Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.42 KB, 9 trang )

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018

TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
TẠI KHOA NGOẠI TIẾT NIỆU
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

Lê Đình Khánh, Lê Đình Đạm, Nguyễn Khoa Hùng,
Nguyễn Xuân Mỹ, Võ Minh Nhật, Nguyễn Ngọc Minh, Hồ Thị Ngọc Sương
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, đặc điểm vi khuẩn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu có
bệnh lý đường tiết niệu được điều trị tại Khoa ngoại Tiết niệu – Thần kinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược
Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 474 bệnh nhân có bệnh lý tiết niệu được điều trị tại Khoa
Ngoại Tiết niệu – Thần kinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 7/2017 đến 4/2018, có nước tiểu
> 25 bc/ul có triệu chứng triệu chứng của bệnh lý đường tiết niệu hoặc kèm hội chứng nhiễm khuẩn được cấy
nước tiểu và xét nghiệm kháng sinh đồ. Các trường hợp cấy nước tiểu dương tính được phân tích về lâm sàng
và đặc điểm vi khuẩn. Kết quả: 187/474 (39,5%) bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến nhiễm khuẩn đường
tiết niệu. Có 85/474 (17,9%) bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Triệu chứng đau thắt
lưng chiếm tỉ lệ cao nhất (50,6%). Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đa dạng, không có triệu
chứng nổi bật. Tỉ lệ cấy nước tiểu dương tính là 45,5%. Vi khuẩn E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (46,67%), theo sau
Enterococcus spp (16%), Enterobacter spp (12%), Staphycoccus aureus (10,67%), Pseudomonas aeruginosa
(8,0%), Streptococcus faecali và Proteus (2,67%). Tỷ lệ sinh ESBL E.coli là 69,23%, Enterobacter spp là 33,33%.
Tỉ lệ đề kháng với nhóm cephalosporin thế hệ 3 và quinolon cao. Nhóm vi khuẩn Gram âm nhạy cảm với
meropenem, imipenem, amikacin trong khi gram dương còn nhạy cảm vancomycin. Kết luận: Triệu chứng
lâm sàng nhiễm khuẩn đường tiết niệu đa dạng, triệu chứng điển hình cho NKĐTN chiếm tỷ lệ thấp. E.coli là
loại vi khuẩn thường gặp nhiễm khuẩn đường tiết niệu 46,67%. Các vi khuẩn đề kháng cao với một số kháng
sinh thông thường nhất là nhóm cephalosporin thế hệ 3 và quinolon. Nhóm vi khuẩn gram (+) còn nhạy với
vancomycin, nhóm vi khuẩn gram (-) còn nhạy với cefoxitin, amikacin, và carbapenem.
Từ khóa: nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Abstract



Urinary Infection AT DEPARTMENT OF UROLOGY OF hue
university of medicine and pharmacy hospital

Le Dinh Khanh, Le Dinh Dam, Nguyen Khoa Hung,
Nguyen Xuan My, Vo Minh Nhat, Nguyen Ngoc Minh, Ho Thi Ngoc Suong
Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University

Objectives: To investigate clinical characteristics, bacterial characteristics, drug resistance status in
patients with urinary tract infections treated at Department of Urology, Hue University Hospital. Materials
and Method: The study was conducted in 474 patients with urological disease treated at Department of
Urology, Hue Universiry Hospital from July 2017 to April 2018. Urine culture was done in the patients with
urine > 25 Leu/ul who have symptoms of urinary tract disease or infection symptoms. Patients with positive
urine cultures were analyzed for clinical and bacterial characteristics. Results: 187/474 (39.5%) patients had
symptoms associated with urinary tract infections. 85/474 (17.9%) patients were diagnosed with urinary
tract infection. The positive urine culture rate was 45.5%. Symptoms of UTI were varied, and no prominent
symptoms. E. coli accounts for the highest proportion (46.67%), followed by, Staphycoccus aureus (10.67%),
Pseudomonas aeruginsa (8,0%), Streptococcus faecali and Proteus (2.67%). ESBL - producing   E. coli was
69.23%, ESBL producing Enterobacter spp was 33.33%. Gram-negative bacteria are susceptible to meropenem,
imipenem, amikacin while gram positive are vancomycin-sensitive. Conclusions: Clinical manifestations of
Địa chỉ liên hệ: Lê Đình Khánh, email:
Ngày nhận bài: 10/5/2018; Ngày đồng ý đăng: 22/6/2018; Ngày xuất bản: 5/7/2018

100

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018


urinary tract infections varied and its typical symptoms are unclear. E.coli is a common bacterium (46.67%).
Isolated bacteria have a high rate of resistance to some common antibiotics especially the third generation
cephalosporins and quinolones. Most bacteria are resistant to multiple antibiotics at the same time. Gram
(+) bacteria are susceptible to vancomycin, and gram (-) bacteria are susceptible to cefoxitin, amikacin, and
carbapenem.
Keywords: urinary tract infection
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
474 bệnh nhân nhập viện tại Khoa Ngoại Tiết
niệu – Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược Huế do
các bệnh lý tiết niệu khác nhau vào 3 thời điểm khác
nhau ở Huế gồm mùa nắng nóng (tháng 7,8/ 2017),
mùa mưa (11,12/2017) và mùa mát trời (2,3/2018).
187 bệnh nhân được tiến hành cấy nước tiểu và 85
bệnh nhân trong số đó có kết quả cấy dương tính
được phân tích về lâm sàng cũng như vi khuẩn học.
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Ghi nhận tất cả bệnh nhân có bệnh lý tiết niệu
được điều trị nội trú tại trong các thời điểm trên.
Bệnh nhân có bạch cầu niệu > 25 bc/ul kèm hội
chứng nhiễm khuẩn hoặc kèm triệu chứng của bệnh
lý đường tiết niệu (rối loạn tiểu tiện, đau vùng thắt
lưng…) được tiến hành cấy nước tiểu và định danh
vi khuẩn cũng như xét nghiệm kháng sinh đồ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết
niệu: Có triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
và cấy nước tiểu dương tính với kết quả ≥ 105 khuẩn
lạc [3].
- Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu

+ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng: Khám và ghi
nhận đặc điểm chung, chẩn đoán, triệu chứng lâm
sàng nổi bật.
- Nghiên cứu các đặc điểm cận lâm sàng: Cấy
nước tiểu, xét nghiệm kháng sinh đồ khi bệnh nhân
khám để nhập viện.
Số liệu xử lý theo phần mềm SPSS 20.0

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một
trong những bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất trong
thực hành lâm sàng [7],[8]. Bệnh có thể xảy ra ở tất
cả các độ tuổi [9], là nguyên nhân phổ biến nhất của
nhiễm khuẩn bệnh viện, và cũng đồng thời là nguyên
nhân phổ biến thứ 2 đưa bệnh nhân vào viện [11].
Với bệnh cảnh lâm sàng hết sức đa dạng, vi
khuẩn niệu không triệu chứng, nhiễm khuẩn đường
tiết niệu đơn giản đến phức tạp, có thể bệnh cảnh
lâm sàng nhẹ nhàng nhưng cũng có khi biến chứng
nặng gây tử vong hoặc suy chức năng thận không
hồi phục… Vì vậy việc phát hiện và điều trị NKĐTN
sớm có vai trò hết sức quan trọng trong thực hành
lâm sàng.
Việt Nam được xếp vào trong nhóm các nước
có tỉ lệ nhiễm khuẩn với vi khuẩn kháng thuốc cao,
trong đó bao gồm cả nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiện đang có chiều
hướng diễn biến phức tạp theo hướng vi khuẩn đa
để kháng với nhiều loại thuốc kể cả các loại thuốc
thế hệ mới [3],[10]. Nhiều nghiên cứu cũng như

những khuyến cáo về chẩn đoán, lựa chọn kháng
sinh trong điều trị đã ra đời… tuy nhiên cho đến nay
nhiễm khuẩn đường tiết niệu vẫn còn là một vấn
đề khó. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm: khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
nhiễm khuẩn đường tiết niệu có bệnh lý đường tiết
niệu được điều trị tại khoa ngoại Tiết niệu - Thần
kinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và đặc
điểm vi khuẩn, tình trạng kháng thuốc.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
- Tuổi trung bình của 474 BN 50,4 ± 21,6 tuổi
- Giới: Nam 329 bệnh nhân (69,4%), Nữ : 145 bệnh nhân (30,6%)
Bảng 3.1. Chẩn đoán của bệnh nhân được điều trị nội trú
Chẩn đoán

Sỏi
tiết niệu

Tăng sinh lành
tính TTL

K TTL

K bàng
quang

Dị tật
hệ tiết niệu


Khác

Tổng

n

247

54

18

36

62

57

474

%

52,1

11,4

3,8

7,6


13,1

12,0

100

Đặc điểm của 187 bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến NKĐTN
- Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu 187/474 (39,5%).
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

101


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018

- Giới: Nam: 107 bệnh nhân (57,2%), Nữ 80 bệnh nhân (42,8%)
- Tuổi trung bình 55,4 ± 16,6 tuổi
- Tình hình sử dụng thuốc trước khi vào viện: Có sử dụng thuốc ở nhà 81 (43,32%), Chưa dùng thuốc 106
(56,68%). Không rõ loại thuốc sử dụng.
Bảng 3.2. Lý do vào viện
LDVV

Sốt

Tiểu
buốt

Tiểu
máu


Tiểu
mủ

Tiểu
khó

Tiểu
rắt

Bí tiểu

Đau TL

Quặn
thận

Đau hạ
vị

n
32
14
9
6
15
8
10
87
2

4
Lý do vào viện bệnh nhân rất đa dạng. Chủ yếu là do đau thắt lưng 106/187 bệnh nhân. Các lý do vào viện
khác chiếm tỷ lệ thấp.
3.2. Kết quả cấy nước tiểu
- Dương tính 85 mẫu (45,5%), âm tính 95 mẫu (50,8%), tạp nhiễm 7 mẫu (3,7%)
3.3. Đặc điểm của bệnh nhân có cấy nước tiểu dương tính
- 85 bệnh nhân được chẩn đoán là NKĐTN đúng theo tiêu chuẩn. Tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu có
đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán 85/474 (17,9%).
- Giới: Nam 43/85 bệnh nhân, nữ 42/85 bệnh nhân.
- Tuối: 55,7 ± 16,1 tuổi
- 85 bệnh nhân có cấy nước tiểu dương tính gồm 63 BN (75,3%) sỏi hệ tiết niệu, 11 (12,9%) Tăng sinh lành
tính tuyến tiền liệt (TTL), 2 BN (2,4%) Ung thư TTL, 3 BN (4,7%) Dị dạng đường tiết niệu, 3 BN (3,5%) U bàng
quang, 3 BN (3,5%) có chẩn đoán khác
Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng nổi bật của bệnh nhân NKĐTN
Triệu chứng

Số lượng

Tỷ lệ % (trên 85 bệnh nhân)

Sốt

14

16,47

Vẻ mặt nhiễm trùng môi khô lưỡi bẩn

2


2,35

Rét run

6

7,06

Tiểu buốt

30

35,3

Tiểu rắt

24

28,24

Tiểu máu

6

7,06

Tiểu mủ

20


23,53

Tiểu khó

16

18,82

Bí tiểu

4

4,71

Thiểu niệu

3

3,53

Đau thắt lưng

43

50,59

Đau quặn thận

2


2,35

Đau vùng hạ vị

6

7,06

Rung thận (+)

4

4,71

Thận lớn

3

3,53

Khác
6
7,06
Các triệu chứng nổi bật đa dạng. Trong đó đau thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất 50,59%.
3.4. Đặc điểm vi khuẩn
- Vi khuẩn được định danh gồm: E. Coli (45,88%), Enterbacter spp (12,94%), Klebsiella pneumoniae
(2,35%), Pseudomonas aeruginosa (8,24%), Proteus spp (3,52), Enterococus spp (15,29%), Staphycoccus aureus (9,43%), Streptococcus faecalis (2,35)
- Gram (+): 23 (27,1%), Gram (-) : 62 (72,9%).
- Vi khuẩn sinh ESBL (Men beta-lactamase phổ rộng - Extended spectrum beta-lactamase) gồm: Escherichia coli (69,23%), Proteus spp (33,33%)
102


JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018

Bảng 3.4. Kết quả kháng sinh đồ của E. coli (n=39)
Kháng sinh

Nhạy cảm

Trung gian

Đề kháng

Tổng KSĐ làm

n

%

n

%

n

%

Amoxicillin clavu


4

11,77

10

29,41

20

58,82

34

Ticarcillin +clavu

6

20,69

17

58,62

6

20,69

29


Piperacilline

4

12,90

6

19,36

21

67,74

31

Ampicillin

2

5,41

1

2,70

34

91,89


37

Cefoxitin

14

70

6

30

0

0

20

Ceftazidime

12

35,29

16

47,05

6


17,64

34

Ceftaxime

7

25,93

3

11,11

17

62,96

27

Cefoperazone

2

11,76

2

11,76


13

76,48

17

Ceftriaxone

5

33,33

2

13,34

8

53,33

15

Levofloxacin

2

18,18

8


72,73

1

9,09

11

Norfloxacin

5

17,24

1

3,45

23

79,31

29

Ofloxacin

1

6,67


0

0

14

93,33

15

Imipenem

23

65,71

9

25,72

3

8,57

35

Meropenem

35


97,22

0

0

1

2,7

36

Minocycline

5

18,52

6

22,22

16

59,25

27

Gentamycin


10

45,45

2

9,10

10

45,45

22

Netilmicin

17

45,95

11

29,73

9

24,32

37


Chloramphenicol
10
45,45
1
4,55
11
50
22
E.coli đề kháng cao với nhiều KS thông thường, ampicillin 91,89%, ofloxacin 93,33%, norfloxacin 79,31%,
ceftaxime 62,96%…
Bảng 3.5. So sánh kết quả kháng sinh đồ giữa E.coli sinh ESBL và E.coli không sinh ESBL
E. coli sinh ESBL
(n=9)

Kháng sinh

E. coli không sinh ESBL
(n=4)

Nhạy cảm

Trung gian

Đề kháng

Nhạy cảm

Trung gian


Đề kháng

Piperacilline

0

25

75

50

25

25

Ampicillin

0

0

100

0

33,33

66,67


Amoxicillin+clavu

33,33

22,22

44,45

0

25

75

Ticarcillin +clavu

0

20

80

50

0

50

Cefoxitin


80

0

20

50

50

0

Ceftazidime

22,22

66,67

11,11

75

0

25

Cefotaxime

0


25

75

100

0

0

Ceftriaxone

0

16,67

83,33

75

0

25

Cefoperazone

0

33,33


66,67

50

0

50

66,67

0

33,33

0

25

75

Meropenem

100

0

0

75


0

25

Minocycline

16,67

33,33

50

0

33,33

66,67

Netilmicin

44,44

33,33

22,22

50

25


25

Amikacin

100

0

0

100

0

0

Imipenem

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

103


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018

Ofloxacin

0

0


100

33,33

0

66,67

Norfloxacin

0

12,5

87,5

50

0

50

Chloramphenicol
66,67
0
33,33
0
0
100

E Coli sinh ESBL có tỷ lệ đề kháng cao hơn với nhóm không sinh ESBL. Tỉ lệ nhạy cảm với nhóm carbapenem
còn cao.
Bảng 3.6. Kết quả kháng sinh đồ Enterococcus spp (n=13)
Nhạy cảm

Trung gian

Đề kháng

n

%

n

%

n

%

Tổng KSĐ
làm

Penicillin

0

0


0

0

5

100

5

Amoxicillin

3

42,86

2

28,57

2

28,57

7

Oxacillin

2


16,67

0

0

10

83,33

12

Cefoxitin

1

10

0

0

9

90

10

Ceftriaxone


0

0

1

8,33

11

91,67

12

Tetracycline

0

0

0

0

11

100

11


Norfloxacin

2

16,67

2

16,67

8

66,67

12

Pefloxacin

0

0

0

0

9

100


9

Vancomycin

13

100

0

0

0

0

13

Gentamycin

1

8,33

5

41,67

6


50

12

Amikacin

0

0

1

9,10

10

90,9

11

Licomycin

2

18,18

0

0


9

81,82

11

Erythromycin

0

0

1

8,33

11

91,67

12

Tobramycin

0

0

0


0

4

100

4

Teicoplanin

6

54,55

0

0

5

45,45

11

Trimethoprim-sulfa

1

20


0

0

4

80

5

Kháng sinh

Chloramphenicol
0
0
2
40
3
60
5
Kết quả Enterococcus spp nhạy cảm 100% với vancomycin. Đề kháng cao với nhiều KS thông thường,
pefloxacin 100%, tetracycline 100%, penicillin 100%, tobramycin 100%, ceftriaxone 91,67%, amikacin 90,9%,
lincomycin 81,82%…
Bảng 3.7. Kết quả kháng sinh đồ Enterobacter spp (n=11)
Kháng sinh

Nhạy cảm
n

Trung gian


Đề kháng

%

n

%

n

%

Tổng KSĐ
làm

Amoxicillin clavu

0

0

2

22,22

7

77,78


9

Piperacillin

3

37,5

3

37,5

2

25

8

Ticarcillin+clavu

1

12,5

0

0

7


87,5

8

Ampicillin

0

0

1

11,11

8

88,89

9

Cefoxitin

2

22,22

1

11,11


6

66,67

9

Cefotaxime

3

37,5

1

12,5

4

50

8

Ceftriaxone

1

14,28

1


14,28

5

71,44

7

Ceftazidime

4

44,44

0

0

5

55,56

9

Cefoperazone

3

37,5


4

50

1

12,5

8

104

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018

Norfloxacin

2

25

1

12,5

5

62,5


8

Ofloxacin

1

20

1

20

3

60

5

Imipenem

3

33,33

4

44,44

2


22,22

9

Meropenem

7

63,64

2

18,18

2

18,18

11

Minocycline

1

12,5

1

12,5


6

75

8

Netilmicin

5

50

1

10

4

40

10

Amikacin

4

57,14

1


14,29

2

28,57

7

Trimethoprim sulfa

2

33,33

0

0

2

66,67

6

Chloramphenicol
1
12,5
3
37,5

4
50
8
Enterobacter spp đề kháng với nhiều KS thông thường ampicillin 88,89%, ceftriaxone 71,44%, cefoxitin
66,67%… đặc biệt tỷ lệ nhạy cảm với meropenem thấp 63,64%, imipenem 33,33%.
Bảng 3.8. Kết quả kháng sinh đồ Staphylococcus aureus (n=8)
Nhạy cảm

Trung gian

Đề kháng

n

%

n

%

n

%

Tổng KSĐ
làm

Oxacillin

6


85,71

0

0

1

14,29

7

Amoxicillin

0

0

2

66,67

1

33,33

3

Amoxicillin clavu


2

66,67

0

0

1

33,33

3

Ceftriaxone

0

0

6

85,71

1

14,29

7


Cefoxitin

4

66,66

1

16,67

1

16,67

6

Cephalothin

3

60

0

0

2

40


5

Levofloxacin

3

42,86

1

14,28

3

42,86

7

Norfloxacin

2

33,33

0

0

4


66,67

6

Pefloxacin

1

33,33

0

0

2

66,67

3

Ofloxacin

1

33,33

0

0


2

66,67

3

Tetracycline

4

50

1

12,5

3

37,5

8

Teicoplain

2

28,57

1


14,28

4

57,15

7

Vancomycin

8

100

0

0

0

0

8

Erythromycin

4

57,14


0

0

3

42,86

7

Amikacin

7

100

0

0

0

0

7

Gentamycin

3


42,86

2

28,57

2

28,57

7

Kháng sinh

Lincomycin
3
60
1
20
1
20
5
Staphylococcus aureus nhạy cảm với vancomycin 100%, amikacin 100%, oxacillin 85,71%, cefoxitin
66,66%, amoxicillin clavu 66,67%. Đề kháng cao với nhóm fluoroquinolon và norfloxacin 66,67%, ofloxacin
66,67%, pefloxacin 66,67% và nhiều KS thông thường khác.
Bảng 3.9. Kháng sinh đồ của Pseudomonas aeruginosa (n=7)
Nhạy cảm

Trung gian


Đề kháng

n

%

n

%

n

%

Tổng KSĐ
làm

Ampicillin

0

0

0

0

3


100

3

Piperacillin

3

42,85

0

0

4

57,14

7

3

42,85

1

14,28

3


42,85

7

Kháng sinh

Ticarcillin clavu

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

105


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018

Amoxicillin clavu

0

0

0

0

3

100

3


Cefotaxime

1

20

3

60

1

20

5

Ceftazidime

3

50

0

0

3

50


6

Cefoperazone

3

60

1

20

1

20

5

Imipenem

2

33,33

0

0

4


66,67

6

Meropenem

5

71,43

0

0

2

28,57

7

Gentamycin

2

50

0

0


2

50

4

Fosfomycin

1

33,33

0

0

2

66,67

3

Netilmicin

1

16,67

0


0

5

83,33

6

Norfloxacin

1

25

0

0

3

75

4

Minocycline

0

0


0

0

4

100

4

Chloraphenicol
0
0
0
0
3
100
3
Pseudomonas aeruginosa nhạy cảm nhất với meropenem 71,43% thứ 2 với cefoperazone 60%, piperacillin
42,8%. Đề kháng cao với minocycline 100%, netilmicin 83,33%, imipenem 66,67%, fosfomycin 66,67%…
- Kết quả kháng sinh đồ của Proteus (n=3) cho thấy nhạy cảm cao với nhiều loại KS nhóm Cephalosphorin
đều 100%, nhóm aminoglycoside đều 100%, các KS còn lại đều trên 50%. Chỉ có nofloxacin tỷ lệ nhạy cảm
33,33%
- Kết quả kháng sinh đồ Klebsiella pneumonia (n=2) cho thấy đề kháng với nhiều loại KS thông thường.
Nhạy cảm với Meropenem 2/2.
- Kết quả kháng sinh đồ của Streptococus spp (n=2)nhạy cảm với levofloxacin, ofloxacin, vancomycin,
teicoplain 2/2. Đề kháng với ceftriaxone,amikacin, tetracycline, oxacillin, pefloxacin 2/2…
Bảng 3.10. Mức độ đa đề kháng của vi khuẩn
Nhạy cảm

Vi khuẩn

n

E.coli

39

0 loại

1 loại

2 loại

3 loại

>3 loại

n

%

n

%

n

%


n

%

n

%

0

0

0

0

4

10,26

5

12,82

30

76,92

Enterbacter spp


11

2

18,18

2

18,18

1

9,1

0

0

6

54,54

P.aeruginosa

7

2

28,57


1

14,29

0

0

0

0

4

57,14

Enterococus

13

0

0

2

15,38

3


23,08

3

23,08

5

38,46

S.aureus

8

0

0

0

0

0

0

1

12,5


7

87,5

Proteus spp

3

0

0

0

0

0

0

0

0

3

100

K. pneumoniae


2

0

0

1

50

0

0

0

0

1

50

S. faecalis

2

0

0


0

0

0

0

0

2

100

Tổng
85
4
4,71
6
7,06
8
9,41
9
10,59
58
68,23
Pseudomonas aeruginosa có 2/7 (28,25%) và Enterbacter spp có 2/11 (18,18%) KSĐ đa đề kháng với tất
cả các loại KS. Enterococcus có 3/3 KSĐ nhạy cảm với > 3 loại KS. Tỷ lệ VK nhạy cảm với nhiều hơn 3 loại KS
chiếm tỷ lệ cao nhất 58/85 (68,23%), nhạy cảm với 3 loại 9/85 (10,59%) và 2 loại 8/85 (9,41%) chiếm tỷ lệ
xấp xỉ nhau.

4. BÀN LUẬN
Chúng tôi đã ghi nhận ở 474 bệnh nhân vào viện
có các bệnh lý tiết niệu khác nhau nhập viện điều trị
tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. 187 bệnh nhân có
triệu chứng về tiết niệu đồng thời có bạch cầu trong
nước tiểu > 25bc/ul được cấy nước tiểu, và chúng
tôi ghi nhận được 85 bệnh nhân có cấy nước tiểu
dương tính. Việc chẩn đoán nhiễm khuẩn đường
106

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

tiết niệu dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm
sàng [3],[4],[5]. Cho nên dựa theo tiêu chuẩn này
thì chúng tôi chỉ có 85 bệnh nhân được chẩn đoán
là nhiễm khuẩn đường tiết niệu mặc dù trên thực tế
những bệnh nhân khác có triệu chứng nhưng không
có minh chứng về vi khuẩn học.
Tỷ lệ cấy nước tiểu dương tính trong nghiên cứu
của chúng tôi là 45,5%, thấp hơn so với tác giả Đỗ


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018

Thị Tính (67,1%) [2]. Một trong những khó khăn gặp
phải trong chẩn đoán NKĐTN là không tìm thấy vi
khuẩn mặc dù có triệu chứng lâm sàng. Có nhiều
nguyên nhân có thể làm cho tỉ lệ cấy nước tiểu
dương tính thấp trong đó việc sử dụng kháng sinh
không tuân thủ nguyên tắc hiện nay là nguyên nhân

hàng đầu.
Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân NKĐTN đa dạng.
Ngoại trừ những triệu chứng điển hình của NKĐTN
như hội chứng nhiễm trùng kèm các triệu chứng tại
thận rõ như rung thận đau… thì kết quả nghiên cứu
cho thấy phần lớn các triệu chứng thường liên quan
đến bệnh lý nào đó của hệ tiết niệu như sỏi, tăng
sinh lành tính tuyến tiền liệt… Nổi bật nhất là trong
nghiên cứu là triệu chứng đau thắt lưng chiếm tỷ lệ
53,3%. Các triệu chứng đường tiểu dưới như tiểu
buốt, tiểu rắt, tiểu mủ, tiểu khó được phát hiện với
tỷ lệ thấp lần lượt (29,33%; 28,0%; 24,0%; 18,67%).
Nghiên cứu của Cao Xuân Thành cũng có nhận định
tương tự [1].
Kết quả cấy nước tiểu cho thấy vi khuẩn Gram
âm chủ yếu 73,3% trong đó E.coli chiếm tỷ lệ
cao (46,67%), sau đó là Enterobacter spp 12%,
Pseudomonas aeruginosa 8%, Klebsiella và Proteus
chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhóm vi khuẩn Gram dương
Enterococus spp chủ yếu 16% sau đó Staphycoccus
aureus 10,67%, Streptococcus faecalis chiếm tỷ lệ
nhỏ. Kết quả nghiên cứu nhiễm khuẩn tại Bệnh viện
Chợ Rẫy (2007) cho thấy thường gặp nhất là E.Coli
(42%), Enterobacter sp (12%), Pseudomonas (8,2%)
[3]. Các nghiên cứu của Cao Xuân Thành, Đỗ Thi Tính
cũng cho kết quả tương tự [1],[2].
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy đối với
nhóm Gram dương, Enterococcus spp đề kháng
cao với nhiều loại kháng sinh penicillin (100%),
amikacin (90,90%) cả nhóm cephalosporin, nhóm

fluoroquinolones (tetracycline 100%, norfoxacin
90,90%) và hầu hết các kháng sinh thông thường
khác. Nhưng vẫn còn nhạy cảm với vancomycin.
Cũng tương tự với nghiên cứu thuộc chương trình
giám sát quốc gia về thuốc kháng sinh từ 199-20011
cũng cho thấy chủng Enterococcus spp đề kháng cao
với các kháng sinh thông thường và đề kháng thấp
nhất là vancomycin [6]. Staphycoccus aureus đề
kháng nhiều với nhóm kháng sinh, nhất là với nhóm
fluoroquinolones. Trong nghiên cứu này thấy đề
kháng thấp nhất với vancomycin và amikacin.
Trong nhóm vi khuẩn Gram âm, các vi khuẩn
Gram đề kháng với kháng sinh thông thường và được
sử dụng thường xuyên. E.coli còn nhạy cảm nhất với
cefoxitin (100%), meropenem (97,14%), imipenem
(91,43%) và amikacin (95,83%). Cefoxitin là kháng
sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2, tuy nhiên do

ít sử dụng do đó tỉ lệ đề kháng thấp. Enterobacter
spp gây NKĐTN đề kháng cao với nhiều loại kháng
sinh thường dùng, nhạy cảm nhất với meropenem
100%, đề kháng imipenem (22,22%). Pseudomonas
aeruginosa có tỷ lệ đề kháng meropenem 33,33%,
imipenem 66,67%. Những kháng sinh thường sử
dụng tại bệnh viện gồm nhóm cephalosporin thế
hệ 3 và nhóm quinolon có tỉ lệ đề kháng cao hơn
hết. Theo báo cáo của WHO thì vi khuẩn gram âm
đề kháng cao với các cephalosporin thế hệ 3 và
fluoroquinolone, gây khó khăn cho việc điều trị
bệnh nhiễm trùng và dẫn đến việc sử dụng kháng

sinh ngày càng nhiều hơn cũng đồng nghĩa với gia
tăng tình trạng đề kháng nhóm carbapenem trong
thực hành lâm sàng[12]. Không những đề kháng
với kháng sinh thông thường mà kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy phần lớn vi khuẩn đề kháng với
nhiều loại kháng sinh cùng lúc nhất là E coli. Cho nên
trong thực tế, việc chọn lựa kháng sinh trong một số
trường hợp rất khó khăn.
Trong nghiên cứu chúng tôi có khảo sát khả năng
sinh ESBL. Tỷ lệ sinh ESBL (Men beta-lactamase phổ
rộng - Extended spectrum beta-lactamase) của các vi
khuẩn E. Coli có tỷ kệ khá cao 69,23%, Enterobacter
là 33,33% thấp hơn so với tác giả Cao Xuân Thành
43,75% [1] và nghiên cứu SMART tại Việt Nam thực
hiện trên các vi khuẩn E. coli và K. Pneumoniae phân
lập từ nhiễm khuẩn ổ bụng và NKĐTN năm 2011 [3]
cho thấy tỷ lệ tiết ESBL theo thứ tự là 54% và 37%.
Tuy nhiên do số lượng chưa nhiều cho nên chúng
tôi chỉ đưa ra để tham khảo, mặc dù vậy kết quả
cũng cho thấy tỉ lệ sinh ESBL của E.coli là khá cao,
và cũng là nguyên nhân làm tỉ lệ đề kháng với nhóm
cephalosporin cao. Thực trạng phát triển sức đề
kháng của vi khuẩn ở Việt Nam là đáng báo động
[3]. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các vi khuẩn
thường gặp trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì tỉ
lệ đề kháng các loại kháng sinh thông thường là cao.
5. KẾT LUẬN
Triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn đường tiết
niệu đa dạng, triệu chứng điển hình cho NKĐTN
chiếm tỷ lệ thấp. Trong các tác nhân gây nhiễm

khuẩn đường tiết niệu trực khuẩn Gram (-) họ
đường ruột là 77,33%. Trong đó E.coli là loại vi
khuẩn thường gặp NKĐTN 46,67%, E.coli sinh ESBL
69,23%, enterobacter là 33,33%. Các vi khuẩn phân
lập được có tỷ lệ đề kháng cao với một số kháng sinh
thông thường nhất là nhóm cephalosporin thế hệ 3
và quinolon. Phần lớn vi khuẩn đề kháng đồng thời
với nhiều kháng sinh. Nhóm vi khuẩn gram (+) còn
nhạy với vancomycin, nhóm vi khuẩn gram (-) còn
nhạy với cefoxitin, amikacin, và carbapenem.
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

107


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Cao Xuân Thành, Nguyễn Văn Thuân và cộng sự
(2016 ), “Khảo sát kết quả điều trị Nhiễm trùng đường tiết
niệu tại Khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện TW Huế”, Tạp chí Y
Dược học Việt Nam, (445), tr. 1
2.Đỗ Thị Tính, 2010, “Đặc điểm nhiễm khuẩn tiết niệu
tại khoa Thận – Nội tiết Bệnh viện Việt-Tiệp, Hải Phòng
năm 2008, Tạp chí y học thực hành ,(723), tr 10
3.Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam (2013), Hướng
dẫn điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở Việt Nam, tr. 23-26
4.Huỳnh Ngọc Phương Thảo(2013), Nhiễm trùng
đường tiểu, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, chi

nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr 338-339
5.Kiều Chí Thanh, Hoàng Ngọc Hiển, Đinh Hưu Dung
(2003), “Xác định giá trị của các phương pháp chẩn đoán
nhiễm khuẩn tiết niệu trong bệnh viện”, Tạp chí nghiên
cứu y học , (3), tr 70
6.Lê Đăng Hà, Lê Huy Chính , Phạm Văn Ca và cộng sự
(2002), “Tình hình kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn
gây bệnh ở các bệnh viện tỉnh, thành phố và huyện ở Việt
Nam (năm 1999-2001), Nxb Y học, Hà Nội , tr. 5-57

108

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

7.Anthony J. S, Richard S. M, and David JK. (2016) Infections of the Urinary Tract, Campbell – Walsh Urology,
Elservier Saunder, pp. 237 – 324
8.Alonto AM. Urinary tract infections. In: Mahon CR,
Lehman DC, Manuselis G. (2007) Textbook of diagnostic
Microbiology. 3rd ed. St.Louis: Saunders Elsevier.
9.Kalpana S, Hegadi SS, Ramesh K. (2015) Characterization and antimicrobial susceptibility testing of uropathogens from urinary tract infections. Int J Curr Microbiol Appl Sci. ;4(2):1010-16.
10. Orrett FA, Shurland SM. (1998). The changing pattern of anti microbial susceptibility of urinary pathogens
in Trininad. Singapore Med J. ; 39(6): 256-9.
11.Razak SK, Gurushantappa V. (2012) Bacteriology of
urinary tract infection and antibiotic susceptibility pattern
in a tertiary care hospital in South India. Int J Med Sci Public Health.;1(2):109-12
12.WHO (2014), Antimicrobial resistance: Global report on surveillance. Section 2: Resistance to antibacterial
drugs in selected bacteria of international concern; pp. 12-20.




×