Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát tác động kháng viêm công thức kem chứa tinh dầu dương cam cúc và chitosan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.85 KB, 4 trang )

phẩm, mỹ phẩm. Chitosan là
một nguồn nguyên liệu dễ tìm đã được chứng
minh có khả năng tạo màng bảo vệ vết thương
hiệu quả qua nhiều công trình nghiên cứu(4).
Đề tài khảo sát tác động kháng viêm của các
kem thử nghiệm chứa tinh dầu duơng cam cúc
và chitosan nhằm chọn được một công thức
kem thuốc cho tác dụng dược lý tốt, có nguồn
gốc thiên nhiên từ chính các nguồn nguyên
liệu và công nghệ sản xuất trong nước.

Dùng mô hình gây phù chân chuột bằng
dung dịch formalin 2% để đánh giá tác động
kháng viêm của các kem thử nghiệm.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Tinh dầu dương cam cúc, chitosan đạt tiêu
chuẩn cơ sở (TCCS).
Olivem 1000, polawax GP 200, tween 20,
propylene glycol, chất tạo đặc, chất bảo quản,
nước tinh khiết. (B&T-Ý, CRODA)
Chất gây viêm là formalin.
Kem đối chiếu chứa tinh dầu dương cam
cúc 0,4% (Slovakia)

Thiết bị
Thiết bị đồng nhất hoá 10243-Nhật, làm
mịn thuốc mỡ ERWEKA.
Cân phân tích AND HR 2000-Nhật, cân kỹ
thuật Sarito CP4202S-Nhật.


Máy
đo
thể
tích
chân
chuột
Plethysmometer 7140-Ý.
Keo thủy tinh giữ chuột với vỉ lưới đỡ.

Súc vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng, phái đực chủng Swiss
albino, 5-6 tuần tuổi, trưởng thành, trọng lượng
trung bình 22-25 g do Viện vắc xin và sinh
phẩm y tế Nha Trang cung cấp. Nuôi ổn định
3-5 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm.

Chuyên Đề Dược Khoa

Phương pháp đánh giá tác động kháng viên(3)
Chuột được chia làm các lô, mỗi lô từ 8-12
con tùy thí nghiệm. Lô chuột chứng có gây
viêm nhưng không được điều trị. Các lô chuột
thử có gây viêm và được điều trị bằng các mẫu
thử cần kiểm tra. Chuột được tiêm dưới da
0,02 ml formalin 2% vào gan bàn chân phải sau
vào ngày thứ 1, 3, 5. Chân trái không tiêm làm
chứng. Các lô chuột được bôi mẫu thử 2 lần
mỗi ngày, liên tục trong 6 ngày. Lô chứng
cũng được tiêm formalin nhưng không được
bôi gì.

Đánh giá mức độ viêm bằng cách đo thể
tích chân chuột bằng thiết bị Plethysmometer
vào sáng ngày thứ bảy. Tiến hành đo 3 lần và
lấy giá trị trung bình.

Tính toán kết quả
Mức độ tăng thể tích chân chuột biểu thị
mức độ viêm và được tính theo công thức:
X% =

Số đo chân phải – số đo chân trái
Số đo chân trái

x100

X%: mức độ tăng kích thước chân chuột

Tác dụng ức chế phù (hiệu lực kháng
viêm) được biểu thị bằng tỷ lệ % giảm mức độ
tăng thể tích bàn chân của lô chuột thử thuốc
so với mức độ tăng của lô chứng và được tính
theo công thức
Y% =

X%chứng – X%thử
X%chứng

x100

Y%: Hiệu lực kháng viêm (tỉ lệ giảm mức độ phù bàn

chân chuột)

Đánh giá kết quả
Kết quả được tính theo số trung bình ở mỗi
lô chuột. Dùng phép thống kê Mann-Whitney

67


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

của phần mềm Minitab 14.0 để so sánh hiệu
lực kháng viêm giữa các lô với nhau và với
thuốc đối chiếu. P < 0,05 được cho là có ý
nghĩa thống kê.
- Bào chế một số công thức kem thuốc theo
qui trình và các tá dược đã được nghiên cứu,
có sự phối hợp giữa tinh dầu dương cam cúc
và chitosan với các tỉ lệ thăm dò khác nhau.
- Đánh giá tác động kháng viêm của các
kem thăm dò để khảo sát ý nghĩa của sự phối
hợp các hoạt chất.
- Tối ưu hóa thành phần hoạt chất trong
công thức([22)] nhằm chọn ra tỉ lệ phối hợp của
hai hoạt chất trong kem vừa cho tác động
kháng viêm tốt vừa đem lại hiệu quả kinh tế
theo phương pháp bố trí thí nghiệm kiểu yếu
tố đầy đủ và tiến đến vùng gần dừng bằng

phương pháp Box-Willson.

KẾT QUẢ
Qua các thí nghiệm thăm dò, tỉ lệ hoạt chất
trong các công thức kem thuốc được đề nghị là
Tinh dầu dương cam cúc .......... 0,1 - 0,3%
Chitosan ...................................... 1 - 3%
Tá dược ....................................... vđ 100%

Khảo sát tác động kháng viêm của tinh
dầu dương cam cúc và chitosan
Kết quả khảo sát ý nghĩa của sự phối hợp
tinh dầu dương cam cúc và chitosan đến tác
động kháng viêm được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tinh dầu
dương cam cúc và chitosan đến tác động kháng viêm
Công
thức
1
2
3
Lô chứng

Nồng độ
chitosan
(%)
0
2
2


Nồng độ tinh
Hiệu lực
dầu dương cam kháng viêm
cúc (%)
(%)
0
7,96
0
23,06
0,2
44,98
0

Nhận xét
So sánh hiệu lực kháng viêm của lô điều trị
bằng mẫu tá dược (không chứa hoạt chất) và
lô chứng (không điều trị), nhận thấy tá dược
cũng có tác dụng làm giảm nhẹ độ phù chân

68

chuột nhưng không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
So sánh hiệu lực kháng viêm của lô điều trị
bằng tá dược và lô có chứa hoạt chất, có sự
khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), như
vậy các hoạt chất trong công thức đều có tác
động dược lý.
Khi phối hợp tinh dầu dương cam cúc vào
công thức thì tác dụng kháng viêm tăng lên

đáng kể.

Tối ưu hóa thành phần hoạt chất trong kem
Bố trí thí nghiệm gồm các thông số:
Thông số tối ưu y: hiệu lực kháng viêm (%)
Thông số khảo sát: Nồng độ tinh dầu
dương cam cúc, chitosan (%)
Bảng 2. Các yếu tố khảo sát
Yếu tố biến thiên Xi (%) Xoi (%)
Nồng độ chitosan
(%)
Nồngđộtinhdầu
DCC (%)

X1

2

Ximin
(%)
1

X2

0,2

0,1

Ximax
(%)

3

∆Xi
(%)
1

0,3

0,1

Ma trận bố trí thí nghiệm và kết quả được
trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Ma trận bố trí thí nghiệm và kết quả
N
1
2
3

x0
+
+
+

x1
+
-

x2
+
+


y (%)
61,75
50,50

+

-

33,05

4

+

-

-

28,92

bi

43,555

3,845

12,570

Phương trình hồi qui:

y = 43,555+ 3,845x1 + 12,570x2

Nhận xét
So sánh hai yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực
kháng viêm của chế phẩm, nhận thấy nồng độ
tinh dầu dương cam cúc ảnh hưởng nhiều
hơn. Vì vậy theo thực nghiệm và các công
trình được công bố([43)], chọn nồng độ chitosan
2%, khảo sát sự thay đổi nồng độ tinh dầu
dương cam cúc.

Chuyên Đề Dược Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Tiến đến vùng gần dừng bằng phương
pháp Box – Willson
Kết quả các thí nghiệm tiến theo phương
pháp Box – Willson ở bảng 4.
Bảng 4. Kết quả hiệu lực kháng viêm của các kem
có nồng độ tinh dầu dương cam cúc tăng dần
TN
Xoi (mức cơ bản)
5
6
7
8

X1 (%)
2

2
2
2
2

X2 (%)
0,20
0,25
0,30
0,35
0,40

Y (%)
44,98
50,05
57,83
62,20
63,37

Hiệu lực kháng viêm của kem đối chiếu
chứa tinh dầu dương cam cúc 0,4% (Slovakia)
là 61,45.

Nhận xét
- Hiệu lực kháng viêm của công thức 7 và
công thức 8 khác nhau không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05) nhưng vẫn ghi nhận có sự tăng
hiệu lực kháng viêm. Hơn nữa khi so sánh tác
động kháng viêm của công thức 7 với kem đối
chiếu chứa tinh dầu dương cam cúc 0,4% nhận

thấy hiệu lực kháng viêm của công thức 7 là
62,20 so với kem đối chiếu là 61,45%. Vì vậy
chọn công thức 7 với nồng độ tinh dầu dương
cam cúc là 0,35% và chitosan 2% là phù hợp.

Chuyên Đề Dược Khoa

Nghiên cứu Y học

KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã xác định được tỉ lệ tinh dầu
dương cam cúc 0,35% và chitosan 2% trong
kem thuốc cho tác động kháng viêm tương
đương với kem thuốc chứa tinh dầu dương
cam cúc ngoại nhập. Qua kết quả này, chế
phẩm đã góp phần vào việc ứng dụng một
cách hiệu quả các sản phẩm từ dương cam cúc
di thực trồng tại Việt Nam, một nguồn nguyên
liệu quí nhưng chưa được đầu tư nghiên cứu
rộng rãi ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.


Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
trang 701-704
Nguyễn Thị Chung (2006), Ứng dụng tối ưu hoá thống kê
trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm, đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
Vogel H.G. (2008), Drug Discovery and Evaluation:
Pharmacological Assays, Third Edition, Springer, New York,
pp. 1094-1113.
Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Huệ
(2002), “Nghiên cứu diễn biến mô học tại chỗ vết thương
bỏng được điều trị bằng kem chitosan trên thực nghiệm”,
Tạp chí Dược học số 4/2002, trang 24-26.

69



×