Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều trị một số bệnh lý động mạch chủ bụng bằng cầu nối ngực - đùi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.06 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nghiên cứu Y học

ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
BẰNG CẦU NỐI NGỰC - ĐÙI
Trần Quyết Tiến*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: có nhiều phương pháp phẫu truật trong điều trò ngoại khoa các bệnh lý động mạch chủ
bụng trong đó có phương pháp làm cầu nối ngực đùi. Trong một số bệnh cảnh nhất đònh đây có thể là
một chọn lựa tối ưu.
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả sớm phương pháp làm cầu nối ngực đùi trong một số bệnh lý
của động mạch chủ bụng
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thời gian: từ tháng 1/ 2003 đến tháng 12/ 2004
tại khoa Ngoại Tim – Mạch và Lồng ngực Bệnh viện Chợ Rẫy: tất cả những trường hợp được làm cầu nối
ngực – đùi.
Kết quả: chúng tôi thực hiện phương pháp làm cầu nối động mạch chủ ngực – đùi trên 16 trường
hợp. Nam: 14 trường hợp. Nữ 2 trường hợp. Đa số bệnh nhân trên 40 tuổi: 15 trường hợp. Chỉ đònh mổ:
teo hẹp nặng động mạch chủ bụng:2 trưởng hợp; tắc hoàn toàn động mạch chủ bụng ngay đưới động
mạch thận: 12 trường hợp; phình động mạch chủ bụng trên động mạch thận: 2 trường hợp. Thiếu máu
chi đưới mạn tính cải thiện rõ, cầu nối thông tốt: 11 cases; nhiễm trùng vết mổ điều trò khỏi trước khi ra
viện: 2 trường hợp; Loại thải ống ghép phải mổ lấy ra: 1 trường hợp. Tử vong:1 trường hợp do rối loạn
đông máu sau mổ, suy thận cấp, suy hô hấp.
Kết luận: Cầu nối động mạch chủ ngực – đùi là một trong những phương pháp có thể được chọn lựa
để điều trò một số bệnh lý của động mạch chủ bụng đặc biệt là teo hẹp nặng, tắc động mạch chủ bụng
ngay đưới động mạch thận,. Kỹ thuật không phức tạp với kết quả lâm sàng khả quan.

SUMMARY
THORACOFEMORAL BYPASS FOR SEVERAL ABDOMINAL AORTIC DISEASES
Tran Quyet Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 52 – 57



Background: It has a lot of surgical procedure for abdominal aortic diseases including
thoracofemoralbypass. In several situation the thoracofemoral bypass could be a best choice. We’d like to
determine the eraly results from this study.
Materials and Methods: retrospective. Time: From January 2003 to December 2004 at the
Cardiovascular and Thoracic department of Cho Ray hospital. We performed the thoracofemoral bypass
in 16 cases Male: 14 cases. Female: 2 cases. The majority of patients were more than 40 years old: 15
cases.
Results: Operative indications: hypoplasia of abdominal aorta: 2 cases, complete occlusion of
abdominal aorta just behind renal artery: 12 cases, suprarenal abdominal aortic aneurysm: 2 cases. The
chronic ischemia of lower extremities improved well and bypass are patern: 11 cases, incision infection:2
cases which were finished before discharge, graft exclusion: 1 case.Death: 1 case because of disorders of
coagulation, acute renal failure; respiratory failure.
* Khoa Ngoại Tim – Mạch và Lồng ngực Bv.Chợ Rẫy.

52

Chuyên đề Ngoại Lồng ngực


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Conclusion: Thoracofemoral bypass is one of choices for treatment of several abdominal aortic
diseases in particular with hypoplasia or complete occlusion of abdominal aortic aneurysm just behind
renal artery. The procedure is not difficult with good results.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý động mạch chủ bụng có thể là phình, teo

hẹp nặng hoặc tắc hoàn toàn do nhiều nguyên nhân.
Phình động mạch chủ bụng dưới thận ngày nay là một
phẫu thuật xử trí thường qui tại các bệnh viện có
chuyên khoa phẫu thuật mạch máu. Xử trí phình động
mạch chủ bụng ngang và trên động mạch thận vẫn là
một thách thức đang được triển khai và tiếp tục
nghiên cứu. Teo hẹp nặng hoặc tắc mạn tính hoàn
toàn động mạch chủ bụng là một dạng tổn thương
khác của động mạch chủ bụng có thể điều trò bằng
phương pháp làm cầu nối. Khi tổn thương ở cao sát
động mạch thận đặt ra việc chọn lựa vò trí làm cầu nối.

động mạch chủ bụng cấp tính hoặc mạn tính.... được
mổ theo kỹ thuật khác như dùng shunt tạm, chạy
máy tim – phổi... hoặc những trường hợp phình hoặc
tắc thấp xa động mạch thận được mổ với kỹ thuật
làm cầu nối tại động mạch chủ bụng hoặc từ động
mạch chủ bụng tới các động mạch chậu hoặc đùi thì
không nằm trong hồi cứu này.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số bệnh nhân
16 trường hợp(tr.h) (Nam: 14 tr.h, Nữ: 2 tr.h)
Tuổi
31 – 40: 1 tr.h

Trong thời gian gần đây chúng tôi có thực hiện
phẫu thuật một số trường hợp bệnh lý phình, teo hẹp
nặng, tắc hoàn toàn động mạch chủ bụng bằng cầu
nối động mạch chủ ngực - đùi. Qua đây chúng tôi

tổng kết, phân tích nhằm rút kinh nghiệm điều trò.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

41 – 50: 3 tr.h
51 – 60: 4 tr.h
61 – 70: 5 tr.h
71 – 80: 3 tr.h
Lý do nhập viện

Phương pháp nghiên cứu

Đau nhức một bên chân: 5 tr.h
Đau nhức hai chân: 9 tr.h

Hồi cứu, mô tả, cắt ngang.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 / 2003 đến hết tháng 12 / 2004.
Đối tượng nghiên cứu
Những trường hợp được làm cầu nối ngực - đùi
tại BV.Chợ Rẫy trong điều trò phình động mạch chủ
bụng ngang hoặc trên động mạch thận, teo hẹp nặng
hoặc tắc động mạch chủ bụng mạn tính (hoặc cấp
tính trên một nền mạn tính) ở vò trí cao sát động
mạch thận.
Kết quả sớm

Khối phình ở bụng to đập theo nhòp tim và đau: 1
tr.h
Đau ngực thấp và thượng vò: 1 tr.h

Đặc biệt về bệnh sử: đau nhức chân kéo dài 10
đến 120 ngày, điều trò nhiều nới trước khi tới BV.Chợ
Rẫy: 4 trường hợp.
Tiền căn
Tiểu đường có đáp ứng điều trò Insulin: 1 tr.h
Đã cắt cụt chi 1 bên do bệnh lý tắc mạch (từ nửa
bàn đến 1/3 giữa đùi): 3 tr.h
Bóc vỏ nội mạc động mạch đùi: 1 tr.h

Được theo dõi qua khám lâm sàng và siêu âm

Cao huyết áp đang điều trò: 2 tr.h

Đối tượng loại trừ
Những trường hợp phình động mạch chủ bụng
ngang hoặc trên động mạch thận, teo hẹp hoẵc tắc

Có cầu nối động mạch chủ bụng xuống 2 đùi: 1
tr.h
Rung nhó, loạn nhòp tim hoàn toàn: 2 tr.h

Chuyên đề Ngoại Lồng ngực

53


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Hút thuốc là nhiều (>20 điếu/ ngày): 1 tr.h; hút
< 20 điếu 1 ngày nhưng kéo dài > 20 năm: 1 tr.h
Lâm sàng

Thiếu máu mạn tính 2 chân: 14 tr.h

đoạn xuống 3 cm và teo, thành mạch mềm mại làm
hẹp gần hoàn toàn đường kính động mạch chủ bụng
từ dưới sát động mạch thận cho tới gần động mạch
mạc treo tràng dưới: 1 tr.h

Sờ thấy phình động mạch chủ bụng đập: 1tr.h

Phình động mạch chủ trên động mạch thận lấn
tới cơ hoành: 1tr.h

Siêu âm mạch máu (siêu âm Dopper): làm ở 9

Chỉ đònh mổ

tr.h
Hẹp nặng đến tắc hoàn toàn động mạch chủ
bụng ngay dưới động mạch thận kèm tắc động mạch
chậu (chung và hoặc ngoài) hoặc động mạch đùi
(chung và hoặc nông): 5 tr.h
Tắc hoàn toàn động mạch chủ bụng ngay dưới
động mạch thận, hẹp động mạch chậu hoặc động
mạch đùi nhiều nơi nhưng chưa quá một nửa khẩu
kính: 4 tr.h
Tắc cầu nối động mạch chủ vào 2 động mạch
đùi: 1 tr.h
Chụp động mạch số hoá xoá nền (DSA)
(7 tr.h)
Tắc động mạch chủ bụng cao ngay dưới động

mạch thận, hẹp nặng động mạch chậu hoặc động
mạch đùi nông: 4 tr.h
Tắc động mạch chủ bụng cao ngay dưới động
mạch thận, tắc cầu nối động mạch chủ bụng xuống 2
đùi: 1 tr.h
Tắc động mạch chủ bụng cao ngay dưới động
mạch thận, các động mạch khác thành không đều
hẹp không đáng kể: 1 tr.h
Teo, thành mạch mềm mại, làm hẹp nặng gần
90 % đường kính động mạch chủ bụng và kéo dài đến
dưới động mạch mạc treo tràng dưới thì động mạch
chủ bụng về bình thường, thành động mạch mềm
mại, các động mạch khác bình thường: 1 tr.h
Chụp CT Scan, Multislides (8 tr.h)
Tắc động mạch chủ bụng cao ngay dưới động
mạch thận: 5 tr.h
Phình động mạch chủ bụng trên động mạch
thận: 1 tr.h.
Phình dạng thoi động mạch mạch chủ ngực

54

Nghiên cứu Y học

Phình động mạch chủ bụng trên động mạch
thận: 2 tr.h
Thiếu máu hai chân mạn tính do teo hẹp nặng
động mạch chủ bụng: 2 tr.h
Thiếu máu hai chân cấp tính trên nền thiếu máu
hai chân mạn tính: 1 tr.h

Thiếu máu hai chân mạn tính: 11 tr.h
Tình huống mổ
Cấp cứu: 1 tr.h và chương trình: 15 tr.h
Phương pháp mổ
Mở tam giác đùi chuẩn bò miệng nối xa tại vùng
chia động mạch đùi nông và sâu; tùy vào mức độ xơ
vữa, hẹp của động mạch tại đây mà làm miệng nối
vào động mạch đùi chung, nông hay sâu. Miệng nối
làm kiểu tận – bên.
Mở ngực ở liên sườn 6 đường sau – bên, bên trái
để làm miệng nối gần kiểu tận – bên.
Đường hầm được làm ở chân hoành phía hông –
lưng chui vào khoang sau phúc mạc rồi đi ra phía
hông vào lớp nông ở thành bụng trước để chui qua
cung bẹn vào tam giác đùi.
Trường hợp mổ phình động mạch chủ bụng trên
động mạch thận thứ nhất là bệnh nhân lớn tuổi.
Chúng tôi dùng kỹ thuật cắt ngang cổ túi phình và
khâu bít kín lại. Làm miệng nối tận – tận ở động
mạch chủ ngực xuống và nối tận – bên vào 2 động
mạch đùi.
Trường hợp mổ phình động mạch chủ bụng trên
động mạch thận thứ hai có vấn đề tim – mạch và lớn
tuổi. Chúng tôi làm cầu nối từ động mạch chủ ngực
xuống vào động mạch đùi chung trái. Không cătù hoặc
cột ngang cổ túi phình do tại đây thành động mạch

Chuyên đề Ngoại Lồng ngực



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

chủ can – xi hoá rất nặng và chúng tôi không muốn
tiến hành mổ lớn triệt để.
Biến chứng
Nhiễm trùng nông vết mổ bẹn điều trò hết trước
khi ra viện: 2 tr.h
Thải hồi ống ghép,nhiễm trùng phải lấy ra sau 1
năm: 1 tr.h
Tử vong
1tr.h do rối loạn đông máu sau mổ, suy thận cấp,
suy hố hấp. Ngày hậu phẫu thứ ba xin về.
Kết quả sớm sau mổ
Lâm sàng không còn biểu hiện thiếu máu, hết
đau nhức chân, kiểm tra siêu âm mạch máu cầu
nối thông tốt: 15 tr.h.

BÀN LUẬN
Ngày nay, chẩn đoán và xử trí ngoại khoa bệnh
lý động mạch chủ bụng có rất nhiều tiến bộ nhờ sự
phát triển chung của khoa học kỹ thuật. Ngoài kỹ
thuật mổ xẻ kinh điển những kỹ thuật can thiệp nội
mạch và mổ nội soi đang là những cố gắng lớn và có
những thành công ban đầu. Tuy nhiên, phương
pháp mổ thông thường vẫn là kỹ thuật được áp dụng
chủ yếu trên thế giới. Để điều trò ngoại khoa bệnh lý
động mạch chủ bụng; ngoài kỹ thuật mổ trực tiếp
bằng cách kẹp động mạch chủ dưới động mạch thận

và khâu nối tại đây còn có những kỹ thuật khác
trong đó có phương pháp làm cầu nối từ động mạch
chủ ngực vào động mạch đùi. Sự lựa chọn kỹ thuật
cho các mặt bệnh, việc áp dụng trên lâm sàng với
những thuận lợi, khó khăn là những vấn đề chúng
tôi quan tâm nghiên cứu.
Trong vòng 2 năm chúng tôi bắt đầu thực hiện
kỹ thuật mổ cầu nối ngực – đùi cho 16 trường hợp với
nhiều bệnh lý khác nhau. Bệnh nhân nam là chủ yếu,
lứa tuổi trên 40 chiếm đa số (15/ 16 trường hợp).
Bệnh cảnh lâm sàng là rõ ràng khiến bệnh nhân phải
đi bệnh viện hoặc được chuyển từ nơi khác đến.
Những người bò teo hoặc tắc động mạch chủ có biểu
hiện lâm sàng thiếu máu một hoặc cả hai chân khi
vào viện trong khi người có phình động mạch thì có

Chuyên đề Ngoại Lồng ngực

dấu hiệu sờ thấy khối phình hoặc đau tại chỗ. Tiền
căn cũng là những điểm gợi ý: bệnh nhân đã từng bò
mổ bóc vỏ nội mạc động mạch đùi, cắt cụt chân do
thiếu máu, tiểu đường, có làm cầu nối ở chân, hút
thuốc lá...Tuy nhiên để chẩn đoán xác đònh tính chất,
vò trí, mức độ, hình dạng tổn thương trên mạch máu
hình ảnh học cung cấp chop chúng ta thông tin khá
đầy đủ. Tắc hoặc phình động mạch chủ bụng có thể
chẩn đoán bằng chụp đông mạch số hóa xoá nền
hoặc CT Scan có dựng hình 3 chiều. Kinh nghiệm
của chúng tôi nếu tắc đơn thuần thì hình ảnh chụp
động mạch có vẻ có ưu thế hơn cũng như với phình

hoặc teo hẹp động mạch chủ thì chụp CT scan có
dựng hình không gian 3 chiều có ưu thế hơn giúp
thầy thuốc nhanh chóng xác đònh chi tiết tổn thương
và những liên quan cần thiết cho phẫu thuật. Đồng
thời chúng tôi nhận thấy những trường hợp teo hẹp
động mạch chủ trên chụp động mạch số hóa xóa nền
cho thấy động mạch bò hẹp trên một đoạn dài, thành
động mạch mềm mại, đều đặn, không giống như
trong tắc mạch do bệnh lý xơ vữa, hoặc tắc do huyết
khối mạn tính.
Chỉ đònh mổ của chúng tôi chủ yếu là thiếu màu
hai chân do teo hẹp nặng hoặc tắc động mạch chủ
bụng mạn tính ở cao ngay dưới động mạch thận. Mổ
trong phình động mạch chủ bụng cao trên động
mạch thận ở 2 bệnh nhân lớn tuổi, mang những
bệnh lý mạn tính khác; phẫu thuật chưa triệt để,
gỉam áp trực tiếp lên túi phình: 2 trường hợp.
Lựa chọn phương pháp làm cầu nối ngực – đùi
cũng có một số ý kiến: theo Criado E. và Keagy B.A(2)
đây là chọn lựa thứ hai khi cầu nối lần đầu bò nhiễm
trùng, tắc hoặc ổ bụng có những chống chỉ đònh cho
cầu nối đi qua. Nhưng theo Passman M.A & Farber
M.A.(4) ngoài những chỉ đònh như trên các tác giả cho
rằng lựa chọn cầu nối động mạch chủ ngực xuống –
đùi như một chọn lựa đầu tiên khi có tắc hoàn toàn
động mạch chủ bụng ngay dưới động mạch thận,
tình trạng can – xi hoá nặng của động mạch chủ
đoạn dưới động mạch thận hoặc những trường hợp
mà phẫu thuật vào ổ bụng không thực sự thuận lợi.
Chỉ đònh và sự lựa chọn có thể khác nhau nhưng các

tác giả đều nhận thấy các cầu nối này hoạt động tốt

55


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
trong thời gian dài với tỉ lệ cao: McCarthy(3) tỉ lệ cầu
nối hoạt động tốt sau 4 năm là 100% và theo Criado &
Keagy(2) sau 6 - 8 năm tỉ lệ cầu nối hoạt động tốt là
83%. Khi thực hiện phương pháp mổ này cần phải
mở ngực có thể đây là vấn đế làm các phẫu thuật viên
chưa quen làm bò do dự. Nhưng theo chúng tôi thì
thời gian mở ngực không dài hơn mở bụng, kỹ thuật
không phức tạp, làm miệng nối khi phổi xẹp có một
phẫu trường rộng rãi. Cầu nối có nguồn máu cung
cấp mạnh, kích thước động mạch cho phép dùng ống
ghép có kích thước lớn, chống lại được những đè ép
từ ngoài vào... dẫn đến có một lưu lượng mạnh trong
lòng ống ghép ngay cả khi cung lượng tim thấp, giảm
thiểu nguy cơ tắc ống ghép do huyết khối. Kỹ thuật
thực hiện không khó khăn cộng với ưu điểm hoạt
động tốt lâu dài của cầu nối đây là những lý do mà
chúng tôi lựa chọn phương pháp mổ này.
Một phương pháp làm câu
ø nối khác có thể được
coi là phù hợp khi có tắc động mạch chủ bụng - chậu:
đó là cầu nối ở động mạch chủ bụng từ đoạn trên
động mạch thân tạng. Lợiï điểm là kỹ thuật này chỉ
cần mở bụng phía sau phúc mạc. Những hạn chế kỹ
thuật là: nơi làm miệng nối là một đoạn không dài

phía trên động mạch thân tạng, phải cắt trụ cơ
hoành(5), thực hiện miệng nối trong một phẫu trường
sâu thao tác khó khăn nhất là trên những bệnh nhân
có khung sườn hẹp, hoặc người béo phì; do mở lên
cao có thể làm rách khoang màng phổi. Việc lựa chọn
phương pháp nào cũng tùy thuộc vào quan niệm và
thói quen của phẫu thuật viên.
Trong nghiên cứu này cầu nối ngực – đùi không
những điều trò bệnh lý teo hẹp hoặc tắc động mạch
chủ gây thiếu máu chân mà còn chỉ đònh dùng trong
phình động mạch chủ bụng trên thận làm phương
pháp điều trò tạm thời không triệt để ở những bệnh
nhân lớn tuổi, mang nhiều bệnh mạn tính có nguy cơ
cao. Mục tiêu phẫu thuật nhằm giảm áp lực trực tiếp
lên túi phình: cắt ngang cổ túi phình khâu bòt lại,
trường hợp thừ hai không thực hiện được do can – xi
hóa nặng thành mạch phía trên túi phình. Cầu nối
ngực – đùi được chỉ đònh làm từ động mạch chủ
ngực xuống chiếm đa số trừ một trường hợp được
làm từ động mạch chủ ngực lên do bệnh nhân có

56

Nghiên cứu Y học

phình hình thoi ở động mạch chủ ngực xuống và teo
hẹp nặng động mạch chủ bụng. Chỉ đònh làm cầu nối
tại đây nhằm 2 mục tiêu: trước mắt điều trò đau nhức
hai chân do thiếu máu và sau đó sẽ mổ lần hai cắt túi
phình ở động mạch chủ ngực xuống mà không cần

làm shunt tạm.
Chúng tôi thường mở ngực ở gian sườn 6 đường
bên - sau và đường hầm được tạo ra ở chân hoành
phía hông – lưng từ sau phúc mạc ra trước đi dưới
chéo lớn hoặc có thể đi dưới lớp mỡ dưới da chui qua
cung bẹn vào tam giác đùi. Chúng tôi nhận thấy công
đoạn này có thể thực hiện nhẹ nhàng nhất là ngày
nay việc mở ngực có dao điện không còn mất thời
gian và việc gây mê để mổ ngực không phải là vấn đề
lớn với những trung tâm chuyên khoa.
Sau mổ ngoài 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ
điều trò khỏi trước khi ra viện chỉ có một trường hợp
có đào thải ống ghép. Bệnh nhân có biểu hiện tụ dòch
quanh ống ghép, nhiễm trùng kéo dài. Khi lấy ống
ghép ra vết mổ khô, lành tốt trong vòng 10 ngày. Kết
quả sớm, tái khám sau mổ cho thấy các triệu chứng
đau nhức và những biểu hiện thiếu máu chân không
còn, cầu nối hoạt động mạnh. Một trường hợp nặng
xin về tại hậu phẫu sau mổ 3 ngày. Bệnh nhân này có
rối loạn đông máu kéo dài mặc dù lượng Héparine
dùng theo công thức tiêu chuẩn; sau đó xuất hiện suy
thận cấp rồi suy hô hấp. Kết quả sớm cho thấy không
có biến chứng chức năng thận, tủy sống, hô hấp sau
mổ, cầu nối hoạt động tốt lâm sàng cải thiện rõ.
Nhận xét của chúng tôi cũng không khác các tác giả
khác đã làm phẫu thuật này đồng thời các tác giả
cũng khẳng đònh kết quả lâu dài của câu
ø nối này(1,2).

KẾT LUẬN

Phương pháp làm cầu nối động mạch chủ ngực –
đùi có thể là một chọn lựa trong điều trò ngoại khoa
một số bệnh lý của động mạch chủ bụng chủ yếu là
teo hẹp nặng, tắc đông mạch chủ bụng cao gần động
mạch thận.
Chỉ đònh mổ ngoài bệnh lý thiếu máu chân có
thể áp dụng trong mổ không triệt để phình động
mạch chủ bụng trên độn
ï g mạch thận trong những
trường hợp chọc lọc. Cầu nối này có thể được dùng

Chuyên đề Ngoại Lồng ngực


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

như một shunt chuẩn bò mổ phình động mạch chủ
ngực xuống.
Kỹ thuật mổ không phức tạp có thể áp dụng ở
những bệnh viện có chuyên khoa. Kết quả ban đầu là
một khích lệ để tiếp tục nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Brachereau A et al: Use of descending thoracic aorta

for lower limb revascularization. Eur J vasc.
1992;6:255 - 262.
Criado E.& Keagy B.A.: Use of the descending
thoracic aorta as an inflow source in aortoiliac

Chuyên đề Ngoại Lồng ngực

3.

4.

5.

reconstruction: Indications and long term results. Ann
Vasc. Surg. 1994; 8: 38 – 47.
McCarthy: Descending thoracic aorta - to – femoral
artery bypass: ten years’ experiencewith a durable
procedure. J. Vasc. Surg1993; 17:336 – 345
Passman M.A & Farber M.A.: Descending thoracic
aorta to iliofemoral artery bypass: a role for primary
revascularization for aortoiliac occlusive disease ? J.
Vasc. Surg. 1999; 29(2): 249 – 258
Taylor L.M & Porter J.M.: Supraceliac aortic bybass.
Part IV: Surgery of the thoraco – abdominal aorta.195
– 211. Bergan J.J & Yao J.S.T.: Aortic surgery.W.B.
Saunders company 1989

57




×