Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài giảng Rối loạn trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.92 KB, 12 trang )

RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
BsCKII. NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP


KHÁI NIỆM.


Trí tuệ là tổng hợp các hoạt động tâm lý đa dạng. Trí tuệ
được coi là kết quả của hoạt đông nhận thức của con
người, bao gồm các kinh nghiệm, kiến thức đã thu nhập
được …



Trí tuệ không chỉ được hiểu là một chức năng độc lập,
mà còn liên quan tới tất cả các hiện tượng tâm lý khác.
tư duy các quá trình suy luận, phán đoán, .. để tạo nên
khối lượng kinh nghiệm và kiến thức đó.


KHÁI NIỆM
Khả năng trí tuệ của con người phụ thuộc nhiều yếu tố năng lực:


Năng lực là đặc tính cá nhân của một người, giúp cho nắm
được kiến thức, có được kỹ năng và biết làm một việc gì đó.



Năng lực phát triển trên cơ sở những đặc tính bẩm sinh và
phụ thuộc vào điều kiện sống, giáo dục huấn luyện.





3 mức độ năng lực gồm:



Năng lực bình thường: chỉ mức độ bình thường để một người
có thể nhận thức và hoàn thành hoạt động nào đó.



Tài năng: mức độ cao hơn ở năng lực.



Thiên tài: Mức độ cao nhất của năng lực.


KHÁI NIỆM













Khả năng lao động trí óc là đặc tính quan trọng và điều kiện
của hoạt động trí tuệ.
Khả năng làm việc cũng được phát triển trong quá trình sống
của con người.
Năng lực và khả năng lao động trí óc là những yếu tố quan
trọng tạo nên khối lượng kiến thức và kinh nghiệm.
Mức độ phát triển trí tuệ liên quan đến đặc tính bẩm sinh của
bộ não, quá trình rèn luyện có hệ thống trong lao động, quá
trình tiếp xúc với thực tại và đặc biệt với xã hội loài …
Khi đánh giá trình độ trí tuệ không phải chỉ căn cứ vào khối
lượng kiến thức mà còn phải xem xét khả năng suy luận,
phán đoán và khả năng áp dụng khối kiến thức, kinh nghiệm
vào thực tế cuộc sống.
Những khả năng đó được biểu hiện dưới dạng những thành
quả lao động mà người ta đạt được.


CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
I. Các hội chứng chậm phát triển tâm thần


Chậm phát triển tâm thần là một trạng thái bệnh lý do phát
triển bị ngừng trệ hay phát triển không đầy đủ của tâm thần.



Chậm phát triển tâm thần có thể kém theo một rối loạn cơ thể
hoặc rối loạn tâm thần khác.




Chậm phát triển tâm thần thường có tính chất bẩm sinh hoặc
xuất hiện ngay từ những năm đầu sau đẻ, trí tuệ chưa hình
thành.



Các trạng thái chậm phát triển tâm thần có tính tiến triển
nặng dần hơn nhưng khó có thể chữa khỏi được. các liệu
phát điều trị chỉ có thể tác động cải thiện một phần khả năng
thích ứng với xã hội của người bệnh.



Chậm phát triển tâm thần được chia làm 4 mức độ.


CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
I. Các hội chứng chậm phát triển tâm thần
1. Chậm phát triển tâm thần nhẹ:
 Người bệnh có thể khái quát hóa kinh nghiệm, nhưng không
tiếp thu được ý tưởng trừu tượng.
 Vốn từ nghèo nàn, nói năng không linh hoạt. còn khả năng sử
dụng ngôn ngữ cho các mục đích hàng ngày,...
 Có thể học được ở những năm đầu ở trường phổ thông, làm
được một số nghề thủ công đơn giản, tích lũy được một số
kiến thức. trí nhớ máy móc khá phát triển.
 Không xử lý được các tình huống khó khăn, dễ bị ám thị, nhút

nhát.
 Hầu hết tự chăm sóc được bản thân như: ăn uống, tắm rửa,.
 Có thể có một số bệnh lý kết hợp như tự kỷ, động kinh, rối
loạn hành vi nhẹ.
 Chỉ số IQ (thương số trí tuệ) của người bệnh khoảng 50-69.


CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
I. Các hội chứng chậm phát triển tâm thần
2. Chậm phát triển tâm thần mức độ vừa:
 Có phản ứng với xung quanh khá linh hoạt, thường biểu hiện
những cảm xúc sơ đẳng….
 Một số người bệnh sử dụng được ngôn ngữ đơn giản, ..vận
động chậm nên cần có người chăm sóc, giúp đỡ suốt đời.
 Có thể làm được các lao động giản đơn phải có người giám
sát. Thực hành giao tiếp xã hội giản đơn, thường rất ngại tiếp
xúc với người lạ, dễ bị ám thị nên dễ bị lợi dụng.
 Ngôn ngữ phát triển kém, phát âm sai và chỉ có tư duy cụ thể.
 Các chương trình giáo dục đạt hiệu quả kém…
 Có thể kèm theo nhiều rối loạn như: rối loạn hành vi, rối loạn
cảm xúc, rối loạn lo âu.
 Có thể có các thiếu sót về hệ thống thần kinh trung ương...
 IQ: 35-49.


CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
I. Các hội chứng chậm phát triển tâm thần
3. Chậm phát triển tâm thần mức độ nặng:



Thường có thiếu sót về thần kinh và cơ thể rất rõ rệt hoặc
lệch lạc của hệ thống thần kinh trung ương nặng.



Kém phát triển về vận động chỉ có khả năng học nói ở giai
đoạn đi học, không có khả năng hình thành ngôn ngữ viết.



Cảm xúc chỉ có cảm xúc cấp thấp.



BN rất ít hoặc không có khả năng tự chăm sóc bản thân khả
năng giao tiếp có thể biết những vấn đề vệ sinh sơ đẳng,
thường cần sự giúp đỡ chăm sóc.



Không có khả năng học nghề, có thể làm được những việc
đơn giản dưới sự giám sát chặt chẽ.



IQ: 20 - 34.


CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
I. Các hội chứng chậm phát triển tâm thần

4. Chậm phát triển tâm thần mức độ trầm trọng:
 Phát âm được những từ riêng lẻ hay những cụm từ.
 Cảm xúc thể hiện các nhu cầu bản năng, nhu cầu sinh vật ...
 Hoạt động của người bệnh chỉ đơn điệu, ngồi im…động tác
định hình, không tự phục vụ được phải có người giúp đỡ …
 Người bệnh hiểu và sử dụng ngôn ngữ rất hạn chế, chỉ hiểu
biết rất sơ đẳng và nói những câu đơn giản rất khó hiểu.
 Những người bệnh nhẹ hơn cũng có thể tham gia được một
phần công việc thực hành đơn giản trong gia đình.
 Các căn nguyên thực tổn nặng nề ở hầu hết các trường hợp
và có các thiếu sót trầm trọng về cơ thể và hệ thống thần kinh
trung ương.
 IQ < 20


CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
II Hội chứng sa sút trí tuệ


Hội chứng sa sút trí tuệ là hậu quả của nhiều bệnh lý
khác nhau mà các bệnh lý này có ảnh hưởng trực tiếp
đến các tế bào não bộ và hoạt động của trí não.



Hội chứng sa sút trí tuệ không chỉ gặp ở các bệnh lý tâm
thần và thần kinh mà còn có thể gặp ở nhiều bệnh lý nội
khoa khác như các bệnh lý về nội tiết, bệnh lý nhiễm
trùng nhiễm độc.



CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
II Hội chứng sa sút trí tuệ
1. Sa sút trí tuệ toàn bộ:


Biểu hiện rối loạn trầm trọng ở tất cả các khía cạnh khác nhau
của hoạt động tâm thần, như rối loạn về nhân cách, trí nhớ,
khả năng phán đoán, cảm xúc….



Trạng thái này thường gặp trong bệnh lý như: liệt toàn thể
tiến triển và các bệnh tổn thương thực thể não nặng, mất trí…

2. Sa sút trí tuệ từng phần:


Người bệnh thường có biểu hiện rối loạn ở một hay vài khía
cạnh nào đó của hoạt động tâm thần, biểu hiện thường gặp là
rối loạn trí nhớ ở các mức độ trầm trọng khác nhau so với các
rối loạn tâm thần khác.



Thường gặp trong các bệnh lý nội tiết nặng, nhiễm độc nặng
và chấn thương sọ não…


Cảm ơn sự theo dõi

của các đồng nghiệp



×