Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kết quả nội soi tạo hình bể thận niệu quản bằng đường qua phúc mạc so với đường sau phúc mạc ở bệnh nhân hẹp phần nối bể thận - niệu quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.31 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ NỘI SOI TẠO HÌNH BỂ THẬN NIỆU QUẢN
BẰNG ĐƯỜNG QUA PHÚC MẠC SO VỚI ĐƯỜNG SAU PHÚC MẠC
Ở BỆNH NHÂN HẸP PHẦN NỐI BỂ THẬN- NIỆU QUẢN
Nguyễn Duy Việt*, Nguyễn Thanh Liêm*, Lê Anh Dũng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh kết quả nội soi tạo hình bể thận niệu bằng đường qua phúc mạc và đường sau phúc mạc
ở bệnh nhân hẹp phần nối bể thận niệu quản tại bệnh viện nhi Trung Ương từ tháng 09/2007 – 04/2011.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu mô tả 38 trường hợp được chẩn đoán là thận
ứ nước do hẹp phần nối bể thận niệu quản, được chia thành 2 nhóm. Nhóm nội soi tạo hình bể thận niệu quản
qua đường phúc mạc, gồm 17 bệnh nhân và nhóm nội soi tạo hình bể thận niệu quản đường sau phúc mạc, gồm
21 bệnh nhân.
Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về thời gian mổ (p = 0,04); thời gian mổ
trung bình của nhóm nội soi đường qua phúc mạc là 142 phút (từ 115 – 180 phút); đường sau phúc mạc là
112 phút (từ 80 – 180 phút). Phân bố tuổi của 2 nhóm không có khác biệt, tuổi trung bình của nhóm nội soi
qua phúc mạc là 7,7 tuổi (từ 6 – 11 tuổi); nhóm nội soi đường sau phúc mạc là 7,6 tuổi (từ 4 – 15 tuổi).
Thời gian nằm viện không thấy khác biệt, thời gian nằm viện của nhóm nội soi qua đường phúc mạc là 3,5
ngày (từ 2 – 5 ngày) trong khi đó nhóm nội soi đường sau phúc mạc là 2,9 ngày (từ 2 – 5 ngày). Nhóm nội
soi qua mạc có 2 trường hợp chuyển mổ mở.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mổ của nhóm phẫu thuật sau phúc mạc ngắn hơn nhóm
phẫu thuật qua phúc mạc (p = 0,04), thời gian nằm viện ngắn hơn và nguy cơ làm tổn thương tạng trong khi
phẫu thuật thấp hơn.
Từ khóa: Tạo hình bể thận niệu quản, nội soi qua phúc mạc, nội soi sau phúc mạc.

ABSTRACT
OUTCOMES OF TRANSPERITONEAL LAPAROSCOPIC VERSUS RETROPERITONEOSCOPIC
PYELOPLASTY FOR URETEROPELVIC JUNCTION SYNDROME IN CHILDREN


Nguyen Duy Viet, Nguyen Thanh Liem, Le Anh Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 135 - 137
Objective: To compare the outcomes of laparoscopic versus retroperitoneoscopic pyeloplasty for
ureteropelvic junction syndrome in children in National Children’s Hospital from 09/2007 to 04 /2011.
Methods: This descriptive study of medical records of 38 patients with ureteropelvic junction syndrome,
underwent transperitoneal laparoscopic pyeloplasty or retroperitoneoscopic pyeloplasty. Group I consisted of 17
patients underwent laparoscopic pyeloplasty and group II consisted of 21 patients underwent
retroperitoneoscopic pyeloplasty.
Results: Mean operative time for retroperitoneoscpoic pyeloplasty was significantly shorter than
laparoscopic pyeloplasty (112 versus 142, p = 0.04). No difference was observed between the 2 group in patient
age and hospital stay, mean age of laparoscopic approach was 7.7 years (range 6 – 11 years) and mean age of
retroperitoneoscpoic approach was 7.6 years (range 4 – 15 years). Mean hospital stay was 3.5 days (range 2 – 5
* Bệnh viện Nhi Trung Ương
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Duy Việt,

Chuyên Đề Ngoại Nhi

ĐT: 0904999427,

Email:

135


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

days) in group I and group II was 2.9 days (range 2 – 5 days). Transperitoneal group had 2 cases, were required
to conversion to open surgery.

Conclusions: The study showed that mean operative time of retroperitoneoscpoic pyeloplasty was
significantly shorter than transperitoneal laparoscopic pyeloplasy (p=0.04), hospital stay was shorter and lower
risks of organs trauma during operation.
Key words: Pyeloplasty, transperitoneal laparoscopy, retroperitoneoscopy.
04/2011.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi tạo hình bể thận niệu
quản điều trị những trường hợp thận ứ nước
do hẹp phần nối bể thận – niệu quản đã được
tiển hành và phát triển từ đầu năm 1990 và cho
tới ngày nay nó nhanh chóng được chấp nhận
một như một kỹ thuật để điều trị thận ứ nước
do hẹp phần nối bể thận – niệu quản(4). Năm
1993 tác giả Schuessler và cộng sự lần đầu tiên
tiến hành nội tạo hình phần nối bể thận – niệu
quản bằng đường qua phúc mạc cho 5 trường
hợp(5). Năm 1996 tác giả Janetschek và cộng sự
thông báo đầu tiên tiến hành nội soi tạo hình
phần nối bể thận- niệu quản bằng đường ngoài
phúc mạc cho 16 trường hợp(3). Và từ những
kết quả ban đầu được thông báo, đến nay đã
có nhiều tác giả tiến hành nội soi tạo hình bể
thận – niệu quản bằng đường qua phúc mạc và
đường ngoài phúc mạc. Tuy nhiên còn ít
những nghiên cứu so sánh kết quả của 2 kỹ
thuật này bởi vậy chúng tôi tiến hành so sánh
kết quả nội soi tạo hình bể thận niệu quản
bằng đường qua phúc mạc và đường ngoài
phúc mạc.


Mục tiêu nghiên cứu
So sánh kết quả nội soi tạo hình bể thận niệu
bằng đường qua phúc mạc và đường sau phúc
mạc ở bệnh nhân hẹp phần nối bể thận niệu
quản tại Bệnh viện nhi Trung Ương từ tháng
09/2007 – 04/2011.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được chẩn đoán thận ứ
nước do hẹp phần nối bể thận – niệu quản và
được phẫu thuật nội soi bằng đường qua phúc
mạc và đường sau phúc mạc từ 09/2007 đến

136

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả.
Tất cả các trường hợp được soi bàng quang
và đặt sonde JJ vào bể thận - niệu quản bên bị
hẹp ngay trước khi phẫu thuật.
Phẫu thuật, chúng tôi sử dụng kỹ thuật nội
soi tạo hình bể thân – niệu quản bằng đường
qua phúc mạc và đường ngoài phúc mạc như đã
mô tả trong y văn. Ở giai đoạn đầu chúng tôi
tiến hành phẫu thuật bằng đường qua phúc mạc
cho 17 trường hợp sau đó chúng tôi chuyển sang
phẫu thuật bằng đường ngoài phúc mạc cho 21
trường hợp.
Phân tích thống kê: T – tests, với p < 0,05 là

có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ
Có 38 bệnh nhân được phẫu thuật bao gồm
8 nữ và 30 nam. Có 17 bệnh nhân được phẫu
thuật tạo hình bể thận – niệu quản bằng đường
phúc mạc và 21 trường hợp được phẫu thuật
qua đường nội soi ngoài phúc mạc. Tuổi trung
bình của nhóm phẫu thuật qua đường phúc mạc
là 7,7 tuổi (từ 6 - 11 tuổi) và của nhóm phẫu
thuật đường ngoài phúc mạc là 7,6 tuổi (từ 4 –
15 tuổi), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (với p = 0,88). Thời gian mổ trung bình của
nhóm phẫu thuật qua đường phúc mạc là 142
phút (từ 115 – 180 phút); đường sau phúc mạc
là 112 phút (từ 80 – 180 phút), có sự khác biệt
có ý nghĩa thông kê (với p = 0,04). Thời gian
nằm viện trung bình của nhóm phẫu thuật qua
đường phúc mạc là 3,5 ngày (từ 2 – 5 ngày),
nhóm phẫu thuật đường sau phúc mạc là 2,9
ngày (từ 2 – 5 ngày), không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p = 0,33). Nhóm phẫu thuật
qua đường phúc mạc có 2 trường hợp chuyển

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
mổ mở, tỷ lệ phẫu thuật nội soi thành công của
nhóm này là 15/17 (0,88%), trong đó có 1

trường hợp vì không đặt được sonde JJ và 1
trường hợp do đoạn hẹp dài nên chúng tôi
không thể tiến hành làm miệng nối bằng nội
soi được. Ở nhóm phẫu thuật ngoài phúc mạc
không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở,
tỷ lệ thành công là 100%.

BÀN LUẬN
Phẫu thuật nội soi trở thành một lựa chọn
cho tạo hình bể thận – niệu quản, phục hồi sau
mổ nhanh và giảm tỷ lệ biến chứng. Nội soi
ngoài phúc mạc có những lợi ích như: Không
phải phẫu tích đại tràng và giảm nguy cơ tổn
thương các tạng trong mổ hoặc sau đó hình
thành sự dính sau mổ ở trong ổ bụng; không
có nguy cơ thoát nước tiểu vào ổ bụng trong
mổ. Bên cạnh đó nội sau phúc mạc cho phẫu
thuật viên can thiệp trực tiếp phần nối bể thận
– niệu quản(1,2).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giai đoạn
đầu chúng tôi nội soi tạo hình bể thận niệu quản
bằng đường qua phúc mạc; sau đó chúng tôi
phẫu thuật đường ngoài phúc mạc. Chúng tôi
tiến hành so sánh một số tham số của 2 phương
pháp. Nhóm phẫu thuật đường qua phúc mạc
có 2 trường hợp phải chuyển mổ mở, nguyên
nhân là do 1 trường hợp không đặt được sonde
JJ và trường hợp thứ 2 là do đoạn hẹp dài nên
không thể tiến hành tạo miếng nối bằng nội soi.
Nhóm ngoài phúc mạc không có trường hợp

nào phải chuyển mổ mở.

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Nghiên cứu Y học

Thời gian mổ trung bình ở 2 nhóm có khác
biệt có ý nghĩa thống kê, nhóm ngoài phúc mạc
có thời gian mổ trung bình là 112 phút ngắn hơn
nhóm phẫu thuật qua phúc mạc với thời gian
mổ là 142 phút, chúng tôi nhận thấy nội soi
ngoài phúc mạc có thể tiếp cận trực tiếp phần
nối bể thận niệu quản, không phải phẫu tích đại
tràng và do đó đây cũng có thể là một yếu tố
giảm thời gian phẫu thuật.
Tuổi phẫu thuật trung bình và thời gian nằm
viện của 2 nhóm không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mổ
của nhóm phẫu thuật sau phúc mạc ngắn hơn
nhóm phẫu thuật qua phúc mạc (p = 0,04), thời
gian nằm viện ngắn hơn và nguy cơ làm tổn
thương tạng trong khi phẫu thuật thấp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.

5.

Abuanz S , Game X, Roche JB, Guillotreau J, et al (2010)
Laparoscopic
pyeloplasty:
comparison
between
retroperitoneoscopic
and
transperitoneal
approach.
Urology.;76:877-81.
Cadeddu JA, Chan DY, Hedican SP, et al (1999).
Retroperitoneal access for transperitoneal laparoscopy in
patients at high risk for intra-abdominal scarring. J Endourol,
13: 567-570.
Janetschek G, Peschel R, Altarac S, et al (1996). Laparoscopic
and retroperitoneoscopic repair of ureteropelvic junction
obstruction. Urology, 47: 311-316.
Onkar S, Shilpi S.G, Ankur H, and NA, (2010). Laparoscopic
dismembered pyeloplasty for ureteropelvic junction
obstruction: Experience with 142 cases in hight-volume
center. J Endourology, 9: 1431-1434.
Schuessler WW, Grune MT, Tecuanhuey LV, et al (1993).
Laparoscopic dismembered pyeloplasty. J Urol, 150: 17951799.


137



×