Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu hiệu quả của tạo nhịp tim ở vị trí vách đường ra thất phải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.37 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA TẠO NHỊP TIM  
Ở VỊ TRÍ VÁCH ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI  
Đặng Việt Đức*; Phạm Nguyên Sơn*, Phạm Trường Sơn*, Nguyễn Kiều Ly* 

TÓM TẮT 
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá kỹ thuật, tình trạng rối loạn đồng bộ (RLĐB) bằng siêu âm ở bệnh nhân 
cấy máy tạo nhịp tim với điện cực thất tại mỏm thất phải và đường ra thất phải. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 73 bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn: 41 bệnh 
nhân có điện cực thất tại mỏm thất phải (nhóm RVA) và 32 bệnh nhân có điện cực thất tại đường ra thất phải 
(nhóm RVOT). Sử dụng siêu âm Doppler và Doppler mô (TVI) đánh giá các thông số RLĐB chính: chênh lệch 
thời gian của vách liên thất và thành sau (SPWMD), chênh lệch thời gian tiền tống máu của thất phải và thất 
trái (IVMD), chênh lệch thời gian tối đa giữa các vùng (Ts‐Diff) và độ lệch chuẩn của thời gian của 12 vùng 
thất trái (Ts‐SD) trong thì tâm thu và trong thì tâm trương (Te‐Diff) và (Te‐SD). 
Kết quả nghiên cứu: So sánh về kỹ thuật giữa 2 nhóm tạo nhịp thất ở mỏm và RVOT:  thời gian chiếu 
tia ngắn hơn (10,38  ± 5,6 phút so với 12,45  ± 7,8 phút) và tỷ lệ cố định thành công ngay lần đầu cao hơn 
(95% so với 75%) với p <0,05. Tỷ lệ biến chứng trong nghiên cứu thấp. Thời gian QRS của nhóm RVA dài 
hơn hẳn nhóm RVOT (143,12 ± 30,61 ms so với 133,2 ± 14,5 ms; p <0,001). IVMD của nhóm RVA tăng rõ 
rệt so với nhóm RVOT (37,63 ± 13,55 ms so với 23,97 ± 14,5 ms; p <0,001). SPWMD của nhóm RVA tăng 
có ý nghĩa so với nhóm RVOT (86,6 ± 14,28 ms so với 69,5 ± 36,9 ms; p <0,001). Ts‐Diff, Ts‐SD, Te‐Diff và 
Te‐SD của nhóm RVA tăng hơn có ý nghĩa so với nhóm RVOT (131,2 ± 46,83 ms so với 58,96 ± 31,34 ms; 
42,95 ± 15,35 ms so với 19,14 ± 10,86 ms; 196,01 ± 115,12 ms so với 83,9 ± 38,39 ms và 64,52 ± 24,08 ms 
so với 27,31 ± 15,17 ms; p <0,001). 
Kết luận: Kỹ thuật cấy điện cực ở RVOT được thực hiện an toàn và tỷ lệ thành công cao. Ở bệnh nhân tạo 
nhịp tim vĩnh viễn, tạo nhịp tại RVOT làm giảm RLĐB tim so với tạo nhịp tại RVA.
Từ khóa: tạo nhịp mỏm tim, tạo nhịp đường ra thất phải, rối loạn đồng bộ. 

ABSTRACT 


ASSESMENT OF CARDIAC DYSSYNCHRONY IN PATIENTS WITH PERMANENT RIGHT 
VENTRICULAR OUTFLOW TRACT AND APICAL PACING 
Đang Viet Đuc, Pham Nguyen Son, Pham Truong Son, Nguyen Kieu Ly  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 385 ‐ 391 
Objective: To investigate technique, cardiac dyssynchrony in patients with right ventricular outflow tract 
and apical pacing by using echocardiography and tissue Doppler.  
Patients and method: 73 patients were enrolled in this study including 41 patients with right ventricular 
apex  pacing  (as  RVA  group)  and  32  patients  with  right  ventricular  outflow  tract  pacing  subjects  (as  RVOT 
group).  All  these  patients  were  evaluated  clinically  and  echocardiographically  with  Tissue  Velocity  Imaging 
(TVI) to assess the severity and prevalence of myocardial dyssynchrony. Main measures were as follow: septal‐to‐
posterior wall motion delay (SPWMD), inter‐ventricular electromechanical delay (IVMD), maximal difference in 
time to peak myocardial systolic contraction (Ts‐Diff), and the standard deviation of TS (Ts‐SD) of the 12 LV 
*

Viện Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 
Tác giả liên lạc: ThS. Đặng Việt Đức 
ĐT: 069572400 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

Email:  

385


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

segments.   

Results:  As  compared  to  the  RVOT  group,  The  QRS  duration  were  significantly  prolonged  and  the 
percentage of the electrical dyssynchrony was seen higher in RVA group (143.12 ± 30.61 ms vs 133.2 ± 14.5 ms; 
p <0.001 and 78.05% vs 40 %; p <0.001). The prevalence of interventricular dyssynchrony  was seen in 34.1% 
in RVA group and was found in 10% in RVOT group). IVMD and SPWMD were increased in RVA group 
when compared to RVOT group (37.63 ± 13.55 ms vs 23.97 ± 14.5 ms; p <0.001 and 86.6 ± 14,28 ms vs 69.5 ± 
36.9 ms; p <0.001). Ts‐Diff  and Ts‐SD were shown higher in RVA group comparing to RVOT group (196.01 ± 
115.12 ms vs 83.9 ± 38.39ms and  64.52 ± 24.08ms vs 27.31 ± 15.17ms; p <0.001). The prevelance of diastolic 
cardiac dyssynchrony in RVA group and RVOT group were 73.17% và 23.3%.  
 Conclusion:  The  cardiac  dyssynchrony  were  seen  more  frequently  and  more  severe  in  RVA  group  than 
those in RVOT group 
Key words: RVA pacing, RVOT pacing, dyssynchrony. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Tạo  nhịp  tim  (TNT)  vĩnh  viễn  là  một 
phương pháp đã được áp dụng rộng rãi trên thế 
giới  để  điều  trị  có  hiệu  quả  các  rối  loạn  nhịp 
chậm. Từ nhiều năm nay, các thầy thuốc thường 
sử  dụng  điện  cực  kích  thích  thất  tại  mỏm  thất 
phải  để  tạo  nhịp  thất.  Đây  là  vị  trí  điện  cực  đã 
được chứng minh có tính ổn định cao, điện trở 
và  ngưỡng  kích  thích  thấp.  Tuy  nhiên,  những 
bằng chứng gần đây cho thấy TNT với điện cực 
ở mỏm thất phải sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh nhân suy 
tim, rung nhĩ … do làm tăng RLĐB của thất, làm 
giảm tưới máu cơ tim, tăng tái cấu trúc tim, tăng 
mức độ hở van hai lá và giảm cung lượng tim. 
Vì vậy, với quan điểm TNT sinh lý, nhiều tác giả 

đã  nghiên  cứu  những  vị  trí  cố  định  điện  cực 
khác như: đường ra thất phải (RVOT), vách liên 
thất  và  quanh  bó  His.  Trong  đó,  TNT  ở  vùng 
vách  RVOT  đang  là  xu  hướng  nghiên  cứu  của 
các  nhà  lâm  sàng  trên  thế  giới.  Tại  Việt  Nam 
hiện tại chưa có nghiên cứu báo cáo về TNT tại 
vị trí vách ở RVOT. Vì vậy chúng tôi tiến hành 
thực hiện đề tài với mục tiêu: 

Đối tượng nghiên cứu 

1. Đánh giá kỹ thuật cấy điện cực ở vị trí vách 
ở đường ra thất phải.
2.  Đánh  giá  hiệu  quả  điện  sinh  lý  và  tính 
đồng bộ thất của phương pháp cấy điện cực ở vị 
trí vách đường ra thất phải. 

386

Gồm  73  bệnh  nhân  đã  được  cấy  máy  TNT 
vĩnh  viễn  tại  Khoa  Nội  Tim  mạch  ‐  Viện  Tim 
mạch ‐ Bệnh viện TWQĐ 108, chia làm 2 nhóm:   
‐ Nhóm được cấy máy TNT với vị trí điện cực 
tại mỏm thất phải: 41 bệnh nhân. 
‐ Nhóm được cấy máy TNT với vị trí điện cực 
tại RVOT): 32 bệnh nhân. 

Tiêu chuẩn loại trừ 
Suy tim đã được chẩn đoán từ trước, bệnh lý 
van  tim,  bệnh  màng  ngoài  tim,  bệnh  tim  bẩm 

sinh…   

Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu hồi cứu kết hợp với tiến cứu, cắt 
ngang, mô tả có so sánh. 
Nội dung nghiên cứu 
* Phần hồi cứu:  
Thu  thập  các  số  liệu  của  bệnh  nhân  đã  cấy 
máy  TNT  gồm:  triệu  chứng  lâm  sàng,  cận  lâm 
sàng, chỉ định, phương thức tạo nhịp, các thông 
số máy tạo nhịp và biến chứng nếu có.  
* Phần tiến cứu 
Các bệnh nhân nghiên cứu được khám lâm 
sàng,  chỉ  định  và  chuẩn  bị  cấy  máy  TNT  theo 
quy trình thống nhất. 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
‐  Bệnh  nhân  nghiên  cứu  được  cấy  máy  tạo 
nhịp  với  điện  cực  ở  mỏm  và  RVOT.  Các  thông 
số  trong  quá  trình  cấy  máy  cần  thu  thập:  tổng 
thời  gian  chiếu  tia,  đường  vào  tĩnh  mạch,  loại 
điện cực... Sau đó đánh giá các biến chứng (nếu 
có). 
‐ Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu được tái 
khám  sau  cấy  máy  và  thu  thập  thông  số  gồm: 
lâm sàng, kiểm tra máy tạo nhịp, X quang tim ‐ 

phổi, làm siêu âm ‐ Doppler tim.  
‐ Làm điện tim đồ ghi lại thời gian của phức 
bộ  QRS, thời gian QRS trên 120  ms  được  coi  là 
RLĐB điện học của thất trái. 
‐ Siêu âm ‐ Doppler tim:  
+ Đánh giá các thông số thường quy.  
+ Đánh giá tình trạng RLĐB cơ học của tim: 
. Đánh giá tình trạng RLĐB giữa thất phải và 
thất trái: Đo thời gian tiền tống máu thất trái (LV‐
PEP) và thất phải (RV‐PEP). Tính chênh lệch thời 
gian  IVMD  =  LV‐PEP  ‐  RV‐PEP.  IVMD  ≥40  ms 
được coi là RLĐB giữa hai thất. 
.  Đánh  giá  tình  trạng  RLĐB  giữa  vách  liên 
thất và thành sau thất trái bằng siêu âm TM: đo 
chênh  lệch  thời  gian  để  đạt  được  vận  động  co 
bóp tối đa trong thì tâm thu của vách liên thất và 
thành sau trên siêu âm ‐ Doppler mô (SPWMD). 
SPWMD ≥130 ms được coi  là  mất  đồng  bộ  giữa 
vách liên thất và thành sau thất trái. 
 Đánh giá RLĐB trong thất trái bằng siêu âm 
‐ Doppler mô trên mặt cắt 4 buồng, 2 buồng và 
trục dài từ mỏm tim. Sử dụng phần mềm đo đỉnh 
sóng  tâm  thu  (Ts)  và  sóng  đầu  tâm  trương  (Te) 
tại 6 vùng nền và 6 vùng giữa thất trái (vách liên 
thất,  thành  bên,  thành  sau,  thành  trước,  thành 
dưới  và  vách  liên  thất  trước).  Tính  chênh  lệch 
thành đối diện tâm thu và tâm trương ở 12 vùng. 
Tính chênh lệch tối đa 12 vùng tâm thu (Ts‐Diff) 
và  12  vùng  tâm  trương  (Te‐Diff).  Tính  độ  lệch 
chuẩn ở 12 vị trí Ts‐SD và độ lệch chuẩn ở 12 vị 

trí tâm trương Te‐SD. ∆Ts ≥65ms, Ts‐SD ≥33 ms 
và  Ts‐Diff  ≥100ms  được  coi  là  RLĐB  tâm  thu. 
∆Te  ≥65ms,  Te‐SD  ≥34  ms  và  Te‐Diff  ≥113ms 
được coi là RLĐB tâm trương. 

Nghiên cứu Y học

Xử lý các số liệu 
Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần 
mềm SPSS for Window 16.0. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc  điểm  chung  của  nhóm  bệnh  nhân 
nghiên cứu 
Thông số
Tuổi (năm)
Nam / Nữ
Thời gian theo dõi
sau cấy máy (năm)

Nhóm RVA Nhóm RVOT
(n = 41)
(n = 32)

p

70,26 ± 13,36 69,42 ± 14,25 >0,05
22/19
22/10
>0,05

4,09 ± 1,64
2,5 ± 1,32 <0,001

Không  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê 
về  tuổi  và  giới  giữa  hai  nhóm  bệnh  nhân  cấy 
máy  có  điện  cực  ở  mỏm  thất  phải  và  nhóm  có 
điện  cực  ở  RVOT  (p  >0,05).  Thời  gian  theo  dõi 
máy  trung  bình  của  nhóm  RVA  là  4,09  ±  1,64 
năm,  cao  hơn  so  với  nhóm  RVOT  (2,5  ±  1,32 
năm). 

Đặc điểm kỹ thuật cấy máy của bệnh nhân 
nghiên cứu 
Các thông số kỹ thuật trong quá trình cấy máy 
Thông số

Nhóm RVA Nhóm RVOT p
(n = 32)
(n = 41)
20 (48,7%)
0
<0,05

Điện cực thụ
động
Điện cực chủ
21 (51,3%) 32 (100%)
động
Tổng thời gian chiếu tia 10,38 ± 5,6 12,45 ± 7,8 <0,05
(phút)

Tỷ lệ thành công khi cấy 39 (95%)
23(76%) <0,05
điện cực lần đầu
Loại
điện
cực

Tổng thời gian chiếu tia trung bình của nhóm 
cấy điện cực ở mỏm: 10,38 (phút) thấp hơn có ý 
nghĩa  so  với  nhóm  TNT  ở  RVOT:  12,45  (phút) 
với p <0,05. Tỷ lệ thành công khi cố định điện cực 
lần  đầu  ở  nhóm  TNT  ở  mỏm  cao  hơn  so  với 
nhóm TNT ở RVOT với p <0,05. 

Các  thông  số  điện  cực  thất  của  bệnh  nhân 
nghiên cứu  
Thông số

Nhóm RVA
(n = 41)

Nhóm RVOT
(n = 32)

p

Điện trở điện cực 561,39 ± 134,19 808 ± 165,5 <0,0001
(Ω)
Ngưỡng kích thích
0,69 ± 0,23

0,58 ± 0,29 >0,05
(v)

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

387


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Điện trở trung bình của điện cực ở thời điểm 

bệnh nhân nhóm RVA có RLĐB hai thất so với 

nghiên cứu của nhóm RVA thấp hơn có ý nghĩa 

9,3% ở nhóm RVOT (p <0,05).

so  với  nhóm  RVOT.  Ngưỡng  kích  thích  thất 

Đặc điểm đánh giá RLĐB trong thất bằng siêu 
âm TM của hai nhóm bệnh nhân 

trung bình của nhóm RVA lớn hơn nhóm RVOT, 
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.  

Đặc  điểm  biến  chứng  xảy  ra  khi  cấy  máy  ở 
nhóm nghiên cứu 

Thông số

Nhóm RVA Nhóm RVOT
(n = 41)
(n = 32)
Tràn khí màng phổi
1 (2,4%)
0
Tràn dịch máu màng ngoài tim 1 (2,4%)
0
Rối loạn nhịp thất phức tạp
1 (2,4%)
0
Tuột điện cực
1 (2,4%)
1 (3,1%)
Tăng ngưỡng kích thích
2 (2,4%)
1 (3,1%)

Đặc điểm RLĐB thất ở bệnh nhân cấy máy 
tạo nhịp tim 
Đặc điểm RLĐB điện học ở bệnh nhân cấy máy 
tạo nhịp tim   
Thông số

Nhóm RVA Nhóm RVOT
(n = 41)
(n = 32)


Thời gian QRS (ms)
QRS <120 ms
QRS từ 120 - 150 ms
QRS >150 ms

143,12 ±
30,61
9 (21,95%)
9 (21,95%)
23 (56,1%)

p

133,2 ± 14,5 <0,001
18 (56,2%) <0,001
7 (21,8%)
0,78
7 (21,8%)
0,71

Khoảng  thời  gian  phức  bộ  QRS  trên  điện 
tâm đồ  của nhóm  RVA  dài  hơn  có  ý  nghĩa  so 
với nhóm RVOT với p <0,001. Số bệnh nhân có 
khoảng  thời  gian  QRS  từ  trên  120  ms  của 
nhóm  RVA  là  78,05%  nhiều  hơn  hẳn  nhóm 
RVOT (42%).  

Đặc  điểm  RLĐB  hai  thất  của  hai  nhóm 
bệnh nhân  
Thông số


Nhóm RVA
(n = 41)

IVMD (ms)
37,63 ± 13,55
IVMD ≥ 40ms (n,%) 14 (34,14%)

Nhóm RVOT
(n = 32)

p

23,97 ± 14,5 <0,001
3 (9,3%)
0,038

Chênh  lệch  thời  gian  tiền  tống  máu  giữa 
thất phải và thất trái của bệnh nhân có điện cực 
ở mỏm thất phải tăng rõ rệt so với nhóm bệnh 
nhân có điện cực ở RVOT (p <0,001). Có 34,14% 

388

Thông số

Nhóm RVA
(n = 41)

Nhóm RVOT

(n = 32)

p

SPWMD (ms)

82,60 ± 14,28

69,5 ± 36,9

<0,001

Tỷ lệ SPWMD ≥
130 (ms)

11 (26,82%)

4 (12,5%)

0,27

Thời gian chênh lệch vách liên thất và thành 
sau thất trái thì tâm thu (SPWMD) ở nhóm điện 
cực ở mỏm thất phải tăng rõ rệt so với nhóm có 
điện cực ở RVOT (p <0,001).  

Đặc điểm đánh giá RLĐB trong thất bằng TVI 
của hai nhóm bệnh nhân 
∆Ts theo TDI (ms)


Nhóm RVA
(n = 41)

Vách - Thành Nền
bên
Giữa

36,09 ± 10,01

Thành sau Thành trước

Nền

Giữa
Thành sau - Nền
Vách liên thất
Giữa
trước

Nhóm RVOT
(n = 32)

p

12,56 ± 17,8 <0,05
56,17 ± 11,55 26,46 ± 25,14 <0,05
<0,00
50,53 ± 8,28 16,96 ± 9,66
1
59,68 ± 14,69 24,1 ± 21,34 <0,05

47,36 ± 17,55

24,7 ± 25,07 <0,05

55,51 ± 23,51 31,36 ± 27,12 <0,05

Chênh  lệch  thành  đối  diện  12  vùng  trong 
thất trái theo TVI của nhóm RVA ở các vùng nền 
và vùng giữa đều lớn hơn rất có ý nghĩa so với 
nhóm RVOT với p <0,05. 

* Tỷ lệ rối loạn đồng bộ thành đối diện của thất
trái trong thì tâm thu
Nhóm
RVOT
(n = 32)
Nền 12 (29,6%) 2 (6,6%)
Vách -Thành bên
Giữa 16 (39,02%) 3 (10%)
Nền 15 (36,58%)
0
Thành sau Thành trước
Giữa 21 (51,21%) 1 (3,3%)
Thành sau –Vách Nền 13 (31,7%) 2 (6,6%)
liên thất trước Giữa 19 (46,34%) 2 (6,6%)
∆Ts theo TDI (ms) ≥
65ms

Nhóm RVA
(n = 41)


p
0,035
0,014
0,0001
0,023
0,0008

Tỷ  lệ  rối  loạn  đồng  bộ  thành  đối  diện  trong 
thất trái trong thì tâm thu ở nhóm RVA từ 29,6% 
‐ 51,21%, trong khi tỷ lệ rối loạn đồng bộ thành 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
đối diện trong thất trái trong thì tâm thu ở nhóm 
RVOT chỉ từ 0 – 10%.

*  So  sánh  Ts‐Diff,  Ts‐SD,  Te‐Diff  và  Te‐SD 
của 12 vùng thất trái  
Thông số

Nhóm RVA
(n = 41)

Ts-Diff (ms)

131,2 ± 46,83


Ts-SD (ms)

42,95 ± 15,35

Te-Diff (ms)

196,01 ± 115,12

Te-SD (ms)

64,52 ± 24,08

Nhóm RVOT
(n = 32)

p

58,96 ± 31,34 <0,0001
19,14 ± 10,86 <0,001
83,9 ± 38,93 <0,0001
27,31 ± 15,17 <0,001

Ts‐Diff;  Te‐Diff;  Ts‐SD  và  Te‐SD  của  nhóm 
RVA đều dài hơn đáng kể so với nhóm RVOT, 
sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  p 
<0,001.  

*  Tỷ  lệ  rối  loạn  đồng  bộ  trong  thất  trái  trên 
Doppler mô (TVI) 
Thông số

Ts-Diff ≥ 100 (ms)
Ts-SD ≥ 33 (ms)
Te-SD ≥ 34 (ms)
Te-Diff ≥ 113 (ms)

Nhóm RVA
(n = 41)
31 (75,6%)
29 (70,73%)
30 (73,17%)
30 (73,17%)

Nhóm RVOT
(n = 32)
4 (13,3%)
3 (10%)
7 (23,3%)
6 (20%)

p
<0,0001
<0,0001
<0,0001
<0,0001

Tỷ lệ RLĐB trong thất ở thì tâm thu và ở thì 
tâm trương ở nhóm RVA đều lớn hơn rõ rệt so 
với ở nhóm RVOT với p <0,05.  

BÀN LUẬN 

Trong lịch sử hơn 50 năm tạo nhịp tim vĩnh 
viễn, mỏm thất phải là vị trí truyền thống để tạo 
nhịp  thất,  nhưng  các  nghiên  cứu  ngẫu  nhiên, 
mù đôi, đa trung tâm đã chứng minh những bất 
lợi của TNT ở mỏm. Việc tìm những vị trí kích 
thích  thất  phải  một  cách  sinh  lý  hơn  đã  được 
nhiều  tác  giả  quan  tâm  và  TNT  tại  vị  trí  vách 
RVOT đang là xu thế phát triển của thế giới.  
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đánh giá về 
kỹ thuật: thời gian chiếu tia X trung bình ở nhóm 
TNT  ở  mỏm:  10,38  ±  5,6  (phút)  thấp  hơn  có  ý 
nghĩa  so  với  nhóm  TNT  ở  RVOT:  12,45  ±  7,8 
(phút) với p <0,05. Kết quả này được giải thích là 
do TNT ở vị trí vách của RVOT là một kỹ thuật 
khó,  nhiều  thao  tác  và  đòi  hỏi  bác  sĩ  thực  hiện 
thủ  thuật  phải  là  người  có  kinh  nghiệm.  Thời 
gian chiếu tia được rút ngắn là một tiêu chí đánh 
giá tính thuần thục của kỹ thuật. 

Nghiên cứu Y học

Tỉ  lệ  cấy  thành  công  ngay  lần  cố  định  đầu 
tiên  của  nhóm  TNT  ở  mỏm  là  39  bệnh  nhân 
(95%)  cao  hơn  có  ý  nghĩa  so  với  nhóm  TNT  ở 
RVOT là 23 bệnh nhân (76%) với p <0,05. Kết quả 
này  của  chúng  tôi  thấp  hơn  kết  quả  nghiên  cứu 
của  Harry  Mond  khi  cấy  điện  cực  vào  vách  ở 
RVOT là 95%(5). Điều đó được giải thích là do kỹ 
thuật  mới  triển  khai  nên  tỉ  lệ  thành  công  giai 
đoạn đầu còn không cao.  

Trong kết quả nghiên cứu, biến chứng do cấy 
máy TNT tỉ lệ rất thấp, các biến chứng đều được 
điều trị an toàn và không có sự khác biệt giữa 2 
nhóm nghiên cứu. 
Nghiên cứu của Erdogan O. theo dõi 16 bệnh 
nhân  có  điện  cực  mỏm  thất  phải  (RVA)  và  16 
bệnh  nhân  có  điện  cực  ở  RVOT  trong  hơn  30 
tháng:  điện  trở  của  điện  cực  giữa  hai  nhóm 
không có sự khác biệt có ý nghĩa, nhóm RVA có 
hiện tượng tăng ngưỡng kích thích (0,63 ± 0,19 V 
so với 1 ± 0,82 V; p=0,007)(1). Xiaoqing Ren phân 
tích 36 bệnh nhân cấy ở RVOT và 39 bệnh nhân 
cấy ở RVA và được theo dõi trong 12 tháng, kết 
quả cho thấy ở hai nhóm không có sự khác biệt 
về ngưỡng kích thích (0,92 ± 0,20 V so với 0,91 ± 
0,19  V;  p  >0,05)  và  điện  trở  của  điện  cực  (592  ± 
201  Ω  so  với  568  ±  198  Ω;  p  >0,05)(7).  Trong 
nghiên cứu của chúng tôi ngưỡng kích thích thất 
trung bình của nhóm RVA lớn hơn nhóm RVOT 
nhưng  sự  khác  biệt  chưa  có  ý  nghĩa  thống  kê, 
điện  trở  trung  bình  của  điện  cực  ở  thời  điểm 
nghiên cứu của nhóm RVA thấp hơn có ý nghĩa 
so với nhóm RVOT, tuy nhiên vẫn trong giới hạn 
bình thường. 
RLĐB  điện  học  ở  bệnh  nhân  cấy  máy  TNT 
được xác định bằng thời gian của phức bộ QRS 
trên điện tim. Nghiên cứu của Leong DP. trên 32 
bệnh nhân tạo nhịp RVOT và 26 bệnh nhân tạo 
nhịp RVA, thời gian QRS của bệnh nhân nhóm 
RVA dài hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân nhóm 

RVOT  (156  ±  21  ms  so  với  139  ±  20  ms;  p 
=0,008)(4).  Trong  nghiên  cứu  của  Xiaoqing  Ren, 
thời  gian  QRS  của  bệnh  nhân  nhóm  RVA  dài 
hơn hẳn bệnh nhân nhóm RVOT (177 ± 21 ms so 
với 138 ± 23 ms; p <0,05)(7). Kết quả nghiên cứu 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

389


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

của  chúng  tôi  cũng  tương  tự  như  các  tác  giả 
(RVA:  143,12  ±  30,61  ms  so  với  RVOT:  133,2  ± 
14,5  ms;  p  <0,001),  78,05%  số  bệnh  nhân  nhóm 
RVA so với 43% bệnh nhân của nhóm RVOT (p 
<0,001) có RLĐB điện học. 
Rối loạn đồng bộ (RLĐB) cơ học của tim bao 
gồm  các  RLĐB  nhĩ  ‐  thất,  giữa  hai  thất  và  các 
vùng  cơ  tim  trong  thất  trái.  Tuy  nhiên,  ở  bệnh 
nhân tạo nhịp thất, chúng tôi chỉ khảo sát những 
RLĐB  giữa  hai  thất  và  RLĐB  trong  thất.  RLĐB 
giữa  hai  thất  (Interventricular  Dyssynchrony) 
được biểu hiện bằng việc kéo dài thời gian tiền 
tâm thu giữa thất phải và thất trái. Nghiên cứu 
của Leong DP trên 32 bệnh nhân tạo nhịp RVOT 
và 26 bệnh nhân tạo nhịp RVA, IVMD của bệnh 

nhân  nhóm  RVA  dài  hơn  nhiều  so  với  bệnh 
nhân nhóm RVOT (35 ± 23 ms so với 13 ± 32 ms; 
p=0,007)(4).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
IVMD của nhóm tạo nhịp RVA cũng dài hơn có 
ý  nghĩa  so  với  nhóm  tạo  nhịp  RVOT  (37,63  ± 
13,55  ms  ở  nhóm  tạo  nhịp  RVA  so  với  23,97  ± 
14,5  ms  ở  nhóm  tạo  nhịp  RVOT;  p  <0,001), 
34,14%  số  bệnh  nhân  nhóm  RVA  trong  khi  đó 
chỉ  có  10%  bệnh  nhân  của  nhóm  RVOT  (p 
<0,001) có RLĐB giữa hai thất. 
RLĐB 
trong 
thất 
(Intraventricular 
Dyssynchrony)  là  hiện  tượng  các  vùng  khác 
nhau của thành thất trái vận động co bóp không 
cùng lúc trong thì tâm thu và tâm trương. RLĐB 
trong thất làm giảm cung lượng tim và phân số 
tống máu thất trái. RLĐB cơ học trong thất cũng 
làm nặng thêm tình trạng hở van hai lá do làm 
RLĐB hoạt động của bộ máy van hai lá và làm 
tăng  tỷ  lệ  suy  tim,  rung  nhĩ.  Nghiên  cứu  của 
Cano theo dõi trong 12 tháng trên 28 bệnh nhân 
tạo nhịp RVA, 32 bệnh nhân tạo nhịp vùng vách 
liên thất sát với RVOT và 21 người bình thường 
cho thấy, chênh lệch thời gian đạt vận tốc tối đa 
thì tâm thu của vách liên thất so với thành trước, 
thành  bên  và  thành  sau  thất  trái,  cũng  như  Ts‐
Diff ở nhóm RVA đều dài hơn có ý nghĩa thống 
kê  so  với  nhóm  tạo  nhịp  ở  vách(1).  Nghiên  cứu 

của Yoshikawa H sử dụng Doppler mô đánh giá 
đồng  bộ  thất  trái  theo  trục  dọc  và  cắt  ngang  ở 

390

bệnh nhân tạo nhịp mỏm thất phải và vách liên 
thất cao đều thấy có chênh lệch thời gian đạt vận 
tốc  tối  đa  giữa  các  vùng  thất  trái  ở  nhóm  tạo 
nhịp mỏm thất phải đều lớn hơn rõ ràng so với 
nhóm  tạo  nhịp  vách  liên  thất  cao(5).  Trong  kết 
quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  chênh  lệch  thời 
gian đạt vận tốc tối đa thì tâm thu của vách liên 
thất so với thành trước, thành bên và thành sau 
thất  trái  cũng  như  Ts‐Diff    và  Ts‐SD  ở  nhóm 
RVA  đều  lớn  hơn  có  ý  nghĩa  thống  kê  so  với 
nhóm tạo nhịp ở RVOT. Khi đánh giá các thông 
số rối loạn đồng bộ tâm trương, chúng tôi cũng 
thấy  Td‐SD  và  Te‐Diff  cũng  tăng  đáng  kể  ở 
nhóm  tạo  nhịp  RVA  so  với  nhóm  RVOT.  Tỷ  lệ 
bệnh nhân rối loạn đồng bộ trong thất của nhóm 
RVA  cao  hơn  rất  nhiều  so  với  nhóm  tạo  nhịp 
RVOT, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. 

KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu trên 73 bệnh nhân cấy máy 
TNT  vĩnh  viễn,  chúng  tôi  có  một  số  nhận  xét 
như sau: 
‐  Kỹ  thuật  cấy  điện  cực  ở  RVOT  được  thực 
hiện  an  toàn  và  các  thông  số  của  điện  cực  thất 
không  có  sự  khác  biệt  so  với  tạo  nhịp  ở  mỏm 

thất phải. 
‐ Thời gian QRS để đánh giá RLĐB điện học 
của bệnh nhân tạo nhịp tại RVOT ngắn hơn hẳn 
so với nhóm tạo nhịp ở mỏm thất phải.  
‐ Tạo nhịp tại RVOT làm giảm tỷ lệ RLĐB hai 
thất, RLĐB trong thất trái (Ts‐Diff  và Ts‐SD, Td‐
SD và Te‐Diff) so với nhóm tạo nhịp ở mỏm thất 
phải. 
‐ Cấy máy tạo nhịp có điện cực thất ở RVOT 
có nhiều ưu thế hơn tạo nhịp ở mỏm và là một 
phương pháp cần có những số  liệu nghiên cứu 
lớn hơn, theo dõi dài hơn trong tương lai.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

Cano  O,  Osca  J,  Sancho  Tello  MJ  (2010),  “Comparison  of 
effectiveness  of  right  ventricular  septal  pacing  versus  right 
ventricular apical pacing”, Am J Cardiol, 105, 1426 ‐ 1432. 
Erdogan O, Aktoz M (2007), ʺLong ‐ term safety and efficacy 
of  right  ventricular  outflow  tractʺ,  Journal  of 
Electrocardiology, 40, S73. 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
3.


4.

5.

6.

Balt  JC,  Norbert  M  (2010),  ʺRadiological  and 
electrocardiographic  characterization  of  right  ventricular 
outflow tract pacingʺ, Europace, 12, 1739 ‐ 1744. 
Leong  DP  (2010),  “Long  ‐  term  mechanical  consequences  of 
permanent  right  ventricular  pacing:  effect  of  pacing  site”,  J 
Cardiovasc Electrophysiol, 21, 1120 ‐ 1126. 
Hillock  RJ,  Mond  HG  (2011),  ʺPacing  the  right  ventricular 
outflow tract septum: time to embrace the futureʺ, Europace, 
1093 Europace, pp. 251. 
Vlay  SC  (2006),  “Right  ventricular  outflow  tract  pacing: 
Practical  and  beneficial.  A  9‐Year  experience  of  460 
consecutive implants”, PACE, 29, 1055 ‐ 1062. 

7.

Nghiên cứu Y học

Ren X, Zhang S, Pu J, Wang F (2009), “Long ‐ term follow‐up 
of  right  ventricular  outflow  tract  septal  pacing”,  J  Geriatr 
Cardiol, 6, 71 ‐ 74. 
Yoshikawa H, Suzuki M, Tezuka N (2010), “Differences in left 
ventricular  dyssynchrony  between  high  septal  pacing  and 
apical pacing in patients with normal left ventricular systolic 

function”, Journal of Cardiology, 56, 44 ‐ 50. 

8.

 
Ngày nhận bài báo  

 

 

01‐7‐2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:   

20‐7‐2013 

Ngày bài báo được đăng:   

01‐8‐2013 

 

 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

391




×