Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

bồi dưỡng năng lực tư vấn học tập cho giảng viên - cố vấn học tập ở trường đại học y dược thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 115 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGÔ THỊ THANH LOAN




BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC TẬP
CHO GIẢNG VIÊN - CỐ VẤN HỌC TẬP
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC









THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGÔ THỊ THANH LOAN



BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC TẬP
CHO GIẢNG VIÊN - CỐ VẤN HỌC TẬP
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÍNH




THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực chƣa hề đƣợc sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn luận văn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả



Ngô Thị Thanh Loan



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CẢM ƠN


Em xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng, Bộ phận phụ trách Sau đại
học thuộc Phòng đào tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục Trƣờng Đại học Sƣ phạm -
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu các phòng ban chức năng, các giảng viên và các bạn sinh
viên Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS
Nguyễn Thị Tính - Ngƣời cô đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em
hoàn thành luận văn này. Các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý giáo dục Trƣờng
Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã dạy bảo cho em trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Và cuối cùng là lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và các
bạn học viên lớp Quản lý Giáo dục K20 đã luôn động viên, khích lệ tôi trong
thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Học viên


Ngô Thị Thanh Loan


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Phạm vi nghiên cứu 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
8. Cấu trúc nội dung luận văn 6
Chƣơng 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC BỒI
DƢỠNG NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC TẬP CHO GIẢNG VIÊN - CỐ VẤN
HỌC TẬP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2. Các khái niệm công cụ 13
1.2.1. Tƣ vấn 13
1.2.2. Tƣ vấn học tập 17
1.2.3. Cố vấn học tập 18
1.2.4. Giảng viên - Cố vấn học tập (GV-CVHT) 20
1.2.5. Bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho giảng viên - cố vấn học tập 22
1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho
GV-CVHT 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của GV - CVHT ở trƣờng Đại học 24
1.3.2. Mục tiêu bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho GV - CVHT 27

1.3.3. Nội dung bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho GV-CVHT 27
1.3.4. Các phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn
học tập cho GVCVHT 28
1.4. Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học với hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng
lực tƣ vấn cho GV- CVHT 30
1.4.1. Lập kế hoạch bồi dƣỡng 30
1.4.2. Tổ chức thực hiện 31
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng 32
1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dƣỡng 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC TẬP
CHO GIẢNG VIÊN - CỐ VẤN HỌC TẬP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 36
2.1. Tổ chức khảo sát 36
2.1.1. Khái quát về trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên [3] 36
2.1.2. Tổ chức khảo sát 38
2.2. Thực trạng năng lực tƣ vấn học tập của GV-CVTH ở Trƣờng Đại
học Y Dƣợc Thái Nguyên 39
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV-CVHT ở Trƣờng Đại học Y Dƣợc
Thái Nguyên 39
2.2.2. Thực trạng về các hình thức tƣ vấn của GV - CVHT đã sử dụng 48
2.3. Thực trạng tổ chức bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho GV -
CVHT ở Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên 51
2.3.1 Thực trạng lập kế hoạch bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho
giảng viên - CVHT ở Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên 51
2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng 52
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng 57

2.4. Đánh giá chung về thực trạng CVHT và thực trạng bồi dƣỡng năng
lực tƣ vấn học tập cho giảng viên - cố vấn học tập ở trƣờng đại
học Y Dƣợc Thái Nguyên 61
2.4.1.Những kết quả đạt đƣợc 61
2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại của thực trạng 63
Kết luận chƣơng 2 64
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC TẬP
CHO GIẢNG VIÊN - CỐ VẤN HỌC TẬP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y
DƢỢC THÁI NGUYÊN 65
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học
tập cho Giảng viên - cố vấn học tập 65
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong quá trình bồi dƣỡng nâng
cao năng lực tƣ vấn học tập cho GV - CVHT 65
3.1.2 Phù hợp với thực tế đào tạo theo học chế tín chỉ ở trƣờng đại học 65
3.2.3 Đảm bảo tính hệ thống 66
3.2.4 Đảm bảo tính toàn diện 66
3.2.5 Đảm bảo tính hiệu quả 67
3.2.6. Nguyên tắc chuyển từ bồi dƣỡng sang tự bồi dƣỡng 67
3.2. Các biện pháp 68
3.2.1. Đề xuất mô hình quản lý hoạt động tƣ vấn học tập 68
3.2.2. Xây dựng và thƣờng xuyên hoàn thiện văn bản quy định chức năng,
nhiệm vụ của Cố vấn học tập nhấn mạnh vai trò tƣ vấn học tập của
giảng viên 71
3.2.3. Xây dựng chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học
tập cho giảng viên - cố vấn học tập 74
3.2.4. Xây dựng bộ công cụ hỗ trợ, tài liệu cẩm nang hoạt động tƣ vấn
học tập, tổ chức tập huấn sử dụng công cụ nhằm giúp giảng viên
hoàn thiện năng lực tƣ vấn học tập cho SV 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3.2.5. Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác CVHT theo kết quả đầu ra nhằm
giúp giảng viên - cố vấn học tập tự hoàn thiện năng lực tƣ vấn 79
3.2.6. Tổ chức các nguồn lực để bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho
giảng viên - cố vấn học tập ở trƣờng đại học Y Dƣợc Thái Nguyên 81
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 83
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 84
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm 84
3.3.2. Phạm vi và nội dung khảo nghiệm 84
3.3.3. Phƣơng pháp khảo nghiệm 84
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm 84
Kết luận chƣơng 3 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
1. Kết luận 87
2. Khuyến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 1


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nghĩa đầy đủ
CVHT: Cố vấn học tập
ĐH: Đại học
ĐHSP: Đại học sƣ phạm
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
GV-CVHT: Giảng viên - Cố vấn học tập
HCTC: Học chế tín chỉ

KHGD: Khoa học giáo dục
NCKH&CN: Nghiên cứu khoa học và công nghệ
NLSP: Năng lực sƣ phạm
NVSP: Nghiệp vụ sƣ phạm
QLĐT: Quản lý đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của GV-CVHT về nội dung, nhiệm vụ tƣ vấn của GV 40
Bảng 2.2: Thực trạng về mức độ thực hiện trách nhiệm giảng viên - cố vấn học tập 43
Bảng 2.3: Đánh giá của SV về những hoạt động tƣ vấn học tập mà CVHT
đã thực hiện 44
Bảng 2.4: Những đánh giá của CVHT về bộ công cụ phục vụ hoạt động tƣ
vấn học tập của CVHT 47
Bảng 2.5: Những đánh giá của SV về bộ công cụ của CVHT phục vụ hoạt
động tƣ vấn học tập 47
Bảng 2.6: Thực trạng chỉ đạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực tƣ vấn cho giảng
viên - cố vấn học tập ở trƣờng Đại học Y - Dƣợc Thái Nguyên 55
Bảng 2.7: Số lƣợng sinh viên CBHV, BTH của nhà trƣờng từ năm 2009
đến 2014 60
Bảng 3.8: Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đƣợc đề xuất 84


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ Sinh viên đƣợc CVHT tƣ vấn 49
Hình 2.2: Biểu đồ năng lực mà nhà trƣờng đánh giá 57

Hình 2.3: Biểu đồ số lần tham gia buổi bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn. 58
Hình 2.4: Biểu đồ đánh giá độ hữu ích của nội dung bồi dƣỡng 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Giáo dục và Đào
tạo đƣợc coi là quốc sách hàng đầu. Nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất
lƣợng cao cho đất nƣớc, các trƣờng đại học cần phải đổi mới nội dung, chƣơng
trình, phƣơng pháp và phƣơng thức đào tạo. Thực hiện Nghị quyết số
34/2004/QH11 khóa XI, kì họp thứ 6 của Quốc hội về giáo dục, chính phủ có
chƣơng trình hành động kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-Ttg ngày
06/4/2005 của Thủ tƣớng chính phủ. Chƣơng trình hành động của Chính phủ có
đề cập đến điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, Quy chế đào tạo,
tuyển sinh theo hƣớng mở rộng áp dụng học chế tín chỉ (HCTC) trong đào tạo
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các
trƣờng đại học chuẩn bị mọi điều kiện để có thể chuyển đổi đào tạo theo HCTC
vào năm 2010. Đảng ủy Đại học Thái Nguyên ra Nghị quyết các trƣờng phải
chuyển đổi đào tạo theo HCTC từ năm học 2008-2009.
Hiện nay, học chế tín chỉ là hình thức đào tạo đƣợc xem là tiên tiến trên
thế giới vì mục đích đào tạo của nó là hƣớng vào sinh viên, coi ngƣời học là
trung tâm trong quá trình dạy - học. Với hình thức này, ngƣời học chủ động hơn
trong việc tiếp thu kiến thức và quản lý thời gian (chủ động lựa chọn môn học,
giáo viên, giờ học ), nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đào tạo theo học
chế tín chỉ sẽ hạn chế đƣợc tình trạng dạy và học theo lối kinh viện hoàn toàn
phù hợp với chủ trƣơng đổi mới phƣơng pháp dạy và học, đẩy nhanh quá trình
hội nhập thế giới. Phƣơng thức đào tạo này đem lại hiệu quả giáo dục cao, tạo
tính mềm dẻo và khả năng thích ứng, hơn nữa cũng tạo đƣợc hiệu quả cao về
quản lý và giảm đƣợc giá thành đào tạo.

Trƣờng Đại học Y Dƣợc thuộc Đại học Thái Nguyên là trƣờng đào tạo
ngành y đầu tiên trong cả nƣớc thực hiện chuyển đổi hình thức học niên chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

sang học theo chế tín chỉ. Đặc thù của ngành Y - Dƣợc là thời gian thực hành
tại phòng thí nghiệm và đi lâm sàng tại bệnh viện nhiều nhƣng sinh viên trong
các lớp tín chỉ học lý thuyết và lớp học thực hành lại không đồng nhất, gây khó
khăn cho việc quản lý của các bộ môn. Mặt khác, thời điểm học lý thuyết và
thực hành không song hành nên cũng làm giảm hiệu quả học tập. Vì vậy để
sinh viên từ khi mới nhập trƣờng, từ khi còn bỡ ngỡ với môi trƣờng Đại học có
thể tự tin với ngành học và có thể ra trƣờng với tay nghề tốt thì đội ngũ cố vấn
học tập (CVHT) là những ngƣời giữ trọng trách đặc biệt. Có thể nói CVHT là
ngƣời tƣ vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn
môn học phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm đƣợc việc
làm thích hợp.
Trong hệ thống đào tạo theo chế tín chỉ của một trƣờng Đại học nói chung
và Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên nói riêng, xét theo một góc cạnh cụ
thể thì CVHT phải là ngƣời giải đáp hầu hết các thắc mắc của sinh viên trong
quá trình học tập, từ xác định học phần, chiến lƣợc học tập, quá trình đăng kí
học, các thủ tục liên quan nhƣ học phí, học bổng, xét kết quả và tiến độ học tập,
xét tốt nghiệp CVHT đóng vai trò cầu nối giữa hệ thống quản lý đào tạo của
Nhà trƣờng với sinh viên, giữa Nhà trƣờng với phụ huynh sinh viên và là mắt
xích chủ chốt trong guồng quay đào tạo; là ngƣời đóng vai trò bản lề trong mối
quan hệ giữa tiến trình đào tạo và kết quả đào tạo.
Nhƣ vậy đòi hỏi CVHT phải biết, phải tự nghiên cứu để bản thân có đủ dữ
liệu để cung cấp cho sinh viên khi đƣợc hỏi, phải đƣợc trang bị kĩ năng tƣ vấn
cho sinh viên để có thể định hƣớng, khơi gợi tiềm năng của sinh viên, giúp cho
sinh viên nhìn nhận lại những vấn đề mà các em đang gặp. Nếu CVHT tƣ vấn
tốt có thể giúp các em phát huy khả năng tự quyết định, tự giải quyết vấn đề

đồng thời có thể lựa chọn phƣơng án phù hợp nhất cho mình trong guồng quay
của chƣơng trình đào tạo tín chỉ. Thực tế cho thấy năng lực cố vấn học tập của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

giảng viên chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu tƣ vấn của sinh viên nên hiện tƣợng
học sinh ngừng học, thôi học có xu hƣớng ngày càng gia tăng. Bằng chứng điển
hình là trƣờng hợp ở trƣờng ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Vào năm học 2008-2009,
hơn 1.000 SV rơi vào diện phải buộc thôi học do không đủ điểm. Trƣờng ĐH
Hàng hải (Hải Phòng), năm đầu áp dụng quy chế này cũng đã rơi vào tình trạng
tƣơng tự. Mới đây nhất là sự kiện của trƣờng ĐH Mỏ - Địa chất. Nhà trƣờng
cũng bất ngờ với 856 SV nằm trong danh sách buộc thôi học sau khi kết thúc
năm học đầu tiên áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ [18]. Trƣờng Đại học Kĩ
thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên có số lƣợng sinh viên bị cảnh báo
học tập và buộc thôi học tƣơng đối cao: học kỳ II năm học 2010- 2011 là 519
sinh viên; năm 2013 có 1047 sinh viên cảnh báo học tập, 452 sinh viên thuộc
diện bị buộc thôi học nhƣng đƣợc cứu xét và 196 sinh viên bị buộc thôi học;
năm 2014 có 668 sinh viên phải chuyển khóa đào tạo, 1035 sinh viên cảnh báo
học tập, 51 sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học nhƣng đƣợc cứu xét và 71
sinh viên bị buộc thôi học [17]. Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên tính từ khi bắt đầu chuyển đổi đào tạo đến nay (2008-2009) có 610 SV
xóa tên, buộc thôi học. Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên (tính từ khi bắt đầu
chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đến nay đối với ngành Bác sĩ đa
khoa hệ chính quy) có 569 SV cảnh báo học vụ lần 1, 125 SV cảnh báo học vụ
2 lần liên tiếp và có 40 SV bị xóa tên, buộc thôi học.
Tuy nhiên với thực tế hiện nay thì việc đào tạo đội ngũ Giảng viên - cố
vấn học tập, trang bị cho CVHT của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên
những kĩ năng cần thiết là chƣa tốt dẫn đến chất lƣợng của công tác CVHT còn
chƣa đạt hiệu quả cao, chƣa đáp ứng đủ những mong mỏi của sinh viên.
Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, một trong những việc làm thiết thực góp

phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục của Trƣờng Đại học Y Dƣợc
Thái Nguyên là nâng cao năng lực tƣ vấn cho đội ngũ giảng viên, đội ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

CVHT trong tiến trình đào tạo của Nhà trƣờng nhằm đem lại môi trƣờng dạy và
học thật sự hiệu quả. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi lựa chọn đề tài:
“Bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho Giảng viên - Cố vấn học tập ở
Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn năng lực tƣ vấn học tập của Giảng
viên - cố vấn học tập Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên, đề xuất một số
biện pháp bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho Giảng viên - cố vấn học tập
góp phần hỗ trợ cho hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên nhằm nâng
cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tƣ vấn của CVHT tại trƣờng Đại học Y
Dƣợc Thái Nguyên.
Khách thể điều tra, khảo sát:
- Sinh viên năm thứ nhất (mới nhập trƣờng); Sinh viên năm thứ 3 (bắt đầu
đi thực hành bệnh viện); Sinh viên năm cuối (chuẩn bị tốt nghiệp) đang học tập
theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Giảng viên là CVHT của trƣờng ở tất cả các hệ đào tạo.
Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập
cho Giảng viên - cố vấn học tập tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lƣợng học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở
trƣờng Đại học Y - Dƣợc Thái Nguyên phụ thuộc vào năng lực tƣ vấn của
CVHT, nếu tìm ra biện pháp nâng cao năng lực tƣ vấn cho đội ngũ Giảng viên -
cố vấn học tập thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Đại

học Y Dƣợc Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu sơ cở lý luận của tổ chức bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập
cho Giảng viên - Cố vấn học tập ở Trƣờng Đại học.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học tập cho
giảng viên - cố vấn học tập ở Trƣờng Đại học Y Dƣợc.
Đề xuất biện pháp bồi dƣỡng nâng cao năng lực cố vấn học tập cho giảng
viên - cố vấn học tập ở Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ khảo sát thực trạng hoạt động
của Cố vấn học tập nhƣ: Sự trợ giúp của Giảng viên - Cố vấn học tập Trƣờng
Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên đối với sinh viên trong năm học 2013- 2014; nhận
thức của sinh viên về nhiệm vụ của CVHT, mức độ hài lòng của sinh viên với sự
trợ giúp của các Giảng viên - Cố vấn học tập và nghiên cứu biện pháp bồi dƣỡng
năng lực tƣ vấn cho CVHT của Nhà trƣờng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu
và các văn bản để xây dựng cơ sở lý luận của bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn học
tập cho giảng viên cố vấn học tập.
- Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và khai thác những khía
cạnh mà đã đƣợc đề cập đến trƣớc làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm
7.2.1. Phƣơng pháp quan sát, điều tra bằng anket về thực trạng hoạt động
tƣ vấn của đội ngũ CVHT đối với sinh viên và quá trình quản lý hoạt động tƣ
vấn của đội ngũ CVHT của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên.
7.2.2. Phƣơng pháp khảo nghiệm: kiểm nghiệm tính khả thi, tính khoa học

của các biện pháp đã đề xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7.2.3. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm trong các hoạt động bồi dƣỡng
kĩ năng tƣ vấn.
7.2.4. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Sử dụng toán thống kê trong quá trình phân tích, xử lý các thông tin do các
phƣơng pháp khác mang lại.
Sử dụng phần mềm SPSS phân tích và xử lý số liệu.
8. Cấu trúc nội dung luận văn
Chƣơng 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của tổ chức bồi dƣỡng năng lực tƣ
vấn học tập cho Giảng viên - cố vấn học tập ở Trƣờng Đại học.
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn
học tập cho giảng viên - cố vấn học tập ở Trƣờng Đại học Y Dƣợc.
Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp bồi dƣỡng nâng cao năng lực cố vấn học
tập cho giảng viên - cố vấn học tập ở Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên.
Kết luận, khuyến nghị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Chƣơng 1
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG
NĂNG LỰC TƢ VẤN HỌC TẬP CHO GIẢNG VIÊN - CỐ VẤN
HỌC TẬP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
i. Các nghiên cứu về bồi dƣỡng năng lực cho giảng viên đại học trong đào tạo
theo học chế tín ở nƣớc ngoài
Ở Liên Xô trƣớc đây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nghề dạy học nhƣ:

"Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ thông" của N.L
Bôndƣrep [6]. Tác giả đã nhấn mạnh vai trò của kỹ năng sƣ phạm đối với nghề
dạy học và ông đã khẳng định: “Những kỹ năng đó chỉ đƣợc hình thành và
củng cố trong hoạt động thực tiễn của ngƣời thầy giáo". N.M Iacốplep trong
cuốn: "Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông" [7] đã phân
tích quá trình nhận thức của học sinh và quá trình dạy học tƣơng đối chi tiết.
Tác giả đã nêu rất cụ thể việc giáo viên cần phải làm là gì? Những yêu cầu đối
với giáo viên ra sao? Và, tác giả đã dẫn ra những ví dụ về thành công cũng nhƣ
những thất bại trong nghề dạy học nhằm làm sáng tỏ vấn đề nâng cao chất
lƣợng giảng dạy trong nhà trƣờng. X.L.Kixêcôp đã có nhiều công trình nghiên
cứu về kỹ năng sƣ phạm. Một trong các công trình đó là: "Hình thành các kỹ
năng kỹ xảo sư phạm trong điều kiện của nền giáo dục đại học". Tác giả đã đƣa
ra 2 giai đoạn trong thực tập sƣ phạm đó là: thực tập tập luyện và thực tập tập
sự. F.N Gônôbôlin trong cuốn "Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên"
đã phân tích hoạt động dạy học ở hai lĩnh vực: Công tác dạy học và công tác
giáo dục của ngƣời giáo viên. Tác giả phân tích cụ thể: đối với công tác dạy
học ngƣời giáo viên cần có những phẩm chất tâm lý gì và đối với công tác giáo
dục ngƣời giáo viên phải có những phẩm chất tâm lý nhƣ thế nào thì mới đạt
đƣợc hiệu quả trong giáo dục và dạy học. Patrice Pelpel trong cuốn "Tự đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

để dạy học" [8] đã gợi ý cho chúng ta một cách tiếp cận khoa học có tính
phƣơng pháp luận về nghề dạy học, cách xác định các mục tiêu sƣ phạm, cơ sở
lý luận và thực hiện để chúng ta có thể tự mình lựa chọn và sử dụng một cách
khách quan, khoa học các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học thích hợp, cách tự
đánh giá cùng với những dự báo về xu hƣớng phát triển các phƣơng pháp và kỹ
thuật dạy học ở nhà trƣờng tƣơng lai. Có thể nói, cuốn sách là những công cụ lý
luận cần thiết cho mỗi nhà giáo khi tiến hành quá trình "tự đào tạo để dạy học".
Ngoài các công trình trên còn có nhiều công trình nghiên cứu khác đƣợc

dự án Việt - Bỉ (hỗ trợ học từ xa) dịch và giới thiệu nhƣ:
“Đào tạo thường xuyên" của Pierre Besnard (Đại học Paris V-Sorbonne)
và Bernard Lietard (Đại học Genève) bàn về vấn đề ngƣời lớn tham gia đào tạo
thƣờng xuyên; "Chiến lược của giáo viên" do Paul D.Eggen (Đại học Nord
Florida) và Donald. P. Kauchak (Đại học Utah) viết đã đƣa ra nhận xét tổng
quát về các mô hình và chiến lƣợc dạy học; “Dạy học theo nhóm” của Phlippe
Meirieu nêu hiệu quả của việc dạy học theo nhóm (NXB Chronique Sociale
năm 1996); "Giáo viên rèn luyện tâm lý" của Jacques Nimier. Tác giả đã nêu
vấn đề: không phải việc đào tạo tâm lý chỉ làm ở các trƣờng sƣ phạm mà đủ. Cả
cuộc sống nghề nghiệp của họ sau này, ngƣời giáo viên vẫn phải luôn luôn tự
rèn luyện mình; "Những cơ sở của hoạt động giảng dạy” của tập thể tác giả:
E.De.corte; T.Geerlings - J.peters; N.Lágerweij - R.Vandenberghe (NXB
Deboeck - xuất bản lần thứ 3) đã nêu cơ sở của giảng dạy là gì? và nội dung,
mục tiêu, chức năng của việc đánh giá công tác giảng dạy cũng nhƣ sản phẩm
và quá trình của hoạt động giảng dạy; "Hướng dẫn giáo viên" của:
J.M.Deketele; M.Chastrette; D.Cros; P.Mettelin và J.Thomas đã hƣớng dẫn kỹ
thuật sử dụng các mục tiêu sƣ phạm và vấn đề kiểm tra đánh giá hay các dạng
hội thảo trong đào tạo (NXB De.Bocck U.niverists 1995); Đặc biệt cuốn "Đào
tạo giáo viên về nghiệp vụ" của Marguerite. Altet (ĐH tổng hợp Nantes). Từ sự
biện chứng sƣ phạm tác giả đã phân tích vai trò của ngƣời thầy trên góc độ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Nhà giáo là một nhà chuyên nghiệp và đào tạo nghề nghiệp theo cách nào?
v.v và v.v
Nhƣ vậy, các nhà khoa học ở nƣớc ngoài đã quan tâm không ít đến vấn đề
đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên. Tuy nhiên, hầu hết các công trình kể trên mới chỉ
đề cập đến kỹ năng giảng dạy và kỹ năng giáo dục nói chung chƣa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm (NLSP) cho
giảng viên Đại học.

ii. Các nghiên cứu về bồi dƣỡng năng lực cho giảng viên đại học trong đào
tạo theo học chế tín chỉ hiện nay
- Những nghiên cứu đánh giá năng lực nghiệp vụ sƣ phạm (NVSP) của
giảng viên đại học sƣ phạm (ĐHSP)
Những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông,
nhiều nghiên cứu đánh giá từng mặt năng lực của giảng viên đã đƣợc thực hiện
trong các trƣờng ĐHSP ở nƣớc ta. Trong đó, năng lực NVSP của giảng viên
đƣợc quan tâm nghiên cứu khá nhiều nhằm phát hiện những điểm mạnh, những
bất cập để tìm ra các biện pháp phát triển, khắc phục kịp thời, qua đó nâng cao
chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng sƣ phạm. Nhiều công trình nghiên cứu các
cấp, nhiều dự án giáo dục đã đƣợc thực hiện. Tác giả các công trình nghiên cứu
cũng đƣa ra quan điểm tiếp cận chuẩn hóa trong việc đánh giá giảng viên, đề
xuất khung chuẩn nghề nghiệp giảng viên ĐHSP, đề xuất các tiêu chí đối với
từng loại năng lực cụ thể nhằm thúc đẩy sự nỗ lực của giảng viên, giúp họ thấy
đƣợc điểm mạnh/điểm yếu để có kế hoạch tự bồi dƣỡng, nâng cao tính chịu
trách nhiệm của cá nhân .
- Những nghiên cứu về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục
(KHGD) của giảng viên trƣờng đại học
Nghiên cứu KHGD có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển giáo dục
nói riêng, phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Những năm gần đây, các nghiên cứu
trong lĩnh vực này khá phong phú, tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

năng lực nghiên cứu KHGD ở giảng viên ĐHSP thì chƣa có nhiều. Vì thế, đánh
giá năng lực nghiên cứu KHGD của giảng viên ĐHSP hiện nay chủ yếu thông qua
việc hồi cứu những nghiên cứu của giảng viên trong lĩnh vực KHGD.
Trong các trƣờng ĐHSP, công tác nghiên cứu KHGD đã đƣợc quan tâm
triển khai trong những năm qua và đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ,
góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, nâng cao chất lƣợng

nguồn nhân lực NCKH&CN của cơ sở đào tạo, tạo môi trƣờng nghiên cứu thu
hút các giảng viên trẻ, NCS, học viên cao học vào các nhiệm vụ NCKH&CN
của giảng viên. Xuất hiện những thể nghiệm mới về phƣơng pháp dạy và học
theo hƣớng NCKH trong giảng viên và sinh viên, tạo đà cho những đổi mới sâu
rộng hơn. Song, do tập trung vào đào tạo nhiều hơn nên các đề tài nghiên cứu
chủ yếu phục vụ đào tạo; nghiên cứu cơ bản trong KHGD còn nhỏ về quy mô
vì thế khả năng vận dụng vào thực tiễn kém; giảng viên thiếu cập nhật về lí
luận và phƣơng pháp nghiên cứu KHGD; khả năng vận dụng lí luận vào giải
thích các hiện tƣợng nghiên cứu còn yếu; giảng viên chƣa nhiệt tình với hoạt
động NCKH; sự kết hợp đào tạo với nghiên cứu KHGD yếu. Ví dụ, tại các
trƣờng ĐHSP có đơn vị nghiên cứu KHGD chuyên nghiệp, thì lực lƣợng
nghiên cứu khoa học và lực lƣợng giảng dạy là hai bộ phận độc lập hoàn toàn,
hoạt động tách biệt trong lĩnh vực riêng. Còn thiếu quy định, thiếu cơ chế để
đƣa cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu tham gia vào cả hoạt động giảng
dạy lẫn NCKH;…Các nhà nghiên cứu đƣa ra nhiều đề xuất nhằm nâng cao chất
lƣợng công tác nghiên cứu KHGD trong trƣờng ĐHSP: Xây dựng tiêu chí đánh
giá chất lƣợng nghiên cứu KHGD; xây dựng cơ chế, chính sách rõ ràng đối với
hoạt động nghiên cứu KHGD của giảng viên; xây dựng môi trƣờng học thuật
mang tính nghiên cứu trong trƣờng ĐHSP; cải tiến tổ chức quản lí đào tạo; tổ
chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghiên cứu KHGD cho giảng viên thông
qua những chƣơng trình bồi dƣỡng linh hoạt, phù hợp.
- Những nghiên cứu về quản lý đào tạo (QLĐT) của giảng viên đại học ở
Việt Nam hiện còn ít, hoặc chỉ đƣợc đề cập đến với tƣ cách là một nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

trong những nghiên cứu về NVSP. Quản lí đào tạo là quá trình giảng viên tổ
chức sắp xếp một cách hợp lí, có hệ thống các hoạt động sƣ phạm, hoạt động
nghiên cứu khoa học của bản thân và hoạt động học tập rèn luyện của sinh
viên. Bản chất của việc QLĐT là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể xuất

phát từ chức năng của ngƣời giảng viên đã đƣợc quy định trong Điều lệ trƣờng
Đại học. Việc thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi ở giảng viên những
yêu cầu mới trong năng lực QLĐT, vì thế chắc chắn cần phải có những nghiên
cứu chuyên sâu về vấn đề này ở giảng viên. Gần đây dự án giáo dục đại học 2
(POHE) đã triển khai những đổi mới nghiên cứu về năng lực giảng viên POHE
trên 8 trƣờng đại học của Việt Nam và đƣa ra các tiêu chí cụ thể về giảng viên
POHE trong giai đoạn hiện nay.
- Những nghiên cứu về công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề
nghiệp cho đội ngũ giảng viên đại học
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai nhiều dự án
phát triển đội ngũ giáo viên nhƣ: “Dự án phát triển THCS I và II” “Dự án phát
triển giáo viên Tiểu học”, “Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông”,
“Dự án Việt-Bỉ”, “Dự án hỗ trợ Bộ GD & ĐT của EU”,…đã tạo cơ hội cho
nhiều cán bộ giảng dạy đƣợc tiếp cận với những kiến thức chuyên môn,
phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp quản lí đào tạo mới. Trong đó việc đổi
mới cách viết giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo bồi dƣỡng giáo viên thể hiện
những cải tiến rõ rệt. Một số tài liệu bồi dƣỡng, tài liệu hƣớng dẫn dành cho
giảng viên ĐHSP có giá trị tham khảo tốt đã đƣợc phổ biến, nhƣ: “Hƣớng dẫn
dạy và học trong giáo dục đại học”, “Khóa bồi dƣỡng 14 ngày về phƣơng pháp
giảng dạy”, “Tăng cƣờng năng lực sƣ phạm cho giảng viên các trƣờng đào tạo
giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp” …Về cơ bản, công
tác đào tạo bồi dƣỡng giảng viên đƣợc tiến hành tại các trƣờng ĐHSP là chủ
yếu, và ở trƣờng thì công tác này đƣợc giao cho các khoa/bộ môn trực tiếp tổ
chức thực hiện dựa theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Trong các trƣờng ĐHSP, việc tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên
môn và nghiệp vụ cho giảng viên đƣợc quan tâm thực hiện dƣới nhiều hình
thức khác nhau và ở các nội dung khác nhau. Những hoạt động này đã có tác

dụng đáp ứng nâng cao một số kĩ năng nghề nghiệp hoặc một số kĩ năng
“mềm” cho giảng viên và cán bộ quản lí đào tạo nhƣ: Kĩ năng tổ chức, thực
hiện nghiên cứu KHGD; kĩ năng sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực; kĩ
năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên; kĩ năng làm việc nhóm;
chƣơng trình rèn luyện các “Giá trị sống” ở một số trƣờng ĐHSP. Tuy nhiên,
hoạt động này cần đƣợc thực hiện sâu rộng và thƣờng xuyên hơn nữa, trở thành
một nhu cầu của giảng viên. Hơn nữa, các chƣơng trình bồi dƣỡng cần đa dạng,
linh hoạt hơn để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của họ.
Đề cập đến hiệu quả của công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề
nghiệp nói chung cho giảng viên ĐHSP thời gian qua, một số tác giả đề xuất
việc cần thiết phải xây dựng một bộ năng lực tối thiểu cần thiết cho giảng viên.
Trên cơ sở bộ năng lực này, các cơ sở đào tạo cần xây dựng chiến lƣợc phát
triển đội ngũ của mình bằng cách kết hợp các hình thức đào tạo bồi dƣỡng khác
nhau để phát triển đội ngũ của mình, gồm: (1) Đào tạo dài hạn, chính quy (tiến
sỹ, thạc sỹ), (2) Đào tạo và bồi dƣỡng liên tục, phù hợp với nhu cầu phát triển
của từng trƣờng, khoa; (3) Các giảng viên tự học tập và bồi dƣỡng để không
ngừng nâng cao năng lực của bản thân; (4) Tạo ra các môi trƣờng và điều kiện
để giảng viên có thể phát triển các năng lực của mình.
Đánh giá chung về hệ thống đào tạo, bồi dƣỡng phát triển giảng viên hiện
nay ở nƣớc ta, một số nhà nghiên cứu cho rằng đó đang là một lỗ hổng lớn:
Chƣa có một hệ thống cũng nhƣ những tiêu chí cụ thể trong việc phát triển và
đánh giá giảng viên. Nhiều trƣờng dƣờng nhƣ chú trọng nhiều hơn vào các
chứng chỉ đƣợc yêu cầu đối với giảng viên mà ít quan tâm xem liệu các chứng
chỉ đó có phản ánh đƣợc năng lực thực chất của các giảng viên khi đứng lớp
hay không. Những năng lực cần phát triển ở giảng viên ĐHSP đƣợc gợi ý nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Phát triển chƣơng trình môn học; sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực
phù hợp chuyên môn; truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày,

đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi); sử dụng công nghệ trong giảng dạy; tự
học và phát triển bản thân.
Phát triển giảng viên là công việc lâu dài, cần đƣợc coi là công việc thƣờng
xuyên, liên tục của toàn hệ thống, từng trƣờng, khoa và mỗi giảng viên. Ngay cả
khi đã có những chƣơng trình phát triển giảng viên thì vẫn không bảo đảm sự
thành công nếu thiếu khâu cốt yếu và bền vững là việc thƣờng xuyên tự học tập
của mỗi giảng viên. Gần đây, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tƣ số 20/2013/TT-
BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2013 ban hành Quy định về bồi dƣỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học [16]. Đây là cơ sở để
các trƣờng ĐHSP tham khảo phát triển các chƣơng trình bồi dƣỡng khác nhau
nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giảng viên của trƣờng mình.
Chƣa có một công trình nào nghiên cứu về bồi dƣỡng phát triển kĩ năng
tƣ vấn học tập cho giảng viên - cố vấn ở trƣờng đại học trong đào tạo theo học
chế tín chỉ.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Tư vấn
Tƣ vấn (Advise, Consultation) - đƣợc xem nhƣ quá trình tham khảo về lời
khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định.
Tƣ vấn trong từ điển tiếng Việt đƣợc định nghĩa nhƣ là sự phát biểu ý kiến về
những vấn đề đƣợc hỏi đến, nhƣng không có quyền quyết định. Hoạt động này
phần nhiều diễn ra dƣới dạng hỏi và đáp.
Theo các chuyên gia hiệp hội Tâm lý học Mỹ: “Tƣ vấn tâm lý là quá trình
giúp các cá nhân khắc phục những trở ngại tâm lý trong quá trình trƣởng thành,
khiến ngƣời ta phát triển một cách lý tƣởng”.
Tổ chức tƣ vấn thế giới đƣa ra khái niệm: “Tƣ vấn là một quá trình trợ
giúp dựa trên các kỹ năng, trong đó một ngƣời dành thời gian, sự quan tâm và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

sử dụng thời gian một cách có mục đích để giúp đỡ thân chủ khai thác tình

huống, xác định và triển khai các giải pháp khả thi trong thời gian cho phép”.
Trung tâm tƣ vấn - truyền thông sức khỏe sinh sản và phát triển cộng đồng:
“Tƣ vấn là quá trình giao tiếp giữa nhân viên tƣ vấn và khách hàng nhằm giúp
đỡ họ về mọi mặt để họ có thể phát triển những tiềm năng của bản thân, tự tìm
ra những giải pháp giải quyết vấn đề và tự tin hơn khi hành động theo các
phƣơng án mà họ đã lựa chọn”. Khái niệm tƣ vấn đƣợc khai thác dƣới góc độ
chung, tƣ vấn cộng đồng.
Theo tài liệu tập huấn tham vấn cơ bản dành cho cộng đồng 2005 thì tƣ vấn
đƣợc hiểu là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất
định với một hay nhiều ngƣời đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó.
Tác giả Phạm Tất Dong và Nguyễn Nhƣ Ất trong cuốn “Tƣ vấn hƣớng
nghiệp” [9]:
- Tƣ vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho
khách hành những lời khuyên đúng đắn và thích hợp chứ không phải là lời
khuyên chung chung với một tình huống, một thời gian nhất định. Và những
lời khuyên, đóng góp ý kiến nhà tƣ vấn đƣa ra chỉ thích hợp với một tình
huống cụ thể, một chủ thể cụ thể tồn tại trong một hoàn cảnh và một thời gian
cụ thể chứ nó không thích hợp với một hoàn cảnh khác, một chủ thể khác và
một thời gian khác.
- Tƣ vấn không chỉ đơn thuần là đƣa ra lời khuyên mà còn phải chỉ vẽ
hƣớng thực hiện lời khuyên đƣa ra sao cho có thể đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Tác giả Nguyễn Thơ Sinh trong cuốn “Tƣ vấn Tâm lý căn bản” [15]:
- Tƣ vấn là một nghề chuyên nghiệp, đòi hỏi phải có đào tạo bài bản, có
trƣờng lớp.
- Tƣ vấn tập trung vào trợ giúp về vấn đề sống lành mạnh, thăng tiến đời
sống quan hệ cá nhân, nghề nghiệp, và những quan tâm thuộc lĩnh vực bệnh lý
tinh thần.

×