Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Gây tê màng cứng với thuốc tê và thuốc giảm đau trung ương cho phẫu thuật vùng bụng dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.83 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG VỚI THUỐC TÊ VÀ THUỐC GIẢM ĐAU
TRUNG ƯƠNG CHO PHẪU THUẬT VÙNG BỤNG DƯỚI
Nguyễn Văn Chừng**, Trần Thị Ngọc Phượng*, Nguyễn Thị Thanh Ngọc*, Trần Đỗ Anh Vũ*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) để giảm đau trong và sau mổ được áp dụng rộng rãi trên
thế giới từ nhiều thập niên qua. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy phương pháp này làm giảm
những biến chứng trong và sau mổ, giảm tỉ lệ tử vong sau mổ của các phẫu thuật nặng.
Mục tiêu: Đánh giá sự an toàn và hiệu quả giảm đau trong và sau mổ của phương pháp gây tê ngoài màng
cứng với sự phối hợp thuốc tê và thuốc giảm đau trung ương cho phẫu thuật lớn vùng bụng dưới.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. Từ tháng 10/2012 đến tháng 03/2013 tại Bệnh viện Bình Dân
TPHCM, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 37 trường hợp ASA từ 1 đến 3, phẫu thuật lớn vùng bụng dưới với
gây mê toàn diện kết hợp GTNMC để giảm đau trong và sau phẫu thuật.
Kết quả: tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu: 56,1 ± 13,6 tuổi (25 – 85). Thời gian gây mê phẫu thuật
217,1 ± 107,7 (80 - 480) phút. Hầu hết các trường hợp đều đáp ứng đủ nhu cầu thao tác ngoại khoa trong mổ, rất
ít sử dụng thêm opioids tĩnh mạch ngoại trừ liều khởi mê, chỉ có 5 trường hợp cần sử dụng thêm thuốc giảm đau
opioids trong mổ. Thuốc mê hô hấp duy trì trong mổ < 1 MAC. Không có tai biến nặng liên quan catheter NMC
và tử vong chu phẫu trong nghiên cứu.
Kết luận: Kết quả cho thấy phương pháp GTNMC phối hợp gây mê là kỹ thuật an toàn cho phẫu thuật vùng
bụng dưới, với hiệu quả vô cảm và giảm đau sau mổ tốt, không có những tai biến và biến chứng nặng.
Từ khóa: gây tê ngoài màng cứng, phẫu thuật bụng dưới.

ABSTRACT
EPIDURAL WITH LOCAL ANESTHETICS AND OPIOIDS IN LOWER ABDOMINAL SURGERY
Nguyen Van Chung, Tran Thi Ngoc Phuong, Nguyen Thi Thanh Ngoc, Tran Do Anh Vu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 226 - 231
Background: Epidural for intra and postoperative pain relief has been widely used in the world for many


decades. Previous studies have shown that this method may reduce complications, and decrease the mortality in
severe cases.
Objectives: The present study investigates the safety and the efficacy of epidural combined local anaesthetics
and opioids in major lower abdominal surgery.
Methods: descriptive, cross-sectional study. 37 ASA physical status 1 - 3 patients undergoing major surgery
of the lower abdomen with a combined general anaesthesia and epidural postoperative analgesia were studied at
Binh Dan hospital from 2012 October to 2013 March .
Results: Average ages: 56.1 ± 13.6 years (25 – 85). Duration of surgery: 217.1 ± 107.7 (80 - 480) minutes.
In most cases, the patients had no negative responses to the stimulus provided during the surgical procedure.
Anesthesiologists rarely needed to administer intravenous opioids except a conductive dose. There were only five
cases which more opioids were used during on operation. Anesthesia was maintained with less than 1 MAC of
inhalation anesthetics. With regards to epidurals in this study, there were no severe complications or mortality.
* Khoa phẫu thuật, Bệnh viện Bình Dân Tp. HCM.
** Đại học Y Dược TP. HCM
ĐT: 0903181976
Email:
Tác giả liên lạc: ThS. Bs Trần Đỗ Anh Vũ

226

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học

Conclusions: The results illustrate that a combined general - epidural anesthesia technique is safe for lower
abdominal surgery with both efficient anesthesia and satisfactory pain relief. There were no serious complications
involved in this process.

Keyword: epidural, lower abdominal surgery.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) để giảm
đau trong và sau mổ được áp dụng rộng rãi trên
thế giới từ nhiều thập niên qua. Kết quả của
nhiều công trình nghiên cứu cho thấy phương
pháp này làm giảm những biến chứng trong và
sau mổ, cải thiện tình trạng phục hồi chức năng
sau mổ và giảm tỉ lệ tử vong sau mổ của các
phẫu thuật nặng.
Phối hợp thuốc tê và thuốc giảm đau trung
ương (nhóm á phiện) dùng trong GTNMC bằng
cách truyền liên tục cũng đã cho thấy những ưu
điểm, thuận lợi rõ rệt như cải thiện chất lượng
giảm đau, giảm bớt liều lượng sử dụng của cả
hai nhóm thuốc, giảm tai biến ngộ độc thuốc,
duy trì nồng độ thuốc ổn định, giảm tải công
việc cho người làm công tác hồi sức sau mổ,
tránh được tác dụng ức chế giao cảm ngắt quãng
do chích từng liều(1, 7).
Đối với các phẫu thuật lớn vùng bụng dưới,
thời gian mổ kéo dài, trên các đối tượng có các
bệnh lý tim mạch, hô hấp kèm theo… với nhiều
nguy cơ trong và sau phẫu thuật, ngoài các vấn
đề về ngoại khoa, đau được ví như một dấu hiệu
sinh tồn cần phải được quan tâm đúng mức.
Những trường hợp như vậy, việc đặt một
catheter vào khoang ngoài màng cứng (NMC)
vừa là phương pháp vô cảm và giảm đau trong

mổ, vừa giảm đau sau mổ liên tục rất tiện lợi.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự an toàn và hiệu quả giảm đau
trong và sau mổ của phương pháp gây tê ngoài
màng cứng với sự phối hợp thuốc tê và thuốc
giảm đau trung ương cho phẫu thuật lớn vùng
bụng dưới.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu

vùng bụng dưới tại Bệnh viện Bình Dân
TP.HCM.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.

Tiêu chuẩn nhận bệnh
- Bệnh nhân thuộc nhóm ASA 1 – 3, không
có chống chỉ định GTNMC.
- Bệnh nhân đồng ý hợp tác với thầy thuốc
để tiến hành GTNMC.

Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang nhiễm trùng toàn thân,
đang ở trong tình trạng sốc hay thiếu khối lượng
tuần hoàn.
- Không thực hiện GTNMC được.


Phương thức tiến hành
Thăm khám, giải thích và chuẩn bị bệnh
nhân (BN) như một cuộc gây mê bình thường.
Kỹ thuật GTNMC phối hợp gây mê toàn
diện:
+ GTNMC TL 3-4 hoặc TL 2-3, luồn catheter
vào khoang NMC với độ sâu 3 – 5 cm. Bơm liều
test bằng hỗn hợp 3ml Lidocain 1,5% và
epinephrine 1/200.000.
+ Sau khi xác định catheter đúng vào khoang
NMC, tiến hành gây mê toàn diện có đặt ống nội
khí quản (NKQ) cho bệnh nhân.
+ Truyền liên tục trong mổ hỗn hợp:
Bupivacaine 0,1% + Fantanyl 4 mcg/1ml với vận
tốc 4-8ml/giờ.
Sau mổ, vẫn tiếp tục truyền liên tục hỗn hợp
Bupivacaine 0,1% + Fantanyl 4 mcg/1ml với vận
tốc 4-8ml/giờ.
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của BN trước,
trong và sau khi thực hiện thủ thuật, xử lý
những rối loạn khi cần, bao gồm:

Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật lớn

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014

+ Tại phòng mổ: sau khi gây tê, theo dõi:

227



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân

mạch, HA, nhịp thở, tri giác.
+ Trong mổ: theo dõi các chỉ số M, HA, các
đáp ứng về độ mê với các kích thích phẫu thuật
khác nhau.
+ Sau mổ: tiếp tục duy trì giảm đau qua
catheter NMC bằng bơm điện liên tục. Ghi nhận
và đánh giá các yếu tố cần nghiên cứu: hiệu quả
giảm đau, các tai biến và biến chứng. Khi BN về
khoa ngoại, thăm khám BN vào những giờ nhất
định trong ngày theo phác đồ nghiên cứu, và
thăm khám ngay lập tức các vấn đề liên quan
đến catheter NMC để đưa ra hướng xử trí.

Thu thập và xử lý số liệu
Các dữ kiện được đưa vào phân tích là:
- Tuổi, giới tính.
- Phân loại nguy cơ gây mê phẫu thuật ASA.
- Bệnh kèm theo trước mổ: thiếu máu cơ tim,
cao huyết áp, tiền căn nhồi máu cơ tim, suy tim,
bệnh van tim, lao phổi, hen phế quản, bệnh phổi
khác, suy thận, suy gan, đái tháo đường, có bệnh
ung thư, tai biến mạch máu não…

Đặc điểm chung

Tuổi
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)

Trung bình
56,1 ± 13,6
161,6 ± 9,4
55,9 ± 10,1

Nhỏ nhất Lớn nhất
25
85
150
180
36
77

ASA
Có 4 trường hợp (8,5%) loại 1, 28 (59,6%) loại
2, và 5 (10,6%) loại 3.
Bảng 2: Loại phẫu thuật
Loại phẫu thuật

Trường hợp
(n = 37)
12
2
1
1
19

2

Bướu bàng quang
K tiền liệt tuyến
Dò bàng quang âm đạo
Bàng quang thần kinh
K trực tràng
K ống hậu môn

Thời gian phẫu thuật
217,1 ± 107,7 (80 - 480) phút.

Bệnh kèm theo

- Biến đổi huyết động trong mổ: mạch, huyết
áp, lượng nước tiểu.

Hầu hết các bệnh nhân đều có ít nhất một
bệnh lý nội khoa kèm theo, nổi bật là tình trạng
tăng huyết áp, với 10 trường hợp, chiếm 27%
bệnh nhân. Có 6 trường hợp bệnh tim thiếu máu
cục bộ, 2 trường hợp hen phế quản.

- Mức độ phong bế vận động, hiệu quả giảm
đau trong và sau mổ.

Bảng 3: Thay đổi M và HA của bệnh nhân tại các
thời điểm quan trọng

- Các thuốc hồi sức được sử dụng trong mổ.

- Thời gian lưu catheter, thời gian nằm theo
dõi điều trị tại hồi sức.
- Những khó khăn, thuận lợi và các tai biến,
biến chứng trong và sau mổ liên quan đến gây
mê – hồi sức.

Xử lý các số liệu
Phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows.

KẾT QUẢ
Từ tháng 10/2012 đến tháng 03/2013 tại Bệnh
Viện Bình Dân TPHCM, chúng tôi đã tiến hành
thực hiện và theo dõi 37 trường hợp phẫu thuật
lớn vùng bụng dưới với gây mê toàn diện kết
hợp GTNMC để giảm đau trong và sau phẫu
thuật. Một số kết quả thu được như sau:

Thay đổi M, HA
Trước gây tê (tỉnh táo)
Trước rạch da
Trong mổ
Sau mổ (vừa hồi tỉnh)

Mạch

HA trung bình

82,7 ± 9,6
65,2 ± 11,4 *
71,9 ± 9,3 *

89,7 ± 10,8

105,3 ± 9,4
69,7 ± 6,2 *
75,3 ± 8,7 *
110,4± 8,5

(*): khác biệt có ý nghĩa thống kê, P < 0,05.

Chúng tôi lấy các thông số về M và HA trước
khi gây tê làm mức cơ bản của BN. Tại thời điểm
trước rạch da và trong phẫu thuật, sự thay đổi M
và HA so với mức cơ bản có ý nghĩa về mặt
thống kê, nhưng về phương diện lâm sàng thì
BN chấp nhận được mức đáp ứng thay đổi
huyết động này.

Tai biến và biến chứng
Không có tai biến nặng ghi nhận trong
nghiên cứu này.
Trong nghiên cứu này chúng tôi không ghi

228

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
nhận trường hợp nào bị tụt HA trầm trọng liên
quan catheter NMC, cũng không có trường hợp

nào bị suy hô hấp phải điều trị ở giai đoạn sau
mổ.
Bảng 5: Các tai biến, biến chứng khác
Biến chứng
Buồn nôn - nôn
Đau đầu
Đau lưng

Số trường hợp
9
5
1

Tỷ lệ %
24,3%
13,5%
2,7%

Nghiên cứu Y học

Tuổi trong dân số mẫu nghiêng về phía
người cao tuổi, phù hợp với phân bố dịch tể của
loại bệnh cần phẫu thuật, gồm 12 trường hợp
(32,4%) bướu bàng quang và 19 trường hợp
(51,4%) ung thư trực tràng. Điều này cũng góp
phần gây khó khăn cho nghiên cứu vì ở độ tuổi
càng cao, việc chuyển hóa và đào thải thuốc ít
nhiều bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến tình trạng tích
lũy thuốc và gây ngộ độc.(1)


Đánh giá hiệu quả giảm đau trong và sau
phẫu thuật

Vai trò gây tê ngoài màng cứng giảm đau
trong mổ

Giảm đau trong mổ
Hầu hết các trường hợp đều đáp ứng đủ nhu
cầu thao tác ngoại khoa trong mổ, rất ít sử dụng
thêm opioids tĩnh mạch ngoại trừ liều khởi mê,
chỉ có 5 trường hợp cần sử dụng thêm thuốc
giảm đau opioids trong mổ. Thuốc mê hô hấp
duy trì trong mổ < 1 MAC.

Theo Robert J (2003), gây tê NMC phối hợp
gây mê và giảm đau hậu phẫu làm giảm biến cố
tim mạch chu phẫu 30%, giảm nhiễm trùng phổi
40%, tắc mạch phổi 50%, suy thận cấp 30% so với
gây mê toàn thân và giảm đau truyền thống.(8)

Giảm đau sau mổ
Thang điểm đau (VAS)
Bảng 6: Thang điểm đau VAS
VAS
0-1
>1-3
>3-5
>5-8
>8-10


Giờ 0 Giờ 4 Giờ 8 Giờ 16 Giờ 24 Giờ 36 - 72
(tỉnh táo)
0
0
0
1
1
1
5
15
19
20
25
28
27
21
17
15
10
3
5
1
1
1
1
0
0
0
0
0

0
0

Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, vai
trò của phối hợp GTNMC hoàn toàn có thể thay
thế nhóm opioids giảm đau trong mổ, chúng tôi
sử dụng opioids (sufentanil hoặc fentanyl) trong
hầu hết các trường hợp vào lúc khởi mê để đặt
NKQ. Tránh được sử dụng opioids liều cao
trong phẫu thuật rất có lợi, đặc biệt ở người già
và những BN có tình trạng thể chất kém (ASA 3),
giúp tỉnh mê sớm và tránh những biến cố do
dùng opioids quá nhiều được cộng dồn vào khi
cho giảm đau sau mổ.

Có 5 trường hợp rút catheter sớm sau 1 ngày
vì lý do bệnh nhân sốt cao (2 trường hợp), và do
catheter bị sút (1 trường hợp), tắc nghẽn (2
trường hợp).

Điều này được chứng minh khi thời gian rút
NKQ sớm, BN tỉnh táo sớm.

Phong bế vận động
Chỉ có 1 trường hợp bị liệt hoàn toàn 2 chi
dưới vào giờ thứ 5 sau truyền thuốc qua
catheter NMC, sau khi giảm liều thì phục hồi
vận động. 5 trường hợp yếu nhẹ ở 1 hoặc 2 chi
dưới. Các trường hợp còn lại đa số chỉ có cảm
giác dị cảm nhẹ.


mê toàn diện, trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ

NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN

bốc hơi cũng có xu hướng giảm, chúng tôi sử

Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu 56,1 ± 13,6 tuổi, thấp nhất là 25 tuổi,
cao nhất là 85 tuổi.

Để tránh tình trạng tụt HA, một tác dụng
thường đi kèm với phối hợp gây tê vùng và gây
thực hiện liều bolus khi M và HA đã ổn định sau
khởi mê, điều này giúp chúng tôi phòng ngừa
được tác dụng tụt HA khi phối hợp giữa
GTNMC và gây mê toàn diện.
Các thuốc sử dụng trong mổ như thuốc mê
dụng gây mê với nồng độ thuốc mê < 1 MAC,
và không có trường hợp nào BN bị thức tỉnh
trong mổ.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014

229


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014


Đánh giá mức độ an toàn của giảm đau hậu
phẫu qua catheter NMC với các tai biến,
biến chứng trong nghiên cứu
Nhiều tác dụng phụ liên quan đến thuốc
(opioids và thuốc tê vùng) có thể xảy ra với việc
dùng giảm đau NMC ở hậu phẫu, nhưng trước
khi quy nguyên nhân cho giảm đau NMC, điều
quan trọng đầu tiên là phải xem xét những
nguyên nhân khác, như giảm thể tích, chảy máu,
cung lượng tim thấp dẫn đến tụt huyết áp, tai
biến mạch máu não, phù phổi; và nhiễm trùng
huyết dẫn đến suy hô hấp…(1, 5).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không gặp
phải các tai biến nặng liên quan đến catheter như
tử vong hoặc các tai biến liên quan với tổn
thương thần kinh trung ương không hồi phục.

Một số tác dụng phụ khác được chúng tôi
ghi nhận như sau
Tụt huyết áp
Thuốc tê vùng dùng trong chế độ trị liệu
giảm đau NMC có thể phong bế những sợi giao
cảm và góp phần gây tụt huyết áp sau mổ. Tỷ lệ
tụt huyết áp hậu phẫu với giảm đau NMC sau
mổ có thể cao xấp xỉ 7%, trung bình gần 0,7 - 3%.
Những chiến lược điều trị tụt huyết áp không
nguy hiểm gây ra bởi giảm đau NMC bao gồm
việc giảm tổng liều thuốc tê vùng sử dụng (bằng
việc giảm tốc độ hay nồng độ), chỉ truyền opioid

vào khoang NMC và điều trị những nguyên
nhân căn bản của tụt huyết áp(2,3,5).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các trường
hợp tụt HA có ý nghĩa đều xảy ra trong lúc phẫu
thuật. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tình trạng
giảm thể tích do mất máu.
Trong giai đoạn hậu phẫu, chúng tôi không
ghi nhận trường hợp nào tụt HA liên quan đến
việc truyền thuốc tê và opioid qua catheter
khoang ngoài màng cứng.

Phong bế vận động
Sử dụng thuốc tê vùng cho tác dụng giảm
đau NMC ở hậu phẫu cũng góp phần phong bế
vận động chi dưới xấp xỉ 2 - 3% BN. Nồng độ

230

thấp hơn của thuốc gây tê vùng và catheter đường rạch da - vị trí phù hợp của catheter
NMC cho quá trình phẫu thuật bụng hay ngực
có thể làm giảm tỷ lệ phong bế vận động. Mặc
dù trong phần lớn các trường hợp sự phong bế
vận động được giải quyết sau khi ngưng truyền
vào khoang NMC trong vòng gần 2 giờ, nếu sự
phong bế vận động tiếp tục tồn tại hay tăng lên
cần phải được đánh giá nhanh, các nguyên nhân
như khối máu tụ ở tủy sống, áp-xe tủy sống, sự
di dời của catheter vào trong tủy sống, phải được
quan tâm xem xét như một phần của chẩn đoán
phân biệt(5, 6).

Trong nghiên cứu này, chỉ có 1 trường hợp bị
liệt đột ngột sau khoảng 5 giờ truyền thuốc tê.
Chúng tôi xử trí bằng cách ngưng truyền thuốc
và theo dõi, vận động của bệnh nhân hồi phục
trong khoảng 2 giờ sau đó.
Vì vậy với nghiên cứu này, chúng tôi nhận
thấy nồng độ thuốc tê, opioids và tốc độ truyền
như vậy là phù hợp để giảm đau đủ và ít phong
bế vận động nhất.

Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn kết hợp với việc chích một
liều đơn opioids vào trục thần kinh xảy ra xấp xỉ
20 - 50% BN, và tỷ lệ tích lũy ở những BN nhận
sự điều trị truyền opioids liên tục có thể cao từ
45 - 80%. Những dữ liệu lâm sàng và thử nghiệm
cho thấy rằng tỷ lệ buồn nôn và nôn liên quan
đến opioid chích vào trục thần kinh thì tùy thuộc
vào liều. Buồn nôn và nôn từ việc chích opioid
vào trục thần kinh có thể liên quan đến sự di
chuyển về phía đầu của opioid(4, 5).
Nghiên cứu của chúng tôi có 9 trường hợp
(24,3%) bệnh nhân bị buồn nôn và nôn, cũng
phù hợp với tỷ lệ chung.

Suy hô hấp
Tỷ lệ suy hô hấp với opioids chích vào trục
thần kinh thì tùy thuộc vào liều và khoảng từ
0,1 - 0,9%.
Những yếu tố nguy cơ của suy hô hấp với

opioids chích vào trục thần kinh bao gồm tăng
liều, tuổi cao, dùng đồng thời với opioids toàn

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
thân hay thuốc an thần và có thể do phẫu
thuật mở rộng hay kéo dài, và phẫu thuật lồng
ngực(1,4,5).
Trong nghiên cứu này, với phác đồ thực
hiện, chúng tôi không ghi nhận trường hợp
nào bị suy hô hấp cần phải can thiệp. Vì vậy,
chúng tôi cho rằng có thể thực hiện an toàn
việc truyền opioids liên tục qua catheter NMC
tại khoa ngoại.

KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy phương pháp gây tê ngoài
màng cứng phối hợp gây mê là kỹ thuật an toàn,
hiệu quả và không có những tai biến biến chứng
quan trọng.
Với phác đồ sử dụng trong nghiên cứu, đặt
catheter NMC đoạn TL 2 - 3 hoặc TL 3 - 4, truyền
liên tục hỗn hợp Bupivacaine 0,1% và Fentanyl 4
mcg/mL trong và sau mổ, tốc độ 4 – 8 mL/giờ.
Phác đồ này đã đáp ứng được nhu cầu giảm đau
trong và sau phẫu thuật với tính hiệu quả và an
toàn cao cho các trường hợp phẫu thuật lớn
vùng bụng dưới.

Do đó, đề tài có thể được ứng dụng rộng rãi
hơn cho các phẫu thuật lớn vùng bụng trên và
vùng ngực. Tuy nhiên, với những nguy cơ của
thủ thuật và thuốc sử dụng, chúng tôi khuyến
cáo khi áp dụng phương pháp này cần phải
chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, nhất là

Nghiên cứu Y học

phải có quy trình và phác đồ thống nhất với các
bộ phận liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.
9.


Brown DL (2009). Spinal, Epidural, and Caudal Anesthesia.
In: Ronald D. Miller. Miller’s Anesthesia, 7th edition,
Churchill Livingstone, pp 1611 – 1636.
Doi K, Yamanaka M, Shono A, Fukuda N, Saito Y (2007).
Preoperative epidural fentanyl reduces postoperative pain
after upper abdominal surgery. Br J Anaesth, 98(3): 380-384.
Duncan F (2011). Prospective observational study of
postoperative epidural analgesia for major abdominal surgery.
J Clin Nurs, 20(13-14): 1870 – 1879.
Gudaityte J, Germaniene O, Juknyte A, Ubartiene G (2010).
The quality of postoperative epidural analgesia after upper
and lower abdominal surgery: A survey of postoperative
records: 14AP11-3. EUR J ANAESTH, Volume 27 - Issue 47:
pp 220.
Hurley RW and Wu CL (2009). Acute Postoperative Pain. In:
Ronald D. Miller. Miller’s Anesthesia, 7th edition, Churchill
Livingstone: pp.2757 – 2776.
Lê Văn Chung, Nguyễn Văn Chừng (2008). Gây tê ngoài
màng cứng và gây tê tủy sống phối hợp trong phẫu thuật
chỉnh hình chi dưới. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 12 (1): 78 - 83.
Nguyễn Văn Chừng (2002). GMHS trong phẫu thuật vùng
hậu môn trực tràng. Trong: Lê Quang Nghĩa. Bệnh trĩ, NXB Y
Học TP.HCM: 167-192.
Robert J et al (2003). The role of Epidural Anesthesia and
Analgesia in surgical practice. Annals Surgery, 238(5): 663-673.
Võ Thị Nhật Khuyên, Nguyễn Thị Ngọc Đào, Phan Tôn Ngọc
Vũ, Nguyễn Văn Chừng (2010). Máu tụ ngoài màng cứng sau
gây tê ngoài màng cứng. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 14 (1):
278 - 282.


Ngày nhận bài báo:

29/10/2013

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

28/11/2013

Ngày bài báo được đăng:

20/02/2014

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014

231



×