Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh nhân điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone giai đoạn trước điều trị tại tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.59 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG
METHADONE GIAI ĐOẠN TRƢỚC ĐIỀU TRỊ TẠI NINH BÌNH
Nguyễn Thị Nương*; Đỗ Văn Dung*; Hoàng Huy Phương*
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp với nghiên cứu hồi cứu trên 164 bệnh
nhân (BN) điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng methadone tại Trung
tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình, kết qu¶ cho thấy độ tuổi sử dụng ma túy của đối
tượng lần đầu là 22,4 ± 8,6; độ tuổi lần đầu tiêm chích 24,3 ± 9,2; tổng thời gian sử dụng ma
túy thường xuyên của mỗi đối tượng khoảng 6 năm, đối tượng sử dụng ma túy hầu như tất cả
các ngày trong tháng; mỗi ngày sử dụng trung bình 2,8 lần. Mỗi ngày đối tượng chi tiêu trung
bình 433.000 đồng cho ma túy. 100% đối tượng đã từng cai nghiện, tuy nhiên tất cả đã tái
nghiện. Đánh giá, sàng lọc trầm cảm theo thang điểm Kessler: 58,0% nguy cơ thấp/không có
nguy cơ; 27,4% nguy cơ trung bình và 14,6% có nguy cơ cao. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV lần
lượt là: 13,4%, 13,4% và 53,0%. 82,9% đối tượng đã từng có hành vi phạm pháp và bị cơ quan
chức năng xử lý.
* Từ khóa: Bệnh nhân HIV/AIDS; Chất dạng thuốc phiện; Điều trị thay thế; Methadone.

RESEARCH OF PATIENTS' CHARACTERISTICS OF
ADDICTION TREATMENT BY SUBSTUTE METHADONE
IN PRE-TREATMENT IN NINHBINH
SUMMARY
A cross-section description study which is analyzed based on the combination between
quantitative and qualitative analysis carried out on 164 patients treated with opiate addiction
methadone at Center for HIV/AIDS in Ninhbinh province, the group of researchers identified
characteristics of some patients as follows: the age of people who use drug for the first time was
22.4 ± 8.6, the age of people who are at the first injection was 24.3 ± 9.2, the total duration of
regular drug users was about 6 years, they used drug almost every day in the month, the average
daily use was 2.8 times. Everyday, they spend 433,000 VN dong for drug. 100% of drug users


had addiction, but all of them had relapsed. Assessment, depression screening according to scale
Kessler: 58.0% at low risk/no risk, 27.4% at medium risk and 14.6% at high risk. Prevalence of HIV,
hepatitis B, hepatitis C, respectively: 13.4%, 13.4%, 53%; 82.9% of people who had been any
wrong doing and they were punished by the law and authorities.
* Key words: HIV/AIDS patients; Drug substance; Alternative treatment; Methadone.
* Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Ninh Bình
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Văn Dung ()
Ngày nhận bài: 30/03/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/05/2014
Ngày bài báo được đăng: 28/07/2014

78


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện
tại Việt Nam vào năm 1990 do lây nhiễm
qua đường quan hệ tình dục, tuy nhiên
hình thái dịch tại Việt Nam trong hơn 20
năm qua lại bị tác động chủ yếu bởi nhóm
nghiện chích ma túy (NCMT), bằng chứng
là tỷ lệ nhiễm ë nhóm NCMT chiếm
> 50,0% tổng số ca phát hiện mới từ đầu
dịch đến năm 2003 [3, 5]. Kết quả giám
sát trọng điểm trên các nhóm nguy cơ
cao ghi nhận tỷ lệ nhiễm trong nhóm
NCMT là cao nhất từ đầu dịch tới nay,
ở mức > 20,0% từ năm 2000 đến 2008
và đạt mức cao nhất 29,4% vào năm 2001,

2002. Trong khi đó, Ủy ban Quốc gia
Phòng, Chống tệ nạn ma túy, mại dâm và
HIV/AIDS nhận định tình hình tội phạm,
người sử dụng và người nghiÖn ma túy
vẫn gia tăng và rất phức tạp [1]. Để đối
phó với sự gia tăng nhanh của dịch, từ
năm 2006, áp dụng bài học thực tiễn từ
các quốc gia khác trong việc triển khai
chương trình điều trị nghiện các CDTP
bằng thuốc methadone trong dự phòng
lây nhiễm HIV, Bộ Y tế đã phối hợp với
một số tổ chức xây dựng mô hình “Triển
khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP
bằng thuốc methadone tại Thành phố Hải
Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh” và
triển khai thí điểm vào năm 2008. Với
những kết quả thành công bước đầu từ
việc triển khai thí điểm tại 2 địa phương,
Chính phủ đã cho phép nhân rộng mô
hình. Đến tháng 11 - 2012, cả nước có 20

79

tỉnh, thành phố với 12.000 người NCMT
đang được điều trị tại 60 cơ sở [2].
Tại Ninh Bình, theo báo cáo đối tượng
nhiễm HIV là NCMT chiếm khoảng 2/3
(62,7%) trong số các trường hợp nhiễm
HIV. Trong khi đó, tình hình tệ nạn ma túy
hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp.

Toàn tỉnh hiện có 1.780 người NCMT
quản lý được, ước tính có khoảng 2.500
người trên thực tế. Ninh Bình là một trong
20 tỉnh đầu tiên triển khai chương trình
điều trị thay thế nghiện CDTP bằng
methadone, thời gian triển khai bắt đầu từ
tháng 9 - 2012 [6]. Trong giai đoạn đầu
tiên, chương trình triển khai tại 1 cơ sở
điều trị duy nhất đặt tại Trung tâm Phòng,
Chống HIV/AIDS tỉnh và tiếp nhận điều trị
cho BN tại địa bàn Thành phố Ninh Bình
và huyện Hoa Lư. Theo dự kiến, chương
trình sẽ mở rộng xuống một số điểm nóng
về ma túy trên địa bàn tỉnh. Đây là một
chương trình mới, lần đầu tiên triển khai.
Để cung cấp bằng chứng, căn cứ phục vụ
cho việc ra quyết định và lập kế hoạch mở
rộng chương trình, việc nghiên cứu đánh
giá rất cần thiết. Với lý do trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này víi mục tiêu:
- Mô tả một số đặc điểm của nhóm
BN điều trị thay thế nghiện CDTP bằng
methadone giai đoạn trước điều trị tại
Trung tâm Phòng, Chống HIV/AIDS Ninh
Bình.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến
tình trạng sử dụng ma túy và ảnh hưởng
về sức khỏe, xã hội của việc sử dụng
ma túy.



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Toàn bộ BN tham gia chương trình điều trị nghiện CDTP tại Khoa Methadone - Trung tâm
Phòng, Chống HIV/AIDS Ninh Bình.
- Hồ sơ, bệnh án BN đang điều trị tại Trung tâm.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 đến 12 - 2013.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu hồi
cứu.
* Cỡ mẫu và chọn mẫu: toàn bộ 164 BN được tuyển chọn tham gia vào chương trình điều
trị thay thế nghiện CDTP bằng methadone tại Ninh Bình, từ tháng 9 - 2012 đến 9 - 2013.
* Xử lý số liệu:
Phiếu điều tra được làm làm sạch trước khi nhập vào phần mềm Epidata 3.1. Số liệu điều
tra phân tích trên phần mềm SPSS 18.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Một số đặc điểm của BN.
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n = 164).
®Æc ®iÓm

Sè l-îng

Tû lÖ (%)

Nhóm tuổi (trẻ nhất 23 tuổi, già nhất 44 tuổi, trung bình 34,6 ± 9,6 tuổi)
< 30 tuổi

33


20,1

30 - 40 tuổi

93

56,7

> 40 tuổi

38

23,2

Kinh

164

100

0

0

Mù chữ

5

3,0


Tiểu học

11

6,7

Trung học cơ sở

38

23,2

Phổ thông trung học

55

33,5

Trung cấp/cao đẳng/đại học

44

26,8

Chưa lập gia đình

55

33,5


Đang sống với vợ/chồng

98

59,8

Ly dị/ly thân

11

6,7

Dân tộc

Dân tộc khác
Trình độ học vấn

Tình trạng hôn nhân

80


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014
Góa

0

0


Không có việc/thất nghiệp

16

9,8

Nông dân

11

6,7

Công nhân

11

6,7

Lái xe

6

3,7

Cán bộ viên chức nhà nước/tư nhân

5

3,0


109

66,5

6

3,7

Nghèo

87

53,0

Không nghèo

77

47,0

Nghề nghiệp

Buôn bán/kinh doanh
Lao động tự do
Thu nhập theo đầu người/tháng

Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 34,6 ± 9,6. Đa số đối tượng đã lập gia đình
và đang sống cùng vợ (59,8%), khoảng 1/3 (33,5%) chưa lập gia đình và 6,7% đã ly dị/ly
thân. Nhóm đối tượng có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống chiếm 1/3 (32,9%).
Phần lớn đối tượng có nghề nghiệp ổn định, tỷ lệ tương đối cao hoạt động trong lĩnh vực buôn

bán/kinh doanh (66,5%).
Bảng 2: Đặc điểm về sử dụng ma túy (n = 164).
®Æc ®iÓm

Trung b×nh

Tèi thiÓu

Tèi ®a

Tuổi lần đầu sử dụng ma túy (tuổi)

22,4 ± 8,6

14

31

Tuổi lần đầu tiêm chích (tuổi)

24,3 ± 9,2

14

37

Tổng thời gian sử dụng ma túy thường xuyên (tháng)

70,4


12

120

Số ngày sử dụng trong tháng (ngày)

29,0

15

30

Số lần sử dụng trong ngày (lần)

2,8

1

6

433.292

200.000

1.600.000

Tổng số tiền chi tiêu cho ma túy trong ngày (đồng)

Đối tượng sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi trung bình 22,4 ± 8,6. Tuổi lần đầu TCMT
muộn hơn so với tuổi lần đầu sử dụng, trung bình 24,3 ± 9,2 tuổi. Tổng thời gian sử dụng

ma túy thường xuyên của đối tượng trung bình 70,4 tháng (gần 6 năm). 50% đối tượng có
tổng thời gian sử dụng thường xuyên ≥ 5 n¨m. Hầu hết các ngày trong tháng đối tượng
đều sử dụng ma túy (29 ngày). Số lần sử dụng trong ngày trung bình 2,8 lần.
Số tiền chi tiêu cho ma túy/1 ngày dao động ở mức từ 200.000 - 1.600.000 đồng. Mức chi
tiêu trung bình 1 ngày đối tượng sử dụng ma túy là 433.000 đồng. Như vậy, bình quân chi
tiêu trong 1 tháng cho ma túy ít nhất là 6.495.000 đồng và nhiều nhất là 12.990.000 đồng
cho một đối tượng.

81


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

Tỷ lệ %

76,8%

80

60

40
16,5%
9,8%
20

0
Điều trị cắt cơn bằng
thuốc an thần kinh


Thuốc y học cổ truyền

Không dùng thuốc

Biểu đồ 1: Tỷ lệ đối tượng đã sử dụng các phương pháp hỗ trợ cai nghiện.
Có 3 phương pháp hỗ trợ cai nghiện mà đối tượng đã từng áp dụng: phương pháp không
sử dụng thuốc khá phổ biến (76,8%), phương pháp điều trị cắt cơn bằng thuốc an thần kinh
(16,5%) và điều trị bằng thuốc y học cổ truyền (9,8%).
Bảng 3: Hành vi quan hệ tình dục của đối tượng.
®Æc ®iÓm

n

Tû lÖ (%)

Quan hệ tình dục thường xuyên (n = 164)


87

53,0

Không

77

47,0

Tần suất quan hệ tình dục (trung bình = 4,7 lần/tháng, tối thiểu = 2 lần/tháng, tối đa = 10 lần/tháng)
Sử dụng bao cao su khi quan hệ với bạn tình (n = 81)



27

33,3

Không

54

66,7



5

6,2

Không

76

93,8

Sử dụng bao cao su khi quan hệ với người bán dâm (n = 81)

53,0% đối tượng có quan hệ tình dục thường xuyên, tần suất quan hệ tình dục trung bình
mỗi tháng 4,7 lần, ít nhất 2 lần/tháng, nhiều nhất 10 lần/tháng. 33,3% sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục với bạn tình, 6,2% với người bán dâm.


82


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014
Tỷ lệ %

58,0%

60
27,4%

40
14,6%
20
0

Nguy cơ cao

Nguy cơ trung bình

Không có nguy cơ

Biểu đồ 2: Đánh giá mức độ trầm cảm theo thang điểm Kessler.
Tình trạng sức khỏe tâm thần của đối tượng trước khi tham gia chương trình điều trị
được đánh giá bằng thang đánh giá Kessler - thang đo và đánh giá mức độ trầm cảm. Trong
nghiên cứu này, số điểm trung bình đánh giá theo thang Kessler của đối tượng là 11,5 và
dao động từ 0 - 45.
Phần lớn đối tượng không có nguy cơ trầm cảm theo đánh giá này (58,0%). Tuy nhiên,
14,6% đối tượng có nguy cơ cao và 27,4% có nguy cơ trung bình.
2. Một số yếu tố liên quan.

Bảng 4: So sánh mức chi tiêu cho ma túy trong các nhóm tuổi (n = 164).
Sè tiÒn chi tiªu cho ma tóy hµng ngµy (ngµn)
Chung

< 300

Nhãm tuæi

300 - 500

600 - 1000

> 1000

n

%

n

%

n

%

n

%


n

%

16 - 29

11

33,3

17

51,5

5

15,2

0

0

33

100

30 - 39

42


45,2

28

30,1

17

18,3

6

6,5

93

100

≥ 40

32

84,2

45

27,4

22


13,4

12

7,3

111

100

Tổng

85

44

18

164

100

90
2

χ = 41,3; p < 0,01

Nhóm tuổi càng cao, xu hướng chi tiêu cho ma túy càng ít hơn. Sự khác biệt về mức chi
tiêu trong các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 5: So sánh mức chi tiêu cho ma túy theo thu nhập (n = 164).

Sè tiÒn chi tiªu cho ma tóy hµng ngµy (ngµn)
chung

< 300

Thu nhËp

300 - 500

600 - 1000

> 1000

n

%

n

%

n

%

n

%

n


%

Nghèo

37

41,6

29

32,6

11

12,4

12

13,5

89

100

Không nghèo

48

64,0


16

21,3

11

14,7

0

0

75

100

Tổng

85

51,8

45

27,4

22

13,4


12

7,3

164

100

2

χ = 16,1; p < 0,001

Nhóm BN nghèo chi tiêu cho ma túy với mức tiền lớn cao hơn so với nhóm không nghèo.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

83


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

Bảng 6: So sánh kết quả xét nghiệm HIV theo mức thu nhập (n = 164).
KÕt qu¶ xÐt nghiÖm HIV
Chung

Dương tính

Thu nhËp

Âm tính


n

%

n

%

n

TL%

Nghèo

22

24,7

67

75,3

89

100

Không nghèo

0


0

75

100

75

100

Tổng

22

13,4

142

86,6

164

100

2

χ = 21,4; p < 0,001

13,4% đối tượng có nhiễm HIV, thấp hơn nghiên cứu của Cao Thị Vân và CS (50,9%) [3].

Nhóm BN nghèo có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn nhóm không nghèo. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, (p < 0,001).
Bảng 7: So sánh kết quả xét nghiệm viêm gan B theo thu nhập và quan hệ tình dục (n =
164).
KÕt qu¶ xÐt nghiÖm viªm gan B
Chung

C¸c yÕu tè

Dương tính

Âm tính

liªn quan

n

%

n

%

n

%

Nghèo

15


16,9

74

83,1

89

100

Không nghèo

5

6,7

70

93,3

75

100

Tổng

20

12,2


144

87,8

164

100

Thu nhập

2

OR = 2,8; χ = 3,9; p < 0,05
Quan hệ tình dục
thường xuyên


15

17,0

73

83,0

88

100


Không

5

6,6

71

93,4

76

100

Tổng

20

12,2

144

87,8

164

100

2


OR = 2,9; χ = 4,2; p < 0,05

12,2% đối tượng bị viêm gan B, thấp hơn nghiên cứu khác (16,7%) [3]. Tỷ lệ nhóm BN
nghèo cao gấp 2,8 lần nhóm không nghèo, p < 0,05. Tỷ lệ nhóm đối tượng có quan hệ tình
dục thường xuyên nhiễm viêm gan B cao gấp 2,9 lần nhóm không thường xuyên, với p <
0,05.

84


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

Bảng 8: Mối liên quan với viêm gan C (n = 164).
KÕt qu¶ xÐt nghiÖm viªm gan C
Chung

Dương tính

C¸c yÕu tè liªn quan

Âm tính

n

%

n

%


n

%

Nghèo

39

43,8

50

56,2

89

100

Không nghèo

48

64,0

27

36,0

75


100

Tổng

87

53,0

77

47,0

164

100

Thu nhập

2

OR = 2,3; χ = 6,7; p < 0,05
Nhóm tuổi
16 - 29

22

66,7

11


33,3

33

100

30 - 39

38

40,9

55

59,1

93

100

≥ 40

27

71,1

11

28,9


38

100

Tổng

87

53,0

77

47,0

164

100

2

χ = 12,9, p < 0,05
Tiêm chích chung bơm kim tiêm


12

100

0


0

12

100

Không

75

49,3

77

50,7

152

100

Tổng

87

53,0

77

47,0


164

100

p < 0,001

53,0% đối tượng nhiễm viêm gan C, cao hơn nghiên cứu khác (42,5%) [3]. Nhóm BN
không nghèo có tỷ lệ nhiễm viêm gan C cao gấp 2,3 lần so với nhóm nghèo, p < 0,05. Nhóm
tuổi ≥ 40 có tỷ lệ nhiễm viêm gan C cao hơn các nhóm khác (p < 0,05). Nhóm BN có hành vi
dùng chung bơm kim tiêm có tỷ lệ nhiễm viêm gan C cao hơn nhóm không dùng chung bơm
kim tiêm, với p < 0,001.
Bảng 9: Yếu tố liên quan đến hành vi của đối tượng (n = 164).
Hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt
Chung

C¸c yÕu tè liªn quan



Không

n

%

n

%

n


%

Nghèo

83

93,3

6

6,7

89

100

Không nghèo

53

70,7

22

29,3

75

100


Tổng

136

82,9

28

17,1

164

100

Thu nhập

2

OR = 5,7; χ = 14,7; p < 0,001
Trình độ học vấn
Từ cấp 3 trở xuống

97

89,8

11

10,2


108

100

Từ trung cấp trở lên

39

69,6

17

30,4

56

100

Tổng

136

82,9

28

17,1

164


100

0

33

100

2

OR = 3,8; χ = 10,6; p < 0,001
Nhóm tuổi
16 - 29

85

33

100

0


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014
30 - 39

71

76,3


22

23,7

93

100

≥ 40

32

84,2

6

15,8

38

100

Tổng

136

164

100


28
2

χ = 9,7; p < 0,05

82,9% đối tượng vi phạm pháp luật. Nhóm đối tượng nghèo có tỷ lệ vi phạm pháp luật cao
hơn 5,7 lần so với nhóm không nghèo (p < 0,001). Nhóm trình độ học vấn thấp có tỷ lệ vi phạm
pháp luật cao h¬n 3,8 lần so với nhóm có trình độ học vấn cao (p < 0,001). Nhóm đối tượng trẻ
tuổi có tỷ lệ vi phạm pháp luật cao hơn các nhóm tuổi khác, p < 0,0.

KẾT LUẬN
1. Một số đặc điểm của đối tƣợng
nghiên cứu.

2. Một số yếu tố liên quan đến tình
trạng sử dụng ma túy và ảnh hƣởng
của việc sử dụng ma túy.

- Độ tuổi sử dụng ma túy lần đầu 22,4 ±
8,6, độ tuổi lần đầu tiêm chích 24,3 ± 9,2.

- Nhóm tuổi càng cao, xu hướng chi tiêu
cho ma túy càng ít hơn.

- Tổng thời gian sử dụng ma túy thường
xuyên khoảng 6 năm, 1/2 sè đối tượng
trong nghiên cứu sử dụng > 5 năm.

- Nhóm BN nghèo chi tiêu cho ma túy và

có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn nhóm không
nghèo. Tỷ lệ viêm gan B và C cao nhóm
không nghèo (2,8 và 2,3 lần); hành vi vi
phạm pháp luật cao hơn nhóm không
nghèo 5,7 lần.

- Các đối tượng sử dụng ma túy hầu
như tất cả các ngày trong tháng (29 ngày),
mỗi ngày sử dụng trung bình 2,8 lần.
- Mỗi ngày, một đối tượng chi tiêu trung
bình 433.000 đồng cho ma túy. Như vậy,
trung bình mỗi tháng, đối tượng chi cho
ma túy là 12.557.000 đồng.
- 100% đối tượng đã từng cai nghiện.
Chủ yếu bằng phương pháp không dùng
thuốc (76,8%) và đều thất bại.
- 53,0% đối tượng có quan hệ tình dục
thường xuyên, trung bình mỗi tháng quan
hệ 4,7 lần, 33,3% sử dụng bao cao su khi
quan hệ với bạn tình và chỉ 6,2% sử dụng
bao cao su khi quan hệ với người bán dâm.
- Tỷ lệ nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan
C lần lượt là 13,4%, 13,4%, 53,0%.
- Đánh giá, sàng lọc trầm cảm theo thang
điểm Kessler: 58,0% nguy cơ thấp/không
có nguy cơ, 27,4% nguy cơ trung bình và
14,6% có nguy cơ cao.
- Hành vi vi phạm pháp luật: 82,9% đối
tượng đã từng có hành vi phạm pháp và bị
cơ quan chức năng xử lý. Trong đó,

2
hành vi phạm nhiều nhất: 83,9% do sử
dụng, tàng trữ ma túy; 16,1% do trộm cắp.

86

- Nhóm đối tượng có quan hệ tình dục
thường xuyên nhiễm viêm gan B cao gấp
2,9 lần nhóm không thường xuyên.
- Nhóm tuổi ≥ 40 có tỷ lệ nhiễm viêm
gan C cao hơn các nhóm khác. Nhóm BN
có hành vi dùng chung bơm kim tiêm có tỷ
lệ nhiễm viêm gan C cao hơn nhóm không
dùng chung bơm kim tiêm.
- Nhóm đối tượng có trình độ học vấn
thấp, tỷ lệ vi phạm pháp luật cao gấp 3,8
lần so với nhóm có trình độ học vấn cao.
Nhóm đối tượng trẻ tuổi có tỷ lệ vi phạm
pháp luật cao hơn các nhóm tuổi cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Phòng, Chống HIV/AIDS. Tài liệu
tham khảo ®iều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone. Hà Nội. 2012.
2. Ủy ban Quốc gia Phòng, Chống AIDS và
Phòng chống ma túy, mại dâm, 2012. Báo cáo
tiến độ phòng, chống AIDS Việt Nam năm
2012 thực hiện tuyên bố chính trị năm 2011 về
HIV/AIDS. Hà Nội. 2012.
3. Cao Kim Vân, Kiêm Sóc Hương và CS.
Kết quả điều trị thay thế nghiện CDTP bằng



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014
methadone tại phòng khám ngoại trú quận 4,
TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thực hành.
2012, số 742+743, tr.243-244.

hoạt động can thiệp giảm hại phòng lây nhiễm
HIV trong các nhóm nguy cơ cao tại 10 tỉnh ở
Việt Nam, Hà Nội. 2012.

4. Hoàng Huy Phương và CS. Tỷ lệ nhiễm
HIV và nhận thức, thái độ, hành vi về
HIV/AIDS của nhóm nghiện chích ma tuý tỉnh
Ninh Bình năm 2009. Tạp chí Y học thực hành.
2009, số 742+743, tr.125-126.

6. Trung tâm Phòng, Chống HIV/AIDS tỉnh
Ninh Bình. Báo cáo thực trạng lây nhiễm
HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình đến tháng 9 năm
2013.
Ninh
Bình.
2013.

5. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Điều
tra tỷ lệ hiện nhiễm, hành vi nguy cơ và các

87




×