Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học của não và một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não thầm lặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.91 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC CỦA NÃO VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA NHỒI MÁU NÃO THẦM LẶNG
Nguyễn Thị Thu Hoa*; Nguyễn Văn Chương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm hình ảnh học của não và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân
(BN) có nhồi máu não (NMN) thầm lặng (Silent brain infarct = SBI). Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang trên 155 BN, trong đó nhóm bệnh 53 BN có SBI trên hình ảnh
chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) hoặc cộng hƣởng từ (MRI) sọ não, nhóm chứng 52 BN (không có
SBI kể cả đột quỵ triệu chứng). Kết quả: 53/155 BN (34,2%) có SBI đƣợc nghiên cứu. Vị trí SBI
hay gặp ở bán cầu não hơn là ở thân não và tiểu não. 62,3% BN có 1 ổ tổn thƣơng; 32,1% có
2 ổ tổn thƣơng và 5,6% BN có > 2 ổ tổn thƣơng SBI. Tăng huyết áp (THA) là nguy cơ hàng đầu
của SBI với OR = 4,70; tiếp theo là tiền sử nghiện thuốc lá và nghiện rƣợu với OR lần lƣợt là
3,46 và 3,59.
* Từ khóa: Nhồi máu não thầm lặng; Yếu tố nguy cơ; Đặc điểm hình ảnh học.

Research of Characteristics of Brain Imaging and some Risk Factors
of Silent Brain Infarction
Summary
Objective: Review characteristics of brain imaging and some risk factors in patients with silent
brain infarction (SBI). Subjects and methods: Prospective, cross-sectional study on 155 patients, in
which 53 patients in study group (with SBI based on image computer tomography or magnetic
resonance brain) and 52 patients in the control group without stroke silent including stroke
symptoms. Results: 53/155 patients (34.2%) with SBI were studied. The common location of
SBI was hemisphere more than in the brainstem and cerebellum. 62.3% of patients had a
lesion; 32.1% had two lesions and 5.6% of patients had more than two lesions SBI. Hypertension is
the leading risk of SBI with OR = 4.70; followed by a history of tobacco and alcohol with OR 3.46
and 3.59, respecitvely.
* Key words: Silent cerebral infarction; Risk factors; Characteristics of brain imaging.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ðột quỵ não là một vấn đề có tính thời
sự trong y học vì tỷ lệ mắc, tử vong và tàn

phế rất cao. Sự hiện diện của SBI là yếu tố
nguy cơ dẫn đến đột quỵ NMN có triệu
chứng phát triển [6]. SBI là một nhồi máu
“không triệu chứng” thƣờng đƣợc phát hiện

* Viện Y học Hải quân
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thu Hoa ()
Ngày nhận bài: 11/06/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/09/2015
Ngày bài báo được đăng: 18/09/2015

88


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

tình cờ qua chụp CT-scan hoặc chụp MRI
sọ não ở BN không có tiền sử đột quỵ.
Thuật ngữ “Không triệu chứng” ở đây
đƣợc hiểu là không có bất kỳ triệu chứng
thần kinh nào hoặc có triệu chứng đột
quỵ nhƣng không đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán đột quỵ não. Cho đến nay, trên thế
giới đã có nhiều nghiên cứu về SBI.
Trong nghiên cứu sức khỏe tim mạch,
một nghiên cứu dịch tễ đƣợc tiến hành

trên 3.660 ngƣời > 65 tuổi tại Mỹ, 28%
cho thấy bằng chứng của SBI trên hình
ảnh MRI [7, 9]. Nghiên cứu khảo sát MRI
trong cộng đồng dân số Hà Lan, Vermeer
thấy tỷ lệ hiện mắc SBI là 20% [9]. Ở Việt
Nam, đột quỵ thầm lặng cũng đã đƣợc
biết đến nhƣng chƣa tác giả nào đi sâu
nghiên cứu. Từ đó, chúng tôi nghiên cứu
đề tài này nhằm mục tiêu:

* Tiêu chuẩn chọn BN:
- BN có phim chụp CT-scan hoặc MRI
sọ não.
Tiêu chuẩn chẩn đoán SBI (tiêu chuẩn
chọn nhóm bệnh):
- Dựa vào định nghĩa SBI: có bằng
chứng chẩn đoán hình ảnh mà không có
biểu hiện rối loạn chức năng thần kinh
cấp tính liên quan tới tổn thƣơng [8].
- Tiêu chuẩn MRI sọ não [10]:
+ Về kích thƣớc: ổ tổn thƣơng có kích
thƣớc ≥ 3 mm.
+ Về đặc điểm tín hiệu: ổ tổn thƣơng
giảm tín hiệu trên T1-WI và tãng tín hiệu
trên T2 -WI.

Nhận xét đặc điểm hình ảnh học của
não và một số yếu tố nguy cơ ở BN NMN
thầm lặng.


+ Không có các triệu chứng cấp tính
tƣơng ứng với tổn thƣơng thần kinh trên
phim chụp MRI sọ não, không có tiền sử
đột quỵ trên lâm sàng, bao gồm cả tiền
sử cơn thiếu máu thoáng qua.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

+ Việc chẩn đoán SBI trên phim chụp
MRI sọ não là kết quả hai nhà nghiên cứu
độc lập đã nhất trí về chẩn ðoán.

1. Đối tƣợng nghiên cứu.
155 BN đƣợc chọn ngẫu nhiên từ BN
điều trị ở Khoa Nội Thần kinh (A4), Khoa
Đột quỵ não (A14), đƣợc chụp CT-scan
hoặc MRI sọ não tại Bệnh viện Quân y
103 từ 3 - 2014 đến 5 - 2015. Đối tƣợng
nghiên cứu đƣợc chia làm hai nhóm:
+ Nhóm bệnh: 53 BN có SBI.
+ Nhóm chứng: BN không có SBI và cả
không có đột quỵ não triệu chứng (52 ngƣời
trong số 102 BN không có SBI).

- Tiêu chuẩn CT-scan sọ não [6]:
+ Trên phim chụp CT-scan sọ não có
hình ảnh một vùng nhồi máu ổ giảm tỷ
trọng và tƣơng ứng với khu vực phân bố
của động mạch não.

+ Vùng nhồi máu này không tƣơng thích
với các triệu chứng lâm sàng.
+ Chẩn đoán SBI trên phim chụp CT-scan
sọ não đƣợc thực hiện khi hai nhà nghiên
cứu độc lập đã nhất trí về chẩn đoán.
89


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

- Tiêu chuẩn nhóm chứng:
Số BN có phim chụp CT-scan sọ não
hoặc MRI sọ não đã đƣợc chọn mà trên
phim chụp đó không có hình ảnh SBI, BN
cũng không có triệu chứng đột quỵ triệu
chứng phải điều trị trên lâm sàng.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN có tiền sử chấn thƣơng sọ não
hoặc phẫu thuật thần kinh.
- BN có bệnh lý kết hợp nhƣ: u não,
viêm não, áp xe não, chấn thƣơng sọ não.
- BN không phối hợp.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu,
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả
cắt ngang.

thiếu máu khi số lƣợng hồng cầu < 4,2 T/l;
giảm tiểu cầu khi số lƣợng tiểu cầu < 140 G/l
[1].
+ Xét nghiệm sinh hóa máu: glucose,

lipid (cholesterol, triglycerid. Tiêu chuẩn
chẩn đoán rối loạn đƣờng máu lúc đói khi
glucose > 6,4 mmol/l, rối loạn lipid máu lúc
đói khi cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/l,
triglycerid > 2,3 mmol/l [1].
* Phân tích và xử lý số liệu: thống kê
và xử lý số liệu bằng phần mềm Epi 6.0
và Excel.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Ðặc điểm BN.

* Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu lâm sàng: thống kê đặc
điểm chung của nhóm nghiên cứu (tuổi,
giới...), khai thác tiền sử (THA, đái tháo
đƣờng, rung nhĩ, bệnh van tim, rối loạn
lipid máu, nghiện thuốc lá, nghiện rƣợu...),
đo huyết áp bằng phƣơng pháp không
xâm nhập, sử dụng huyết áp kế đồng hồ
của Nhật Bản, xác định huyết áp tâm thu
(HATT) và huyết áp tâm trƣơng (HATTr).
THA đƣợc chẩn đoán khi huyết áp ≥ 140/90
mmHg hoặc BN đã điều trị thuốc hạ huyết
áp.
- Nghiên cứu cận lâm sàng:
+ Hình ảnh não (CT-scan hoặc MRI sọ
não): SBI đƣợc xác định theo tiêu chuẩn
CT-scan, MRI và đánh giá vị trí, kích thƣớc,
số lƣợng ổ tổn thƣơng SBI.

+ Xét nghiệm công thức máu: tăng
bạch cầu khi số lƣợng bạch cầu > 10 G/l;
90

Nhãm SBI
Nhóm
SBI

Nhãm kh«ng
Nhóm
K là 1 đến 2 ổ, tuy nhiên kết quả này mới
chỉ dựa vào nghiên cứu trên 53 BN có SBI,
trong đó 38 BN thấy trên hình ảnh chụp
CT-scan, 15 BN trên hình ảnh chụp MRI
sọ não, có thể còn có những tổn thƣơng
chƣa thấy trên hình ảnh CT-scan. SBI có
thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của hệ thần
kinh trung ƣơng, nhƣng nhiều khả năng ở
bán cầu não phải, vì các triệu chứng do
tổn thƣơng bán cầu não phải có thể khó
phát hiện bởi BN hoặc khám sức khỏe
định kỳ. Ðánh giá kích thƣớc và vị trí tổn
thƣơng giúp nâng cao hiểu biết về mối
liên hệ giữa cấu trúc não và hành vi của
con ngƣời.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây SBI.

Bảng 2: Mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh với SBI (n = 105).
NHÓM
TIỀN SỬ

NHÓM BỆNH

NHÓM CHỨNG

(n = 53)

(n = 52)

OR

95% CI

p



Không



Không

THA

31


22

12

40

4,70

2,02 - 10,94

< 0,01

Đái tháo đƣờng

8

45

6

46

1,36

0,44 - 4,24

> 0,05

Rung nhĩ


1

52

0

52

> 0,05

Bệnh van tim

1

52

0

52

> 0,05

Rối loạn lipid

0

53

1


51

> 0,05

Nghiện thuốc lá

27

26

12

40

3,46

1,49 - 8,02

< 0,05

Nghiện rƣợu

19

34

7

45


3,59

1,36 - 9,52

< 0,05

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao
nhất với tỷ suất chênh giữa hai nhóm là
4,7; tiếp theo là nghiện rƣợu và nghiện
thuốc lá. Kết quả của chúng tôi phù hợp
với nghiên cứu của Fukuda và CS với OR
4,04 (CI 95%: 2,41 - 6,77) [7]; Kobayyashi S
có kết quả OR 4,07 (CI 95%: 2,57 - 6,46)
[8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
tiền sử hút thuốc lá mối liên quan với
SBI với OR = 3,46 (CI 95%: 1,49 - 8,02;
p < 0,05). Nghiên cứu của Howard cũng
thấy hút thuốc lá tỷ lệ thuận với SBI [9].
Điều này cho thấy, hút thuốc lá là một yếu
tố nguy cơ đáng kể về mặt thống kê đối
với SBI.

rƣợu cao nhƣ OR = 4,1 (CI 95%: 1,7 - 10)
[7], OR = 2,58 (CI 95%: 1,50 - 4,45; p < 0,01)
[8]. Nghiên cứu của chúng tôi thấy, nguy
cơ uống rƣợu nhiều làm SBI tăng với OR =
3,59 (CI 95%: 1,36 - 9,52).

Rƣợu đã đƣợc một vài nghiên cứu
đƣa ra báo cáo về vai trò bảo vệ, uống

rƣợu nhẹ đặc biệt là rƣợu vang đỏ, chống
lại đƣợc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, kết
quả đó đã không phù hợp với nhiều
nghiên cứu khác trên thế giới xác định
nguy cơ gia tăng SBI với mức tiêu thụ

quan với SBI [7]. Có thể những nghiên cứu

Chúng tôi thấy mối liên quan giữa tiền
sử BN có đái tháo đƣờng, rung nhĩ, bệnh
van tim, rối loạn lipid với SBI không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả
này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Vermeer SE thấy chƣa có mối liên quan
giữa bệnh đái tháo đƣờng với SBI [9].
Fanning JP cũng nhận thấy 4/15 nghiên
cứu đã chứng minh rối loạn lipid có liên
này chƣa có sự đồng thuận về số lƣợng
và còn khác nhau về đặc điểm chủng tộc,
quốc gia... Vì vậy, cần có nghiên cứu với
số lƣợng lớn hơn để khẳng định vai trò
của các yếu tố này có phải là yếu tố nguy
cơ gây SBI hay không.
93


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

Bảng 3: Mối liên quan giữa huyết áp khi vào viện với SBI (n = 105).
NHÓM


NHÓM BỆNH
(n = 53)

NHÓM CHỨNG
(n = 52)

OR

95%CI

p

42

9,71

3,91 - 24,02

< 0,01

45

9,80

3,72 - 25,79

< 0,01

HUYẾT ÁP




Không



Không

HATT ≥ 140 mmHg

37

16

10

HATTr ≥ 90 mmHg

32

21

7

Tăng HATT và tăng HATTr đều có sự khác biệt giữa BN có SBI và BN không có SBI
có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tăng HATT và tăng HATTr đều có sự khác biệt giữa
BN có SBI và không có SBI (p < 0,01). HATT tăng > 140 mmHg có liên quan với SBI
với OR = 9,71 (CI 95%: 3,91 - 24,02 và HATTr tăng > 90 mmHg liên quan với SBI
(OR = 9,8 [CI 95%: 3,72 - 25,79]). Nghiên cứu của Vermeer SE thấy tăng HATT

có liên quan với SBI (OR = 1,9 ([CI 95%: 1,0 - 3,7]) và tăng HATTr có liên quan SBI
(OR = 2,8 [CI 95%: 1,6 - 4,9]) [9]. Nhiều nghiên cứu đều có kết quả thống nhất: THA là
một yếu tố nguy cơ lớn của SBI, huyết áp càng cao thì nguy cơ SBI càng cao.
Sự tƣơng quan chặt chẽ của THA đối với SBI cho thấy bệnh tăng huyết áp có vai trò
quan trọng trong bệnh sinh của SBI.
Bảng 4: Mối liên quan giữa một số chỉ số huyết học với SBI (n = 104).
NHÓM BỆNH
(n = 52)

NHÓM
CHỈ SỐ HUYẾT HỌC

NHÓM CHỨNG
(n = 52)

OR

95% CI

p

43

2,32

0,92 - 5,84

> 0,05

8


44

1,65

0,61 - 4,45

> 0,05

3

49

0,32

0,03 - 3,18

> 0,05



Không



Không

Tăng bạch cầu

17


35

9

Giảm hồng cầu

12

40

Giảm tiểu cầu

1

51

Chƣa thấy sự khác biệt về rối loạn tăng bạch cầu, giảm hồng cầu và giảm tiểu cầu
giữa hai nhóm (p > 0,05). Trong nhiều nghiên cứu, thiếu máu đã đƣợc xác định là một
nguy cơ đối với SBI, tuy nhiên trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chƣa thấy đƣợc
điều đó.
Bảng 5: Mối liên quan giữa một số chỉ số sinh hóa với SBI (n = 105).
NHÓM
CHỈ SỐ SINH HÓA

NHÓM BỆNH
(n = 53)

NHÓM CHỨNG
(n = 52)


OR

95% CI

p



Không



Không

Tăng đƣờng máu

23

30

14

38

2,08

0,92 - 4,72

> 0,05


Tăng cholesterol

20

33

23

29

0,76

0,35 - 1,67

> 0,05

Tăng triglycerid

18

35

19

33

0,92

0,41 - 2,05


> 0,05

94


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

Chƣa thấy khác biệt về rối loạn tăng
đƣờng máu, tăng cholesterol, tăng triglycerid
giữa hai nhóm (p > 0,05). Vermeer SE
cũng chƣa thấy có mối liên quan giữa
tăng đƣờng máu với SBI [9], nhƣng
Kobayashi lại thấy tăng đƣờng máu là
yếu tố nguy cơ đối với SBI cao gấp 2,4
lần so với BN không có SBI (OR = 2,41
[CI 95%: 1,20 - 4,85]) [8]. Nghiên cứu
của chúng tôi cũng chƣa thấy có mối
liên quan giữa tăng cholesterol và tăng
triglycerid với SBI. Kết quả này phù hợp
với nhiều nghiên cứu khác, nhƣng
Fanning JP nhận thấy có bốn nghiên cứu
chứng minh mối liên quan đáng kể giữa
tăng cholesterol, tăng triglycerid với SBI,
tăng cholesterol có OR = 3,75 (CI 95%:
1,45 - 9,68), tăng triglycerid có OR = 2,82
(CI 95%: 1,83 - 4,33) [7]. Rối loạn chuyển
hóa là biểu hiện hay gặp ở BN đột quỵ
não nói chung và SBI nói riêng. Tăng đƣờng
máu là nguy cơ gây đột quỵ não đồng

thời cũng có thể là hậu quả của đột quỵ
(tăng đƣờng máu phản ứng). Tuy nhiên,
cần có nghiên cứu dài và lớn hơn để
khẳng định vai trò của rối loạn chuyển
hóa glucose và lipid máu có phải là yếu tố
nguy cơ của SBI hay không.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, số lƣợng
BN hạn chế nên những kết luận trên về
đặc điểm hình ảnh não và một số yếu tố
nguy cơ SBI mới chỉ là bƣớc đầu. Vì vậy,
cần có những nghiên cứu bệnh chứng với
số lƣợng lớn, đa trung tâm và thời gian
nghiên cứu dài hơn để có kết luận đầy đủ
và chính xác hơn về vấn đề này.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hình ảnh não và một
số yếu tố nguy cơ ở 155 BN nằm điều trị
nội trú tại Khoa A4 và Khoa A14, Bệnh
viện Quân y 103 từ 3 - 2014 đến 5 - 2015,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đặc điểm hình ảnh học của não ở BN
có SBI.
+ 53/155 BN (34,2%) có SBI trên hình
ảnh chụp CT-scan hoặc MRI sọ não.
+ Tổn thƣơng SBI hay gặp ở bán cầu
não hơn là ở thân não và tiểu não.
+ 52,5% tổn thƣơng SBI với kích thƣớc
> 5 mm và < 10 mm; 37,2% tổn thƣơng
≤ 5 mm; 10,3% tổn thƣơng ≥ 10 mm.

+ 62,3% BN có 1 ổ tổn thƣơng; 32,1%
có 2 ổ tổn thƣơng và 5,6% BN có > 2 ổ
tổn thƣơng SBI.
- Một số yếu tố nguy cơ ở BN SBI.
+ Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu
trong tiền sử của SBI với OR = 4,70; tiếp
theo là tiền sử nghiện thuốc lá và nghiện
rƣợu với OR lần lƣợt là 3,46 và 3,59.
+ Tăng HATT (OR = 9,71) và/hoặc tăng
HATTr (OR = 9,80) có nguy cơ SBI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương.
Các xét nghiệm thƣờng quy áp dụng trong
thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.
Hà Nội. 2013.
2. Nguyễn Văn Chương. Đại cƣơng Đột
quỵ não, nhồi máu não. Thực hành lâm sàng
Thần kinh học. 2005, tập III. Nhà xuất bản
Y học. Hà Nội. tr.7-72.

95


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015
3. Nguyễn Minh Hiện. Đột quỵ não. Nhà xuất
bản Y học. Hà Nội. 2013.
4. Phan Việt Nga. Yếu tố nguy cơ và dự
phòng đột quỵ não, Đột quỵ não. Nhà xuất
bản Y học. Hà Nội. tr.64-72.
5. Nhữ Đình Sơn. Nghiên cứu một số đặc

điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi
tính ở BN hôn mê do NMN. Tạp chí Y-Dƣợc
học quân sự. số 4, tr.39-45.
6. Corea F, Henon H, Pasquier F et al.
Silent infracts in stroke patients: patient
characteristics and effect on 2-year outcome.
J Neurol. 2001, 248 (4), pp.271-278.

96

7. Fanning JP, Wong AA, Fraser JF. The
epidemiology of silent brain infarction: a
systematic review of population-based cohorts.
BMC Med. 2014, 12, p.119.
8. Kobayashi S, Okada K, Koide H et al.
Subcortical silent brain infarction as a risk
factor for clinical stroke. Stroke. 1997, 28 (10),
pp.1932-1939.
9. Vermeer SE, Koudstaal PJ, Oudkerk M
et.al..Prevalence and riskfactors of silent brain
infarcts in..the population-based Rotterdam Scan
Study. Stroke. 2002, 33 (1), pp.21-25.
10. Zhu YC, Dufouil C, Tzourio C, Chabriat
H. Stroke. 2011, 42 (4), pp.1140-1145.



×