Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cố định bằng XO button ở đường hầm đùi trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước tại Bệnh viện 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.02 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

CỐ ĐỊNH BẰNG XO BUTTON Ở ĐƢỜNG HẦM ĐÙI TRONG
PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƢỚC
TẠI BỆNH VIỆN 103
Đặng Hoàng Anh*; Ngô Thị Thu Hoa*
TÓM TẮT
Nghiên cứu tiến cứu trên 62 bệnh nhân (BN) bị đứt dây chằng chéo trước (DCCT) khớp gối,
được phẫu thuật tái tạo bằng gân chân ngỗng với cố định bằng XO button ở đường hầm đùi. Đánh
giá kết quả theo thang điểm Lysholm và biên độ vận động của khớp gối.
+ Kết quả: kiểm tra đánh giá 56 BN với thời gian theo dõi trung bình 11,5 tháng, điểm Lysholm
trung bình 94,1. 92,9% BN đạt kÕt qu¶ tốt và rất tốt, 2 BN hạn chế vận động khớp gối.
Cố định bằng XO button ở đường hầm đùi trong phẫu thuật tái tạo DCCT có độ vững chắc cao,
tạo điều kiện cho người bệnh tập phục hồi chức năng sớm sau mổ, nhanh chóng trở lại cuộc sống
thường ngày.
* Từ khóa: Dây chằng chéo; XO button; Đường hầm đùi.

FIXATION WITH XO BUTTON IN THE FEMORAL TUNNEL IN THE
ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT RECONTRUCTIONS
IN 103 HOSPITAL
SUMMARY
A prospective study was conducted on 62 patients with anterior cruciate ligament (ACL)
reconstructions using hamstring tendons. Clinical review was based on Lysholm score and R.O.M.
Results: mean follow-up: 11.5 months; average Lysholm score: 94.1 points Excellent and good
outcomes were found in 92.9% of the patients. 2 cases limited the R.O.M.
Conclusion: The fixation of the graft in the femoral tunnel with XO button in the anterior cruciate
ligament reconstruction is stable, which helps patients with early rehabilitation of the knee and come
back daily life soon.
* Key words: Cruciate ligament; XO button; Femoral tunnel.

ĐẶT VẤN ĐỀ


Mục đích của phẫu thuật tái tạo DCCT là
phục hồi lại dây chằng theo hình thể giải
phẫu, làm vững lại khớp gối, phục hồi chức
phận khớp gối và tránh tổn thương thứ phát
các thành phần khác trong khớp như sụn
khớp và sụn chêm…

Kết quả của phẫu thuật tái tạo DCCT
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu
thay thế dây chằng, vị trí của đường hầm
xương, phương tiện cố định mảnh ghép ở
đường hầm xương và chương trình phục
hồi chức năng khớp sau mổ [5]. Về giải
phẫu, các đường hầm xương phải được

* Bệnh viên 103
Người phản hồi (Corresponding): Đặng Hoàng Anh ()
Ngày nhận bài: 2/11/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 12/12/2013

108


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

khoan đúng vị trí; về cơ học, mảnh ghép
phải được cố định chắc chắn trong đường
hầm xương, đảm bảo người bệnh tập phục
hồi chức năng khớp gối sớm. Hiện nay,
phần lớn kỹ thuật mới trong phẫu thuật tái

tạo DCCT là sự phát triển của kỹ thuật cố
định mảnh ghép. Có nhiều kỹ thuật cố định
mảnh ghép gân chân ngỗng trong đường
hầm đùi đã được áp dụng như sử dụng vít
chèn, vít Intrafix, treo gân trực tiếp
(transfix), treo gân gián tiếp (cross pin), nút
treo gân (button), agraff… [2, 3, 4, 8].

- Lâm sàng: khai thác tiền sử chấn
thương, triệu chứng chủ quan (lỏng khớp,
khớp gối không vững khi đi lại và hoạt động
thể thao), triệu chứng thức thể (dấu hiệu
ngăn kéo trước, dấu hiệu Lachmann, dấu
hiệu bán trật xoay ra.

Trên thế giới, nhiều tác giả báo cáo kết
quả phẫu thuật tái tạo DCCT sử dụng mảnh
ghép gân chân ngỗng được cố định bằng
button ở đường hầm đùi cho kết quả tốt [9].
Ở Việt Nam, năm 2008, Nguyễn Văn Hỷ [2]
đã báo cáo về phẫu thuật này với 46 BN,
nhưng thời gian theo dõi sau mổ ngắn (6
tháng).

- Đánh giá chức năng khớp gối trước mổ
theo thang điểm của Lysholm (1985) [9].

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm: Đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo
DCCT bằng gân cơ bán gân và gân cơ thon

tự thân, cố định bằng XO button ở đường
hầm đùi.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
62 BN bị đứt DCCT khớp gối, điều trị
phẫu thuật tái tạo bằng gân chân ngỗng sử
dụng XO button ở đường hầm đùi tại Bệnh
viện 103 từ 2 - 2012 đến 12 - 2012.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn
đoán xác định đứt DCCT ở người trưởng
thành, ≥ 18 tuổi, mật độ xương chắc.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc không
đối chứng.
* Phương pháp thăm khám xác định
chẩn đoán:

- Chụp X quang khớp gối tư thế nghiêng
trên giá có treo tạ để lượng hoá mức độ
trượt ra trước của xương chày so với lồi
cầu đùi khi làm dấu hiệu Lachmann.
- Chụp cộng hưởng từ khớp gối.

* Dụng cụ cố định mảnh ghép:
- XO button gồm nút bằng titan và dây
treo gân.
- Vít chèn chất liệu tự tiêu đường kính 7,
8, 9 mm và dài 25, 30, 35 mm.
* Kỹ thuật mổ:

- Tư thế khớp gối gấp khoảng 900, có
chặn ở đùi và gót chân.
- Kỹ thuật tái tạo DCCT.
Đường mổ nội soi: sử dụng 2 đường
trước trong và trước ngoài gân bánh chè.
Nội soi kiểm tra trong khớp để chẩn
đoán xác định đứt DCCT và các tổn thương
phối hợp.
Lấy gân chân ngỗng và khâu chuẩn bị
mảnh ghép: rạch da dài khoảng 3 cm, phía
trong lồi củ trước xương chày khoảng 2 cm.
Bộc lộ và lấy gân cơ thon, gân bán gân.
Làm sạch phần cơ còn bám vào gân. Luồn
gân qua dây treo gân, khâu chập đôi cả 2
gân. Đo đường kính và chiều dài mảnh
ghép bằng thước đo.
Khoan đường hầm xương chày: điểm
vào phía trong khớp của đinh dẫn đường
nằm ngang bờ sau của sừng trước sụn
chêm ngoài và nằm cạnh ngoài của gai

110


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

chày trong. Hướng khoan chếch 450 so với
mặt phẳng mâm chày và nghiêng khoảng
200 so với mặt phẳng đứng dọc của xương
chày. Khoan đinh dẫn đường theo định vị

và khoan đường hầm bằng mũi khoan có
kích thước bằng hoặc lớn hơn đường kính
mảnh ghép 0,5 - 1,0 mm.
Khoan đường hầm xương đùi: khoan
đường hầm bằng cách luồn định vị qua
đường trước trong gân bánh chè ở tư thế
gối gấp tối đa. Khoan đinh dẫn đường,
khoan mũi số 5 và đo chiều dài đường hầm.
Khoan đường hầm (đường kính bằng
đường kính của mảnh ghép) theo đinh dẫn
đường. Chiều dài đường hầm lớn tuỳ thuộc
vào chiều dài đường hầm nhỏ và chiều dài
của dây treo gân được lựa chọn.
Luồn và cố định mảnh ghép: luồn mảnh
ghé từ đường hầm chày lên đường hầm
đùi, kéo dây cho tới khi nút kim loại thoát
hoàn toàn ra ngoài miệng ngoài của đường
hầm đùi. Kéo 2 dây để “bập bệnh” button.
Kéo căng mảnh ghép, bắt vít chèn tự tiêu
cố định ở đường hầm chày, tư thế gối gấp
20 - 300.
Kiểm tra độ vững của khớp gối bằng
cách làm dấu hiệu ngăn kéo trước và dấu
hiệu Lachmann.
Dẫn lưu khớp gối kín, một chiều, áp lực
âm tính. Cố định chân mổ bằng nẹp đùi cổ
chân tư thế duỗi.
* Tập vận động sau mổ: áp dụng chương
trình tập phục hồi chức năng theo Michael
d´Amacho Bach (2007) [7].

* Đánh giá kết quả: hẹn BN tái khám sau
mổ 1, 2, 3, 6, 12, 18, 24 và 36 tháng.
- Kết quả gần: tình trạng vết mổ, X quang
sau mổ, biến chứng…
- Kết quả xa: thời điểm đánh giá tối thiểu
6 tháng sau mổ.

Đánh giá về lâm sàng: biên độ vận động
khớp gối, dấu hiệu ngăn kéo trước, dấu
hiệu Lachmann, dấu hiệu bán trật xoay ra
trước.
Đánh giá chức năng khớp trước và sau
phẫu thuật dựa theo thang điểm của
Lysholm (1985) [9]: rất tốt và tốt từ 84 - 100
điểm, trung bình từ 65 - 83 điểm. Xấu: ≤ 65
điểm.
* Xử lý số liệu: tất cả BN được đăng ký
vào bệnh án, ghi chép kiểm tra đánh giá
định kỳ vào bệnh án. Xử lý số liệu theo
chương trình Epi.info 6.04.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm BN nghiên cứu.
* Tuổi và giới: 62 BN có độ tuổi trung
bình 27,6 (trẻ nhất 19 tuổi, cao tuổi nhất 49).
* Nguyên nhân đứt DCCT:
- Tai nạn thể thao: 40 BN (64,5%).
- Tai nạn giao thông: 10 BN (16,1%).
- Tai nạn khác: 12 BN (19,4%).
* Thời gian chờ mổ: (từ khi bị tai nạn lần
đầu đến khi được phẫu thuật) trung bình

12,8 tháng.
* Các dấu hiệu lâm sàng:
- Dấu hiệu chủ quan: tất cả BN đều cảm
thấy khớp gối không vững, lỏng khi đi lại và
không thể làm trụ chân bệnh. 53 BN đau khi
đi lại và 34 BN thỉnh thoảng có kẹt khớp.
- Dấu hiệu khách quan: dấu hiệu ngăn
kéo trước (+) ở 55 BN (88,7%), dấu hiệu
Lachmann (+) ở 62 BN (100%), dấu hiệu
chuyển trục xoay ra trước (+) ở 37 BN
(59,7%).
- Mức độ trượt ra trước của xương chày
so với lồi cầu đùi trên phim nghiêng khớp
gối có treo tạ trung bình 9,6 mm (lớn nhất
12 mm, nhỏ nhất 7 mm).

111


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

- Biên độ vận động khớp gối: 56 BN
(90,3%) vận động khớp gối bình thường;
5 BN (8,1%) hạn chế gấp gối khoảng 100 và
1 BN (1,6%) hạn chế gấp gối khoảng 200.
* Chức năng khớp gối trước mổ theo
Lysholm: điểm Lysholm trung bình: 55 điểm
(thấp nhất 45 điểm, cao nhất 70 điểm). 56
BN (90,3%) điểm Lysholm < 65 điểm, 6 BN
(9,7%) điểm Lysholm < 65 điểm.

* Tổn thương kết hợp: 53 BN (85,7%) có
thương tổn kết hợp gồm rách sụn chêm
trong (23 BN), rách sụn chêm ngoài (27 BN),
rách cả 2 sụn chêm (3 BN).

Bảng 2: Kết quả phục hồi tầm vận động
gấp (n = 56).

Tổng số

55

1

56

Tỷ lệ %

98,2

1,8

100

* Chức năng khớp theo thang điểm Lysholm:
Bảng 3: Điểm Lysholm (n = 56).

* Đường kính mảnh ghép:
Bảng 1: Đường kính của mảnh ghép
(n = 62).


mm
Số BN

09

27

26

0

62

Tỷ lệ %

14,5

43,5

42,0

0

100

* Kỹ thuật cố định mảnh ghép:
Đường hầm xương đùi được cố định
bằng XO button của hãng Linvatec.
Cố định đường hầm xương chày bằng

vít chèn tự tiêu.
* Kỹ thuật xử trí tổn thương kết hợp: 53
BN bị rách sụn chêm kèm theo đã được cắt
sửa, tạo hình sụn chêm.
2. Kết quả sau phẫu thuật.
* Diễn biến tại vết mổ: vết mổ liền kỹ đầu
ở tất cả BN, cắt chỉ sau mổ 12 - 14 ngày.
* Đánh giá kết quả xa:
Kiểm tra đánh giá kết quả xa cho 56 BN
(90,3%), thời gian theo dõi trung bình 11,5
tháng.

®iÓm

®iÓm

®iÓm

®iÓm

Tổng số

39

13

4

-


56

Tỷ lệ %

69,7

23,2

7,1

-

100

Điểm Lysholm trung bình 94,1 (thấp nhất
75 điểm, cao nhất: 100 điểm. 52 BN (92,9%)
đạt kết quả tốt và rất tốt.
* Các nghiệm pháp thăm khám độ vững
của khớp gối:
Bảng 4: Các nghiệm pháp thăm khám
(n = 56).

Lachman
Bán trật xoay
ra trước
Ngăn kéo
trước

48


6

2

56

54

2

0

56

48

8

0

56

* Biến chứng sau phẫu thuật:
- Đau và kêu lục cục ở khớp gối: 03 BN
có cảm giác đau ở vùng trước khớp gối khi
hoạt động gắng sức.
- Tê dị cảm mặt trước trong 1/3 trên
cẳng chân: 04 BN.

* Biên độ vận động khớp gối:


112


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

- Hạn chế vận động khớp gối: 1 BN hạn chế
gấp khoảng 100 và 1 BN hạn chế gấp < 200.
BÀN LUẬN
1. Kỹ thuật phẫu thuật.
Chúng tôi khoan đường hầm đùi bằng
cách luồn định vị qua đường hầm chày
trước trong ở tư thế khớp gối gấp tối đa,
cách này có ưu điểm là không phụ thuộc
vào hướng của đường hầm chày. Cách
khoan này có thể quan sát rõ ràng bờ sau
của lồi cầu ngoài và khe giữa mặt trong lồi
cầu ngoài và dây chằng chéo sau. Đường
hầm xương đùi trong kỹ thuật sử dụng XO
button được chia thành 2 đoạn. Chiều dài
của mỗi đoạn phụ thuộc vào khoảng cách
từ miệng trong của đường hầm tới vỏ
xương lồi cầu đùi và phụ thuộc vào chiều
dài của XO button được lựa chọn. Đoạn
đường hầm đường kính lớn là đoạn mà
phần mảnh ghép nằm trong. Để mảnh ghép
được cố định chắc và nhanh chóng bám
chắc vào xương, phần gân nằm trong đường
hầm phải đạt tối thiều từ 20 - 25 mm. Đoạn
này được khoan bằng đường kính của

mảnh ghép. Đoạn đường hầm đường kính
nhỏ là đoạn dây treo gân nằm, đoạn này dài
tối thiểu 10 mm, vì đoạn này tương ứng với
độ dày của phần xương mà nút (button) kim
loại tỳ lên. Đoạn này phải đủ chắc trong quá
trình tập luyện sau mổ.
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng nút
treo XO button, đoạn đường hầm đường kính
nhỏ được khoan bằng mũi khoan đường
kính 5 mm.
Trong kỹ thuật cố định bằng nút treo gân,
mảnh ghép nằm ở trung tâm của đường
hầm. Vì vậy, nếu khoan vị trí đường hầm đúng
mảnh ghép sẽ nằm đúng như vị trí giải
phẫu bình thường và mảnh ghép nằm
thuần nhất trong đường hầm xương, tránh
cản trở tạo cốt bào xâm nhập và bám vào
mảnh ghép. Trong khi kỹ thuật bắt vít chèn
chột trong đường hầm đùi sẽ gây hiện tượng

đẩy lệch mảnh ghép sang cạnh của đường
hầm, đồng thời bản thân vít chèn (tự tiêu
hoặc titan) cũng được coi là dị vật trong
đường hầm sẽ cản trở phần nào sự xâm
nhập của tế bào xương vào mảnh ghép.
Tuy nhiên, kỹ thuật này có nhược điểm, nếu
xác định sai đường kính của mảnh ghép
và/hoặc chọn mũi khoan đường hầm lớn
hơn đường kính của mảnh ghép sẽ có hiện
tượng lắc đi lắc lại mảnh ghép trong đường

hầm (hiện tượng “gạt mưa” hay “đánh
võng”). Về lâu dài, hiện tượng này sẽ gây
sờn hoặc đứt mảnh ghép và miệng đường
hầm sẽ bị rộng ra. Để khắc phục hiện
tượng này, cần phải xác định chính xác
đường kính mảnh ghép và lựa chọn mũi
khoan đường hầm bằng với đường kính
mảnh ghép.
2. Kết quả phẫu thuật.
* Chức năng khớp gối theo thang điểm
của Lysholm:
Điểm Lysholm trước phẫu thuật trung
bình 55 điểm. Sau phẫu thuật, với thời gian
theo dõi 11,5 tháng, điểm Lysholm trung
bình 94,1 điểm (thấp nhất 75 điểm và cao
nhất 100 điểm). Chức năng khớp gối cải
thiện có ý nghĩa so với thời điểm trước mổ
(p < 0,001).
Kết quả này cao hơn nghiên cứu sử
dụng vít chèn ở đường hầm đùi của
Trương Trí Hữu [1]: điểm Lysholm trung
bình 91,7 điểm, nghiên cứu của Williams
[9]: điểm Lysholm trung bình 91 điểm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số BN
đạt kết quả tốt và rất tốt 52 BN (92,9%) và
4 BN (7,1%) đạt kết quả trung bình.
* Các nghiệm pháp đánh giá độ vững
của khớp gối:
Dấu hiệu Lachman âm tính ở 48 BN
(85,7%), 6 BN khớp gối lỏng nhẹ so với

khớp gối bên chân lành (1+) và 2 BN lỏng
hơn bên lành mức độ trung bình (2+). Tỷ lệ

113


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

âm tính dấu hiệu Lachmann trong nghiên
cứu này thấp hơn của Trương Trí Hữu
(87,9%) [1] và Williams (89%) [9].
KẾT LUẬN
- Cố định mảnh ghép gân chân ngỗng
bằng XO button ở đường hầm đùi là cách
cố định vững chắc, tạo điều kiện cho BN
tập phục hồi chức năng sớm sau mổ, kết
quả sau mổ thu được rất khả quan.
- Điểm Lysholm trung bình đạt 94,1 điểm.
- Tỷ lệ tốt và rất tốt đạt 92,9% (52/56 BN).
- Cố định bằng XO button ở đường hầm
đùi trong phẫu thuật tái tạo DCCT được chỉ
định cho những BN trẻ tuổi, vỡ xương lồi
cầu ngoài dày chắc trên phim chụp khớp
gối, chưa có biểu hiện thưa loãng xương
hay thoái hoá khớp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Trí Hữu và CS. Kết quả tái tạo
DCCT bằng mảnh ghép 4 dải gân cơ thon và
bán gân qua nội soi. Tạp chí Y học Thực hành
Thành phố Hồ Chí Minh. Số đặc biệt chuyên đề

ngoại chuyên ngành, phụ bản của tập 12 (4),
2008, tr.14-20.

3. Lê Ngân và CS. Kết quả bước đầu tái tạo
DCCT hai bó một đường hầm qua nội soi. Tạp
chí Y - Dược học Quân sự. 2012, Vol 37, số 4.
tr.105 -109.
4. Collombet P.H. et coll. L'histoire de la
chirurgie du ligament croisé antérieur. Maîtrise
Orthopédique. 1999, 87.
5. Dejour H. Itineraire d’une carriere chirurgicale
et d’un interet tres particulier pour le ligament
croisé antérieur. 8ieme journées Lyonnaises de
chirurgie du genou. 1995. pp.9-13.
6. Hayes D.A, Watts M.C. Femoral transcondylar
fixation for hamstring ACL reconstruction, clinical
results. Journal of Bone and Joint Surgery - British.
86-B (IssuppSupp IV). 2003, pp.479.
7. Michael D’Amato Bach B.R. Anterior cruciate
ligament injuries. In Brotzman S.B, Wille K.E.
Handbook of orthopaedic rehabilitation. Mosby
Elsevier. Second edition, 2007, pp.395-443.
8. Plawesky S. Technique de reconstruction
du ligament croisé antérieur par les tendons de
la patte d'oie. Maîtrise Orthopédique. 2000, 95.
9. Williams R.J, Hyman J, Petrigliano F,
Rozental T, Wickiewicz T. L. Anterior cruciate
ligament reconstruction with a four-strand hamstring
tendon autograft. J. Bone Joint Surg. 2005, 87A,
pp.51-66.


2. Nguyễn Văn Hỷ. Kết quả tái tạo DCCT
bằng mảnh ghép gân cơ bán gân gấp bốn và
Endobutton qua nội soi. Y học thực hành. 2008,
(620-621), tr.210-218.

114


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

115



×