Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xây dựng quy trình định lượng acid amin trong chế phẩm từ nhung hươu (cornu cervi sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.14 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ACID AMIN
TRONG CHẾ PHẨM TỪ NHUNG HƯƠU (Cornu Cervi sp.)
Nguyễn Thị Diệu*, Vĩnh Định*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.Hồ Chí Minh gần đây đã sử dụng Nhung hươu để sản xuất
một chế phẩm đáp ứng nhu cầu điều trị, được thị trường trong nước tín nhiệm. Tuy đây là vị thuốc kinh điển,
nhưng đã được cải tiến dạng bào chế, sử dụng dưới dạng viên nang và để nâng cao chất lượng thuốc, đề tài được
thực hiện với mục tiêu sau: - Khảo sát các kỹ thuật phân tích acid amin ứng dụng vào xác định acid amin trong
nhung hươu. - Xác định dấu ấn trên sắc ký đồ dấu vân tay (Finger print) của thành phần acid amin trong nhung
hươu tươi và khô để phân biệt với các sản phẩm nhung hươu không tự nhiên.- Tối ưu hóa qui trình định lượng
acid amin trên các mẫu nhung hươu tươi, khô, bột và chế phẩm viên nang.
Đối tượng & Phương pháp: - Viên nang Nhung hươu chứa 500 mg bột khô nhung hươu của Viện
YDHDT. - Các acid amin (AA) chuẩn (12 AA) và chuẩn nội 3-Nitro-L-tyrosin. - Khảo sát thời gian thủy phân
protein thành acid amin.- Xây dựng quy trình định lượng đồng thời các acid amin bằng SKLHNC
Kết quả: - Chọn thời gian thủy phân protein thành AA là 24 h. - Định tính bằng phản ứng hóa học: có αAA (Tyr, Arg) và AA vòng; bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM): phát hiện 7 AA và 5 AA chưa biết, xem như dấu
vân tay để định tính AA; bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (SKLHNC): tách được 10 AA là Ala, Arg, Gly, Ile, Leu,
Lys, Phe, Pro, Ser, Val. - Xây dựng quy trình định lượng đồng thời 6 AA bằng SKLHNC với: + Điều kiện sắc ký:
Máy SKLHNC Alliance Water 2695; đầu dò PDA Waters 2996; cột Xterra, RP 18 (4,6 x 250 mm; 5 µm); to cột:
40 oC; Vtiêm: 20 Ɔl; tốc độ dòng: 1 ml/phút; λ: 460 nm; pha động: Đệm Natri acetat 25 mM (pH 6,5) chứa 4%
DMF (A), Acetonitril (B), chương trình gradient dung môi. + Chuẩn bị các dung dịch: DABS-Cl 4 mM; đệm
Natri acetat 25 mM (pH 6,5) chứa 4% DMF; Nitro-tyrosin (nội chuẩn)141,5 Ɔg/ml trong HCl 0,001 N; hỗn hợp
chuẩn 6 acid amin trong dung dịch HCl 0,001 N có nồng độ tương tự mẫu cần phân tích: Serin 34,4 Ɔg/ml,
Glycin 172,9 Ɔg/ml, Alanin 142,9 Ɔg/ml, Valin 37,5 Ɔg/ml, Leucin 48,7 Ɔg/ml, Phenylalanin 90,6 Ɔg/ml; mẫu
thử: hòa cắn thủy phân 24 h với HCl 0,001 N thành 10 ml, lọc, lấy 5 ml pha loãng với nước cất thành 10 ml +
Phản ứng tạo dẫn chất: 125 Ɔl mẫu chuẩn (thử), 125 Ɔl nội chuẩn, 250 Ɔl đệm NaHC3 100 mM (pH 8,3), 1 ml
DABS-Cl 4 mM. Lắc rung nhanh, ủ từ 70 – 72 oC / 12 phút. Để nguội. Thêm 3,5 ml Na2HP4 50 mM (pH 7,0):


EtH (1:1), lắc rung 30 giây, lọc qua màng lọc 0,45 Ɔm. + Đánh giá quy trình phân tích: tính tương tích hệ
thống, tính đặc hiệu, độ lặp lại, khoảng tuyến tính, độ đúng: đạt yêu cầu (RSD < 2%). + Áp dụng định lượng 3 lô
viên nang Nhung hươu: 010111, 020411 và 030711. Chỉ tiêu khác: tính chất; độ đồng đều khối lượng, mất khối
lượng do làm khô, độ rã, độ nhiễm khuẩn. - TCCS đề nghị: tính chất; độ đồng đều khối lượng: KLTB ± 7,5%; mất
khối lượng do làm khô: ≤ 5%, độ rã ≤ 30 phút; định tính AA bằng pưhh, SKLM và SKLHNC; định lượng
(mg/viên): Ser (≥ 0,33), Gly (≥ 1,73), Ala (≥ 1,43), Val (≥ 0,38), Leu (≥ 0,47) và Phe (≥ 0,88); độ nhiễm khuẩn
(DĐVN IV)
Kết luận: Đã chiết xuất, thủy phân và xác định được thời gian thủy phân protein; định tính được AA bằng
phản ứng hóa học, SKLM (dấu vân tay) và SKLHNC; xây dựng và đánh giá được quy trình xác định đồng thời 6
AA với kỹ thuật tạo dẫn chất tiền cột với thuốc thử DABS-Cl; ứng dụng định lượng 3 lô viên nang Nhung
hươu; khảo sát các chỉ tiêu khác và đã góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho chế phẩm.
Từ khóa: nhung hươu, thủy phân protein, acid amin, DABS-Cl.

* Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Vĩnh Định ĐT: 0903639586

Chuyên Đề Dược Học

Email:

203


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

ABSTRACT
DEVELPING A QUANTITATIN METHD F AMIN ACIDS FRM CERF VELVET
Nguyen Thi Dieu, Vinh Dinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 203 - 208

Introduction: Cerf velvet is a high value drug which was classified the second one in the four drugs of
traditional medicine as Ginseng – Velvet – Cinnamon - Aconite. Traditional Medicine Institute of Ho Chi Minh
city recently used Cerf velvet for production of Cerf velvet capsules. To improve product quality for registration of
drugs and to meet the treatment needs at Institute, this study was done with the goal " Developing a quantitation
method of amino acids from Cerf velvet”.
Materials and methods: - Chemicals: Acetonitrile (HPLC); sodium acetate (Merck), DMF (Merck), 3Nitro-L-tyrosine (Sigma Aldrich), DABS-Cl (Fluka); 12 amino acids (AA) standard (Drug Quality control
Institute Centre). - Materials: Cerf Velvet capsules containing 500 mg dry powder of Cerf velvet of the Institute. Determination the time of protein hydrolysis by TLC and HPLC: weigh accurately 10 g of the powder and extract
completely protein by Soxhlet with EtH 75%, evaporate to 10 ml extract; hydrolyse with 0.5% phenol / 6 M
HCl at 110 °C in 6 h, 12 h, 18 h, 24 h and 30 h, evaporate to dryness. - Qualifying AA by specific reactions, TLC
and HPLC. - Developing a method for simultaneously assay of 6 AA in Cerf Velvet capsules by HPLC.
Results and discussion: - The time for protein hydrolysis is 24 h. - Determinated α-AA in Cerf Velvet
capsules as Tyr, Arg and aromatic acid amins; by TLC determinated 7 AA and 5 unknown acid amins and this
method seems as a fingerprint chromatography to identify the AA in samples; by SKLHNC determinated 10 AA.
- Developed an SKLHNC method to simultaneously assay 6 AA in Cerf velvet capsules with conditions such as: +
Static phase: Xterra RP 18 (4.6 x 250 mm; 5 Ɔm); Column temp.: 40 °C; Injection volume: 20 Ɔl; Flow rate: 1
ml/min; PDA detector set at 460 nm; Mobile phase is a mixture of acetonitrile and buffer (4% DMF/25 mM
sodium acetate, pH 6.5) was run in gradient program. + Stock solution: 3-Nitro-L-tyrosine (IS) 141.5 Ɔg/ml in
0.001 N HCl; mixed of 6 AA standard in 0.001 N HCl with similar concentrations of samples to be analyzed:
34.4 Ɔg/ml Ser, 172.9 Ɔg/ml Gly, 142.9 Ɔg/ml Ala, 37.5 Ɔg/ml Val, 48.7 Ɔg/ml Leu, 90.6 Ɔg/ml Phe; Samples:
dissolve the hydrolyzed residue of 24 h in 0.001 N HCl, transfer to a 10 ml volumetric flask, and filter. Transfer
accuratery 5 ml of the filtrate to a 10 ml volumetric flask, diluted with distilled water to volume. + Derivatizing
condition: 125 Ɔl AA standard (sample) solution, 125 Ɔl IS, 250 Ɔl 100 mM NaHC3 buffer, pH 8.3 and 1 ml 4
mM DABS-Cl. Lắc rung quickly, incubated at 70 to 72 oC / 12 min, cooled. Add 3.5 ml 50 mM Na2HP4, pH
7.0: EtH (1:1), lắc rung 30 sec, filtered through a 0.45 Ɔm filter. + Validated the SKLHNC method: the system
compatibility, specificity, repeatability, linear range, accuracy were conformed (RSD < 2%). + Applied to assay
three lots of Cerf velvet capsules: 010111, 020411 and 030711. + ther criteria: Characteristics; Mass uniformity;
Loss of weight; Disintegration time; Microbiological contamination. - In-house specification is proposed such as:
Characteristics; Mass uniformity: average mass ± 7.5%; Loss of weight ≤ 5%, Disintegration time ≤ 30 min;
determine AA by CR, TLC and SKLHNC; Assay (mg/capsule): Ser ≥ 0.33, Gly ≥ 1.73, Ala ≥ 1.43, Val ≥ 0.38,
Leu ≥ 0.47 và Phe ≥ 0.88; Microbiological contamination (Vietnamese Pharmacopoeria, 2009).

Conclusion: Protein in Cerf velvet has been extracted, hydrolyzed and the time to hydrolyse protein was 24
h; identified AA by CR, TLC (as a fingerprint TLC) and by SKLHNC; Developed an SKLHNC method to
simultaneously assay 6 AA using offline derivatisation technical with DABS-Cl reagent, the method was rapid,
accurate and precise; Assayed 3 lots Cerf velvet capsules; ther criteria; Contributed to develop an in-house
specification for Cerf velvet capsules
Keywords: Cerf velvet, Cornu cervi.

204

Chuyên Đề Dược Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhung hươu là một vị thuốc quý đứng thứ
hai sau Nhân sâm trong tứ bảo dược của Y học
cổ truyền là Sâm-Nhung-Quế-Phụ, có tác dụng
tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm sự mệt mỏi,
nâng cao sức làm việc. Nhung hươu đã được sử
dụng để sản xuất chế phẩm để đáp ứng nhu cầu
điều trị ở thị trường trong nước. Nhằm nâng cao
chất lượng thuốc làm cơ sở để đăng ký và đáp
ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân, đề tài này được
thực hiện với mục tiêu sau:
- Khảo sát và xác định thời gian thủy phân
protein trong viên nang nhung hươu thành acid

amin.
- Định tính các acid amin bằng phản ứng hóa
học, sắc ký lớp mỏng (SKLM) và SKLHNC
- Xây dựng quy trình định lượng một số acid
amin trong viên nang nhung hươu

ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Viên nang Nhung hươu chứa 500 mg bột
khô nhung hươu của Viện YDHDT.

SKLHNC: chiết kiệt protein trong 10 g bột thuốc
bằng Soxhlet với EtOH 75%, thu 10 ml dịch
chiết; thủy phân bằng 0,5% phenol / HCl 6 M ở
110 oC trong 6 h, 12 h, 18 h, 24 h và 30 h, cô dến
cắn.
- Định tính AA bằng phản ứng hóa học
(pưhh), SKLM và SKLHNC.
- Xây dựng quy trình định lượng đồng thời
các AA bằng SKLHNC.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Khảo sát và chọn thời gian thủy phân
protein bằng sắc ký lớp mỏng
Mẫu thành phẩm thủy phân trong
1. 6 h
2. 12 h
3. 18 h
4. 24 h
5. 30 h

6. Hỗn hợp các acid amin (Arg, Lys, Gly, Ala,
His, Val. Phe)
7. Mẫu nguyên liệu thủy phân trong 24 h

+ Chuẩn đối chiếu:
Tên
Hàm lượng
- L-Alanin
100,59 %
Glycin
99,10 %
Histidin.HCl
100,5 %
L-Arginin
99,83 %
L-Lysin.HCl
99,80 %
L-Serin
99,09 %
L-Valin
99,90 %
L-Isoleucin
99,880 %
L-Leucin
99,14%
Phenylalanin 99,50 %
Prolin
99,30 %
Threonin
100,26 %



0100071
0100068
0100065
0100077
0100078
0100091
0100069
0100073
0100080
0100070
0100083
0100074

Nguồn
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW
Viện KN thuốc TW

Chuẩn nội: 3-Nitro-L-tyrosin (Sigma Aldrich,

Pcode: 101005822, CAS: 621-44-3)

Hình 1: Sắc ký đồ các mẫu thủy phân protein trong
các thời gian khác nhau

Thuốc thử: 4-(Dimethylamino)azobenzen-4’sulfonyl clorid (DABS-Cl, Fluka, Pcode:
100999094, CAS: 56512-49-3).

Các vết acid amin ở các mẫu thùy phân
trong 18 h, 24 h và 30 h có màu sắc gần như
tương đương, do đó phải dùng HPLC để xác
định thời gian thủy phân thích hợp dựa vào tỉ lệ
diện tích pic của các acid amin và nội chuẩn.

Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát và chọn thời gian thủy phân
protein thành acid amin (AA) bằng SKLM và

204

Chuyên Đề Dược Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học

Khảo sát và chọn thời gian thủy phân protein bằng HPLC

Hình 2: Tỷ lệ diện tích đỉnh của các acid amin và nội chuẩn (Saa/Sis) ở các thời gian thủy phân 18, 24, 30 giờ.

biết Arginin), Xanthoproteic (phát hiện acid
Để định lượng đồng thời 6 acid amin Serin,
amin vòng).
Glycin, Alanin, Valin, Leucin và Phenylalanin thì
thời gian thủy phân protein tốt nhất là 24 h.

+ Định tính acid amin bằng SKLM 2 chiều:

+ Định tính bằng phản ứng hóa học: dịch
thủy phân protein cho phản ứng dương tính với
thuốc thử Ninhydrin (có acid α-amin), thuốc thử
Millon (phát hiện tyrosin), Saccaguichi (nhận

Chiều 1: Isopropanol – amoniac đđ (7:3)

Val
His

Chiều 2: n-butanol – acid acetic băng – nước
(3:1:1)

Phe

Phe
Val
His

Ala
Gly


Arg

Ala
Gly

Lys

Arg
Hỗn hợp

Lys

Thử

Hình 2: SK đồ 2 chiều 7 AA chuẩn (Arg, Lys, Gly, Ala, His, Val và Phe) và mẫu viên
(đánh dấu ).
Trên SK đồ xác định được một số acid amin
trong viên nhung hươu hầu như có đủ các acid
amin trong hỗn hợp chuẩn (Arginin, Lysin,
Glycin, Alanin, Histidin, Valin và Phenylalanin),
ngoài ra có 5 acid amin khác chưa xác định

Chuyên Đề Dược Học

Do đó có thể dùng SKLM 2 chiều xem như
SK dấu vân tay để định tính các acid amin trong
nhung hươu.
+ Định tính acid amin bằng SKLHNC:

205



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Lysin

Nghiên cứu Y học

Hình 3: Sắc ký đồ định tính các acid amin có trong chế phẩm

Hệ thống SKLHNC Alliance Waters 2695;
đầu dò PDA 2996; Cột sắc ký Xterra, RP 18 (4,6
x 250 mm; 5 μm); Nhiệt độ cột: 40 oC; Thể tích
tiêm: 20 μl; Tốc độ dòng: 1 ml/phút; Bước sóng
phát hiện: 460 nm; Pha động: Acetonitril –
dung dịch đệm (Natri acetat 25 mM pH 6,5
chứa 4% DMF), chương trình gradient dung
môi theo bảng 1.
Bảng 1: Chương trình gradient dung môi
Thời gian (phút)
1
20
32
34
36
44

Acetonitril (%)
15
40

70
70
15
15

dung dịch đệm (%)
85
60
30
30
85
85

Sắc ký đồ cho thấy đỉnh của chuẩn nội (3Nitro-L-tyrosin) tách rõ rệt ở 32,64 phút và
được rửa giải tại vùng có ít đỉnh của các acid
amin trong viên nang nhung hươu. Diện tích
và chiều cao đỉnh của chuẩn nội tương đương
với diện tích và chiều cao các đỉnh khác trong
sắc ký đồ.

Xây dựng quy trình định lượng đồng thời
các acid amin bằng SKLHNC
- Điều kiện sắc ký như trên

206

Dung dịch nội chuẩn: cân 28,3 mg Nitro
tyrosin vào bình định mức 20 ml, hòa tan bằng
HCl 0,01 N và điền đến vạch với cùng dung
dịch. Hút chính xác 1 ml dung dịch trên cho vào

bình định mức 10 ml, pha loãng bằng nước cất 2
lần và điền đến vạch.
Dung dịch mẫu chuẩn đối chiếu: Chuẩn bị
một hỗn hợp chuẩn 6 acid amin trong dung dịch
HCl 0,001 N có nồng độ tương tự mẫu cần phân
tích: Serin 34,4 Ɔg/ml, Glycin 172,9 Ɔg/ml, Alanin
142,9 Ɔg/ml, Valin 37,5 Ɔg/ml, Leucin 48,7 Ɔg/ml,
Phenylalanin 90,6 Ɔg/ml.
- Dung dịch mẫu thử: sau khi chiết protein
từ mẫu thử bột nhung hươu, thủy phân
protein thành acid amin trong 24 giờ. Hòa cắn
thủy phân 24 h với lượng vừa đủ dung dịch
HCl 0,001 N, cho vào bình định mức 10 ml,
tráng sạch cốc và điền đến vạch với cùng dung
dịch. Lọc bỏ 2ml dịch lọc đầu (dung dịch thử
gốc). Hút chính xác 5 ml dịch lọc cho vào bình
định mức 10 ml, thêm nước cất đến vạch (dung
dịch phản ứng). Thực hiện phản ứng tạo dẫn
chất trước khi qua cột sắc ký: hút chính xác 125
μl dung dịch mẫu chuẩn (thử), thêm chính xác
125 μl dung dịch nội chuẩn, thêm 250 μl dung
dịch đệm Natri bicarbonat 100 mM (pH 8,3),

Chuyên Đề Dược Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
thêm 1 ml thuốc thử DABS-Cl 4 mM. Lắc rung
nhanh, ủ ở nhiệt độ từ 70 – 72 oC. Để nguội
trong 5 phút. Thêm 3,5 ml dung dịch Na2HPO4

50 mM (pH 7,0): EtOH (1:1), lắc rung 30 giây,
lọc qua màng lọc 0,45 mm (Dung dịch tiêm
vào hệ thống sắc ký).

Đánh giá quy trình phân tích

Nghiên cứu Y học

Khảo sát độ lặp lại
Kết quả 6 lần đo cho kết quả RSD đều <
2,0%.
Khảo sát tính tuyến tính
Bảng 2: Phương trình hồi quy tuyến tính và hệ số
tương quan giữa nồng độ và tỷ lệ diện tích đỉnh.
Phương
trình hồi quy
Serin
ŷ = 8,5006 x
Glycin
ŷ = 11,6472 x
Alanin
ŷ = 7,1457 x
Valin
ŷ = 7,6209 x
Leucin
ŷ = 7,2633 x
Phenylalanin ŷ = 1,3892 x
Acid amin

Khảo sát tính tương tích hệ thống

Mỗi acid amin đều có RSD% của các thông
số đều đạt qui định: α > 1; RS ≥ 1,5; 0,8 ≤ AS ≤ 1,5;
N khá lớn: > 75.000. Vậy quy trình lượng đồng
thời Serin, Glycin, Alanin, Valin, Leucin,
Phenylalanin đạt tính tương thích hệ thống

Hệ số tương
quan
R² = 0,9998
2
R = 0,9991
R² = 0,9996
R² = 0,9993
R² = 0,9999
R² = 0,9992

Khoảng nồng
độ (mg/ml)
0,0185 – 0,1298
0,0582 – 0,4658
0,0924 – 0,7396
0,0209 – 0,1464
0,0264 – 0,1849
0,0519 – 0,4149

Khảo sát độ đúng

Khảo sát tính đặc hiệu
Kết quả khảo sát cho thấy
Mẫu trắng và nội chuẩn không có đỉnh trùng

với đỉnh của hoạt chất.
Khi thêm một lượng acid amin chuẩn vào
mẫu thử, diện tích đỉnh của acid amin tương
ứng tăng lên so với trước khi thêm chuẩn.
Phổ UV-Vis của mẫu thử giống phổ UV-Vis
của mẫu chuẩn.
Kiểm tra độ tinh khiết của các pic trong mẫu
thừ và mẫu chuẩn đều đạt (Purity Angle (PA) <
Purity Threshold (TH)).

Kết quả cho thấy tỷ lệ phục hồi thực nghiệm
hàm lượng của 6 acid amin đều nằm trong
khoảng 98 – 102%.
Kết luận: quy trình định lượng đồng thời 6
acid amin Serin Glycin, Alanin, Valin, Leucin và
Phenylalanin trong dịch thủy phân viên nang
nhung hươu bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao đạt
yêu cầu về tính tương thích hệ thống, tính đặc
hiệu, độ lập lại, tính tuyến tính và độ đúng của
một quy trình kiểm nghiệm.

Kết quả định lượng các acid amin trong viên nang nhung hươu
Bảng 3: Kết quả định lượng 6 acid amin trong viên nang nhung hươu trong 3 lô
Serin
(mg/viên)

Glycin
(mg/viên)

Alanin

(mg/viên)

Valin
(mg/viên)

Leucin
(mg/viên)

Phenylalanin
(mg/viên)

RSD (%)

0,88

0,88

1,30

1,39

1,42

1,53

µ

0,38 ± 0,0035

1,92 ± 0,0177


1,58 ± 0,0216

0,42 ± 0,0060

0,54 ± 0,0080

1,00 ± 0,0161

RSD (%)

1,35

1,27

1,69

1,52

1,25

1,43

µ

0,34 ± 0,0048

1,79 ± 0,0238

1,48 ± 0,0262


0,39 ± 0,0062

0,49 ± 0,0064

0,91 ± 0,0137

STT
Lô 010111

lô 020411

lô 030711
RSD (%)

1,76

0,91

1,03

1,71

1,25

1,00

µ

0,38 ± 0,0070


1,90 ± 0,0181

1,56 ± 0,0169

0,39 ± 0,0069

0,50 ± 0,0066

1,03 ± 0,0107

KẾT LUẬN
Qua thực nghiệm, đề tài đạt được các kết
quả nghiên cứu như sau:

+ Chiết và thủy phân protein ở pha lỏng
bằng HCl 6 M chứa 0,5% phenol trong ống
thủy phân.
+ Định tính acid amin bằng sắc ký lớp mỏng

Chuyên Đề Dược Học

207


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

1 chiều và 2 chiều.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Tạo dẫn chất trước cột của các acid amin
với thuốc thử DABS-Cl.

1.

+ Sử dụng chương trình gradient dung môi
trong phương pháp SKLHNC với detector PDA
để phân tích hỗn hợp acid amin.
+ Xây dựng và đánh giá quy trình xác định
đồng thời hỗn hợp 6 acid amin Serin, Glycin,
Alanin, Valin, Leucin và Phenylalanin trong dịch
thủy phân viên nang Nhung hươu của Viện Y
Dược Học Dân tộc TP.HCM với kỹ thuật tạo dẫn
chất tiền cột với thuốc thử DABS-Cl.

2.
3.

4.

Bộ Y Tế (2009), "Chuyên luận Lộc Nhung" Dược Điển Việt
Nam IV, Nhà xuất bản Y học.
Bộ Y Tế (2009), "Phụ lục 10,11 Phương pháp phân tích acid
amin", Dược Điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học.
Trần Thị Bích Vân, Trần Việt Hùng, Trịnh Văn Lẩu, Nguyễn
Thị Chinh, Bùi Đình Sơn (2008), "Nghiên cứu định tính, định
lượng 8 acid amin thiết yếu trong chế phẩm thuốc bằng

phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao - tạo dẫn xuất ngoài
cột", Kiểm nghiệm thuốc, 6 (19): 13 – 16.
Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 1133 –
1136

Ngày nhận bài báo:

14.12.2012

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20.3.2013
Ngày bài báo được đăng:

208

10.03.2014

Chuyên Đề Dược Học



×