Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhận xét hai trường hợp “dụng cụ tử cung nằm trong bàng quang tạo sỏi”, tại bệnh viện trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.09 KB, 6 trang )

ật kích thích,
nhưng trạng thái bàng quang luôn thay đổi.
Lúc bàng quang rỗng, nếu có khích thích,
bàng quang sẽ co rút. Khi bàng quang đầy
nước tiểu có thể có co thắt và co bóp, gây đau
tức, đái buốt, đái rắt. Khi đi tiểu hết, bàng
quang được giảm áp lực, bởi vậy lại có tác
dụng hút nước tiểu từ thận xuống... Đồng thời
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho DCTC tiến
vào bàng quang.
+ Khi một phần DCTC TCu nằm trong bàng
quang, sợi đồng của DCTC nhanh chóng bị
oxy hóa và ăn mòn bởi axit nước tiểu... Phần
còn lại là sợi chất dẻo Polyethylene bền vững
với môi trường nước tiểu, trong quá trình xâm
nhập dần vào bàng quang đã gây phản ứng
viêm tại chỗ, đó là tình trạng phù nề, xung
huyết, gây lắng đọng sợi huyết, bạch cầu,
hồng cầu, đại thực bào và nhiễm khuẩn tại
chỗ, lắng đọng cặn.
Quá trình hình thành sỏi, cơ chế lắng đọng
có dị vật là DCTC TCu
Cơ chế tạo sỏi lắng đọng trong thận, bàng
quang... có thể phụ thuộc nhiều yếu tố và ảnh
hưởng bởi các nguyên nhân khác nhau. Với 2
trường hợp bệnh nhân kể trên, có thể có các
yếu tố sau:
- Cấu trúc:

101(01): 109 - 114


+ Bàng quang có DCTC, là yếu tố tăng lắng
đọng, cản trở lưu thông nước tiểu.
+ Viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết dịch rỉ viêm,
sợi huyết, tế bào bong và bạch cầu đại thực
bào tăng lên, tạo ra kết dính các thành phần
lắng đọng
- Chuyển hóa: Rối loạn hấp thu, đào thải.
+ Sử dụng thức ăn có nhiều chất cặn phức
hợp oxalat, phosphat, nitrat...
+ Các yếu tố phản ứng viên tại chỗ, tình trạng
phù nề, xung huyết, lắng đọng sợi huyết, bạch
cầu, hồng cầu, đại thực bào, vi khuẩn cùng
với cặn niệu phức hợp oxalat, phosphat,
nitrat… được kết dính vào nhau và tạo thành
sỏi, bao quang DCTC (như trục cố định).
Hiện tượng này diễn ra tương ứng với thời
gian bệnh nhân thấy đau bụng, đái buốt kéo
dài hơn 1 năm qua, cho tới khi phẫu thuật
DCTC vẫn còn bám ở thành trước bàng
quang, vì chưa hoàn thành quá trình đân
xuyên để vào bàng quang.
Một số tài liệu trên Thế giới đã đề cập tới dị
vật trong bàng quang, dưới những khía cạnh
khác nhau. Tác giả Houlgatte gặp DCTC lạc
chỗ trong bàng quang, sau đó được lấy ra,
nhưng không có sỏi [6].
Theo H. Fekak và cộng sự, dị vật ở bàng
quang có thể có nguồn gốc từ chính bản thân
bệnh nhân cố ý như ở bệnh nhân nam 24 tuổi,
có sỏi bàng quang bọc 1 chiếc kim khâu, do

tự đút kim vào qua niệu đạo [5].
Kamran Mahmutyaz mô tả trường hợp một
phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ 30 tuổi, với chẩn đoán
nội soi bàng quang lấy DCTC [7].
Theo Abdurrahman Özgür và cộng sự, trong
30 năm qua, có khoảng 100 trường hợp được
tìm thấy DCTC ở bàng quang [3].
KẾT LUẬN
- DCTC đã dịch chuyển lạc chỗ, đâm xuyên
dần vào bàng quang, theo cơ chế đào thải dị
vật trong ổ bụng. Quá trình này diễn ra từ từ
sau thủ thuật đặt hoặc tháo DCTC.
- Quá trình dịch chuyển của DCTC, các tổn
thương trên đường đi của dị vật luôn được
phản ứng viêm tại chỗ bao bọc, bởi vậy
không gây rò rỉ hoặc chẩy máu, đồng thời với
các vết thương được lành lại. Khi đâm xuyên
dần qua thành bàng quang, sẽ gây viêm bàng
quang kéo dài.
113

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lê Minh Chính và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


- DCTC lưu lại ở bàng quang với thời gian
kéo dài, kích thích gây viêm và lắng đọng tạo
sỏi, tình trạng hình thành sỏi diễn ra khi có
các rối loạn hoạt động tại chỗ và kèm theo các
rối loạn chuyển hóa toàn thân.
KHUYẾN NGHỊ
Cả 2 trường hợp bệnh nhân kể trên đều ở
miền núi, vùng sâu vùng xa, điều kiện chăm
sóc Y tế còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời 2
trường hợp này đều được đặt DCTC trong
thời kỳ nuôi con bú. Đó là thời kỳ tử cung sau
đẻ chưa hồi phục tốt, chưa hành kinh trở lại,
chất lượng cơ tử cung còn kém, đặt DCTC sẽ
khó và dễ gây tổn thương. Bởi vậy cán bộ
chuyên môn tuyến Y tế cơ sở cần thận trọng.
Khi đặt hoặc tháo DCTC nếu gặp bất thường,
cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở chuyên khoa
kiểm tra và hỗ trợ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ môn Phụ Sản (2007), Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh, Bài giảng Sản Phụ khoa,
tập 2, Nxb YH, trang 988.
[2]. Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Minh Diễm
(2006), Nghiên cứu tình hình sử dụng các biện
pháp tránh thai ở phụ nữ 15 - 49 tuổi tại thị xã

101(01): 109 - 114

Đông Hà - tỉnh Quảng trị, Tạp chí Y học thực
hành, số 550, trang 402.

[3]. Abdurrahman Özgür, Alperi, Cenk Yazici,
Emine Co, Devrim Tezen and Yalçilker (9/2004),
Intra vesical stone formation on itrauterine
contraceptive device, Internatinal Uronogy and
neprology, volum 36, no 3, , pp 345-348.
[4]. Ahmed NehadAhmed HatemAskalani,
IAMANEH Scholarship, Mechanism of action of
Cu IUDs, Reproductive Health Research Course,
Geneva, 2006. Several mechanisms of action have
been suggested (Hatcher RA. Et al., 1984/85).
[5]. H. Fekak, R. Rabii, K. Moufid, H. Guessous,
A. Joual, S. Bennani, M. Elmrini and S. Benjeloun
(2003), Lithiase vésicale englobant un corps
étranger: à propos d'un cas. A bladder stone
surrounding a foreign body: one case history,
Annales d’Urologie, Volume 37, Issue 2, 1 April ,
Pages 79-80.
[6]. Houlgatte and R. Fournier (2004), Calculs et
corps étrangers de la vessie et de l'urètre, Annales
d’Urologie, Volume 38, Issue 2, April , Pages 45-51.
[7]. Kamran Mahmutyaz, MD, Hüseyin Özdemir,
MD, Perihan Özkan, MD (9/2004), Migration of
an intrauterine contraceptive device to the urinary
bladder: Sonographic findings, Uronogy and
neprology, volum 36, no 3.

SUMMARY
TWO CASES WITH INTRAUTERINE DEVICE FORMING STONES
IN BLADDER IN THAI NGUYEN
Le Minh Chinh*, Nguyen Vu Phuong,

Nguyen Hong Ninh, Nguyen Cong Binh
College of Medicine and Pharmacy - TNU

Background :Intrauterine device (IUD) is a contraceptive method that has been used since 1923.
From 1960 IUD became popular around the world as well as in Vietnam, highly effective
contraception, easier rehabilitation. The two cases found with "IUD forming stones in the
bladder". Objective: Describe some of the unwanted effects and complications associated with the
IUD, and explains the shift of the IUD and the process of forming stones in the bladder. Subjects:
Two cases treated at Hospital of Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy (in 2007 and
2012). Methods: a cross-sectional descriptive and analytic study . With a deposition caused by a
foreign body is IUD, together with the local response to inflammatory reactions , edema,
hyperemia, fibrin fiber deposition , white blood cells, red blood cells, macrophages, bacteria with
complex urinary sediment oxalate, phosphate, nitrate. to stick together and form stones,
surrounding IUD as axis fibers. It is recommended for health facilities that when inserting or
removing the IUD if finding abnormally, it is necessary to refer the patient to a specialty facility to
examine and support aiming to prevent prolonged risks.
Keywords: IUD, Perforation of the uterus, bladder, bladder stones.
Ngày nhận bài:01/2/2013, ngày phản biện:28/2/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*

Tel:

114

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






×