TRỨNG CÁ ĐẾN KHÁM TẠI BVĐHYTN
Phạm Thu Hiền, Nguyễn Quý Thái, Nguyễn Thị Thu Hoài
Trường Đại học Y- Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mở đầu: Một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy sự gia tăng tỉ lệ mụn trứng cá ở mọi độ tuổi.
Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca. Khảo sát tất cả những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán
mụn trứng cá trong thời gian từ 1/2011 đến 12/2011.
Kết quả: 50 trường hợp bệnh nhân bị mụn trứng cá được khảo sát. Độ tuổi trung bình của các
bệnh nhân là 18-25 tuổi. Đa số bệnh nhân nữ bị mụn trứng cá cao hơn nam chiếm 62% .Bệnh gặp
chủ yếu ở mức độ nhẹ 40% nặng 48%.Thức khuya thường xuyên làm bệnh nặng hơn chiếm 70%,
hay uống cafe 54%.
Kết luận: Phần lớn trường hợp mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến vừa. Đa số bệnh nhân thuộc nhóm
có trình độ học vấn cao.
Từ khóa: Bệnh trứng cá, đặc điểm lâm sàng

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bệnh trứng cá (mụn trứng cá) là một bệnh
thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc
biệt giai đoạn dậy thì, có tới 80% thanh thiếu
niên Việt Nam bị mụn trứng cá. Mụn trứng cá
thường mọc ở mặt, đôi khi ở lưng, vai ngực
và có nhiều dạng khác nhau: mụn cám, mụn
bọc, mụn mủ.Mụn trứng cá thường tái phát


liên tục và di chứng của nó là các vết sẹo, vết
thâm trên mặt sẽ đeo đuổi người bệnh đến
suốt đời.Mụn trứng cá là bệnh da thường gặp
nhất trong thực hành lâm sàng của thầy thuốc
Da Liễu. Tuy thường diễn tiến tự lành và ít
ảnh hưởng lên sức khỏe tổng quát nhưng tác
động xấu của bệnh lên tâm lý và giao tiếp xã
hội của người bệnh là không thể phủ nhận
được. Trước đây, mụn trứng cá thường được
xem là bệnh lý của tuổi thanh thiếu niên
nhưng một số nghiên cứu (NC) dịch tễ học
gần đây cho thấy có sự gia tăng tỉ lệ mụn
trứng cá ở lứa tuổi trưởng thành. Goulden và
cs ghi nhận trong vòng 10 năm, độ tuổi trung
bình của bệnh nhân (bn) mụn tăng từ 20,5 đến
26,5[2]. Maisoneuve và cs báo cáo độ tuổi
trung bình của 4597 trường hợp mụn là 24
tuổi [6]. Mụn trứng cá người trưởng thành
thường gặp nhiều ở nữ. Bên cạnh đó, nhu cầu
được điều trị ở nữ giới luôn cao hơn ở nam
giới. Do đó ở nhóm bệnh nhân này nhu cầu về
thẩm mỹ của họ càng cao nên cần phải điều
*

trị.Trong khi đó nguyên nhân và các yếu tố
liên quan đến việc khởi phát cũng như kéo dài
mụn trứng cá trong tuổi trưởng thành vẫn còn
chưa được hiểu biết rõ ràng. Bất thường nội
tiết tố, vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng
thuốc, mỹ phẩm là các yếu tố thường được đề

cập nhất để giải thích tình trạng khởi phát
mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành[4]. Mặt khác,
do có nhiều khác biệt về biểu hiện lâm sàng
so với mụn ở các lứa tuổi thanh thiếu niên,
người trưởng thành chỉ định điều trị và phối
hợp thuốc trên những bệnh nhân mụn trứng
cá từng độ tuổi cũng có nhiều thay đổi. Hiểu
rõ về đặc điểm lâm sàng cùng những yếu tố
liên quan đến bệnh sinh mụn trong từng độ
tuổi là rất cần thiết cho các bác sĩ trong khi
tiếp cận điều trị nhóm bệnh nhân này. Với
mong muốn được làm rõ thêm về biểu hiện
lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh
trong điều kiện một nước đang phát triển như
Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc
điểm lâm sàng bệnh trứng cá và các mối liên
quan chuyển hóa đến bệnh trứng cá trên bệnh
nhân trứng cá đến khám tại BVĐHYDTN ”
MỤC TIÊU
- Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá trên bệnh
nhân trứng cá đến khám tại khoa Da liễu
BVĐHYDTN.
- Mối liên quan chuyển hóa đến bệnh trứng cá
trên bệnh nhân trứng cá đến khám tại khoa Da
Liễu BVĐHYDTN.
21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Phạm Thu Hiền và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Khoa Da liễu
BVĐHYD-TN
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân bị mụn trứng cá đến khám
tại phòng khám Da Liễu Bệnh viện Đại Học
Y Dược (BV ĐHYD).
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu:Phương pháp mô tả cắt
ngang
Chọn mẫu:Mẫu thuận lợi 50 bệnh nhân
Tiêu chuẩn các chỉ tiêu
* Tất cả các bn đến khám tại khoa Da Liễu
BV ĐHYD với các điều kiện:
Được chẩn đoán mụn trứng cá/ LS
Đồng ý tham gia nghiên cứu
*Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã hoặc đang được điều trị mụn
với thuốc uống trong vòng 2 tháng hoặc thuốc
thoa trong vòng 2 tuần trước khi đến khám
Bệnh nhân được chẩn đoán trứng cá đỏ hoặc
viêm da quanh miệng
Bn không đồng ý tham gia nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:

Khám xác định những trường hợp mụn trứng
cá dựa trên tiêu chuẩn về lâm sàng.
Những trường hợp được chọn vào mẫu sẽ
được phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận chi tiết
về thói quen sinh hoạt,ăn uống và làm các xét
nghiệm (đường, mỡ, men gan) theo mẫu bệnh
án NC có sẵn.
Thời gian nghiên cứu, xử lý số liệu: 12
tháng (1/2011-12/2011), số liệu được xử lý trên
phần mềm EPIINFO6.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Bảng phân bố theo giới
Giới
Nam
Nữ
Tổng

n
19
31
50

%
38
62
100

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là
nữ giới chiếm 62% phù hợp với nghiên cứu
của Goulden và cs.


89(01/2): 21 - 26

Bảng 2: Bảng phân bố theo tuổi
Tuổi
13-18
18-25
25-35
> 35
Tổng

N
3
31
12
4
50

%
6
62
24
8
100%

Nhận xét: Bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi 18-25
tương tự với nghiên cứu Goulden và cs.
Bảng 3: Bảng phân loại trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Học sinh

ĐH, CĐ, Sau ĐH
Khác

N
3
47
0

%
6
94
100

Nhận xét: Trình độ học vấn ĐH,CĐ chiếm
khá cao 94% tương tự với nghiên cứu của
Hoàng Văn Minh 54%
Bảng 4:Phân bố theo đặc điểm lâm sàng
Mức độ lâm sàng
Nặng
Vừa
Nhẹ
Rất nặng

N
6
24
20
0

%

12
48
40
0

Nhận xét:Bệnh chủ yếu gặp ở mức độ nhẹ và
vừa tương tự nghiên cứu Goulden và cs,và
nghiên cứu Nguyễn Viết Anh và cs.
Bảng 5: Phân loại tình trạng sinh hoạt
Tình trạng sinh hoạt
Thường xuyên (café, bánh kẹo,
thuốc lá)
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Tổng

N

%

27

54

21
2

42
4


50

100

Nhận xét:Bệnh nhân chủ yếu trong độ tuổi
thanh niên nên có thói quen thường xuyên sử
dụng đồ uống kích,bánh kẹo chiếm
Bảng 6: Phân bố theo thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt
Thường xuyên thức khuya
Thỉnh thoảng thức khuya
Không bao giờ
Tổng

N
35
10
5
50

22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



%
70
20
10

100


Phạm Thu Hiền và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 21 - 26

Nhận xét : Bệnh chủ yếu gặp ở lứa tuổi 18-25 là sinh viên thường xuyên có thói quen thức
khuya(strees) chiếm 70% tương tự nghiên cứu của Vũ Thúy Minh và cs.
Bảng 7 : Mối liên quan giữa tuổi và đặc điểm lâm sàng
Nặng

Đặc điểm tuổi
N
1
3
2
0

13-15
15-25
25-35
> 35

Vừa
%
2
6

4
0

N
2
10
11
1

Nhẹ
%
4
20
22
2

N
13
4
2
1

Tổng
%
26
8
4
2

N

16
17
15
2

P
%
32
34
30
4

p>0.05
P<0.05
p>0.05
p>0.05

Nhận xét : Mức độ nặng và vừa gặp chủ yếu ở lứa tuổi 15-35 , mức độ nhẹ gặp ở độ tuổi 13- 15
phù hợp với đặc điểm của bệnh tương tự Vũ Thúy Minh và cs
Bảng 8: Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và thói quen sinh hoạt
Đặc điểm
TQ sinh hoạt
Thường xuyên ăn đồ ngọt
Thỉnh thoảng
Ít ăn
Tổng

Nặng
N
%

3
6
2
4
1
2
6

Vừa
N
%
16
32
6
12
2
4
24

Nhẹ
N
16
2
2
20

Tổng

%
32

4
4

35
10
5
50

72
20
8
100

P
P<0,05
P>0,05
P>0,05

Nhận xét: Bệnh gặp trên những bệnh nhân có thói quen ăn đồ ngọt thường xuyên,với P< 0,05 có
ý nghĩa thống kê.
Bảng 9: Mối liên quan đặc điểm lâm sàng với chỉ
số men gan
Men gan
Đặc điểm
LS
Nhẹ
Vừa
Nặng

Tăng men Bình

gan
thường
1
2
1

19
22
5

P
p>0.05
p>0.05
P>0.05

Nhận xét : Trên bệnh nhân bị mụn nặng ta
thấy có chỉ số men tăng p>0,05 không có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 10 : Mối liên quan đặc diểm lâm sàng với
mỡ máu
Mỡ máu
Đặc điểm
LS
Nhẹ
Vừa
Nặng

Tăng

Bình

thường

P

1
1
0

19
23
6

P>0.05
P>0.05
P>0.05

Nhận xét : Không có ý nghĩa thống kê mối
liên quan giữa xét nghiệm mỡ máu và đặc
điểm lâm sàng (P>0.05).

Bảng 11: Mối lên quan giữa đặc điểm lâm sàng
và đường máu
Đường máu
Đặc điểm
Tăng
LS
Nhẹ
5
Vừa
6


Nặng

3

Bình
thường

P

15
18

P<0.05
P<0.05

3

P<0.05

Nhận xét: Đường trong máu tăng cũng ảnh
hưởng đến lâm sàng của bệnh
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung về địa điểm và đối tượng
Bệnh viện Đại học Y Dược-TN là viện mới
thành lập nhưng có điều kiện tương đối tốt.Do
đặc điểm gần trung tâm , lại nằm ngay trong
trường Đại học Y nên rất thuận lợi cho việc
bệnh nhân đến khám chữa bệnh.
Về đối tượng nghiên cứu có 50 bệnh nhân

tham gia nghiên cứu này thì trong đó đa số ở
lứa tuổi 18-25 tuổi (62%). Theo một số tác
giả đây là lứa tuổi có khẳ năng hay mắc bệnh
trứng cá nhất vì còn độ tuổi dậy thì do đó ảnh
23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Phạm Thu Hiền và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

hưởng nhiều đến yếu tố thẩm mỹ của họ.Theo
nghiên cứu của Thạc sỹ Đỗ Văn Bách thì có
80% thanh thiếu niên bị bệnh trứng cá. Còn
người trên 20,5-26,5 tuổi cũng hay gặp 60% [
6]tương đối cao hay 25-34 tuổi chiếm 62,6%
theo Hoàng văn Minh và cs [4].
Về giới của đối tượng nghiên cứu: Trong
nghiên cứu của chúng tôi nữ chiếm 62% cao
hơn nam giới và so với kết quả Goulden và cs
[2] thì gần như tương đương nhau.
Về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu:
Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
tương đối cao 94% chủ yếu là sinh viên học
sinh trường Đại học Y so với nghiên cứu của
Hoàng Văn Minh thì cao hơn nhiều 54%. Điều

này cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu điều trị của
đối tượng nghiên cứu.
Nhìn chung tất cả các đặc điểm về đối tượng và
đặc điểm nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến tình
hình bệnh cũng như nhu cầu tư vấn điều trị.
Thực trạng bệnh trứng cá
Một số thói quen ăn uống của đối tượng
nghiên cứu không tốt cho sức khỏe như:
Thường xuyên ăn nhiều bánh kẹo, uống café
chiếm 54%, tỷ lệ thường xuyên thức khuya
chiếm 70% khá cao. Trong nghiên cứu này kết
quả của chúng tôi cao hơn hẳn so với kết quả
nghiên cứu của Hoàng Văn Minh va CS[4]. Sự
khác biệt này có thể là do liên quan đến trình độ
học vấn của đối tượng nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy điều
kiện sống, cũng như thói quen sinh hoạt ảnh
hưởng nhiều đến tình trạng của bệnh. Do đặc
điểm đối tượng là sinh viên học sinh nên
thường xuyên có thói quen thức khuya và ăn
đồ ngọt.
Vai trò của căng thẳng tâm lý và thể chất
trong bệnh sinh mụn được giải thích thông
qua vai trò của các nội tiết tố. Giả thuyết cho
rằng stress kéo dài có thể gây ra tác động làm
tăng tiết nội tiết tố thượng thận, kích thích
tăng tiết androgen. Chiu A kết luận rằng
những bệnh nhân mụn có thể trải qua đợt
nặng lên của bệnh khi có stress và độ nặng
của mụn có liên quan đến mức độ gia tăng


89(01/2): 21 - 26

stress. Trong NC của chúng tôi, 6,% bệnh
nhân có bệnh nặng lên khi có căng thẳng tinh
thần và 32% bệnh nhẹ ,32% bệnh vừa.So với
nghiên cứu của Hoàng Văn Minh thì chiếm
36.5% bệnh nặng cao hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi.
Độ nặng của mụn trứng cá
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì bệnh
thuộc dạng vừa và nhẹ 40% (48%) còn trường
hợp nặng chỉ có 12% và không có trường hợp
rất nặng.Kết quả này gần tương tự với nghiên
cứu của Hoàng Văn Minh mụn trứng cá nhẹ
và trung bình (90,4%). 9,1% trường hợp
thuộc nhóm mụn trứng cá nặng và không có
trường hợp mụn rất nặng. Kết quả này gần
tương tự với NC của Goulden và cs(2) có tỉ lệ
bênh nhân trứng cá thuộc mức độ nhẹ và
trung bình lên đến 100%. Sự khác biệt có thể
do sự khác nhau về đặc tính dân số nghiên
cứu và hệ thống đánh giá độ nặng mụn trứng
cá (chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại mụn
trứng cá của toàn cầu, Goulden sử dụng thang
điểm Leed).
Cận lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi những trường
hợp xét nghiêm đường máu, mỡ máu, men
gan tăng chiếm tỷ lệ thấp còn chủ yếu trong

giới hạn bình thường 75%. Kết quả này cũng
phù hợp với F Poli và cs ghi nhận kết quả sinh
hóa bình thường trong 71,1% trường hợp và ý
kiến cho rằng tình trạng mụn trứng cá có thể do
sự đáp ứng quá mức của tuyến bã với kích thích
hơn là do nồng độ đường, mỡ men gan trong
máu cao[4].
Các mối liên quan đến chuyển hóa.
Nếu đường quá cao, mọi phản ứng sinh học bị
xáo trộn. Hậu quả là chất đạm, chất béo
không được chuyển thể như bình thường
khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất
đạm bị phân hủy một cách cường điệu do
phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng
chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Do
đó gây xơ vữa mạch máu, chai não, thoái hóa
võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm, dị
ứng… và thậm chí ung thư.Trong nghiên cứu
của chúng tôi thì lượng đường trong máu tăng

24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Phạm Thu Hiền và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


chỉ chiếm đối với mức nặng 6%,vừa 12%,nhẹ
10% so với các nghiên cứu khác thì không có
sự khác biệt.
AST và ALT thường liên quan đến viêm
và/hoặc tổn thương tế bào gan, một tình trạng
được coi là tổn thương tế bào gan. Tổn
thương gan điển hình dẫn đến tình trạng rò gỉ
men AST và ALT vào dòng máu.
Do AST được tìm thấy trong nhiều cơ quan
khác ngoài gan bao gồm thận, cơ và tim, việc
tăng mức AST không phải luôn luôn (nhưng
thường) cho thấy có vấn đề về gan. Khi hoạt
động thể lực mạnh cũng làm tăng nồng độ
AST. Mặt khác, do ALT chủ yếu có ở gan
nên nồng độ ALT cao hầu như luôn phản ánh
tình trạng gan có vấn đề (tuy nhiên thì mức
ALT bình thường không nhất thiết có nghĩa
rằng gan bình thường. Điều này được đề cập
ở phần sau).
Mặc dù có thể dự đoán được nhưng mức
transaminase máu cao không phải luôn luôn
biết mức độ viêm hoặc tổn thương gan. Đây
là điểm quan trọng cần phải nhớ. Khoảng
trung bình của AST và ALT tương ứng là 040 IU/l và 0-45 IU/l. (IU/l là đơn vị quốc tế
trên lít và là cách thường được dùng nhiều
nhất để định lượng những men đặc biệt này).
Nhưng nếu một người có mức ALT là 50 IU/l
không phải lúc nào cũng tốt hơn so với người
có mức ALT 250 IU/l! Điều này do những xét

nghiệm máu đánh giá sự tổn thương hoặc
viêm gan được lấy mẫu vào những thời điểm
đặc biệt. Ví dụ, nếu bị viêm gan và lấy mẫu
vào thời điểm bệnh nhân mới uống rượu vài
giờ trước khi lấy máu thì mức transaminase
cao hơn nhiều lần so với những người không
uống rượu. Cũng lý do tương tự, nếu gan đã
bị tổn thương từ nhiều năm trước do uống
rượu nhiều – kết quả xét nghiệm máu ngày
hôm nay cho thấy bình thường có thể vẫn bị
tổn thương gan.
Đi sâu hơn về vấn đề này, có nhiều yếu tố
khác ngoài tổn thương gan có thể ảnh hưởng
tới nồng độ AST và ALT. Ví dụ transaminase
ở nam cao hơn nữ, nam giới Mỹ gôc Phi có
mức AST cao hơn nam giới da trắng. Thậm

89(01/2): 21 - 26

chí thời điểm lấy máu trong ngày cũng ảnh
hưởng tới mức transaminase; dường như mức
transaminase vào buổi sáng và trưa cao hơn
vào buổi tối. Thức ăn hầu như không ảnh
hưởng rõ rệt tới mức transaminase. Vì vậy,
không khác biệt rõ rệt giữa lúc đói và lúc bình
thường. Transaminase cũng có thể thay đổi
theo ngày.
Tỷ lệ ALT và AST cũng có thể mang lại
thông tin có giá trị liên quan đến mức độ và
nguyên nhân bệnh gan. Hầu hết các bệnh gan

thì mức tăng ALT cao hơn mức tăng AST
nhưng có 2 trường hợp ngoại lệ. Xơ gan và
nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn mức
tăng ALT, thường tỷ lệ này là 2:1.
Mức tăng transaminase xảy ra do quá nhiều
nguyên nhân nên chỉ giúp bác sĩ đưa ra một
nhận định không rõ ràng. Cần phải làm thêm
các xét nghiệm khác để xác định chính xác
hơn xem gan bị bệnh gì. Những nguyên nhân
sau có thể làm tăng mức transaminase. Hiện
tại chưa có nghiên cứu nào nói rằng men gan
cs ảnh hưởng đến tình trạng bệnh trứng ca.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì thấy
chiếm 5% (P>0.05) chưa có ý nghĩa thống kê.
Cholesterol là một chất mềm, bóng như sáp,
tìm thấy trong các loại mỡ trong máu. Mỗi
ngày cơ thể con người (nhất là gan) chế tạo ra
khoảng 1g cholesterol. Phần lớn, cholesterol
được đem vào cơ thể qua thức ăn như tròng
đỏ trứng, thịt, cá, đồ biển, sữa nguyên chất.
Trái cây, rau cải, đậu, hạt không có
cholesterol.
Cholesterol là một phần quan trọng của cơ
thể, được dùng trong cấu tạo của màng tế bào,
của một số hormone và một số các công dụng
khác trong cơ thể. Nhưng có quá nhiều
cholesterol trong máu là một nguy cơ lớn, có
khả năng gây bệnh về tim mạch, nhất là nhồi
máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Vì là chất mỡ, không hòa tan trong nước

được, cholesterol và các chất mỡ như
triglycerides, phải kết hợp với những khối tạp
dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di
chuyển trong máu. Vì thế, khi xét nghiệm
lượng mỡ trong máu, ngoài tổng số
cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol
25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Phạm Thu Hiền và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

theo các loại lipoprotein trong máu.Trong
nghiên cứu này chúng tôi cũng đề cập đến
tình trạng rối loạn mỡ máu ảnh hưởng bệnh
trứng cá nhưng chỉ chiếm 2,5% không có ý
nghĩa thống kê.
Tóm lại:Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng bệnh trứng cá chủ yếu là do yếu tố
strees, ăn uống, không thấy sự khác biệt về
các yếu tố chuyển hóa.
KẾT LUẬN
- Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá chủ yếu là
ở mức độ nhẹ 20% và vừa 24%.
- Gặp chủ yếu ở tuổi 18-25 tuổi 62%.

- Do thói quen thức khuya70%.
- Do hay ăn đồ ngọt đồ uống kích thích 54%.
- Mối liên quan chuyển hóa đường, mỡ men
gan chưa ý nghĩa thống kê.
KIẾN NGHỊ
Đối với các bênh nhân trứng cá cần đẩy mạnh
công tác giáo dục sức khỏe, hướng dẫn cách
chăm sóc da, tránh các yếu tố tác động có thể
làm nặng thêm tình trạng mụn.
Đối với thầy thuốc chuyên khoa, cần lưu ý đến
những điểm khác biệt về mặt lâm sàng so với
những bn tuổi dậy thì để có lựa chọn phương
pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, cần quan
tâm đến khía cạnh tâm lý của người bệnh vì đây

89(01/2): 21 - 26

là nhóm đối tượng thường bị tác động xấu về
mặt tâm lý.
Trong tương lai, cần có thêm nhiều NC chuyên
sâu hơn về bệnh trứng cá nhằm xác định tỉ lệ
hiện mắc và các yếu tố liên quan đến phát sinh
bệnh trong cộng đồng chung từ đó góp phần
định hướng điều trị thích hợp trong điều kiện
một nước đang phát triển như Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Goulden.V (1997), “Post aldolescent acne: A
rewiev of clinical features”, British Journal of
dermatology, 136, pp. 66-70.
[2]. Goulden.V (2001), “Prevalence of facial acne

in adults”, Journal of the American Academic of
Dermatology, 41, pp. 577-580
[3]. Huỳnh Kim Hiệu (2006), Đặc điểm lâm sàng
và các yếu tố nguy cơ của mụn trứng cá ở phụ nữ
trưởng thành, luận văn tốt nghiệp y khoa, Đại học Y
Dược TP HCM.
[4]. Hoàng Văn Minh và CS(2007) “Đặc điểm lâm
sàng và các các yếu tố nguy cơ của mụn trứng cá ở
phụ nữ trưởng thành, luận văn tốt nghiệp y khoa, Đại
học Y Dược TP HCM.
[5]. Medscapedermatology (2004), “Acne comes of
age: treament approaches for the adult population”
[6]. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (1999), Đặc điểm lâm
sàng và các yếu tố liên quan đến phát sinh bệnh
trứng cá thông thường, Luận văn thạc sĩ khoa học YDược học, Trường đại học Y khoa Hà Nội.

SUMMARY
CLINICAL CHARACTERISTICS OF FISH EGGS AND DISEASE RELATED TO
THE TRANSFER OF GOODS ON PATIENT CLINIC AT HOSPITAL OF THAI
NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
Pham Thu Hien*, Nguyen Quy Thai, Nguyen Thi Thu Hoai
College of Medicine and Pharmacy - TNU

Introduction: Several epidemiological studies recently showed that the increase in the rate of acne
in all age.
Method: a case series report. Examining all cases of patients diagnosed with acne during the
period from 1 / 2011 to 12/2011.
Results: 50 cases of acne patients were surveyed. The average age of patients was 18-25 years old.
Most women who have acne more than men accounted for 62%. The disease is mainly
encountered in 40% mild, 48% severe. Late often do worse 70%, or 54% coffee.

Conclusion: Most cases of acne, mild to moderate. Most patients are at higher education level.
Keywords: Acne, clinical characteristics
*

26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×