Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ðánh giá kiến thức và thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại Bệnh viện Trường Ðại học Y dược Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 26 trang )



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU 3
1.2. CÁC BỆNH VIÊM NHIỄM CƠ QUAN SINH DỤC NỮ 4
1.2.1. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi 4
1.2.2.Viêm âm hộ, âm đạo 4
1.2.3.Viêm cổ tử cung 6
1.2.4.Viêm phần phụ 6
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỂU BIẾT, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC
Ở PHỤ NỮ 6
1.3.1.Trên thế giới 6
1.3.2. Ở Việt Nam 7
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.2.1. Cách thức nghiên cứu 8
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 8
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 9
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 10
3.1.1.Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi 10
3.1.2.Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp 11
3.1.3. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn 11
3.1.4. Mức kinh tế của hộ gia đình đối tượng 11




3.2. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG VIẾM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC 12
3.2.1. Nghe nói về viêm nhiễm sinh dục 12
3.2.2.Hiểu biết về tác nhân gây viêm nhiễm sinh dục 13
3.2.3. Hiểu biêt dấu hiệu viêm nhiễm sinh dục 13
3.2.4. Hiểu biết nguyên nhân phụ nữ bị viêm nhiễm sinh dục 13
3.3. THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG VIẾM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC 14
3.3.1. Vệ sinh phụ nữ hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt 14
3.3.2. Vệ sinh khi quan hệ vợ chồng 14
3.3.3. Sử dụng băng vệ sinh 15
3.3.4. Xử trí khi nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục 15
3.3.5. Khám phụ khoa định kỳ trong năm 15
3.3.6. Sử dụng các biện pháp tránh thai 16
Chương 4. BÀN LUẬN 17
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17
4.2. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG VIẾM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC 18
4.3. THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG VIẾM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC 19
KẾT LUẬN 21
KIẾN NGHỊ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm nhiễm đường sinh dục là một bệnh phổ biến ở phụ nữ, bệnh không
những ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng lao động, sinh hoạt tình cảm lứa đôi, kế
hoạch hoá gia đình mà còn có thể gây nên những biến chứng nặng nề nếu như
không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Ở Việt Nam với đặc điểm là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, hơn 80%

dân số sống ở các vùng nông thôn, trong điều kiện vệ sinh, nước sinh hoạt phần
nhiều chưa đảm bảo góp phần làm cho tỷ lệ hiện mắc các bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục còn rất cao, đặc biệt như: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử
cung…, hiện khá phổ biến. Tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục ở phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ khoảng 50-60%, với tỷ lệ mắc bệnh cao như thế đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến Chiến lược Phát triển dân số, phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Một trong
10 nội dung lớn được xác định trong mục tiêu của chương trình chăm sóc sức khoẻ
sinh sản đến năm 2010 của Bộ Y tế là: “Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường
sinh sản, giảm tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm sinh dục và bệnh lây truyền qua
đường tình dục” [7].
Viêm nhiễm đường sinh dục không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người phụ
nữ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, suy giảm sức lao động, ảnh hưởng đến đời
sống, sinh hoạt tình cảm vợ chồng, khả năng lao động của phụ nữ nếu không được
phát hiện đúng và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả như đẻ non, vô
sinh, chửa ngoài dạ con
Để góp phần tích cực vào việc cải thiện và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nói
riêng và sự phát triển kinh tế nói chung, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá kiến thức và thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh
dục ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại Bệnh viện
Trường Đại học Y dược Huế”. Nhằm mục tiêu
2

1. Đánh giá kiến thức về phòng chống viêm nhiễm sinh dục ở phụ nữ có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
2. Khả năng thực hành phòng chống viêm nhiễm sinh dục ở phụ nữ có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

























3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ là một trong những loại bệnh gặp phổ
biến nhất ở phụ nữ. Hiện có trên 20 loại vi sinh vật được coi là có khả năng lây truyền
theo đường tình dục. Viêm sinh dục nữ có thể gây ra những hậu quả nặng nề đến sức
khỏe, khả năng sinh sản và hạnh phúc gia đình, nhưng trái lại, việc đề phòng lại có thể
tiến hành một cách có kết quả. Do đó việc tìm tòi hiểu biết về viêm sinh dục nữ là rất

cần thiết.
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU
Âm hộ được cấu tạo một phần là da, cơ và một phần là niêm mạc là phần
ngoài cùng của đường sinh dục dưới có tác dụng che chở, bảo vệ cho các bộ phận
bên trong của đường sinh dục. Ngoài các bệnh lý của da, còn có bệnh lý của các
tuyến và niêm mạc âm hộ (ÂH) mà nổi bật nhất là các bệnh lý có liên quan đến
tình dục.











Âm đạo có cấu trúc là ống cơ - sợi đi từ tiền đình ÂH đến mặt ngoài của
CTC, lót bởi lớp niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hóa. Các tế bào bề mặt
của biểu mô có chứa nhiều glycogen. Lớp biểu mô chịu ảnh hưởng tình trạng nội
Hình 1.1. Cơ quan sinh dục nữ
4

tiết sinh dục. Đặc điểm nổi bật của ÂĐ là khả năng đàn hồi. ÂĐ là phần tiếp xúc
trực tiếp trong quá trình giao hợp, là phần cuối của ống sinh sản và là ống dẫn kinh
nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài. Do đó bệnh lý của ÂĐ có liên quan đến sự thay
đổi môi trường ÂĐ, đến các bệnh lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn và
những sang chấn sau đẻ [1], .
1.2. CÁC BỆNH VIÊM NHIỄM CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

1.2.1. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi
- Nguyên nhân hay gặp: lậu cầu khuẩn, Chlamydia trachomatis, Hemophilus
ducreyl, Tricomonas vaginalis, Gardnerella vaginalis, Candida albicans, Virus
herpes
- Đường lây: quan hệ tình dục, nội sinh, thầy thuốc khám bệnh không đảm
bảo vô trùng
- Các yếu tố thuận lợi: Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo giải phẫu đặc biệt với
nhiều ngóc ngách, nhiều nếp nhăn, nhiều lỗ tuyến thuận lợi cho mầm bệnh cư trú
và phát triển. Đường sinh dục nữ thông vào ổ bụng ở đầu loa vòi trứng làm điều
kiện cho vi khuẩn phát triển vào phúc mạc gây viêm tiểu khung, hành kinh hàng
tháng kèm theo bong niêm mạc tử cung để lại tổn thương trong buồng tử cung, máu
kinh là môi trường nuôi cấy vi khuẩn thuận lợi nên viêm nhiễm càng dễ phát triển.
1.2.2.Viêm âm hộ, âm đạo
1.2.2.1. Viêm do vi khuẩn
- Bình thường phụ nữ ở tuổi sinh sản estrogen làm cho tế bào âm đạo tiết
nhiều glycogen và glycogen được trực khuẩn Doderlein vốn có trong âm đạo biến
thành axít lactic khiến môi trường âm đạo trở thành toan tính không thuận lợi cho
vi khuẩn phát triển.
- Khi phụ nữ mãn kinh estrogen giảm, môi trường âm đạo không toan nữa,
khả năng bảo vệ của âm đạo không còn, âm đạo dễ bị viêm.
- Trong trường hợp khác sức đề kháng giảm sút, đái tháo đường, có thai
và một số lượng lớn vi khuẩn có độc tính cao tấn công ồ ạt cũng cóthể gây viêm âm
đạo do vi khuẩn thông thường
5

- Mầm bệnh: Gardenerella vaginalis, Mycoplasma homitis, vi khuẩn kỵ khí
- Triệu chứng: Khí hư hôi, ngứa bộ phận sinh dục, âm đạo có những nốt đỏ
- Xét nghiệm: Bệnh phẩm trên phiến kính + KOH  bốc mùi tanh cá
1.2.2.2.Viêm âm đạo do Trichomonas
- Mầm bệnh: Trùng roi Trichomonas vaginalis

- Khi thăm khám hoặc đặt mỏ vịt. Thành âm đạo có những nốt tròn hoặc bầu
dục. Soi tươi thấy hình ảnh trùng roi.
1.2.2.3.Viêm âm đạo do nấm
- Mầm bệnh: Candida albicans
- Yếu tố thuận lợi: Khả năng tự bảo vệ cơ thể giảm sút: đái đường, có THA
- Triệu chứng: Ngứa âm hộ, có vết lan đỏ ở sinh dục ngoài
- Xét nghiệm: Có sợi nấm, test tanh cá(-)
1.2.2.4. Bệnh lậu
- Mầm bệnh: Lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoea thường gây viêm âm hộ
âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng
- Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 2- 6 ngày. Khí hư âm đạo như mủ xanh, vàng.
- Biến chứng: Viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, sảy thai, nhiễm
1.2.2.5. Giang mai
- Mầm bệnh: Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Sau khi bị nhiễm
bệnh trở thành bệnh toàn thân, vi khuẩn có thể lây sang con qua rau thai.
- Triệu chứng: Gồm 3 giai đoạn
1.2.2.6.Viêm âm đạo do thiếu Estrogen
Do thiếu estrogen nên biểu mô âm đạo bị teo, tế bào giảm glycogen, pH, âm
đạo không toan, không tự bảo vệ và chống vi khuẩn được
- Nguyên nhân: Phụ nữ đã mãn kinh, phụ nữ đã cắt bỏ 2 buồng trứng
- Triệu chứng: âm hộ khô, teo, đau. Đặt mỏ vịt âm đạo đau, thành âm đạo
mỏng, dễ chảy máu, cổ tử cung nhỏ
1.2.2.7. Sùi mào gà (Condyloma):
Là bệnh do virus loại Papilloma nhóm 6 hay 11, ủ bệnh 3- 6 tháng
6

Tổn thương là các khối sùi ở da vùng môi lớn, môi bé, tiền đình, âm đạo, cổ
tử cung màu hồng nhạt
1.2.3.Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung cấp: Thường do lậu cầu, một số trường hợp khác có thể do

Staphyloccocus hemophylus vaginalis sau nạo phá thai nhiễm trùng, nề, đỏ rực
1.2.4.Viêm phần phụ
- Nguyên nhân: Do quan hệ tình dục với người bị bệnh, do thày thuốc thăm
khám hoặc làm thủ thuật không đảm bảo vô trùng.
- Mầm bệnh: lậu cầu, Chlamydia trachomatis, các vi trùng ở cổ tử cung, tử
cung gây bệnh do mất cân bằng nội tiết, miễn dịch hay do thủ thuật.
- Các yếu tố thuận lợi: Tuổi trẻ <25 tuổi, chất nhày cổ tử cung nhiều, sinh
hoạt tình dục mạnh, vệ sinh chưa chu đáo.
-Triệu chứng: Đau hạ vị và hai hố chậu, sốt, khí hư bẩn
Đặt mỏ vịt khám thấy có khí hư chảy từ tử cung ra, âm đạo cổ tư cung đỏ, ấn tử
cung đau, hai phần phụ phù nề ấn đau.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỂU BIẾT, THỰC HÀNH PHÒNG
CHỐNG VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC Ở PHỤ NỮ
1.3.1.Trên thế giới
Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật và dự phòng ở Atlanta ước tính rằng ít
nhất có khoảng 12 triệu cư dân Mỹ mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục(Sesually Transmitted Deseases-STDs) hàng năm và một số tác giả còn ước
tính là một nữa hoặc hơn một nữa người Mỹ bị mắc một bệnh lây truyền qua
đường tình dục ở độ tuổi 35.
Tại các quốc gia đang phát triển, phụ nữ có thai bị trùng roi âm đạo chiếm
15-30%. Phụ nữ châu Phi, viêm âm đạo do trùng roi thường gặp ở tuổi < 20,
những người thường đi du lịch, người có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục và có tiết dịch bất thường. Các nghiên cứu cho thấy
7

có thay đổi giữa các vùng về đồng nhiễm trùng. Vùng nông thôn Tanzania, đồng
nhiễm trùng trichomonas với lậu ở nam giới là 7/980,
1.3.2. Ở Việt Nam
Theo Lê Thị Oanh, bộ môn vi sinh Trường Đại học Y Hà Nội trong số
các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh VNĐSDD ở phụ nữ thì nấm Candida

chiếm tỉ lệ cao nhất với 14,7% ở Hải Dương, 15,34% ở nội thành Hà Nội, 29,9%
ở Thái Bình, 32,31% ở Nghệ An, 38,70% ở Hà Nam và lên tới 39,89% ở ngoại
thành Hà Nội [6].
Theo nghiên cứu của viện Da liễu Trung ương thì tỷ lệ Viêm âm đạo do vi
khuẩn trong số các bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
đến khám tại Viện Da liễu Trung ương từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2003 là 7,5%
(theo tiêu chuẩn Amsel) và 9,56% (theo phương pháp Nugent). Thói quen rửa sâu
vào âm đạo và sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh liên quan với bệnh [9].
Tác giả Trần Thị Trung Chiến và Trần Thị Phương Mai nghiên cứu ở
8.880 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 08 tỉnh Việt Nam năm 2004 nhận thấy Có
tới 31,6% phụ nữ được phỏng vấn không biết bất kỳ một nguyên nhân nào có
thể gây ra NKĐSS (đặc biệt Bà Rịa-Vũng Tàu tỷ lệ này lên tới 80,0%). Nguyên
nhân được đề cập nhiều nhất vẫn là thiếu vệ sinh cá nhân (59,9%).Hiểu biết về
hậu quả của bệnh cũng như các biện pháp phòng chống NKĐSS của phụ nữ nói
chung còn rất hạn chế và đa số vẫn tập trung vào các biện pháp vệ sinh cá nhân.
Thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi có kinh nguyệt và vệ sinh trong quan hệ
tình dục của phụ nữ nhìn chung không khác nhau nhiều giữa các địa phương,
vùng, miền [12].





8

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bao gồm 93 phụ nữ 18-49 tuổi có chồng đến khám bệnh tại Bệnh viện

Trường Đại học Y dược Huế.
+ Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế
+ Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 09/4/2012 đến tháng 28/4/ 2012
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.1. Cách thức nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng
nghiên cứu bằng phiếu điều tra có bộ câu hỏi soạn sẵn về các thông tin theo nội
dung nghiên cứu sau:
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá về các đặc điểm chung
+ Họ và tên, tuổi; nghề nghiệp; trình độ học vấn, mức sống gia đình.
- Đánh giá hiểu biết về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
+ Hiểu biết tác nhân gây VNSD: Vi khuẩn, nấm, lậu, trùng roi, giang mai
+ Hiểu biết dấu hiệu (triệu chứng) VNSD
+ Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ liên quan đến VNSD
Không có nước sạch, vệ sinh kém, mặc quần áo bẩn; vệ sinh kém khi quan
hệ vợ chồng, thường xuyên ngâm mình dưới nước.
- Đánh giá hiểu biết về phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
+ Phải có nước sạch để vệ sinh hàng ngày.
+Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày.
+ Vệ sinh sạch sẽ khi quan hệ vợ chồng.
9

- Đánh giá về thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
+ Khi nghi ngờ VNSD: Đi khám bác sĩ, tự mua thuốc uống, không quan tâm
+ Dùng nguồn nước để tắm hằng ngày : Nước giếng, nước máy, nước ao hồ.
+ Vệ sinh bộ phận sinh dục : 1 lân/ngày ; 2 lần /ngày, > 2 lần/ngày

+ Băng vệ sinh: 1 lần, 2 lần, 3 lần
+ Vệ sinh trước và sau khi quan hệ vợ chồng : Có và không.
+ Khám phụ khoa định kỳ
+ Biện pháp tránh thai
+ Khám phụ khoa định kỳ
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng phương pháp thống kê thông
thường.









10


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua khảo sát về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục của 93 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại Bệnh
viện Trường Đại học Y dược Huế, chúng tôi có kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1.Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi
Tuổi

Số lượng
Tỷ lệ %
18-19
2
2,15
20-29
44
47,31
30-39
34
36,56
40-49
13
13,98
Tổng cộng
93
100,00

2,15
47,31
36,56
13,98
0
5
10
15
20
25
30
35

40
45
50
18-19 20-29 30-39 40-49

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi
Có 44 đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 20-29 được khảo sát về phòng chống
viêm nhiễm sinh dục chiếm tỷ lệ cao nhất (47,31%), tiếp đến nhóm 30-39 tuổi
(47,31%), nhóm 18-19 tuổi có tỷ lệ thấp nhất (2,15%).
11

3.1.2.Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Số lượng
Tỷ lệ %
CNVC
17
18,28
Buôn bán
46
49,46
Nội trợ
24
25,81
Khác
6
6,45
Tổng cộng
93

100,00

Các đối tượng nghiên cứu là buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất 49,46%,
CNVC 18,28%
3.1.3. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn
10,76%
26,88%
22,58%
39,78%
Tiểu học (n=10)
THCS (n=37)
THPT (n=25)
CĐ-ĐH (n=21)

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn

Các đối tượng nghiên cứu có trình độ THCS chiếm tỷ lệ cao nhất, THPT
chiếm 26,88 ; CĐ-ĐH (22,58) và tiểu học thấp nhất (10,76%).
3.1.4. Mức kinh tế của hộ gia đình đối tượng
Bảng 3.3 Thu nhập bình quân của hộ gia đình đối tượng
Mức thu nhập
Số lượng (n = 93)
Tỷ lệ %
< 500.000đ/người/tháng
11
11,83
≥ 500.000đ/người/tháng
82
88,17
Tổng

93
100,
Đa số gia đình các đối tượng nghiên cứu có mức thu nhập ≥
500.000đ/người/tháng chiếm tỷ lệ cao 88,17%
12

3.2. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG VIẾM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC
3.2.1. Nghe nói về viêm nhiễm sinh dục
88,17%
11,83%
Có nghe VNSD (n=82)
Không nghe VNSD (n=11)

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nghe nói đến VNSD
Có 82 đối tượng nghiên cứu nghe nói VNSD chiếm tỷ lệ 88,17%.
3.2.2.Hiểu biết về tác nhân gây viêm nhiễm sinh dục
Bảng 3.3. Hiểu biết về tác nhân gây viêm nhiễm sinh dục
Tác nhân gây VNSD
Số lượng (n=82)
Tỷ lệ %
Vi khuẩn
62
75,61
Nấm
58
70,73
Lậu
49
59,76
Trùng roi

24
29,27
Giang mai
37
45,12
Phần lớn các đối tượng nghiên cứu hiểu biết nhiều các tác nhân gây VNSD
là vi khuẩn trùng (75,61%) và nấm (70,73%) trùng roi và giang mai thấp 48,78%
và 45,12%
Bảng 3.4. Tỷ lệ đối tượng kể được các tác nhân gây viêm nhiễm dinh dục
Số tác nhân
Số lượng (n=82)
Tỷ lệ %
Kể được ≤ 3
46
56,1
Kể được > 3
36
43,9
Giang mai
82
100
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu kể được 3 tác nhân chiếm 43,9% thấp hơn nhóm
còn lại (56,1%)
13

3.2.3. Hiểu biêt dấu hiệu viêm nhiễm sinh dục
Bảng 3.5. Hiểu biêt dấu hiệu viêm nhiễm sinh dục
Dấu hiệu VNSD
Số lượng (n=82)
Tỷ lệ %

Ra nhiều khí hư
61
74,39
Ngứa cửa mình
65
79,27
Đau khi giao hợp
54
65,85
Ra máu bất thường
38
46,84
Đau bụng dưới
71
86,59

Dấu hiệu đau bụng dưới chiếm tỷ lệ cao nhất 86,59% khi tượng nghiên cứu
nghĩ đến VNSD.
Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng kể được dấu hiệu gây viêm nhiễm dinh dục
Số triệu chứng
Số lượng (n=82)
Tỷ lệ %
Kể được ≤ 3
42
51,22
Kể được > 3
40
48,78
Giang mai
82

100

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu kể được 3 triệu chứng chiếm 48,78% ít hơn
nhóm còn lại (51,22%)
3.2.4. Hiểu biết nguyên nhân phụ nữ bị viêm nhiễm sinh dục
Bảng 3.7. Biết nguyên nhân phụ nữ bị viêm nhiễm sinh dục
Nguyên nhân phụ nữ bị VNSD
Số lượng (n=82)
Tỷ lệ %
Không có nước sạch
82
100,00
Vệ sinh kém
77
93,90
Mặc quần áo bẩn
76
92,68
Thiếu vệ sinh khi giao hợp
67
81,71
Ngâm mình trong nước
48
58,54
Các phụ nữ biết nguyên nhân bị VNSD là không có nước sạch chiếm tỷ lệ
cao nhất 100%. Ngâm mình trong nước chiếm tỷ lệ thấp 58,54%.
14

3.3. THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG VIẾM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC
3.3.1. Vệ sinh phụ nữ hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt

Bảng 3.8. Vệ sinh phụ nữ hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt
Kết quả

Thực hành
Thực hành vệ sinh hàng ngày (n=82)
Vệ sinh BPSD
Vệ sinh kinh nguyệt
n
Tỷ lệ%
n
Tỷ lệ%

Một lần
36
43,90
0
0,00
Hai lần
28
34,15
22
26,83
≥ Ba lần
18
21,95
60
73,17
Tổng cộng
82
100

82
100,00
Không
00
0,0
00
0,0

Có 21,95% thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục ngày 03 lần trở lên; đối
tượng nghiên cứu thực hành vệ sinh kinh nguyệt ≥ 3 lần/ngày chiếm 73,17%.

3.3.2. Vệ sinh khi quan hệ vợ chồng
Bảng 3.9. Vệ sinh khi quan hệ vợ chồng
Kết quả
Thực hành
Thực hành vệ sinh (n=82)
n
Tỷ lệ %

VS trước khi quan hệ
58
70,73
VS sau khi quan hệ
76
92,68
Không
00
0,0



Thực hành về vệ sinh khi quan hệ vợ chồng, có 92,68% người vệ sinh sau
khi quan hệ, có 70,73% vệ sinh trước khi quan hệ.


15

3.3.3. Sử dụng băng vệ sinh
Bảng 3.10. Sử dụng băng vệ sinh
Kết quả
Thực hành
Thực hành sử dụng băng vệ sinh
n
Tỷ lệ %
Tự làm
4
4,88
Mua băng vệ sinh sẳn
78
95,12
Khác
0
0,00
Tổng
82
100,00

Có 78 bà mẹ mua băng vệ sinh sẵn chiếm 95,12%.
3.3.4. Xử trí khi nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục
Bảng 3.11. Xử trí khi nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục
Kết quả

Thực hành
Số lượng
(n = 82)
Tỷ lệ %
Đến khám Bác sỹ
80
97,56
Tự mua thuốc
2
2,44
Không quan tâm
0
0,00
Tổng
82
100

Khi nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục các đối tượng nghiên cứu đến khám Bác
sỹ chiếm tỷ lệ 97,56%.
3.3.5. Khám phụ khoa định kỳ trong năm
Bảng 3.12. Khám phụ khoa định kỳ trong năm
Kết quả
Thực hành
Số lượng
(n = 82)
Tỷ lệ %

59
71,95
Không

23
28,05
Tổng
59
71,95
Các đối tượng nghiên cứu có 71,95% khám phụ khoa định kỳ
16

3.3.5. Sử dụng các biện pháp tránh thai
Bảng 3.13. Sử dụng các biện pháp tránh thai
Kết quả
Thực hành
Số lượng
(n = 82)
Tỷ lệ %
Đặt vòng
45
54,88
Uống thuốc tránh thai
9
10,98
Tiêm thuốc tránh thai
0
0,00
Bao cao su
22
26,83
Đình sản
0
0,00

Không áp dụng BPTT
6
7,32
Tổng
82
100,00

Đa số các đối tượng nghiên cứu đặt vòng tránh thai (54,88%) và bao cao su
(26,83%), có 7,32% phụ nữ không áp dụng BPTT.















17


Chương 4
BÀN LUẬN


Qua khảo sát về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục của 93 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại Bệnh
viện Trường Đại học Y dược Huế, chúng tôi có nhận xét như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, trong tổng số 93 phụ nữ tiến hành khảo sát,
nhóm tuổi từ 20 đến 39 tuổi chiếm chủ yếu (83,87%), trong đó nhóm tuổi 20-29
chiếm tỷ lệ cao nhất 47,31% và nhóm tuổi 18-19 chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,15%. So
với nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Huề, Cao Ngọc Thành, độ
tuổi có tỷ lệ cao nhất là 35-39 tuổi (28%) [6], thì nghiên cứu của chúng tôi cũng có
kết quả tương tự.
Địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là Bệnh viện trường Đại học Y dược Huế
nên tỷ lệ buôn bán chiếm tỷ lệ cao là phù hợp chiếm 49,46%, công nhân viên chiếm
tỷ lệ 18,28% ; nghề nghiệp tự do 6,45% (bảng 3.2). Cán bộ công chức và buôn bán
có cơ hội để tiếp cận nguồn thông tin hơn các ngành khác.
Trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng có trình độ học vấn Trung học cơ
sở chiếm tỷ lệ cao nhât 39,78% tiếp đến Trung học phổ thông 26,88%, CĐ-ĐH
chiếm tỷ lệ 22,58% (biểu đồ 3.2). Kết quả này cũng phù hợp với cơ cấu ngành nghề
trên, trình độ học vấn ở đây tương đối khá nên thuận lợi cho viêc tiếp thu kiến thức,
y học nói chung và bệnh viêm nhiễm sinh dục nói riêng
Qua bảng 3.3. cho thấy mức độ thu nhập gia đình đối tượng nghiên cứu có ≥
500.000đ/người/tháng chiếm tỷ lệ 88,17%. So sánh với một số tác giả khác[5], [6],
[7] thì tỷ lệ của chúng tôi có phần cao hơn, điều này có thể giải thích đây là bệnh
viện tuyến tỉnh, nên đối tượng có điều kiện cũng như dân ở thành phố Huế mới vào
đây điều trị. Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả, thì thường những đối tượng thu
nhập thấp thường khó có điều kiện chăm sóc sức khoẻ một cách đầy đủ và cũng
18

khó có điều kiện tiếp cận, thụ hưởng những dịch vụ y tế có chất lượng nói chung và
các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản nói riêng nên thường dễ bị mắc bệnh hơn. Đồng
thời, những đối tượng thuộc diện nghèo thường ít có điều kiện tiếp cận với các

nguồn thông tin nên thường thiếu hiểu biết nên thực hành phòng chống viêm
nhiễm sinh dục chưa được tốt.
4.2. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG VIẾM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC
Qua biểu đồ 3.3. cho thấy trong 93 đối tượng nghiên cứu có 82 phụ nữ có
nghe nói về viêm nhiễm sinh dục chiếm 88,17%.
Phần lớn các đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ hiểu biết nhiều 2 tác nhân gây
VNSD gồm vi khuẩn (85,37%), nấm (82,93%), và 3 tác nhân còn lại có tỷ lệ thấp
hơn là lậu (59,76%) và giang mai (45,12%) và trùng roi thấp nhất (29,27%). Tỷ lệ
biết trùng roi có thể là các đối tượng nghiên cứu là CBCNV và CĐ-ĐH.
Qua bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ kể được > 3 tác nhân gây bệnh chiếm 43,9%
thấp hơn nhóm kể được ≤ 3 tác nhân (56,1%). Điều này cho thấy hiểu biết của đối
tượng về tác nhân gây bệnh còn thấp vì những tác nhân này không phải dễ dàng
biết được mà các đối tượng nghiên cứu phải có trình độ nhất định để biết và hiểu
được.
Về dấu hiệu triệu chứng viêm nhiễm sinh dục, các đối tượng nghiên cứu cho
rằng đau bụng dưới chiếm tỷ lệ cao nhất 86,59%, ngứa cửa mình (79,27%), ra
nhiều khí hư (74,39%), đau khi giao hợp (73,17%) và ra máu bất thường chiếm
70,73%. Có thể 2 triệu chứng đau bụng, ngứa cửa mình là các đối tượng nghiên cứu
thường gặp khi bị VNSD. ( bảng 3.5)
Qua bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ kể được > 3 triệu triệu chứng gây bệnh chiếm
48,78% thấp hơn nhóm kể được ≤ 3 tác nhân (51,22%). Điều này cho thấy tỷ lệ
hiểu biết của đối tượng về triệu chứng gây bệnh VNSD không quá (50%) do các
đối tượng nghiên cứu có thể lầm lẫn với bệnh khác như nhiễm trùng tiết niệu.v.v.
Qua bảng 3.7 cho thấy 100% đối tượng nghiên cứu cho rằng phụ nữ bị
VNSD do không có nước sạch, vệ sinh kém (93,90%), mặc quần áo bẩn (92,68%),
19

thiếu vệ sinh khi giao hợp (81,71%) và ngâm mình trong nước chiếm thấp nhất
(58,54%).
4.3. THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG VIẾM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC

Về thực hành vệ sinh phụ nữ hàng ngày, có 21,95% thực hành vệ sinh bộ
phận sinh dục (BPSD) ngày 3 lần trở lên, 43,90% thực hành vệ sinh BPSD ngày
một lần. Tỷ lệ 34,15% thực hành vệ sinh BPSD ngày 02 lần. Tỷ lệ này phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Viện Da liễu trung ương (2003) [9] tỷ lệ phụ nữ vệ sinh
ngày 03 lần trở lên là 24,15%.
Về vệ sinh kinh nguyệt qua bảng 3.8 cho thấy thực hành vệ sinh KN ≥ ba
lần chiếm tỷ lệ cao 73,17% ; hai lần (26,83%). Kết qua này tương đương với một
số tác giả khác [5], [7], [8].
Qua bảng 3.9 cho thấy kết quả các đối tượng nghiên cứu thực hành về vệ
sinh trước và sau khi quan hệ vợ chồng. Tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu vệ sinh sau
khi quan hệ (92,68%) cao hơn so với vệ sinh trước khi quan hệ 70,73%. Điều này
rất thực tế với số đông những cặp vợ chồng ! Theo kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Huề, Cao Ngọc Thành [6] có 63,3% vệ sinh trước
và sau giao hợp và theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Tế [8] có 40,27% vệ sinh
trước và sau giao hợp thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn. Các đối
tượng nghiên cứu chúng tôi phần lớn cự ngụ tại thành phố nên điều kiện vệ sinh
cũng như nhận thức có thể cao hơn các địa điểm nghiên cứu khác. Sự khác biệt này
có thể do đối tượng nghiên cứu, thời gian, điều kiện sinh hoạt của đối tượng nghiên
cứu không giống nhau, thêm vào đó việc sinh hoạt tình dục vợ chồng luôn là vấn đề
tế nhị; ở nông thôn Việt Nam hầu hết cấu trúc gia đình thuộc gia đình nhiều thế hệ
trong một nhà, mà có nhiều thế hệ cùng chung sống thì luôn ảnh hưởng đến việc vệ
sinh thoải mái, đặc biệt là vệ sinh tình dục trước và sau quan hệ vợ chồng, và có thể
dẫn đến tình trạng thiếu vệ sinh cần phải tăng cường truyền thông giáo dục nhằm
thay đổi thực hành ở nhóm đối tượng này.
Qua bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ thực hành sử dụng băng vệ sinh, trong đó
95,12% đối tượng nghiên cứu mua băng vệ sinh sẳn. Điều này có thể giải thích
20

rằng hiện nay các phương tiện thông tin phát triển chương trình quảng cáo quảng
bá thương hiệu « băng vệ sinh » được các nhà sản xuất quan tâm hàng đầu luôn đưa

đến cho người tiêu dùng hiểu biết rõ về sản phẩm, chất lượng cũng như giá cả hợp
lý; cùng với sự phát triển về kinh tế của các hộ gia đình mức sống mọi người tăng
lên do vậy vấn đề sử dụng băng vệ sinh bán sẵn được đối tượng sử dụng nhiều hơn.
Tuy vậy, vẫn còn một số đối tượng do kinh tế gia đình còn khó khăn, điều
kiện sinh hoạt còn thiếu thốn, nên dùng băng tự làm nhưng chưa được hợp vệ sinh.
Thực hành khi nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục qua bảng 3.11 cho thấy phần
lớn các đối tượng nghiên cứu đều đến khám bác sĩ chiếm tỷ lệ 97,56%. Không có
trường hợp nào không quan tâm đến bệnh VSD của mình, đều này là một tín hiệu
đáng mừng vì các đối tượng đã quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của bản thân mình.
Chỉ có 2,44% tự mua thuốc.
Việc khám phụ khoa định kỳ trong năm sẽ giúp phát hiện sớm các trường
hợp VĐSD đồng thời kiểm tra được các trường hợp bị VSD trước đây. Khi nghiên
cứu về hành vi khám phụ khoa định kỳ trong năm, có 71,95% đối tượng khám phụ
khoa định kỳ (bảng 3.12). So với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [6],
[8] kết quả nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn; có lẽ do khác nhau về thời điểm,
địa phương nghiên cứu nên kết quả có khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn 28,05% đối
tượng khám phụ khoa 01 lần trong năm, do đó cần phải tăng cường công tác truyền
thông giáo dục để mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc khám phụ khoa
định kỳ, để từ đó họ sẽ tự điều chỉnh lại thực hành của mình một cách tốt hơn.
Qua bảng 3.13 cho thấy các đối tượng nghiên cứu thực hành các biện pháp
tránh thai với phương pháp dặt vòng và dùng bao cao su với tỷ lệ cao lần lượt là
54,88% và 26,83%. Chỉ có 10,98% uống thuốc tránh thai.





21

KẾT LUẬN


Qua kết quả nghiên cứu 93 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ về phòng
chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục đến khám bệnh tại bệnh viện trường Đại
học Y dược Huế, chúng tôi có kết luận như sau:

1. Kiến thức về phòng chống viếm nhiễm đường sinh dục
- Có 88,17% đối tượng nghiên cứu có nghe biết viêm nhiễm sinh dục.
- Hai tác nhân gây VNSD là vi khuẩn (75,61%), nấm (70,73%).
- Đối tượng nghiên cứu kể được > 3 tác nhân có tỷ lệ 43,9%.
- Khi bị viêm nhiễm tỷ lệ đối tượng biết dấu hiệu (triệu chứng) đau bụng là
86,59%, ngứa cửa mình 79,27%, khí hư 74,39%.
- Đối tượng nghiên cứu kể được > 3 triệu chứng có tỷ lệ 48,78%.
- Nguyên nhân bị VNSD là không có nước sạch chiếm tỷ lệ 100%.

2. Thực hành phòng chống viếm nhiễm đường sinh dục
- Vệ sinh bộ phận sinh dục > 3 lần/ ngày chiếm tỷ lệ 21,95%.
- Vệ sinh kinh nguyệt > 3 lần/ ngày chiếm tỷ lệ 73,17%.
- Vệ sinh trước khi quan hệ chiếm 70,73%.
- Vệ sinh sau khi quan hệ chiếm 92,68%.
- Mua băng vệ sinh sẳn chiếm 95,12%.
- Đi khám bác sĩ khi nghi viêm nhiễm sinh dục chiếm 97,56%.
- Khám phụ khoa định kỳ trong năm chiếm 71,95%.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai là đặt vòng chiếm 54,88%.





22



KIẾN NGHỊ

Qua khảo sát về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục của 93 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại bệnh viện
Trường Đại học Y dược Huế, chúng tôi có kiến nghị như sau :
- Tuyên truyền giáo dục kiến thức cơ bản về bệnh viêm nhiễm đường sinh
dục cho nhân dân độ tuổi 15-49 cả nam và nữ.
- Khi có triệu chứng bất thường về bệnh phụ khoa đến khám bác sỹ hay cơ
sở Y tế gần nhất
- Chú trọng vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục và vệ sinh kinh nguyệt
thường xuyên.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

PHIẾU ĐIỀU TRA
I. PHẦN HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên:
2. Tuổi:
3. Địa chỉ:
4. Nghề nghiệp:
5. Trình độ văn hóa:
 Mù chữ  Cấp I  Cấp II
 ≥ Cấp III

II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA
1. Thu nhập bình quân của gia đình chị bao nhiêu?………. đồng/ tháng
2. Chị có nghe nói đến viêm nhiễm sinh dục không?
 Có  Không
3. Chị có khi nào bị viêm nhiễm đường sinh dục không ?
 Có  Không

4. Khi có triệu chứng nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục, chị sẽ làm gì?
 Đi khám bác sỹ  Tự mua thuốc uống  Không quan tâm
5. Theo chị những tác nhân nào gây viêm nhiễm sinh dục ?
 Vi khuẩn  Nấm  Lậu
 Trùng roi  Giang mai
6. Nếu có, theo chị những dấu hiệu nào để chị nghĩ đến viêm nhiễm sinh dục ?
 Ra nhiều khí hư  Ngứa cửa mình  Đau khi giao hợp  Ra máu bất thường
 Đau bụng dưới  Không biết  Khác
7. Theo chị vì sao phụ nữ bị viêm đường sinh dục ?
 Do không có nước sạch  Do vệ sinh kém  Do mặc quần áo bẩn
 Thiếu vệ sinh khi giao hợp  Do ngâm mình trong nước  Khác
8. Chị thường dùng nguồn nước nào để tắm rửa hàng ngày ?
 Nước giếng khoan  Nước máy  Nước ao, sông, hồ


×