Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu biến đổi huyết áp trước và sau cuộc lọc ở bệnh nhân suy thận mạn tính điều trị bằng lọc máu chu kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.41 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP TRƯỚC VÀ SAU CUỘC LỌC
Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ
BẰNG LỌC MÁU CHU KỲ
TÓM TẮT

Nguyễn Thanh Xuân*; Phạm Quốc Toản**; Đặng Đình Hiếu***

Mục tiêu: xác định tỷ lệ tăng huyết áp (THA) và biến đổi huyết áp trước và sau cuộc lọc ở
bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT) điều trị thay thế thận bằng lọc máu chu kỳ. Đối tượng và
phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có so sánh trước và sau lọc máu trên
95 BN STMT điều trị thay thế thận bằng lọc máu chu kỳ. Kết quả: BN lọc máu chu kỳ có tỷ lệ
THA cao: THA tâm thu 73,7%, THA tâm trương 32,6%. Nhóm BN sử dụng hai và ba nhóm thuốc
hạ huyết áp chiếm tỷ lệ cao (45,3% và 31,6%). Tỷ lệ BN huyết áp bình thường cả tâm thu và
tâm trương sau lọc cao hơn so với trước lọc (huyết áp tâm thu sau lọc 32,6% so với trước
lọc 26,3%; huyết áp tâm trương sau lọc 78,9% so với trước lọc 67,4%; p < 0,05). Tỷ lệ BN có biến
đổi huyết áp sau cuộc lọc chiếm tỷ lệ cao (huyết áp tâm thu tăng 21,1% và giảm 34,7%; huyết áp
tâm trương tăng 21,1% và giảm 17,8%). Kết luận: THA phổ biến ở BN STMT điều trị thay thế thận
bằng lọc máu chu kỳ; lọc máu có tác dụng góp phần kiểm soát tình trạng THA của BN STMT.
* Từ khóa: Lọc máu chu kỳ; Biến đổi huyết áp; Suy thận mạn tính.

Research the Changes of Blood Pressure before and after Hemodialysis
Section in Chronic Kidney Failure Patients
Summary
Objectives: To ditermine the rate of hypertension and the change of blood pressure before
and after hemodialysis section in chronic kidney failure patients. Subjects and methods: A prospective,
cross-sectional, comparison before and after hemodialysis was conducted on 95 chronic
kidney failure patients treated renal replacement by intermittent hemodialysis. Results:
Hemodialysis patients had rate of high blood pressure: systolic hypertension 73.7%, diastolic
hypertension 32.6%. Patients who used two or three groups of antihypertensive drugs had high


rate (45.3% and 31.6%). After hemodialysis, the rate of patients with normal blood pressure was
higher in both systolic and diastolic than before hemodialysis (systolic: 32.6% vs 26.3%; diastolic
78.9% vs 67.4%; p < 0.05). The rate of patients with change of blood pressure after hemodialysis
had high rate (systolic increased 21.1% and reduced 34.7%, and diastolic increased 21.1% and
reduced 17.8%). Conclusions: Hypertension is common in chronic renal failure patients treated by
hemodialysis section; hemodialysis helps to control hypertension in chronic renal failure patients.
* Key words: Hemodialysis secsion; Change of blood pressure; Chronic kidney failure.
* Học viện Quân y
** Bệnh viện Quân y 103
*** Bệnh viện Quân y 354
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Xuân ()
Ngày nhận bài: 10/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/04/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017

74


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là biểu hiện thường gặp
ở BN STMT, nhất là ở BN STMT giai đoạn
cuối đã điều trị thay thế thận bằng lọc máu
chu kỳ, THA có thể là triệu chứng hoặc có
thể là nguyên nhân gây STMT. THA ở BN
STMT do nhiều yếu tố gây ra như: hoạt
hóa hệ rennin-angiotensin-aldosteron, tăng
tiết vasopressin… kết hợp với tăng độ cứng
động mạch. Ở BN suy thận mạn giai đoạn
cuối lọc máu chu kỳ, THA có đặc điểm khó
kiểm soát, điều trị phải phối hợp nhiều

nhóm thuốc, tỷ lệ THA kháng trị cao, thời
gian xuất hiện suy tim sớm.

thay thế thận bằng lọc máu chu kỳ thời
gian > 3 tháng; BN đồng ý tham gia
nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN đang có tình
trạng bệnh lý cấp tính: nhiễm khuẩn, nhồi
máu cơ tim cấp, đột quỵ não. BN lọc máu
theo chế độ lọc máu cấp cứu. BN suy tim
nặng, rối loạn nhịp tim nặng: rung nhĩ loạn nhịp hoàn toàn, block nhĩ - thất độ III;
biến chứng tụt huyết áp trong cuộc lọc;
BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Tiến cứu, mô tả cắt ngang có so sánh
trước và sau lọc máu.

Mục tiêu kiểm soát dựa vào con số
huyết áp, tuy vậy chỉ số huyết áp tâm thu
và tâm trương thay đổi trong cuộc lọc
máu bị ảnh hưởng bởi các biến đổi nội
môi cũng như thể tích tuần hoàn. Do đó,
kiểm soát huyết áp khó đạt được mục tiêu
mong muốn và không ổn định [2]. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu:

- BN được làm bệnh án ngoại trú, khai
thác thông tin về thời gian suy thận mạn,
thời gian lọc máu chu kỳ, số lần lọc máu

trong tuần, thời gian phát hiện THA, các
thuốc điều trị THA.

- Khảo sát tỷ lệ BN THA và sử dụng
thuốc ở BN STMT điều trị thay thế thận
bằng lọc máu chu kỳ.

- Đo huyết áp động mạch cánh tay theo
phương pháp Korotkoff tại Phòng lọc máu
ngoại trú, Khoa Thận và Lọc máu.

- Đánh giá biến đổi huyết áp trước và
sau cuộc lọc ở BN STMT điều trị thay thế
thận bằng lọc máu chu kỳ.

+ Thời điểm đo huyết áp: tiến hành đo
huyết áp cho BN tại 2 thời điểm trước
cuộc lọc 10 phút và sau cuộc lọc 10 phút.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
95 BN STMT giai đoạn cuối, điều trị
thay thế thận bằng lọc máu chu kỳ tại Khoa
Thận và Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103
từ tháng 1 đến 4 - 2015.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn
đoán STMT giai đoạn cuối; tuổi ≥ 18; điều trị

* Nội dung nghiên cứu:


- BN được khám lâm sàng.

+ Chuẩn bị BN: để BN nằm trên ghế
thận nhân tạo trong phòng lọc máu trước
khi bắt đầu đo huyết áp. Cởi bỏ quần áo
chặt, bộc lộ cánh tay bên không có shunt
tay, để tay tựa lên thành ghế ngang với
tim, thả lỏng tay, không nói chuyện trong
khi đo.
+ Dụng cụ: sử dụng huyết áp kế đồng hồ.
+ Cách đo và đánh giá: dùng băng quấn
tay đạt tiêu chuẩn. Băng quấn đặt ngang
75


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017
mức tim, mép dưới băng quấn trên nếp
lằn khuỷu tay 3 cm. Sau khi áp lực băng
quấn làm mất mạch quay thì bơm tiếp
30 mmHg nữa, sau đó hạ từ từ 2 mm/giây.
Huyết áp tâm thu tương ứng với pha I
của Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu
tiên) và huyết áp tâm trương là pha V
(mất tiếng đập). Đo 2 lần. Tính huyết áp
dựa trên số trung bình 2 lần đo, nếu giữa
2 lần chênh lệch nhau quá 5 mmHg thì đo
lại lần nữa.
- Tiến hành lọc máu chu kỳ theo quy
trình chuẩn của Bộ Y tế.


+ Huyết áp giảm sau lọc: huyết áp tâm
thu giảm > 10 mmHg, huyết áp tâm trương
giảm > 5 mmHg.
+ Huyết áp không biến đổi: huyết áp tâm
thu tăng hoặc giảm ≤ 10 mmHg, huyết áp
tâm trương tăng hoặc giảm ≤ 5 mmHg.

* Phân tích và xử lý số liệu: quản lý các
số liệu bằng phần mềm Microsoft Office
Excel 2007. Xử lý số liệu theo thuật toán
thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS
18.0.

- Xét nghiệm: trước lọc: sinh hóa máu,
công thức máu; sau lọc máu: sinh hóa máu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN

* Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại
sử dụng trong nghiên cứu:

1. Đặc điểm chung và tình trạng THA,
sử dụng thuốc điều trị THA ở nhóm BN
nghiên cứu.

- Chẩn đoán THA theo JNC VII (2003):
THA được xác định khi huyết áp tâm thu
≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp ≥ 90 mmHg

với giá trị trung bình của 3 lần đo và ở ít nhất
3 lần khám trong khoảng thời gian 1 tuần
hoặc BN đang dùng thuốc chống THA.
Bảng 1: Phân độ THA theo JNC VII (2003).
Phân độ

Huyết áp
tâm thu
(mmHg)

Huyết áp
tâm trương
(mmHg)

Huyết áp tối ưu

< 120

< 80

Tiền THA

120 - 139

80 - 89

THA độ 1

140 - 159


90 - 99

THA độ 2

160 - 179

100 - 109

THA độ 3

≥ 180

≥ 110

- Biến đổi huyết áp sau cuộc lọc:
+ Huyết áp tăng sau lọc: huyết áp tâm
thu tăng > 10 mmHg, huyết áp tâm trương
tăng > 5 mmHg.
76

Bảng 2: Đặc điểm chung đối tượng
nghiên cứu (n = 95).
Chỉ số
Tuổi (năm)

X ± SD

n

%


47,8 ± 13,9

Nam/nữ

74/21 74,7/25,3
2

BMI (kg/m )
< 18,5
18,5 - 22,9
≥ 23
Thời gian STMT
(năm)
<5
≥5

22
56
17

23,2
58,9
17,9

53
42

55,8
44,2


33
32
30

34,7
33,7
31,6

5,12 ± 4,11

Thời gian lọc máu 3,61 ± 3,02
chu kỳ (năm)
<1
1-5
>5

BN ở lứa tuổi trung niên, tỷ lệ BN nam
chiếm cao, thời gian lọc máu chu kỳ tương
đương ở các khoảng thời gian.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Bảng 3: Tỷ lệ BN THA ở nhóm nghiên cứu
(n = 95).
Bình
thường
n (%)

THA

n (%)

Tổng

Huyết áp
tâm thu

25 (26,3)

70 (73,7%)

95 (100%)

Huyết áp
tâm trương

64 (67,4)

31 (32,6%)

95 (100%)

Huyết áp

Tỷ lệ THA ở BN STMT có lọc máu chu
kỳ cao, THA tâm thu 73,7%, THA tâm trương
32,6%.
Bảng 4: Tỷ lệ BN đã sử dụng thuốc hạ
huyết áp ở nhóm nghiên cứu (n = 95).
Sử dụng

thuốc hạ
huyết áp

n (%)

Không dùng
Một nhóm

Dùng chẹn kênh
canxi


Không

4 (4,2)

0 (0,0)

4 (4,2)

14 (14,7)

0 (0,0)

14 (14,7)

Hai nhóm

43 (45,3)


43 (45,3)

0 (0,0)

Ba nhóm

30 (31,6)

30 (31,6)

0 (0,0)

4 (4,2)

4 (4,2)

0 (0,0)

95 (100,0)

77 (81,1)

18 (18,9)

Trên 3 nhóm
Tổng

Tỷ lệ BN đã dùng ít nhất một loại thuốc
hạ huyết áp chiếm tỷ lệ cao (95,8%).
Nhóm BN sử dụng hai và ba nhóm thuốc

hạ huyết áp chiếm tỷ lệ cao (45,3% và
31,6%) và đều có sử dụng nhóm thuốc
chẹn kênh canxi. Theo Nathan W. Levin,
việc sử dụng thuốc huyết áp ở BN suy
thận và có lọc máu chu kỳ là cần thiết,
điều chỉnh duy trì huyết áp có vai trò quan
trọng đến hiệu quả cuộc lọc và sức khỏe
BN [1].

2. Thay đổi huyết áp trước và sau
một cuộc lọc máu chu kỳ ở nhóm BN
nghiên cứu.
Bảng 5: So sánh giá trị trung bình huyết
áp tâm thu, tâm trương giữa sau lọc với
trước lọc (n = 95).
Huyết áp
(mmHg)

Chỉ số
huyết áp
trước lọc

Chỉ số
huyết áp
sau lọc

p

Huyết áp tâm thu


144,9 ± 16,3

142,4 ± 11,7

> 0,05

Huyết áp tâm
trương

83,3 ± 11,9

81,8 ± 9,7

> 0,05

Giá trị trung bình huyết áp tâm thu,
tâm trương sau lọc thay đổi chưa có ý nghĩa
so với trước lọc.
Bảng 6: Tỷ lệ BN có thay đổi huyết áp
trước và sau cuộc lọc theo phân độ THA
JNC VII (n = 95).
Huyết áp

Trước lọc Sau lọc
Độ
huyết áp
(n; %)
(n; %)
< 140


p

25 (26,3) 31 (32,6)

Huyết áp tâm 140 - 159 48 (50,5) 55 (57,9)
< 0,05
thu (mmHg)
160 - 179 20 (28,4) 8 (8,4)
≥ 180
< 90

2 (5,3)

1 (1,1)

64 (67,4) 75 (78,9)

Huyết áp tâm
90 - 99 19 (20,0) 13 (13,7)
trương
< 0,05
100 - 109 7 (7,4)
6 (6,3)
(mmHg)
≥ 110

5 (5,2)

1 (1,1)


Tỷ lệ BN phân bố ở các mức độ khác
nhau của huyết áp tâm thu, tâm trương,
trong đó BN có chỉ số huyết áp tâm trương,
ở mức kiểm soát tốt cao hơn so với huyết
áp tâm thu. Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm
trương sau lọc giảm có ý nghĩa thống kê
77


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017
so với trước lọc. Tỷ lệ BN có huyết áp
tâm thu, huyết áp tâm trương mức thấp ở
thời điểm sau lọc tăng so với trước lọc.
Tỷ lệ BN mức huyết áp tâm thu trước lọc
độ II giảm có ý nghĩa thống kê so với sau
lọc. Theo Robert Ekart, đa số nghiên cứu
đều cho thấy kiểm soát huyết áp thường
khó đạt được mục tiêu ở BN STMT, tỷ lệ
BN không đạt được huyết áp mục tiêu tại
thời điểm trước lọc ở mức cao [3]. Lọc
máu là biện pháp điều trị thay thế thận
hiệu quả, góp phần kiểm soát huyết áp.
Tuy vậy, ở BN lọc máu chu kỳ, trong mỗi
cuộc lọc, các chỉ số huyết động thay đổi
nhiều do rút nước và chất hòa tan ra khỏi
cơ thể với tốc độ nhanh dẫn tới huyết áp
sau lọc cũng thay đổi so với trước lọc.
Theo Jongha Park, sau cuộc lọc những BN
có THA tâm thu > 30 mmHg có tỷ lệ tử
vong tăng cao so với những BN không có

THA tâm thu [4].
Bảng 7: Tỷ lệ BN biến đổi huyết áp sau
lọc so với trước lọc (n = 95).
Huyết áp
Huyết áp Huyết áp tâm
thu (mmHg)
tâm trương
biến đổi
(n; %)
(mmHg) (n; %)
Tăng

20 (21,1)

20 (21,1)

Bình
thường

42 (44,2)

58 (61,1)

Giảm

33 (34,7)

17 (17,8)

p


KẾT LUẬN
< 0,05

Biến đổi huyết áp sau cuộc lọc (tăng
hoặc giảm) chiếm tỷ lệ cao (55,8%), tỷ lệ
BN có biến đổi huyết áp tâm thu cao hơn
so với huyết áp tâm trương. Tuy vậy, có
tỷ lệ đáng kể (21,1%) THA sau lọc cả tâm
thu và tâm trương. Điều này có vẻ mâu
78

thuẫn với những suy luận logic về biến
đổi huyết động ở BN sau cuộc lọc, giải
thích cho biến đổi này có thể do quá trình
lọc máu đã làm giúp cân bằng kiềm toan
trong cơ thể đi kèm với giảm đáng kể tình
trạng nhiễm độc cơ tim, giúp hồi phục sức
co bóp cơ tim, kết quả là làm THA. Ở BN
kiểm soát lượng nước dư thừa tốt, tăng
cân giữa 2 cuộc lọc ở mức thấp, thay đổi
thể tích tuần hoàn của BN trong cuộc lọc
được thích nghi và bù đắp bằng cơ chế
điều hòa huyết áp như cường giao cảm,
tăng tiết aldosteron [6]. Bên cạnh đó, thời
gian lọc máu kéo dài, BN không uống
thuốc trước lọc và trong quá trình lọc,
trong khi thời gian bán thải của thuốc
ngắn có thể làm giảm nồng độ thuốc
huyết áp dẫn tới hiệu quả kiểm soát huyết

áp của thuốc giảm xuống, BN có THA sau
lọc cần điều chỉnh chế độ lọc cũng như
thời điểm dùng thuốc chống THA để đảm
bảo hiệu quả kiểm soát huyết áp ổn định
[5]. Theo Ercan Ok, việc lọc máu chu kỳ
góp phần duy trì huyết áp ổn định ở BN
suy thận, đặc biệt ở BN có THA [2].

Nghiên cứu biến đổi huyết áp sau cuộc
lọc so với trước lọc ở 95 BN STMT lọc máu
chu kỳ chúng tôi rút ra nhận xét:
- BN lọc máu chu kỳ có tỷ lệ THA cao:
THA tâm thu 73,7%, THA tâm trương 32,6%.
Nhóm BN sử dụng hai và ba nhóm thuốc
hạ huyết áp chiếm tỷ lệ cao (45,3% và
31,6%) và đều có sử dụng nhóm thuốc
chẹn kênh canxi.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
- Sau lọc máu, tỷ lệ BN huyết áp bình
thường cả tâm thu và tâm trương cao
hơn so với trước lọc (huyết áp tâm thu
sau lọc 32,6% so với trước lọc 26,3%;
huyết áp tâm trương sau lọc 78,9% so với
trước lọc 67,4%; p < 0,05).
- Tỷ lệ BN có biến đổi huyết áp sau
cuộc lọc chiếm tỷ lệ cao (huyết áp tâm
thu tăng 21,1% và giảm 34,7%; huyết áp
tâm trương tăng 21,1% và giảm 17,8%).

21,1% BN có THA cả tâm thu và tâm trương
sau lọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nathan W. Levin, Peter Kotanko, Kai-Uwe
Eckardt, Bertram L. Kasiske, Charles Chazot,
Alfred K. Cheung, Josep Redon, David
C.Wheeler, Carmine Zoccali and Ge´rard
M. London. Blood pressure in chronic kidney
disease stage 5D-report from a kidney disease:
Improving global outcomes controversies
conference. Kidney International. 2010, 77,
pp.273-284.

2. Ercan O.k, Ozkahya M. Controversies and
problems of volume control and hypertension
in haemodialysis. The Lancet. 2016, Vol 388,
No 10041, pp.285-293.
3. Robert Ekart R, Bevc S, Hojs R. Blood
pressure and hemodialysis, World's largest
Science, Technology & Medicine Open
Access book publisher, Downloaded from:
2011.
4. Park J, Rhee C.M, Sim J.J, Kim Y.L.
A comparative effectiveness research study of
the change in blood pressure during hemodialysis
treatment and survival. Kidney International.
2013, 84, pp.795-802.
5. Chen S.C, Jer-Ming Chang, Yi-Chun T sai.
Association of Interleg BP difference with
overall and cardiovascular mortality in

hemodialysis, Interleg BP difference in
hemodialysis. Clin J. Am Soc Nephrol. 2012, 7,
pp.1646-1653.
6. K/DOQI. K/DOQI Clinical Practice
Guidelines for Cardiovascular Disease in
Dialysis Patients. American Journal of Kidney
Diseases. 2005, Vol 45, No 4, Suppl 3, p.S7.

79



×