Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật sử dụng vạt da - cân - cơ thái dương trong thì nâng tách vành tai trong tạo hình tai nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.14 KB, 5 trang )

êm sau tai.
Xoay vạt da ghép: phần da mỏng che phủ
vành tai, phần che phủ sau tai và xương chủm

Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học

Hình 4: Phần sau tai vẫn có tóc

Hình 6: Tai trái mới đã hoàn chỉnh
được sử dụng vừa là vạt che phủ vừa là vật độn
nhằm nâng cao thêm vành tai (hình 2).
Xoay chuyển phần da thửa bẩm sinh để tạo
trái tai (hình 3).

KẾT QUẢ
Qua 11 ca tạo hình tai nhỏ thì hai, sau 3
tháng theo dõi chúng tôi có những đánh giá sau:

Tuổi
Tuổi nhỏ nhất là 8 tuổi, có 3 ca người lớn
trong đó lớn nhất là 30 tuổi
Tuổi
8
9
10
12
18
30
Tổng cộng



Số ca
2
3
2
2
1
1
11

%
18,2
27,4
18,2
18,2
9,0
9,0
100,0

281


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Giới
Giới
Nam
Nữ

Tổng cộng

Số ca
8
3
11

%
72,72
27,28
100,0

Tỉ lệ độ dị tật
Tai Trái: 6 ca.
Tai Phải: 5 ca.
2 tai: 0 trường hợp.

Kỹ thuật
Độ vểnh của tai mới so với tai lành đạt mức
đồng bộ (bờ luân nhĩ cách mặt phẳng xương
chủm 1,5 – 2cm tương ứng với góc mở 15 - 20º
so với mặt phẳng đứng dọc): 100%.
Trục tai mới so với tai lành đạt mức đồng
trục (trục nghiên sau 5 - 25º): 100%.
Cực trên vành tai mới ngang khóe mắt
ngoài: 90%.
Cực dưới vành tai mới ngang cánh mũi:
100%.
Thêm phẫu thuật nhỏ chỉnh sửa lại: 8 ca.


Biến chứng
Tai biến hoại tử mảnh ghép : 0%.
Mức độ hài lòng của bệnh nhân: 100%.

BÀN LUẬN
Vấn đề quan trọng chủ yếu của thì 2 trong
phẫu thuật tạo hình tai nhỏ là mảng da ghép sao
cho vừa đủ che phủ toàn bộ vành tai mới cũng
như che phủ phần sau xương chũm sau khi
nâng tách vành. Có nhiều tác giả sử mảnh ghép
tự do được lấy từ các nơi khác trên thân thể như
da đùi, da bụng hoặc sử dụng da đầu vùng
xương chẩm(5,3). Tác giả Đặng Hoàng Sơn ghép
da mỏng, rời ở phía sau vành tai bằng một phần
da ở phía tai đối diện phủ lên phần rìa vành tai
để có được lớp da mỏng cùng màu sắc với tai
bên đối diện là phần được nhìn thấy; còn phần ở
sâu trong gần rãnh tai lại lấy da vùng bẹn để
ghép. Tác giả nhận định phương pháp này bất
tiện ở chỗ lấy da ở hai chỗ khác nhau và phải
may lại với nhau. Như vậy tốn nhiều thời gian,
bệnh nhân lại bị vết thương hai nơi lại kết quả

282

lại không tốt gì hơn. Do vậy trong những
trường hợp tác giả sử dụng duy nhất da mỏng ở
vùng nếp bẹn một mảng và không bị vệt may
nối trên vành tai. Tỉ lệ hoại tử da, hở sụn là
25%(2).

Brent(1) thực hiện công đoạn nâng tách vành
tai trong thì 3. Tác giả sử dụng sụn hố thuyền
của tai bên lành làm vật chêm độn để nâng vành
và ghép da tự do sau tai. Các chi tiết như nắp tai
được tác giả thực hiện vào thì 4. Qua đó cho
thấy những yếu điểm như sụn hố thuyền tai
lành bị lấy đi sẽ không đạt độ cứng nằm nâng
đở vành tai nên độ vểnh của tai sẽ bị ảnh hưởng
đồng thời mảnh ghép da sau tai cũng có nguy
cơ hoại tử. Nagata(4) sử dụng vạt cân cơ thái
dương có cuống để che mặt sau khung sụn và
mặt xương chủm, sau đó ghép da tự do vùng
sau tai. Ngoài ra tác giả sử dụng sụn sườn số 5
để tạo hình thành sụn chêm nâng vành tai.
Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi đã
cải tiến kỹ thuật của Nagata bằng cách lấy toàn
bộ cấu trúc da – cân – cơ thái dương có cuống
làm một mảnh ghép duy nhất để che phủ hoàn
toàn vành tai, sau vành tai và mặt xương chủm.
Kỹ thuật này có những ưu điểm nổi trội là:
Đảm bảo mảng ghép được nuôi dưỡng nhờ
hệ thống mạch máu thái dương nông
Mảng ghép được cắt đôi khoảng 2/3 theo
chiều dài tới phần da; trong đó phần che phủ
lên vành tai và khoảng rảnh sau tai được làm
mỏng, sát chân tóc nhằm làm tổ thương chân tóc
để sau này tóc không thể mọc được mà vẫn đảm
bảo được độ mỏng ép sát vành tai và được nuôi
dưỡng không hoại tử.
Phần da ghép còn lại đầy đủ cấu trúc da,

cân, cơ nhằm che phủ sau tai, mặt xương chủm
đồng thời tăng cường thên độ nâng đổ vành tai
tạo được độ vểnh của tai mới.
Sụn “để dành” đã chôn vùi trong thì 1 được
lấy ra tạo hình thành sụn chêm rảnh sau tai
cùng khối cân – cơ thái dương của mảng ghép
tạo nên một khoảng đệm chắc chắn. Sau một
thời gian dù khối cân cơ có teo nhỏ vẫn không
làm xẹp vành tai.

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Sử dụng khoảng da thừa bẩm sinh chuyển
vạt để tạo hình trái tai cũng như tạo hình nắp
tai.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải tiến hành
thêm phẫu thuật nhỏ, gây tê tại chỗ nhằm
chỉnh sửa lại ở góc trước trên ngay vị trí
cuống mảng ghép sau 3 tháng để tạo độ
phẳng vùng da thái dương.

khuẩn. Đồng thời với kỹ thuật này thời gian
phẫu thuật được rút ngắn đáng kể cũng như
hạn chế được những vết thương khác trên cơ thể
bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

KẾT LUẬN
Với kỹ thuật sử dụng vạt da – cân – cơ thái
dương có cuống làm mảnh ghép trong thì 2
nâng tách vành tai đã tạo những kết quả hơn
hẳn so với việc sử dụng mảnh ghép tự do mà
một trong những điều e ngại nhất của phẫu
thuật này là hoại tử mảnh ghép, lộ sụn, nhiễm

Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học

3.
4.
5.

Brent B (2002) Microtia repair with rib cartilage grafts: a review
of personal experience with 1000 cases. Clin Plast Surg, 29:257–
271
Đăng Hoàng Sơn (2011) Tạo hình vành tai ở trẻ bị dị tật tai nhỏ,
Nội san hội nghị khoa học kỹ thuật toàn quốc đại hội hội Tai
Mũi Họng Việt Nam lần thứ XII, trang 265 – 268
Hata Y, Umeda T (2000): Reconstruction of congenital microtia
by using a tissue expander. JMed Dent Sci; 47:105–16.
Nagata S (1993) A new method of total reconstruction of the
auricle for microtia. Plast Reconstr Surg. Aug; 92(2):187-20
Park C (2000): Subfascial expansion and expanded two-flap

method for microtia reconstruction. Plast Reconstr Surg 2000;
106: 1473.

283



×