Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hoàn thiện quy trình phát hiện bất thường nhiễm sắc thể trước chuyển phôi bằng kỹ thuật fish

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.66 KB, 7 trang )

trong mỗi nghiên cứu.

(a)

Bảng 1: Các dạng bất thường thu được
sau khi phân tích kết quả lai.
Số ƣợng

Tỷ lệ %

Patau

4

19,0

Edwards

2

9,5

Down

7

33,3

Turner

1



4,8

Klinefelter

1

4,8

Bất thường khác

6

28,6

Tổng số

21

100

Hội chứng

Kết quả phân tích trên 50 TB phôi: tỷ lệ
phôi cho kết quả trisomy 21 cao nhất (33,3%),
tiếp đến là tỷ lệ phôi trisomy 13 (19%),
NST 18 và NST giới tính ít gặp bất thường.

56


(b)

Hình 1: Kết quả FISH của các phôi bào
E8 và E30 không có bất thường ở cặp
NST 13, 18, 21 và cặp NST giới tính.
(a) Phôi E8 có cặp NST giới tính XX;
(b) Phôi E30 có cặp NST giới tính XY.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Phân tích dưới kính hiển vi huỳnh
quang thấy: 2 tín hiệu màu đỏ (red) ứng
với 2 NST 13, 2 tín hiệu màu xanh lá cây
(green) ứng với 2 NST 21, 2 tín hiệu màu
xanh lơ (aqua) ứng với 2 NST 18. Bên
cạnh đó, tín hiệu màu xanh da trời (blue)
ứng với NST X và tín hiệu màu vàng
(gold) ứng với NST Y. Như vậy, với phôi
(a) cặp NST giới tính là XX vì có 2 tín
hiệu màu xanh da trời (blue), phôi (b) cặp
NST giới tính là XY vì có 1 tín hiệu màu
xanh da trời (blue) và 1 tín hiệu màu vàng
(gold). Như vậy, với các phôi bào có số
lượng tín hiệu thu được giống như trên,
kết quả chẩn đoán đưa ra sau khi tiến
hành kỹ thuật FISH là phôi bào không có

bất thường về số lượng các cặp NST 13,
18, 21, X, Y.


Hình 2: Kết quả FISH phôi bào E2 mang
3 NST ở các cặp NST 13, 18, 21 và
NST giới tính X.

Hình 3: Kết quả FISH của phôi bào E38
mang 3 NST số 21.

Sau khi chính thức đưa quy trình FISH
đã chuẩn hóa vào chẩn đoán tiền làm tổ
ở phôi của BN thực hiện IVF, những phôi
được chẩn đoán bằng FISH có kết quả
bình thường, sẽ được cấy chuyển vào tử
cung người mẹ. Điều đó giúp tăng khả
năng mang thai của bà mẹ và trẻ sinh ra
được khỏe mạnh.
Trong các phôi bào chúng tôi phân tích
bằng kỹ thuật FISH, ngoài những phôi
bào có kết quả bình thường đối với cặp
NST 13, 18, 21, X, Y, chúng tôi còn thu
được một số hình ảnh phôi bất thường
như sau:

Quan sát phân tích thấy phôi bào ở hình 2 có 3 tín hiệu màu đỏ (red), 3 tín hiệu màu
xanh lá cây (green), 3 tín hiệu màu xanh lơ (aqua) và 3 tín hiệu với màu xanh da trời (blue).
Như vậy, TB phôi này có 3 NST 13, 3 NST 18, 3 NST 21 và cặp NST giới tính là XXX.
TB phôi trên hình 3 có 2 tín hiệu màu xanh lơ, 2 tín hiệu màu đỏ, 2 tín hiệu màu
xanh da trời và 3 tín hiệu màu xanh lá cây. Như vậy, phôi bào có bất thường ở NST
21, có tới 3 NST 21. Trẻ sinh ra sẽ mắc hội chứng Down.


57


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Hình 4: Kết quả FISH của phôi bào E24
mang 3 NST số 13.

Hình 5: Kết quả FISH của phôi bào E18
mang 3 NST 18.

TB phôi ở hình 4 ngoài 2 tín hiệu màu xanh lá cây, 2 tín hiệu màu xanh lơ, 1 tín hiệu
màu xanh da trời, 1 tín hiệu màu vàng và 3 tín hiệu màu đỏ. Chứng tỏ phôi bào này có
bất thường vì có tới 3 NST 13. Trẻ sinh ra sẽ mắc hội chứng Patau.
Trong hình ảnh lai của TB phôi trên hình 5, ngoài 2 tín hiệu màu xanh lá cây,
2 tín hiệu màu đỏ, 1 tín hiệu màu xanh da trời và 1 tín hiệu màu vàng có tới 3 tín hiệu
màu xanh lơ. Chứng tỏ phôi bào này có tới 3 NST 18. Trẻ sinh ra sẽ mắc hội chứng
Edwards.

Hình 6: Kết quả FISH của phôi bào E40
mang cặp NST giới tính XO.

Hình 7: Kết quả FISH của phôi bào E48
mang cặp NST giới tính XXY.

TB phôi ở hình 6 thu được tín hiệu lai gồm: 2 tín hiệu màu xanh lá cây, 2 tín hiệu
màu đỏ, 2 tín hiệu màu xanh lơ, 1 tín hiệu màu xanh da trời. Chứng tỏ phôi bào này có
cặp NST giới tính là XO. Trẻ sinh ra sẽ mắc hội chứng Turner.
Phôi bào ở hình 7 cho kết quả lai có 2 tín hiệu với màu xanh lá cây, đỏ, xanh lơ,
xanh da trời và 1 tín hiệu với màu vàng. Chứng tỏ có cặp NST giới tính là XXY. Trẻ sinh ra

sẽ mắc hội chứng Klinefelter.

58


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

KẾT LUẬN
Đã chuẩn hóa được quy trình kỹ thuật
FISH đối với TB phôi dư ở người nhằm
chẩn đoán lệch bội NST ở các cặp NST số
13, 18, 21, X và Y. Quy trình gồm 4 bước
với những thao tác đã được chuẩn hóa bảo
đảm phù hợp với điều kiện phòng thí
nghiệm, cho kết quả có độ chính xác cao.
Áp dụng quy trình đã hoàn thiện trên
50 mẫu TB phôi cho thấy, tỷ lệ lệch bội
NST cao chiếm tới 21/50 (42%) tổng số
phôi được chẩn đoán. Do vậy, cần sàng
lọc các bất thường này trước chuyển phôi
nhằm hạn chế trẻ sinh ra mang dị tật bẩm
sinh, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao.
KHUYẾN NGHỊ
Trên thực tế, do kỹ thuật FISH còn có
hạn chế là chỉ đánh giá được một số NST
nhất định. Vì vậy, để có được kết quả
chẩn đoán di truyền toàn diện nhất đối với
các phôi trước khi cấy chuyển, cần kết
hợp kỹ thuật FISH với những kỹ thuật
chẩn đoán khác, phù hợp với từng trường

hợp cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Hương, Nguyễn Viết Tiến,
Đặng Thu Hằng. Ứng dụng kỹ thuật FISH

trong sàng lọc một số bệnh lệch bội NST cho
chẩn đoán di truyền tiền làm tổ. Tạp chí Phụ sản.
2014, 12, tr.176-178.
2. Blancato JK. Fluorescence in situ
hybridization. The Principles of clinical
cytogenetics. Humana Press, New Jersey. 1999,
pp.443-471.
3. Griffin DK. Dual fluorescent in situ
hybridization for simultaneous detection of
X and Y chromosome-specific probes for the
sexing of human preimplatation embryonic
cuclei. Human Genetic. 1992, 89, pp.18-22.
4. Lim HJ et al. Amniotic fluid interphase
fluorescence in situ hybrization (FISH) for
detection of aneuploidy; Experiences in 130
prenatal cases. J Korean Med Sci. 2002, 17,
pp.89-92.
5. Rubio C, Bellver J, Rodrigo L et al.
Preimplantation genetic screening using
fluorescence in situ hybridization in patients
with repetitive implantation failure and advanced
maternal age: two randomized trials. Fertility
and Sterility. 2013, 99, pp.1400-1407.
6. Munne, Sandalinas M, Cohen J.
Chromosome abnormalities in human embryos.

In textbook of Assited Reprodutive Techniques
Laboratory and Clinical Perspectives (Eds)
Gardner DK, Weissman A, Howles CM and
Shoham Z. 2001, pp.297-318.

59



×