Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phác đồ gemcitabine kết hợp cisplatin tại Bệnh viện 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.57 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƢ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ
BẰNG PHÁC ĐỒ GEMCITABINE KẾT HỢP CISPLATIN
TẠI BỆNH VIỆN 103
Nguyễn Huy Lực*; Đỗ Quyết*; Tạ Bá Thắng*
Mai Xuân Khẩn*; Nguyễn Lam*; Đào Ngọc Bằng*
TÓM TẮT
Nghiên cứu 74 bệnh nhân (BN) ung thư phổi (UTP) không tế bào nhỏ bằng phác đồ gemcitabine
kết hợp với cisplatin, điều trị tại Khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện 103 từ 6 - 2009 đến 6 - 2012. Kết
quả: tất cả các triệu chứng lâm sàng đều giảm nhẹ sau điều trị. Chỉ số điểm KPI tăng lên 10 - 20%
sau điều trị (điểm KPI 70 trước điều trị 18,90%; sau điều trị giảm xuống 2,70%, tức là có 16% BN
tăng điểm KPI; điểm KPI 100 trước điều trị 3,75%; sau điều trị tăng lên 21,61%, tức là có 18% BN
tăng điểm). Các tác dụng không mong muốn nôn, buồn nôn gặp 9,45%; mẩn ngứa: 18,90%; rụng
tóc: 14,85%; 6,75% BN giảm bạch cầu (BC) và 2,70% giảm hång cÇu (HC). Thời gian sống thêm
trung bình 8,94 ± 6,2 tháng.
* Từ khoá: Ung thư phổi không tế bào nhỏ; Hoá trị liệu.

some REMARKS on RESULT OF CHEMOTHERAPY TO TREAT
PATIENTS WITH NON-SMALL CELL LUNG CANCER BY
GEMCITABINE PLUS CISPLATIN at 103 HOSPITAL
Summary
Studying result of chemotherapy to treat in 74 patients with non small cell lung cancer (NSLC) by
gemcitabine plus cisplatin in the Department of Tuberculosis and Lung Disease, 103 Hospital from
2009 to 2012, we showed initial results: All clinical symptoms were decreased after treatment in
comparison with before; KPI scores were increased 10 - 20%; 5.4% of patients had completely
response and 54% had response with chemotherapy, 8.10% of patients hadn’t response. 9.45% of
patients had nausea and vomiting; itching: 18.90%; alopecsive: 14.85%. 6.75% of patients had aleukemia;
anglobulia: 2.70%. The average survival time of the patients was 8.94 ± 6.2 months.
* Key words: Non small cell lung cancer; Chemotherapy.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi nguyên phát hay còn gọi là
ung thư phế quản (UTPQ) hiện đang là
bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam;

tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng.
Bệnh thường xảy ra ở nam giới, tuổi mắc
bệnh thường > 50. Nam gặp nhiều hơn nữ,
tỷ lệ nam/nữ khoảng 6/1. Kết quả điều trị
phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên,

* Bệnh viện 103
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Triều
PGS. TS. Ngô Văn Hoàng Linh

59


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
ở Việt Nam đa số BN khi được chẩn đoán
là UTP thì bệnh đã ở giai đoạn không còn
chỉ định phẫu thuật. Đối với những BN này,
điều trị hoá chất là phù hợp. Chúng tôi
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh
giá cải thiện về lâm sàng, X quang và những
tác dụng không mong muốn của BN UTP
được điều trị phác đồ gemcitabine + cisplatin.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.

74 BN UTPQ không tế bào nhỏ, điều trị
theo phác đồ gemcitabine + cisplatin tại Khoa
Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện 103, từ 2009
đến 2012. Tuổi thấp nhất 25, cao nhất 82,
trung bình 62 ± 6 tuổi.
* Tiêu chuẩn chọn BN: BN UTPQ loại không
tế bào nhỏ bằng xét nghiệm mô bệnh học,
ở giai đoạn IIIB - IV. BC cầu máu ngoại vi
> 3.000/ml, tiểu cầu > 100.000/ml; điểm Karnofsky
(KPI) ≥ 70%. BN tự nguyên tham gia.
* Tiêu chuẩn loại trừ: UTPQ loại tế bào nhỏ,
BN không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu lâm
sàng: tuổi giới, các triệu chứng lâm sàng,
các tác dụng không mong muốn.
- Nghiên cứu biến đổi xét nghiệm máu:
BC, HC, HST, các chỉ số sinh hoá máu:
SGOT, SGPT, ure, creatinin.
* Phương pháp nghiên cứu và đánh giá
kết quả:
- Nghiên cứu lâm sàng: BN được khám
tỷ mỷ, phát hiện các triệu chứng và chẩn đoán
xác định UTPQ dựa vào xét nghiệm mô bệnh.
- Đánh giá kết quả: phân giai đoạn bệnh
dựa vào TNM (4 giai đoạn).
+ Đánh giá tình trạng toàn thân dựa vào
thang điểm chỉ số toàn trạng Karnofsky

(KPI: Karnofsky performance index - theo

thang điểm từ 0 - 100).
+ Đánh giá di căn xa dựa vào siêu âm ổ
bụng, xạ hình xương, MRI sọ não…
- Nghiên cứu hình ảnh X quang: chụp
X quang phổi và chụp CT ngực.
- Đánh giá kết quả X quang theo: vị trí,
số lượng khối u, hạch trung thất, khối u,
so sánh kết quả giữa các lần chụp theo đợt
truyền hoá chất.
- Nghiên cứu biến đổi các chỉ tiêu xét
nghiệm máu: giảm BC, HC.
- Nghiên cứu về điều trị: BN được điều
trị thống nhất một phác đồ gemcitabine +
cisplatin, liều lượng gemcitabine 1.000 mg/m2
cơ thể cho ngày 1; cisplatin 75 mg/m 2 cơ
thể cho ngày 1. Đợt thứ 2 cách đợt thứ nhất
8 ngày, các đợt tiếp theo cách nhau 3 tuần,
đủ 6 đợt. Sau mỗi đợt điều trị, BN được
khám lại để đánh giá diễn biến lâm sàng,
đáp ứng với điều trị. Nếu đáp ứng, sẽ tiếp
tục điều trị các đợt tiếp theo. Nếu không,
sẽ chuyển sang phác đồ khác hoặc ngưng
điều trị, điều trị triệu chứng.
- Đánh giá đáp ứng điều trị: đánh giá
thay đổi thang điểm KPI.
+ Đánh giá mức độ đáp ứng điều trị theo
3 mức độ (Theo Viện Ung thư Quốc gia
Hoa Kỳ) [7]: đáp ứng hoàn toàn: hết hoàn
toàn các triệu chứng lâm sàng; tổn thương
trên phim chụp CT giảm > 50% đường kính

lớn nhất của tổn thương và duy trì ít nhất
sau 4 tuần, không có xuất hiện các triệu
chứng mới, tổn thương mới. Đáp ứng một
phần: triệu chứng lâm sàng không hết hoàn
toàn; tổn thương X quang giảm < 50%
đường kính lớn nhất của khối u. Không đáp
ứng: bệnh tiến triển, triệu chứng lâm sàng
không giảm; CT ngực: tổn thương tăng kích
thước hơn so với trước điều trị, hoặc xuất
hiện tổn thương mới.
+ Thời gian sống thêm tính theo tháng.

61


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm tuổi, giới.
Bảng 1: Phân bố tuổi, giới.
GIỚI

NỮ (13)

NAM (61)

TUỔI

TỔNG

n


%

n

%

n

%

30 - 40

3

4,92

1

7,69

4

5,40

41 - 50

14

22,94


2

15,38

16

21,60

51 - 60

16

26,23

5

38,45

21

28,35

61 - 70

17

27,86

4


31,76

21

28,35

> 70

11

18,03

1

7,69

12

16,20

Tổng

61

82,35

13

17,65


74

100,00

Độ tuổi > 40 gặp nhiều và nhiều nhất ở độ tuổi 50 - 70 (60%), tuổi < 40 chỉ gặp 6,25%,
tuổi > 70 gặp 18,97%. Trần Đăng Khoa (2011) [5] gặp nhiều nhất ở độ tuổi 60, trung bình
65,2 ± 9,3 tuổi; Đồng Khắc Hưng (1995) [4] gặp 92% BN UTPQ > 45 tuổi; Nguyễn Hải Anh
và CS (2005) [1] cũng gặp 92,3% BN UTPQ ở độ tuổi ≥ 40. Nguyễn Hữu Lân gặp độ tuổi
trung bình 60,5. Tỷ lệ nam/nữ của chúng tôi là 4/1. Kết quả này tương tự như Prager D
(2000): tỷ lệ nam/nữ 4/1 [9].
* Giai đoạn bệnh:
Giai đoạn IIIB: 48 BN (64,80%); giai đoạn IV: 26 BN (35,20%). Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Trần Đăng Khoa (2011): giai đoạn IIIB: 52,22%; giai đoạn IV: 48,78%.
2. Kết quả đáp ứng điều trị.
Bảng 2: Cải thiện các triệu chứng toàn thân hệ thống.
THỜI GIAN
TRIỆU CHỨNG

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

SAU ĐIỀU TRỊ 6 ĐỢT
p

n

%

n


%

Sốt

21

28,35

0

0

Gày sút cân

23

31,05

9

12,15

< 0,05

Hội chứng xương khớp

19

25,65


6

8,10

< 0,05

Đau ngực

52

70,02

16

21,61

< 0,05

Ho ra máu

13

16,55

3

3,75

< 0,05


Nuốt nghẹn

11

14,85

4

5,40

< 0,05

Hội chứng tràn dịch màng phổi

22

29,70

1

1,35

< 0,05

Hội chứng đông đặc co kéo

14

18,90


7

9,45

< 0,05

62


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
Sau điều trị, không còn BN nào sốt,
trước điều trị có 21 BN sốt. Những BN này
sốt có thể do yếu tố nhiễm khuẩn, có thể
sốt do hội chứng cận u. Trước điều trị, triệu
chứng đau ngực 70,2%; sau điều trị còn
21,6%, ho máu trước điều trị là 16,55%,
sau điều trị còn 3,75%, khác biệt có ý nghĩa.
Các triệu chứng của hội chứng trung thất
như uống sặc cải thiện ít. Cromartie và CS
(1980) gặp tỷ lệ ho trước điều trị khoảng 75%
các trường hợp, sau điều trị còn 20,20%.
Các triệu chứng thực thể như tiếng thở rít,
hội chứng trung thất, hội chứng tràn dịch,
hội chứng đông đặc… trước điều trị gặp
10 - 30% BN, sau điều trị, giảm xuống
< 10%. Một số tác giả cũng nhận xét với đa
hóa trị, hầu hết các triệu chứng lâm sàng
đều được cải thiện rõ rệt [9].
Bảng 3: Điểm KPI.
TRƯỚC

ĐIỀU TRỊ

THỜI GIAN

SAU ĐIỀU
TRỊ 6 ĐỢT
p

KPI

n

%

n

%

70

12

16,12

2

2,70

< 0,05


80

28

39,15

28

39,15

>0,05

90

29

40,50

31

41,85

>0,05

100

5

6,75


13

17,55

< 0,05

Trước điều trị, 14 BN (18,90%) có điểm
KPI 70, sau điều trị, chỉ còn 2 BN (2,7%),
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trước điều trị,
3,75% BN có điểm KPI 100, sau điều trị
tăng lên 13 BN (17,55%), khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của
Trần Đăng Khoa (2011) [ 5]: điểm KPI 70
trước điều trị 14,6%, sau điều trị còn 2,4%.
Nhóm KPI 100 trước điều trị 4,9%, sau điều
trị tăng lên 17,1%. Kết quả của chúng tôi phù
hợp với nhận xét của Prager D (2000) [9 ]:
BN UTP không tế bào nhỏ có đáp ứng khá
tốt với hóa trị liệu nói chung và gemcitabine

nói riêng, thang điểm KPI tăng lên rõ rệt sau
hóa trị.
* Phân loại kết quả đáp ứng điều trị:
Đáp ứng hoàn toàn: 14 BN (18,90%);
đáp ứng một phần: 30 BN (40,50%); bệnh
không thay đổi: 21 BN (28,45%); bệnh tiến
triển nặng hơn: 9 BN (12,15%). Theo Trần
Đăng Khoa (2011): không có BN nào đáp
ứng hoàn toàn, 53,6% đáp ứng một phần,
tương tự kết quả của chúng tôi. Kosmidis P

(2000) [8]: đáp ứng một phần 32%; Lê Thu
Hà (2010) [3]: đáp ứng một phần 31,1%;
bệnh giữ nguyên 42,2%; bệnh tiến triển 26,5%.
* Thời gian sống thêm:
< 2 tháng: 9 BN (12,15%); 2 - 6 tháng:
25 BN (33,75%); 6 - 12 tháng: 26 BN (35,10%);
> 12 tháng: 16 BN (21,61%), trung bình
8,94 tháng. Theo Petr Zatlukal, thời gian
sống thêm trung bình 7,97 tháng, của Giorgio
Vittorio Scagliotti là 10,3 tháng, tương tự
kết quả của chúng tôi. Theo một số tác giả,
điều trị hoá chất mang lại hiệu quả tốt như
cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài thời
gian sống thêm, khi kết hợp các thuốc mới
với nhóm platin như gemcitabine với cisplatin…
đã mang lại kết quả vượt trội về tỷ lệ đáp
ứng và thời gian sống thêm [8, 9].
Bảng 4: Các biểu hiện tác dụng không
mong muốn.
THỜI GIAN

2 ĐỢT ĐẦU
ĐIỀU TRỊ

SAU ĐIỀU
TRỊ 6 ĐỢT

TRIỆU CHỨNG

n


%

n

%

Rối loạn tiêu hoá

7

9,45

1

1,35

Mẩn ngứa

9

12,15

0

Rụng tóc

8

10,8


0

Giảm BC

4

p

< 0,05

5,40

63


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
Một số các tác dụng không mong muốn:
mẩn ngứa ngoài da, rối loạn tiêu hoá ở đợt
điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, ở các đợt điều
trị sau, những biểu hiện buồn nôn, nôn
giảm và hết, rụng tóc ít (8 BN = 10,8%).
Sau điều trị, các BN này đều mọc tóc trở lại.
Biến chứng giảm BC < 2.000 BC/ml gặp 2
BN, 2 BN giảm < 5.000/ml xuất hiện ở đợt
điều trị thứ 3, nhưng vẫn tham gia truyền
hết 6 đợt, đến đợt thứ 4, BC trở lại > 5.000.
Điều này phù hợp với một số tác giả cho
rằng phác đồ các thuốc điều trị ung thư mới,
kết hợp với nhóm platin (gemcitabine +

cisplatin, hoặc gemcitabine + carboplatin) đạt
hiệu quả điều trị tốt, an toàn, ít biến chứng.
KẾT LUẬN
Qua áp dụng phác đồ gemcitabine kết
hợp cisplatin điều trị cho BN UTPQ không
tế bào nhỏ, chúng tôi rút ra một số kết luận:
+ Hầu hết BN sau khi điều trị đều giảm
nhẹ các triệu chứng lâm sàng so với trước
điều trị như: sốt, gày sút, hội chứng xương
khớp. Điểm KPI đều tăng từ 10 - 20% ở đa
số BN. Đáp ứng điều trị hoàn toàn đạt 18,9%,
đáp ứng một phần 40,50%, đáp ứng kém
28,45%, bệnh tiến triển 12,15%. Thời gian
sống thêm trung bình đạt 8,94 tháng.
+ Tác dụng không mong muốn ở mức
nhẹ, không có tai biến, biến chứng nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3. Lê Thu Hà. Đánh giá hiệu quả phác đồ
paclitaxel - carboplatin trong điều trị UTP. Tạp chí
Ung thư học Việt Nam. 2010, số 1, tr.268-275.
4. Đồng Khắc Hưng. Nghiên cứu về lâm sàng,
X quang phổi chuẩn và một số kỹ thuật xâm
nhập để chẩn đoán UTP nguyên phát. Luận án
Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. Hà Nội. 1995.
5. Trần Đăng Khoa. Nghiên cứu giá trị của
phương pháp xạ hình Spect 99m Tc - MIBI trong
chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị UTP.
Luận án Tiến sỹ Y học. Hà Nội. 2011, tr.114.
6. Đỗ Kim Quế. Hoá trị UTP không phải tế

bào nhỏ tại Bệnh viện Thống Nhất. Tài liệu Hội
nghị khoa học thường kỳ. Đại học Y Dược
TP.HCM. 2004.
7. American cancer society. Cancer facts and
figures 2004. Atlanta. downloads.
2005.
8. Kosmidis P, Mylonakis N, Skarlos D, et al.
Parlitaxel (175 mg/m2) plus carbopletin (5AUC)
versus paclitaxel (225 mg/m2) plus carboplatin
(6UAC) in advanced non small cell lung cancer
(NSCLC): A multicenter randomized trial. Ann Oncol.
2000, 11, pp.799-805.
9. Prager D. Bronchogenic carcinoma. Textbook
of Respiratory Medicine. 2000, pp.1415-1451.
10. Sandler A.B, Numinaitis J, Denham C,
et al. Phase III trial of gemcitabine plus cisplatin
versus cisplatin alone in metastatic non small
cell lung cancer. J Clin Oncol. 2000, 18 (1),
pp.122-130.

1. Nguyễn Hải Anh, Hoàng Hồng Thái. Tình
hình UTP tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
trong 10 năm từ 1991 - 2000. Tạp chí Y học
thực hành. 2005, số 513, tr.205-208.
2. Phạm Tử Dương, Nguyễn Thế Khánh. Các
hằng số sinh lý máu người Việt Nam. Xét nghiệm
sử dụng trong lâm sàng. NXB Y học. Hà Nội. 1999,
tr.896-897.

Ngày nhận bài: 2/11/2012

Ngày giao phản biện: 5/1/2013
Ngày giao bản thảo in: 6/2/2013

64


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013

65



×