Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hiệu quả lâm sàng của anaferon trong điều trị viêm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.89 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013

HIỆU QUẢ LÂM SÀNG CỦA ANAFERON TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM ĐƢỜNG HÔ HẤP TRÊN CẤP Ở TRẺ EM
Lê Thị Minh Hương*; Trần Minh Điển*
Thục Thanh Huyền*; PhùngThị Thủy* và CS
TÓM TẮT
Virut là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trên thế giới hiện nay. Gamma-anaferon là chế phẩm
kháng thể gắn interferon liều siêu nhỏ có tác dụng điều hòa miễn dịch và kháng virut. Nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng mở có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng, khả năng kích thích sản
xuất các IFN nội sinh và mức độ an toàn của anaferon trong điều trị viêm đường hô hấp cấp do virut
ở trẻ em từ 6 tháng - 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi TW. Kết quả cho thấy so với nhóm chứng, nhóm sử
dụng anaferon trong điều trị kết hợp cải thiện nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh như sốt,
triệu chứng nhiễm độc, viêm long đường hô hấp trên, giảm ngày điều trị trung bình và tỷ lệ bội
nhiễm. Anaferon làm tăng nồng độ IFN trong huyết thanh ở ngày thứ 3 sau điều trị. Không có tác
dụng phụ nào xảy ra trong thời gian sử dụng anaferon.
* Từ khóa: Viêm đường hô hấp trên cấp; IFN-anaferon; Trẻ em.

CLINICAL BENEFITS OF ANAFERON IN treatment of
PEDIATRIC ACUTE UPPER RESPIRATORY VIRAL INFECTIONS
SUMMARY
Viral infections are at present the leading cause of morbidity in the world. Gamma-anaferon is an
immunomodulator with antiviral activity containing ultralow doses of antibodies to interferon. The
clinical trials of gamma-anaferon (pediatric formulation) in the treatment of acute respiratory viral
infections in children from 6 months to 5 years old at National Hospital of Pediatrics, Hanoi, Vietnam,
the results showed that compared to the placebo group, anaferon therapy decreased the severity
and duration of symptoms such as fever, intoxication, runny nose, cough as well as the rate of
complications associated with acute respiratory infections. Anaferon treatment resulted in an
induction of interferon-gamma and alpha by the third day. The participants suffered from no
anaferon-related adverse events during this study.
* Key words: Acute respiratory infections; IFN-anaferon; Children.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm đường hô hấp trên cấp (VĐHHTC)
ở trẻ em < 5 tuổi chiếm 40 - 60% tổng số
bệnh nhi đến khám và điều trị tại các cơ sở
y tế tại Việt Nam. Vào thời điểm giao mùa,

tỷ lệ VĐHHTC có xu hướng gia tăng và nguyên
nhân chủ yếu do virut (80%). Tuy nhiên,
ngoài điều trị triệu chứng, hiện nay chưa có
thuốc đặc trị trong các bệnh nhiễm virut nói
chung và viêm đường hô hấp nói riêng.

* Bệnh viện Nhi TW
Người phản hồi (Corresponping): Lê Thị Minh Hương


107


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013

Anaferon là một chế phẩm bao gồm các
kháng thể gắn IFN- (human interferon
gamma), được tinh chế bằng phương pháp
sắc ký ái lực với lượng siêu nhỏ, có tác
dụng điều hòa miễn dịch và kháng virut
bằng ức chế quá trình nhân lên của virut và
kích thích cơ thể sản xuất IFN nội sinh.
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại

Liên Bang Nga đã chứng minh anaferon có
hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh virut như
cúm influenza, parainfluenza, Herpes simplex
týp 1 và týp 2, virut viêm não truyền từ ve,
rotavirut, coronavirut, calicivirut, adenovirut,
virut hợp bào hô hấp [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7].
Anaferon hiện đã có mặt trên thị trường
Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một nghiên
cứu ứng dụng lâm sàng nào đánh giá hiệu
quả của anaferon trong phòng tránh cũng
như điều trị các bệnh virut ở trẻ em Việt
Nam. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm: Đánh giá hiệu quả lâm sàng, cận lâm
sàng và mức độ an toàn của chế phẩm
anaferon trong điều trị VĐHHTC ở trẻ em từ
6 tháng - 5 tuổi.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Bệnh nhân (BN) 6 tháng - 5 tuổi, không
có bệnh mạn tính hoặc dị tật bẩm sinh.
- Được chẩn đoán VĐHHTC do virut: sốt
> 37,80C, triệu chứng viêm long đường hô
hấp trên, bạch cầu máu ngoại vi < 10.000,
CRP < 6 mg/l, dịch tỵ hầu t×m virut cúm, á
cúm, RSV, rhinovirut và adenovirut.
- Nhập viện vào ngày thứ 1 đến ngày
thứ 3 của bệnh.
- BN chưa điều trị loại thuốc kháng virut nào.


- Gia đình đồng ý cho con tham gia
nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thử nghiệm lâm sàng mở có đối chứng.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 - 4 - 2012
đến 31 - 7 - 2012.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Miễn dịch,
Dị ứng, Bệnh viện Nhi TW.
- Đạo đức nghiên cứu: Đề tài cấp cơ sở
đã được thông qua hội đồng y đức của
bệnh viện.
- Sử dụng phương pháp thống kê y học.
* Cách tiến hành nghiên cứu:
- Sàng lọc BN nhập viện do sốt virut kèm
VĐHHTC đáp ứng đủ tiêu chuẩn thu dung
vào nghiên cứu. Lấy dịch tỵ hầu xét nghiệm
virut: virut cúm, á cúm, RSV, rhinovirut, adenovirut
(kỹ thuật xét nghiệm bằng test nhanh ELISA
và PCR tại Khoa Vi sinh).
- Đo nồng độ IFN (α, , γ) trong huyết
thanh trước và sau khi sử dụng anaferon
3 ngày (tại Khoa Sinh học Phân tử, Bệnh
viện Nhi TW).
- Chia các đối tượng nghiên cứu làm
2 nhóm ngẫu nhiên theo số chẵn lẻ.
- Nhóm 1 (can thiệp):
+ Sử dụng anaferon theo phác đồ được
khuyến cáo của nhà xản xuất: trong 2 giờ
đầu, cứ 30 phút cho trẻ ngậm 1 viên, tiếp
theo, ngậm 3 viên chia 3 lần trong khoảng

thời gian còn lại trong ngày (với trẻ nhỏ:
nghiền viên thuốc với một chút nước nhiệt
độ phòng, đổ vào khoang miệng). Từ ngày
điều trị thứ 2, mỗi ngày ngậm 3 viên, chia
3 lần cho đến khi hồi phục hoàn toàn (lưu ý:
trong 2 giờ đầu không dùng thuốc hạ nhiệt).
+ Điều trị triệu chứng theo phác đồ của
bệnh viện: hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể >
38,5oC, bù dịch khi cần, thuốc ho, vệ sinh

109


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
mũi, thêm kháng sinh cephalosporin thế hệ
2 hoặc 3 khi có bằng chứng bội nhiễm bạch
cầu cao > 12.000, CRP > 6 mg/l, triệu chứng
viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm
tai mũi họng.
- Nhóm 2 (chứng): điều trị triệu chứng
theo phác đồ của bệnh viện như trên.
* Các biến số nghiên cứu:
- Hiệu quả lâm sàng: thời gian thuyên
giảm các triệu chứng của VĐHHTC như
tình trạng nhiễm độc (sốt, kém ăn, mệt mỏi,
kém chơi), mức độ nặng của triệu chứng
viêm long đường hô hấp trên (hắt hơi, sổ
ngạt mũi, ho, khản tiếng), tỷ lệ bội nhiễm
cần dùng kháng sinh (viêm tai giữa, viêm
phế quản, viêm phế quản phổi), thời gian

nằm viện trung bình.
- Cận lâm sàng: nồng độ các loại IFN (α,
, γ) trong huyết thanh trước và sau 3 ngày
điều trị anaferon.
- Mức độ an toàn: ghi nhận tác dụng
không mong muốn của anaferon trong quá
trình điều trị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng của đối
tƣợng nghiên cứu.
100 BN đủ điều kiện tham gia vào
nghiên cứu.
Bảng 1:
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
LÂM SÀNG VÀ
NGUYÊN NHÂN

NHÓM 1

NHÓM 2

(n = 50)

(n = 50)

2,43 + 1,94

2,94 + 1,78


Giới: tỷ lệ nam/nữ

2,12

2,33

Thành thị/nông thôn

2,57

2,84

2,21

2,32

39,23 + 0,40

39,16 + 0,47

Tuổi (năm)

Ngày mắc bệnh
o

Nhiệt độ khi vào viện ( C)

Tỷ lệ các loại virut xác định được trong dịch tþ hầu (%)

(1)


(2)

(3)

Adenovirut

6

6

Rhinovirut

30

34

RSV

26

28

Cúm A

34

30

Cúm B


4

2

Hai nhóm BN vào điều trị tương đồng
nhau, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về đặc điểm dịch tễ lâm sàng và
nguyên nhân gây bệnh giữa 2 nhóm (p > 0,05).
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp
cấp gặp với tỷ lệ: trẻ nhiễm cúm chiếm
32%, á cúm 3%, RSV 27%, rhinovirut 32%,
adenovirut 6%.
2. Hiệu quả lâm sàng của anaferon
trong điều trị VĐHHCT.
Trong quá trình điều trị và theo dõi, 15
BN rút khỏi nghiên cứu, trong đó nhóm can
thiệp 10 BN, nhóm chứng 5 BN.
Anaferon trẻ em (viên nén 3 mg) là một
sản phẩm chứa các kháng thể gắn với
interferon gamma ở người với liều rất thấp,
được tinh chế bằng sắc ký ái lực. Cơ chế
tác dụng của anaferon là giảm mức độ
thâm nhập của virut trong mô, tác động lên
hệ thống nội sinh của interferon và
cytokines. Shishkina LI và CS (2011) công
bố kết quả thực nghiệm, anaferon có thể
giảm sự nhân lên của influenza virut A
(H1N1/09) đến 10 lần, tương đương với
hiệu quả của tamiflu [8]. Các nghiên cứu

ứng dụng lâm sàng sử dụng anaferon trong
điều trị bệnh virut đều cho kết quả khả quan
như giảm triệu chứng và thời gian diễn biến
bệnh, giảm biến chứng, giảm thời gian nằm
viện [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7].

110


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
Bảng 2: So sánh các biểu hiện lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu.
NHÓM NGHIÊN
CỨU (Số BN)

THỜI GIAN XUẤT HIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
ngày (M ± m)
NhiÔm ®éc
Sèt

Nhóm
anaferon n

Suy nh-îc

C¸c triÖu chøng trong h« hÊp

BiÕng ¨n

C¸c triÖu
chøng ë mòi


Ho

3,60 ± 0,95

3,77 ±
1,61

TỶ LỆ
%
CÓ BỘI
NHIỄM

NGÀY ĐIỀU
TRỊ TRUNG
BÌNH (ngày)

37,1

5,7 ± 0,28

1:

Nhóm 2: chứng
(n = 45)

2,97 ± 0,89

1,86 ± 1,03 2,74 ± 1,31


( Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); ** Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
ngày có
Số ngày
chứng
triệuchứng
có triệu
Số

5
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Sốt

Suy nhược

Biếng ăn


dùngAnaferon
anaferon

dùng


Viêm mũi

Ho

Khôngdùng
dùng Anaferon
anaferon
Không

Biểu đồ 1: So sánh số ngày mắc triệu chứng lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu.
Nhóm BN sử dụng anaferon giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng về các biểu hiện lâm
sàng của virut như: sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, gồm hắt hơi, sổ mũi, ho và
giảm ngày điều trị trung bình gần 2 ngày so với nhóm chứng (3,8 ± 0,24 ngày nhóm can
thiệp so với 5,7 ± 0,28 ngày ở nhóm chứng, р < 0,05).
Erman ES, Osidak LV và CS (2009) thấy anaferon có vai trò trong phòng tránh các bệnh
đường hô hấp ở trẻ em từ 1 tháng - 4 tuổi, giảm tỷ lệ dương tính các kháng nguyên của
virut ở dịch tỵ hầu [7].
Bảng 3: Thay đổi nhiệt độ trung bình theo thời gian điều trị của 2 nhóm nghiên cứu.
NGÀY ĐIỀU TRỊ

Ngày 1

Ngày 2

NHÓM 1 (điều trị anaferon)

NHÓM 2 (chứng)

(n = 50)


(n = 50)

39,22 + 0,33

39,17 + 0,71

(n2 = 46)

(n2 = 49)

38,48 + 0,63

38,71 + 0,69

p

0,566

0,079

111


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
(1)

(2)

(3)


Ngày 3

(n3 = 40)

(n3 = 45)

37,35 + 0,72

37,74 + 0,76

Ngày 4
Ngày 5
Ngày 6

(n4 = 32)

(n4 = 38)

37,07 + 0,65

37,24 + 0,67

(n5 = 14)

(n5 = 16)

36,87 + 0,41

36,81 + 0,31


(n6 = 7)

(n6 = 11)

36,63 + 0,14

36,64 + 0,32

(4)
0,017

0,279

0,619

0,953

Sau 1 - 2 ngày dùng thuốc, nhiệt độ giảm nhanh, nhiệt độ trung bình ngày thứ 3 sau
điều trị của nhóm dùng anaferon thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3. Nồng độ interferon trong huyết thanh của đối tƣợng nghiên cứu.
Bảng 4: Nồng độ interferon trong huyết thanh trước và sau điều trị.
TÝP IFN

NHÓM NGHIÊN CỨU

IFN-α

IFN-β


IFN-γ

IFN TITRES, đơn vị/ml (M ± m)
Tr-íc ®iÒu trÞ

Sau ®iÒu trÞ

Nhóm 1 (anaferon)

80,26 ± 38,95

113,15 ± 45,39*

Nhóm 2 (chứng)

76,05 ± 29,71

67,12 ± 27,59

Nhóm 1 (anaferon)

65,83 ± 37,21

87,73 ± 47,12*

Nhóm 2 (chứng)

61,36 ± 36,79

48,59 ± 32,16


Nhóm 1 (anaferon)

18,15 ± 12,69

32,08 ± 18,05*

Nhóm 2 (chứng)

15,81 ± 13,44

20,58 ± 14,72*

(* Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê).
180
160
140
120

Có uống

có uống

100

Không uống
ko uống

80
60

40
20
0
alpha

beta

gamma

Biểu đồ 2: So sánh IFN sau điều trị của 2 nhóm.

112


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
Nghiên cứu tác dụng của anaferon lên
tình trạng miễn dịch cho thấy anaferon tác
động lên cơ chế điều hòa miễn dịch, cân
bằng tỷ lệ СD4/СD8 và tăng sản xuất các
cytokine γ-IFN và α-IFN nội sinh. Nồng độ
cả α-IFN, β-IFN và γ-IFN huyết thanh của
nhóm can thiệp cao gấp 1,4 - 1,8 lần so với
nhóm chứng. Nồng độ IFN sau điều trị của
nhóm dùng anaferon cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với trước điều trị.
4. Tác dụng không mong muốn của
anaferon.
Bảng 5:
TRIỆU CHỨNG


NHÓM 1
(can thiệp)

NHÓM 2
(chứng)

Dị ứng (mề đay, phù mạch, sốc)

0

0

3%

4%

5%

4%

Nôn
Rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy nhẹ,
đầy hơi)

Không BN nào có phản ứng. 4 - 5% BN
có triệu chứng nôn, rối loạn tiêu hoá nhưng
biểu hiện nhẹ và thoảng qua, không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm
chứng.
KẾT LUẬN

Anaferon có hiệu quả trong điều trị viêm
đường hô hấp cấp do virut với bằng chứng
giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng như
sốt, triệu chứng nhiễm độc, triệu chứng
viêm long đường hô hấp trên, giảm tỉ lệ
biến chứng phải dùng kháng sinh, giảm
ngày điều trị trung bình và tăng sản xuất
IFN-α, β và IFN-γ. Anaferon dễ sử dụng và
an toàn cho trẻ em.
KHUYẾN CÁO
Có thể sử dụng anaferon trong điều trị
các bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut ở
trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Martyushev-Poklad A.V, Drinevskiy V.P,
Osidak L.V et al. Anaferon - A novel therapeutic
for influenza in children. Clinical efficacy and
immunomodulation. Proсeeding of the Sixth
Congress of the European Association for
Clinical Pharmacology and Therapeutics. Istanbul.
2003. p.99
2. Martyushev-Poklad A.V, Kudin M.V, Dyldina
N.V, Kachanova M.V, Epstein O.I, Sergeeva S.A.
A novel therapeutic for treatment of varicella: per
oral anti-interferon gamma 46 antibodies. Book
of abstracts of the 4th world congress of the
world society for pediatric infectious diseases WSPID. -Warsaw, Poland. 2005, September,
1 - 4, p.144.
3. Martyushev-Poklad A.V, Uchaikin V.F, Dugina

I.L, Epstein O.I, Sergeeva S.A, Drinevsky V.P,
Petrov V.I, Osidak L.V. Anaferon - a novel
antiviral agent: Controlled trials of efficacy in
pediatric upper respiratory infections. 22nd
Annual Meeting of the European society for
pediatric infections deseases. Tampere, Finland.
2004, May, 26 - 28, p.11.
4. Martyushev-Poklad A.V, Uchaikin V.F, Dugina
I.L, Epstein O.I, Sergeeva S.A, Drinevsky V.P,
Osidak L.V. Prophylaxis of pediatric upper respiratory
infections with anaferon: Controlled clinical trial.
22nd Annual Meeting of the European society for
pediatric infections diseases. Tampere, Finland. 2004,
May 26 28, p.111. (Book of Abstracts).
5. Sergeeva S.A, Martyushev-Poklad A.V,
Petrov V.I, Epstein O.I, Dugina I.L. Anaferon,
oral anti-interferon gamma antibodies for treatment
and prophylaxic of viral infections. Clinical and
Experimental Pharmacology and Psychology. 2004.
Vol. 31, Suppl 1, A.114. (Abstracts of the 8th
World Congress on Clinical Pharmacology &
Therapeutics Incorporating the Annual Scientific
Meeting of ASCEPT, 1 - 6 August 2004, Brisbane,
Australia).
6. Erman ES, Osidak LV, Sukhovetskaya VF,
Drinevskii VP. Efficiency of interferon inductor

113



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
anaferon (pediatric formulation) in prophylaxis of
acute respiratory infections in sickly children.
Institute of Influenza, Russian Academy of
Medical Sciences, St. Petersburg. Bull Exp Biol
Med 2009, Aug, 148 (2), pp.270-274.
7. Timchenko VN, Pavlova EB, Chernova TM,
Bannova SL, Savel'eva TI, Tarasov SA,
Kachanova MV, Siver'yanova MA. Evaluation of
the efficiency and safety of anaferon (pediatric
formulation) in the treatment of chickenpox in
children. Bull Exp Biol Med. 2009, Aug,148 (2),
pp.291-294.

8. Shishkina LI, Skarnovich MO, Kabanov
AS, Sergeev AA, Tarasov SA, Sergeeva SA,
Épshteĭn, Malkova EM, Stavskiĭ EA, Drozdov IG.
Study of efficacy of anaferon pediatric in mice
infected by pandemic influenza virus A(H1N1/09).
Mikrobiol Epidemiol Immunobiol. 2011, Jan-Feb,
(1), pp.83-86.
9. Zuikova I.N, Vasilev N.A, Shulzhenko A.E.
Efficiency of anaferon in complex therapy of
genital herpes. Bulletin of Experimental Biology
and Medicine. 2009, Vol 148, No 2, pp.297-300.

114


TP CH Y - DC HC QUN S S 5-2013


Ngày nhận bài: 3/1/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/5/2013
Ngày bài báo đ-ợc đăng: 23/5/2013

115



×