Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác dụng không mong muốn của các thuốc chữa lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.44 KB, 7 trang )

Tác dụng không mong muốn
của các thuốc chữa lao
Từ cuối năm 1944, streptomycin (SM,S) ra đời, sau đó đến thập kỷ 60 của
thế kỷ trước, một loạt các thuốc lao mới được phát minh đã chữa khỏi bệnh lao,
nhưng sau đó trực khuẩn lao kháng thuốc phổ biến, các nhà khoa học trên thế giới
đã cố gắng nghiên cứu tìm ra một số thuốc lao mới khác đã đem lại cuộc sống cho
nhiều bệnh nhân lao đã kháng thuốc (thập kỷ 70-80 thế kỷ trước). Sau đó lịch sử
lại lặp lại, nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, bệnh HIV/AIDS lại
làm cho bệnh lao bùng nổ trở lại (từ cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước), loài người lại
đương đầu với bao nhiêu khó khăn trở ngại. Các nhà khoa học luôn luôn tìm tòi
các thuốc lao mới khác chống lại với tình trạng vi khuẩn lao kháng thuốc mới. Cho
tới nay tổng cộng đã có tới hơn 20 thuốc lao được dùng. Tuy có hiệu lực với trực
khuẩn lao, nhưng hầu hết các thuốc lao đều có nhiều tác dụng phụ (không mong
muốn) nhất là chữa lao đã kháng thuốc phải phối hợp nhiều thuốc trong thời gian
dài, gây cản trở công tác điều trị, thậm chí gây tai biến thuốc, nguy hiểm đến tính
mạng bệnh nhân. Chúng tôi tổng hợp lại tác dụng phụ của 20 thuốc lao đang dùng
hiện nay (các thuốc lao thiết yếu, các thuốc lao thứ yếu) để các thầy thuốc lâm
sàng có nhận định khái quát về mặt hạn chế của các thuốc chữa lao, vận dụng
trong việc chữa bệnh hằng ngày.

Tác dụng phụ của thuốc lao trên cơ thể

Tổn thương da, niêm mạc do (hội chứng Stevenson) có thể gặp trong dị ứng thuốc.
1. Toàn thân: 12 thuốc.
- Gây dị ứng, da mẩn đỏ, sốt, hen phế quản.
- Hội chứng Johnson - Stevenson, hội chứng Lyell.
Các thuốc:
- Isoniazid (INH, H), rifampicin (PMP, R), streptomycin (SM,S),
thiacetazon (TB1,TH).
- Kanamycin (KMY), amykacin (AMY), capreomycin (CMP), ethionamid
(ETH), prothionamid (PTH), viomycin (VMY), PAS, fluoroquinolon.


- Đặc biệt gây sốc phản vệ: S, KMY, EMB (ethambutol) (3 thuốc).
- TB1 có nhiều phản ứng nặng, nhất là điều trị cho bệnh nhân HIV. Người
Hoa, Hồng Kông, Singapore, châu Âu, Việt Nam không chịu được thuốc trái với
người Đông Phi, Nam Mỹ.
2. Bộ máy tiêu hóa: 13 thuốc.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, kém ăn.
- Vàng da, viêm gan.
Các thuốc:
- H, R, Z, TB1.
- CMY, ETH, PTH, VMY. MZA (morphazinamid), PAS.
- Fluoroquinolon, oxytetracylin, neomycin.
Đặc biệt: gây viêm gan bán cấp nguy hiểm tính mạng bệnh nhân (9 thuốc):
H, R, Z, TB1, ETH, CMY, VMY, neomycin, PAS (ít gặp hơn).
3. Bộ máy tinh thần kinh: 12 thuốc:
- Viêm thần kinh ngoại biên, viêm thần kinh thị giác (mù), thính giác
(điếc).
- Mất ngủ, hưng phấn, trầm cảm, ảo giác, hồi hộp...
Các thuốc:
- H, S, E (EMB).
- KMY, AMY, CMY, ETH, PTH.
- VMY, néomycin, CSR (cycloserin), fluoroquinolon.
Đặc biệt CSR gây co giật, đau đầu, động kinh, mất ngủ, hưng phấn, trầm
cảm, thích tình dục, ý định tự tử.
4. Bộ máy tiết niệu: 10 thuốc độc với thận (suy thận).
Các thuốc:
- R, E, PAS, S.
- KMY, VMY, néomycin.
- AMY, CMY TB1.
5. Bộ máy nội tiết: 7 thuốc.
- Vú to ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt, phá vỡ kế hoạch sinh đẻ.

- Kích thích tình dục, trứng cá.
- Đái tháo đường: gây đợt tan huyết, đường huyết tăng, acéton niệu nhiều.
- Giảm hấp thụ iod.
Các thuốc:
H, R, Z, ETH, PTH, PAS, cycloserin.
6. Cơ quan tạo máu: 5 thuốc.
- Xuất huyết dưới da, thiếu máu, số lượng tiểu cầu giảm.
- Ca, K, Mg, máu giảm.
Các thuốc:
R, E, CMY, PAS, neomycin.
Đặc biệt:
- Thuốc có thể gây hiện tượng tan huyết; R và PAS.
- Gây sốc phản vệ: E.
7. Cơ - xương - khớp: 4 thuốc.

×