Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nang niệu quản: Nhân 1 trường hợp được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.65 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

Nghiên cứu Y học

NANG NIỆU QUẢN: NHÂN 1 TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA
Nguyễn Đặng Đình Thi*, Tôn Thất Minh Thuyết*, Trần Đức Sơn*, Nguyễn Ngọc Hiền*

TÓM TẮT
Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, tình cờ đi khám tổng quát phát hiện nang niệu quản trái qua siêu âm bụng. Phim
UIV có hình ảnh điển hình sa lồi niệu quản trái vào bàng quang. Phim MSCT 128 lát cắt cho thấy hình ảnh dãn
nhẹ bể thận và niệu quản trái. Nội soi bàng quang cho thấy nang niệu quản trái thay đổi kích thước theo nhu
động của niệu quản và phun nước tiểu qua một lỗ nhỏ gần chóp nang. Bệnh nhân được chẩn đoán nang niệu
quản trái và được phẫu thuật nội soi xẻ nang niệu quản trái kết hợp đặt thông double J niệu quản trái. Quá trình
điều trị hậu phẫu ổn định. Bệnh nhân tái khám sau một tháng được siêu âm, nội soi bàng quang thấy lỗ niệu quản
trái đã liền sẹo, phun nước tiểu trong. Bệnh nhân được rút thông double J và hẹn tái khám sau 3 tháng.

ABSTRACT
THE URETEROCELE: A CASE REPORT AT KHANH HOA’S GENERAL HOSPITAL
Nguyen Dang Dinh Thi, Ton That Minh Thuyet, Tran Duc Son, Nguyen Ngoc Hien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 161 - 165
A 34 years-old female patient was discovered left ureterocele by abdomen ultrasound throught general
examination by chance. Diagnosed base on UIV with a head of cobra (ureterocele) was demonstrated on the left
and cystoscopic showed a left ureterocele with an orifice near the top. The endoscopic incision of ureterocele was
performed with an double J inside the left ureter. Postoperation was normal. Non left meatal stenosis throught
cystoscopic one month later and double J has been removed after that. We follow the patient with renal
ultrasonography continuously one and three month later.
quang thường là phẫu thuật xẻ nang niệu quản
MỞ ĐẦU
qua nội soi bàng quang - đây là một phương
Thuật ngữ dãn bẩm sinh đoạn cuối niệu


pháp điều trị nhẹ nhàng nhưng nhược điểm là
quản thành nang (Ureterocele) được tác giả
gây ra luồng trào ngược bàng quang - niệu quản
Lilienfeld dùng lần đầu tiên vào năm 1856,
trong 12,5 % trường hợp. Chúng tôi báo cáo một
nhưng đến năm 1911 thì Young mới chính thức
trường hợp nang niệu quản trong bàng quang
là người đã áp dụng phẫu thuật điều trị xẻ nang
trên niệu quản đơn ở bệnh nhân nữ được điều
và nong rộng lỗ niệu quản - phương pháp điều
trị bằng phẫu thuật nội soi bàng quang xẻ nang
trị này vẫn còn được phổ biến cho đến nay. Bệnh
niệu quản.
gặp nhiều nhất ở trẻ em, 80% gặp ở trẻ nữ. Nang
BỆNHÁN
niệu quản có thể xảy ra ở niệu quản đơn, tuy
nhiên thường gặp hơn ở niệu quản đôi (khoảng
Bệnh nhân nữ 43 tuổi, nhập viện tại khoa
80% trường hợp). Nang niệu quản trên niệu
Ngoại tổng hợp - Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh
quản đơn thường gặp hơn ở nam giới trưởng
Hòa ngày 23/03/2015. Số vào viện: 201515748.
thành. Nang niệu quản được phân loại thành
Địa chỉ: Phú Can 2, Vạn Phú, Vạn Ninh,
nang niệu quản trong bàng quang và nang niệu
Khánh Hòa.
quản ngoài bàng quang (nang niệu quản lạc
Nghề nghiệp: nông dân
chỗ). Điều trị đối với nang niệu quản trong bàng
Lý do vào viện: tình cờ phát hiện bệnh khi đi

* Khoa Ngoại Tổng quát, BVĐK tỉnh Khánh Hòa
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đặng Đình Thi ĐT: 0982008599

Chuyên Đề Thận – Niệu

Email:

161


Nghiên cứu Y học
khám siêu âm tổng quát
Tiền sử và bệnh sử: không có gì đặc biệt
Thăm khám lâm sàng: bệnh nhân đau nhẹ
hông lưng trái, không có rối loạn tiểu tiện, nước
tiểu vàng trong. Bụng mềm, hai thận không lớn,
không có điểm đau khu trú.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
- Phim MSCT 128 lát cắt dựng hình không
gian 3 chiều: hình ảnh một niệu quản trái và dãn
nhẹ bể thận - niệu quản trái.

Cận lâm sàng
- Siêu âm bụng: thận trái không sỏi, ứ dịch
nhẹ, niệu quản trái có hình ảnh sa lồi niêm mạc
vào bàng quang. Bàng quang thành không dày,
không sỏi. Thận phải không lớn, không ứ nước,
không sỏi.
- Phim X quang KUB: không thấy hình ảnh

sỏi cản quang.
- Phim X quang UIV: sa lồi niệu quản trái vào
trong bàng quang.

Hình 3. Hình ảnh dãn bể thận - niệu quản trái trên
phim UIV

Hình 1. Hình ảnh nang niệu quản trên siêu âm bụng

Hình 2. Hình ảnh “Đầu rắn hổ mang” (Cobra head)
của nang niệu quản trên phim UIV

162

Hình 4. Hình ảnh không gian 3 chiều được dựng từ
phim MSCT 128 lát cắt cho thấy dãn bể thận - niệu
quản trái

Chuyên Đề Thận – Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Xét nghiệm sinh hóa máu
- Glucose máu: 4,9 mmol/l; Urea máu 4,4
mmol/l; Creatinine 70 umol/l
- 10 thông số nước tiểu: Bạch cầu âm tính;
Nitrit âm tính; Protein âm tính
Chẩn đoán: Nang niệu quản trái

Phương pháp phẫu thuật


Nghiên cứu Y học
Tường trình phẫu thuật
Đặt máy soi vào bàng quang dung tích
khoảng 300ml. Nang niệu quản trái kích thước
khoảng (10x10)mm, dãn to lên khoảng
(20x20)mm theo nhu động niệu quản, lổ niệu
quản ở góc phải của nang niệu quản, phun nước
tiểu trong. Tiến hành xẻ nang qua nội soi bàng
quang. Và đặt thông double J vào niệu quản trái.

Nội soi bàng quang xẻ nang niệu quản trái

A

B

Hình 5. A:Hình ảnh nang niệu quản trái nhỏ trước khi có nhu động niệu quản. B: Hình ảnh nang niệu quản
tăng kích thước khi có nhu động niệu quản, có lỗ niệu quản ở đỉnh bên phải của nang.

A

B

Hình 6. A,B: Hình ảnh phẫu thuật xẻ nang niệu quản qua nội soi bàng quang

Hậu phẫu

Tái khám sau một tháng


Ngày thứ nhất: sinh hiệu ổn, nước tiểu màu
hồng nhạt, dung tích 2100ml/24 giờ

Siêu âm bụng: niệu quản trái có thông
double J, bể thận trái không dãn.

Ngày thứ hai: sinh hiệu ổn, nước tiểu trong,
dung tích 2300ml/24 giờ

Nội soi bàng quang: miệng niệu quản trái đã
liền sẹo, phun nước tiểu trong, không có nang.
Bệnh nhân được rút thông double J niệu quản
trái.

Ngày thứ ba: bệnh nhân được rút thông niệu
đạo và xuất viện.

Chuyên Đề Thận – Niệu

163


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

Nghiên cứu Y học

A

B


Hình 7. A, B: Hình ảnh đặt thông double J vào niệu quản trái sau khi xẻ nang niệu quản

BÀNLUẬN

Về giải phẫu bệnh

Bệnh nang niệu quản thường gặp nhiều nhất
ở trẻ em với tỷ lệ ước tính 1/4000. Khoảng 80 %
gặp ở trẻ nữ, hầu hết ở người da trắng. Tỷ lệ
nang niệu quản được tìm thấy ngang nhau ở cả
hai bên phải và trái, trong đó hơn 10% nang niệu
quản lạc chỗ ở cả 2 bên. Nang niệu quản thường
gặp hơn ở niệu quản đôi (khoảng 80% trường
hợp) và thường liên quan với hệ thống trên của
hệ thống đôi. Nang niệu quản trên niệu quản
đơn thường gặp hơn ở nam giới trưởng thành.
Phân loại thành hai nhóm: nang niệu quản trong
bàng quang (nằm hoàn toàn trong bàng quang)
và nang niệu quản ngoài bàng quang hay nang
niệu quản lạc chỗ (nang niệu quản có một phần
nằm trong bàng quang, một phần lan về phía cổ
bàng quang và niệu đạo). Nang niệu quản trong
bàng quang bao gồm nang niệu quản không tắc
nghẽn (non-obstructed) có lỗ nang niệu quản lớn
và không tắc nghẽn; và nang niệu quản hẹp
(stenotic) với lỗ nang niệu quản hẹp như đầu
đinh ghim và tắc nghẽn.

Nang niệu quản trên niệu quản đơn gặp ở
nam nhiều hơn nữ, luôn là loại nang niệu quản

trong bàng quang, có thể gặp ở cả 2 niệu quản
phải và trái, kích thước thay đổi từ nhỏ 1- 2cm
đến lớn chiếm toàn bộ lòng bàng quang, ít khi
gây ra rối loạn tiểu tiện và thường được phát
hiện do những biến chứng như nhiễm trùng và
sỏi. Còn nang niệu quản trong bàng quang trên
niệu quản đôi lại thường gặp ở nữ giới, có kích
thước nhỏ, chưa bao giờ gặp thể bệnh này ở cả 2
niệu quản phải và trái, và niệu quản ít khi bị tắc.

Theo quan điểm của phôi thai học: sự hẹp lỗ
niệu quản vì quá trình tiêu biến không hoàn toàn
của màng ngăn Chwalla (màng này tồn tại ở
tuần lễ thứ 6 giữa niệu quản và xoang niệu sinh
dục) - đây là cách giải thích phù hợp đối với các
nang niệu quản trong bàng quang. Dãn mầm
niệu quản phình to trước khi mầm này sát nhập
vào vùng tam giác bàng quang - đây là cách giải
thích phù hợp đối với các nang niệu quản ngoài
bàng quang.

164

Về chẩn đoán
Siêu âm thấy niệu quản trái có hình ảnh sa
lồi niêm mạc vào bàng quang. Trên phim chụp
UIV: nếu thận hoặc phần thận tương ứng với
nang niệu quản còn chức năng thì đường bài
tiết hệ niệu sẽ hiện hình với nang niệu quản có
hình ảnh kinh điển “đầu rắn hổ mang (Cobra

head) - đây là hình ảnh thường gặp nhất của
những nang niệu quản có kích thước nhỏ và
thuộc loại nang niệu quản trong bàng quang.
Hình ảnh đặc trưng của nang niệu quản ở thì
bàng quang - khi thuốc cản quang đã ra khỏi
nang niệu quản và vào trong bàng quang- sẽ
là hình khuyết tròn hoặc bầu dục, không ngấm
thuốc cản quang và không thay đổi vị trí rõ rệt
khi thay đổi tư thế bệnh nhân. Kết hợp với CT
scan bụng sẽ giúp khảo sát rõ hình dáng đài
bể thận-niệu quản để phát hiện có hay không
có thận-niệu quản đôi với bên niệu quản có
nang và mức độ dãn của niệu quản-bể thận

Chuyên Đề Thận – Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
của niệu quản có nang. Ngoài ra, cũng nên
chụp bàng quang ngược dòng cũng cho hình
ảnh nang niệu quản điển hình như trên UIV
đồng thời phát hiện các luồng trào ngược bàng
quang-niệu quản cùng bên hoặc khác bên có
nang niệu quản (50% trường hợp). Như vậy
trường hợp của chúng tôi là bệnh nhân nữ với
đầy đủ hình ảnh điển hình trên siêu âm, X
quang KUB, UIV và MSCT cho thấy một nang
niệu quản bên trái, trong bàng quang, thuộc
loại nang niệu quản không tắc nghẽn trên niệu
quản đơn.


Về điều trị phẫu thuật:
Đối với nang niệu quản trong bàng quang
(trên niệu quản đơn hoặc niệu quản đôi) đa số
thận hoặc phần thận có nang niệu quản còn chức
năng nên các phẫu thuật bảo tồn thận được áp
dụng. Phương pháp xẻ nang niệu quản qua nội
soi bàng quang là một giải pháp nhẹ nhàng
nhưng nhược điểm là gây ra luồng trào ngược
bàng quang-niệu quản trong 12,5 % trường hợp.
Mổ đường trên cắt bỏ nang niệu quản kết hợp
với cắm lại niệu quản vào bàng quang là phương
pháp điều trị “chuẩn”, song phẫu thuật này ít
khi được chỉ định ngay từ đầu. Việc cắm lại niệu
quản vào bàng quang được thực hiện theo
những phương pháp cổ điển, thông thường là
theo kỹ thuật Cohen. Đối với nang niệu quản
trong bàng quang trên niệu quản đôi, không nên
tách riêng hai niệu quản mà tốt hơn là cắm cả hai
niệu quản cùng bao xơ chung vào bàng quang.

Nghiên cứu Y học
phòng nhiễm trùng, bảo tồn chức năng và xa
hơn là chuẩn bị cho phẫu thuật cắt bỏ về sau
(nếu cần).
- Phẫu thuật nội soi bàng quang xẻ nang niệu
quản ngày càng chiếm ưu thế so với phẫu thuật
cắt bỏ ngay từ đầu.
- Trường hợp chúng tôi sau phẫu thuật bảo
tồn xẻ nang niệu quản qua nội soi bàng quang

bước đầu cho kết quả tốt. Chúng tôi đang hẹn
bệnh nhân tái khám để có những đánh giá đầy
đủ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

6.

7.

8.
9.

KẾT LUẬN
- Nang niệu quản không tắt nghẽn trên niệu
quản đơn thường xảy ở nam giới trưởng thành
hơn là nữ.
- Triệu chứng thường mơ hồ với nhiễm
trùng đường tiết niệu hay chỉ được phát hiện
tình cờ khi đi siêu âm tổng quát.
- Chẩn đoán thường dễ bằng các xét nghiệm
hình ảnh. Phẫu thuật bảo tồn với mục đích dự


Chuyên Đề Thận – Niệu

10.

Ali S., Amir A.A., Mehran A., Mohammad K.H. (2010).
Bilateral simple orthotopic ureteroceles with bilateral stones in
an adult: A case report and review of literature, Urol J.,7,
pp.209 -211.
Douglas C. (2008). Endoscopic Ureterocele Decompression,
Hinmans Atlas Of Pediatric Urologic Surgery 2E, pp. 297-299.
Isen K. (2012). Technique using a percutaneous nephroscope
and nephroscopic scissors transurethrally for treatment of
complicated orthotopic ureterocele in adult women, Urology,
79(3), pp.713-716.
Mohammad G.M., Seyed R.H., Alborz S. (2013). Ureterocele
Associated with Renal Agenesia Presented as a Pelvic Mass in
an Adult, Iran J Radiol, 10(1).
Mukesh K.V., Preeti V., Arindam D. (2011). The Safety and
Efficacy of endoscopic Incision of Orthotopic Ureterocele in
Adult, Saudi Journal of Kidney Diseases and Transplantation,
22(6), pp.1169-1174.
Nguyễn Đăng Đội. Nhân một trường hợp giãn bẩm sinh đoạn
cuối
niệu
quản
thành
nang

ureterocele,

.
Reynard J., Mark S., Turner K. (2008). Surgery for Upper Tract
Obstruction and Other Ureteric Surgery, Urological Surgery
1st Edition, pp. 478-507.
Roylance J., Roberts J.B.M. (1965). Ureterocele,Proceedings of
the Royal Society of Medicine (58), pp. 855-856.
Selami S., David E., William S., Linda A.B. (2005). Familial
ureteroceles: an evidence for genetic background?, The
Turkish Journal of Pediatrics, 47, pp. 255-260.
Sujit K. Chowdhary, Deepak K. Kandpal, Anupam Sibal,
Rajendra N. Srivastava (2014). Management of complicated
ureteroceles: Different modalities of treatment and long-term
outcome, J Indian Assoc Pediatr Surg, 19(3), pp. 156–161.

Ngày nhận bài báo:

10/05/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/06/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/08/2015

165




×