Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ trên bệnh nhân trầm cảm mức độ vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.53 KB, 7 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA KÍCH THÍCH TỪ
XUYÊN SỌ TRÊN BỆNH NHÂN TRẦM CẢM MỨC ĐỘ VỪA
Nguyễn Văn Phi *; Nguyễn Văn Tuấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả các tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ trên bệnh nhân
(BN) trầm cảm (TC) mức độ vừa. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 27
BN được can thiệp bằng thuốc kết hợp với kích thích từ xuyên sọ tại vị trí vỏ não trước trán
lưng bên trái (100% MT, 10 Hz, chuỗi xung 5 giây, thời gian nghỉ giữa 2 chuỗi xung 25 giây,
25 phút một buổi điều trị, 5 buổi/tuần trong 2 tuần). Kết quả: tác dụng không mong muốn là ù tai
(2 BN = 7,4%), đau đầu hoặc không thoải mái (6 BN = 22%), đau nơi tiếp xúc (3 BN = 11%).
Các tác dụng không mong muốn gặp cả hai giới, ở nhóm tuổi khác nhau, trên cả BN có tiền sử
bệnh lý hoặc không có tiền sử bệnh lý, trên cả nhóm có ngưỡng vận động < 50 và nhóm có
ngưỡng vận động ≥ 50. Kết luận: tác dụng không mong muốn của phương pháp kích thích từ
xuyên sọ lặp lại ít gặp và không nghiêm trọng.
* Từ khóa: Trầm cảm; Kích thích từ xuyên sọ; Tác dụng không mong muốn.

Side Effects of Transcranial Magnetic Stimulation in Moderate
Depressive Episode
Summary
Objectives: To investigate side effects of transcranial magnetic stimulation (rTMS) in
treatment of moderate depressive episode. Subjects and methods: Cross-sectional, prospective
study among 27 patients with moderate depressive episode were assigned to real stimulation
on the left dorso-lateral prefrontal cortex (100% MT, 10 Hz, trains of 5s, inter-train- intervals of
25s, 25 minutes per session, 5 session per week) (27 patients) for 2 weeks in addition to
simultaneously initiated antidepressant medication. Results: Side effects were mild with tinnitus
(2 patients), headache or discomfort (6 patients) and pain of scalp (3 patients). Side effects
were observed in both male and female, different age groups, in patients with a history of
general condition or no history of general condition, motor threshold < 50 or ≥ 50. Conclusions:
Side effects were mild and unservere .


* Key words: Depressive episode; Transcranial magnetic stimulation repeat; Side effects.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một rối loạn thường gặp,
theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) dự đoán đến năm 2020, TC

sẽ trở thành một trong các nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong, làm giảm chất
lượng cuộc sống và gây nên loạn hoạt
năng ở các nước đang phát triển.

* Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Tuấn ()
Ngày nhận bài: 20/09/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 24/11/2016

128


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

Trên BN TC, kích thích từ xuyên sọ lặp
lại đã được chứng minh như một phương
pháp điều trị đơn độc có hiệu quả mà
không cần phối hợp với các thuốc chống
TC, đồng thời trong một số nghiên cứu
kích thích từ xuyên sọ lặp lại được khẳng
định có hiệu quả trong việc tăng cường
tác dụng điều trị của các loại thuốc chống

TC [1]. Tháng 10 - 2008, sử dụng máy kích
thích từ xuyên sọ đã được Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép
điều trị các BN TC đơn cực kháng thuốc
đã thất bại với 1 loại thuốc chống TC [2].
Nghiên cứu cho thấy tác dụng không
mong muốn của kích thích từ xuyên sọ
lặp lại tương đối ít và nhẹ nhàng như đau
hoặc không thoải mải khi kích thích, đau
đầu, giật cơ mặt. Một số tác dụng không
mong muốn hiếm gặp được mô tả là co
giật, giảm ngưỡng nghe, chóng mặt, các
vấn đề về nhận thức [1].
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào
đánh giá về tác dụng không mong muốn

của kích thích từ xuyên sọ lặp lại trên BN
TC. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm: Mô tả tác dụng không
mong muốn của kích thích từ xuyên sọ
trên BN TC mức độ vừa.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
27 BN được chẩn đoán TC mức độ
vừa, điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ
Tâm thần từ 03 - 2014 đến 10 - 2014,
điều trị phối hợp kích thích từ xuyên sọ
lặp lại và hóa dược.
2. Phương phápnghiên cứu.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu
các trường hợp điều trị kết hợp hóa dược
với kích thích từ xuyên sọ lặp lại. Công cụ
nghiên cứu gồm bệnh án, hồ sơ gốc, trắc
nghiệm tâm lý.
Phân tích và xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1:
n

Đặc điểm
Tuổi trung bình
Nhóm tuổi

Giới

Tiền sử

X ± SD

%
41,3 ± 15,70

< 30

9


33,3

30 - 39

4

14,8

40 - 49

4

14,8

50 - 59

6

22,2

≥ 60

4

14,8

Giới nữ

20


74,1

Bệnh cơ thể

8

29,6

Thuốc lá

3

11,1

Rượu

4

14,8

129


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
Gia đình có người bị TC

3

11,1


Dùng chống TC ngay trước vào viện

5

18,5

F31.3

0

0

Chẩn đoán

F32.10

3

11,1

F32.11

13

48,1

F33.10

1


3,7

F33.11

10

37

Tuổi trung bình của BN 41,3 ± 15,70, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,025),
nhóm tuổi < 30 gặp nhiều nhất (33,3%). Trong nhóm nghiên cứu, nữ chiếm đa số
(74,1%). 29,6% BN có bệnh cơ thể. Đa số gặp giai đoạn TC vừa, có triệu chứng cơ thể
hoặc TC tái diễn giai đoạn vừa có triệu chứng cơ thể.
2. Các thông số điều trị bằng kích thích từ xuyên sọ lặp lại.
Bảng 2: Các thông số điều trị bằng kích thích từ xuyên sọ lặp lại.
Thông số điều trị
Vị trí
Ngưỡng vận động
Tần số
Cường độ
Thời gian chuỗi xung

Tuần 1

Tuần 2

p

LDLPFC

LDLPFC


50,22 ± 7,48

48,96 ± 8,98

> 0,05

10 HZ

10 HZ

> 0,05

100% MT

100%MT

> 0,05

5 giây

5 giây

> 0,05

Thời gian nghỉ giữa các chuỗi xung

25 giây

25 giây


> 0,05

Thời gian 1 buổi

25 phút

25 phút

> 0,05

Các thông số về tần số, cường độ điều trị, thời gian một buổi điều trị, thời gian điều
trị được thiết lập cố định trong cả 2 tuần.
3. Các tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ.
Bảng 3:
Tác dụng không
mong muốn

Tuần 1
n

Tuần 2
%

n

Cả 2 tuần
%

n


%

Co giật

0

0

0

0

0

0

Nghe kém, ù tai

2

7,4

0

0

2

7,4


Đau đầu, khó chịu

5

18,5

2

7,4

6

25,9

Khó tập trung

0

0

0

0

0

0

Đau nơi tiếp xúc


2

7,4

1

3,7

3

11,1

Bỏng da

0

0

0

0

0

0

Tác dụng khác

0


0

0

0

0

0

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là đau đầu, khó chịu (25,9%). 11%
than phiền đau nơi tiếp xúc, 7,4% than phiền ù tai. Không gặp các tác dụng không
mong muốn khác.
130


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

Bảng 4: Phân bố tác dụng không mong muốn theo nhóm tuổi.
Tác dụng không
mong muốn

< 30 tuổi
(n = 9)

30 - 39 tuổi
(n = 4)

40 - 49 tuổi

(n = 4)

50 - 59 tuổi
(n = 6)

≥ 60 tuổi
(n = 4)

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Nghe kém, ù tai


0

0

0

0

2

50

0

0

0

0

Đau đầu, khó chịu

3

33,3

0

0


1

25

1

16,7

1

25

Đau nơi tiếp xúc

0

0

1

25

0

0

1

16,7


1

25

Tác dụng không mong muốn nghe kém, ù tai chỉ gặp ở nhóm tuổi 40 - 49; đau đầu,
khó chịu và đau nơi tiếp xúc gặp ở các nhóm tuổi khác nhau.
Bảng 5: Phân bố tác dụng không mong muốn theo tiền sử bệnh cơ thể.

Tác dụng không mong
muốn

Tiền sử không có bệnh cơ thể
(n = 19)

Tiền sử có bệnh cơ thể
(n = 8)

n

%

n

%

Nghe kém, ù tai

2

10,5


0

0

Đau đầu, khó chịu

5

26,3

1

12,5

Đau nơi tiếp xúc

2

10,5

1

12,5

Tác dụng không mong muốn ù tai chỉ gặp ở nhóm không có tiền sử bệnh cơ thể;
đau đầu, khó chịu và đau nơi tiếp xúc gặp ở cả hai nhóm có tiền sử bệnh cơ thể và
không có bệnh cơ thể.
Bảng 6: Phân bố tác dụng không mong muốn theo ngưỡng vận động.
Ngưỡng vận động < 50


Ngưỡng vận động ≥ 50

(n = 9)

(n = 18)

Tác dụng không mong muốn
n

%

n

%

Nghe kém, ù tai

1

11,1

1

5,5

Đau đầu, khó chịu

2


22,2

4

22,2

Đau nơi tiếp xúc

1

11,1

2

11,1

Tác dụng không mong muốn như ù tai, đau đầu, đau nơi tiếp xúc xuất hiện cả ở
nhóm ngưỡng vận động < 50 và ngưỡng vận động ≥ 50; đa số BN đau đầu gặp ở BN
ngưỡng vận động ≥ 50.
131


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu ban đầu trên người
Việt Nam và ở BN TC mức độ vừa, có kết
hợp háo dược nên chúng tôi điều trị cho
BN với tổng số xung cho 1 buổi điều trị là
2.500 xung, tần số 10 Hz, cường độ 100%

ngưỡng vận động, thời gian chuỗi xung
5 giây, thời gian nghỉ giữa các chuỗi xung
25 giây, 5 buổi/tuần trong 2 tuần. Các
nghiên cứu trước đây chưa khẳng định
việc dùng tần số kích thích thấp (1 Hz) ở
vị trí vỏ não trước trán phải hay việc dùng
tần số kích thích cao (> 1 Hz) có hiệu quả
hơn, nhưng đa số các nghiên cứu ban
đầu đã chứng minh có hiệu quả và sử
dụng kích thích tần số cao được khuyến
cáo. Nghiên cứu cũng sử dụng cường độ
khác nhau, đa số sử dụng cường độ từ
80 đến 120% ngưỡng động vật [3], thông
số về thời gian chuỗi xung, thời gian nghỉ
giữa các chuỗi xung, thời gian một buổi
điều trị và tổng thời gian điều trị cũng thay
đổi tùy theo từng nghiên cứu [3].
Tác dụng không mong muốn thường
gặp nhất là đau đầu, khó chịu (6 BN =
25,9%). 3 BN (11%) than phiền đau nơi
tiếp xúc, 2 BN (7,4%) than phiền ù tai khi
làm kích thích. Phần lớn tác dụng không
mong muốn ở gặp tuần đầu tiên điều trị
với 5 BN than phiền đau đầu, khó chịu,
2 BN than phiền đau nơi tiếp xúc, 2 BN
than phiền ù tai. Tác dụng không mong
muốn gặp trên cả hai giới ở các nhóm
tuổi khác nhau, ở BN có tiền sử bệnh lý
cơ thể hoặc không, ở nhóm có ngưỡng
vận động < 50 và nhóm có ngưỡng vận

động ≥ 50. Chúng tôi không gặp tác dụng
không mong muốn khác.
Nghiên cứu điều trị TC bằng kích thích
từ xuyên sọ trên những đối tượng khác
132

nhau đều có báo cáo về tác dụng không
mong muốn. Tuy nhiên, nghiên cứu trên
trẻ em và vị thành niên khá hạn chế.
Bloch và CS mô tả một nghiên cứu mở
trên 9 BN vị thành niên TC kháng thuốc,
có mức độ suy giảm nhận thức cao điều trị
bằng kích thích từ xuyên sọ lặp lại 10 Hz,
vị trí LDLPFC, 80% ngưỡng vận động,
20 phút mỗi buổi trong 2 tuần và gặp 1 BN
bỏ cuộc do lo âu và cảm xúc không ổn
định, 1 BN có hưng cảm nhẹ, 1 trường
hợp có ý định tự sát 3 tuần sau điều trị
kích thích từ xuyên sọ lặp lại và 5 BN đau
đầu, không gặp tác dụng không mong
muốn khác [4]. Gần đây, Wall và CS báo
cáo điều trị bổ sung 30 buổi kích thích từ
xuyên sọ lặp lại 10 Hz, vị trí DLPFC,
120% ngưỡng vận động, 3.000 xung/buổi
trên 8 trẻ vị thành niên TC kháng trị đang
điều trị bằng các thuốc chống TC thuộc
nhóm SSRI thấy 1 BN không tiếp tục
được nghiên cứu, có cải thiện về mặt lâm
sàng đồng thời không thấy tác dụng
không mong muốn trên nhận thức [5].

Nghiên cứu trên người trưởng thành bị
TC thấy tác dụng không mong muốn
thường gặp là đau hoặc không thoải mải
khi kích thích, đau đầu, giật cơ mặt [1].
Các tác dụng không mong muốn khác
cũng được báo cáo nhưng hiếm gặp là co
giật, giảm ngưỡng nghe, chóng mặt, các
vấn đề về nhận thức…[1]. Đã có nghiên
cứu báo cáo về hiệu quả điều trị cũng
như tác dụng không mong muốn trên BN
TC người già. Nghiên cứu của Manes và
CS trên 20 BN TC kháng trị có tuổi trung
bình 60,7, được điều trị bằng 5 buổi bằng
kích thích từ xuyên sọ lặp lại, 20 Hz, vị trí
trước trán trái, 80% ngưỡng vận động
thấy 3 BN cải thiện đồng thời, 1 BN đau
tại chỗ, 4 BN đau đầu nhẹ, 4 BN cảm thấy


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

không thoải mái [6]. Nghiên cứu của
Mosimann và CS trên 15 BN cao tuổi có
TC điều trị 10 buổi bằng kích thích từ
xuyên sọ lặp lại, 10 Hz, vị trí LDLPFC
100% ngưỡng vận động nhận thấy không
có sự khác biệt so với nhóm đối chứng về
hiệu quả nhưng trên nhóm điều trị bằng
kích thích từ xuyên sọ lặp lại với 1 BN
buồn nôn, 1 BN đau răng, 1 BN chóng

mặt, 1 BN viêm kết mạc, 1 BN có ý tưởng
tự sát [7].
Nghiên cứu trên đối tượng có thai, Kim
và CS nghiên cứu hiệu quả điều trị 20
buổi kích thích từ xuyên sọ lặp lại, tần số
1 Hz, vị trí RDLPFC, 100% ngưỡng vận
động trên 10 phụ nữ mang thai quý 2 và
quý 3 có TC cho thấy 70% có đáp ứng,
không gặp tác dụng không mong muốn
trên thai sản, 4 trường hợp có đau đầu
nhẹ trong quá trình điều trị [8]. Sayar và
CS nghiên cứu trên 30 phụ nữ mang thai
bị TC được điều trị 18 buổi kích thích từ
xuyên sọ lặp lại, 6 ngày 1 tuần trong 3
tuần, 25 HZ, kích thích vùng vỏ não trước
trán trái, 100% ngưỡng vận động. Kết quả
cho thấy sau 3 tuần điều trị, 41,4% đối
tượng có đáp ứng, 20,7% thuyên giảm
hoàn toàn, một số đối tượng nghiên cứu
than phiền giật cơ mặt. Các tác dụng
không mong muốn khác như co giật, đau
đầu, ù tai, buồn nôn không được báo cáo
trong nghiên cứu [9].
Như vậy, nghiên cứu trên các lứa tuổi
khác nhau, tác dụng không mong muốn
hay gặp nhất vẫn là than phiền không
thoải mái, đau nơi tiếp xúc, đau đầu. Mặc
dù không gặp trong nghiên cứu của
chúng tôi, nhưng các tác dụng không
mong muốn khác đã được báo cáo trong

y văn bao gồm co giật, thay đổi trên

ngưỡng nghe, buồn nôn, chóng mặt…
Cần lưu ý tác dụng không mong muốn ở
phụ nữ có thai và người cao tuổi khi điều
trị bằng kích thích xuyên sọ lặp lại.
Chưa có nghiên cứu so sánh tác dụng
không mong muốn trên đối tượng có
ngưỡng vận động khác nhau, cũng như
so sánh tác dụng không mong muốn ở
chế độ điều trị khác nhau. Tuy nhiên,
nhiều nhà nghiên cứu coi điều trị bằng
tần số thấp, là một hướng nghiên cứu
tiềm năng, vì ở tần số thấp, nguy cơ xuất
hiện tác dụng không mong muốn thấp
hơn, ít nguy cơ gây ra một cơn động kinh
so với sử dụng tần số cao [10].
Nghiên cứu trên người trưởng thành bị
TC thấy tác dụng không mong muốn
thường gặp là đau hoặc không thoải mải
khi kích thích, đau đầu, giật cơ mặt. Mặc
dù không gặp trong nghiên cứu của
chúng tôi nhưng một số tác dụng không
mong muốn khác đã được báo cáo
nhưng hiếm gặp là co giật, giảm ngưỡng
nghe, chóng mặt, các vấn đề về nhận
thức… [1].
KẾT LUẬN
Các tác dụng không mong muốn thường
gặp của kích thích từ xuyên sọ lặp lại

không nghiêm trọng với 6 BN đau đầu
hoặc không thoải mái, 3 BN đau nơi tiếp
xúc, 2 BN nghe kém hoặc ù tai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MarK SG. Transcranial magnetic stimulation
in Clinical Psychiatry. Washington, DC: American
Psychiatric Publishing. 2006.
2. Horvath JC, J Mathews, MA Demitrack
et al. The NeuroStar TMS device: conducting
the FDA approved protocol for treatment of
depression. J Vis Exp. 2010, 45.

133


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
3. Martin JL, MJ Barbanoj, TE Schlaepfer
et al. Repetitive transcranial magnetic stimulation
for the treatment of depression. Systematic
review and meta-analysis. Br J Psychiatry.
2003, 182, pp.480-491.

7. Mosimann, UP, W Schmitt, BD Greenberg
et al. Repetitive transcranial magnetic stimulation:
a putative add-on treatment for major
depression in elderly patients. Psychiatry Res.
2004, 126 (2), pp.123-133.

4. Bloch Y, N Grisaru EV Harel et al.
Repetitive transcranial magnetic stimulation in

the treatment of depression in adolescents: an
open-label study. J ECT. 2008, 24 (2),
pp.156-159.

8. Kim DR, N Epperson, E Pare et al. An
open label pilot study of transcranial magnetic
stimulation for pregnant women with major
depressive disorder. J Womens Health (Larchmt).
2011, 20 (2), pp.255-261.

5. Wall CA, PE Croarkin, LA Sim et al.
Adjunctive use of repetitive transcranial
magnetic stimulation in depressed adolescents:
a prospective, open pilot study. J Clin Psychiatry.
2011, 72 (9), pp.1263-1269.
6. Manes F, R Jorge, M Morcuende et al. A
controlled study of repetitive transcranial
magnetic stimulation as a treatment of
depression in the elderly. Int Psychogeriatr.
2001, 13 (2), pp.225-231.

134

9. Hizli Sayar G, E Ozten, E Tufan et al.
Transcranial magnetic stimulation during
pregnancy. Arch Womens Ment Health. 2014,
17 (4), pp.311-315.
10. Wassermann EM. Risk and safety of
repetitive transcranial magnetic stimulation:
report and suggested guidelines from the

International Workshop on the safety of
repetitive transcranial magnetic stimulation,
June 5 - 7. Electroencephalogr Clin Neurophysiol.
1996, 108 (1), pp.1-16.



×