Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu ứng dụng máy phóng đại video cầm tay trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÁY PHÓNG ĐẠI VIDEO CẦM TAY
TRỢ THỊ NH N GẦN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ
Nguyễn Thị Thu Hiền*; Nguyễn Đình Ngân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị phóng đại video cầm tay (Magnifier Video Handheld
Device - MVHD) và một số yếu tố ảnh hưởng trong trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị. Đối tượng
và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân (BN) khiếm thị. Nghiên cứu
tiến hành theo các bước: hỏi bệnh, khám chẩn đoán nguyên nhân gây khiếm thị, đánh giá chức
năng thị giác, bao gồm: thị lực (TL) xa, TL gần và khoảng cách đọc, tốc độ đọc, TL tương phản…
BN được thử trợ thị nhìn gần bằng kính phóng đại quang học, thử trợ thị nhìn gần bằng MVHD.
Kết quả: MVHD cải thiện rõ rệt về TL nhìn gần, khoảng cách đọc, tốc độ đọc cho BN (p < 0,001).
Trước trợ thị, TL nhìn gần trung bình 20/500 ± 20/630; sau dùng MVHD, TL đã cải thiện lên đến
20/125 ± 20/320. Trước trợ thị, chỉ có 7,5% BN đọc được chữ in phần nội dung bài báo, sau khi
thử trợ thị bằng MVHD, tất cả 80 BN (100%) có thể đọc được nội dung báo. Đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả trợ thị, chúng tôi nhận thấy tuổi, nguyên nhân gây khiếm thị, TL xa,
TL tương phản không ảnh hưởng tới hiệu quả về mặt chức năng thị giác sau khi trợ thị bằng
MVHD. Chỉ có TL gần trước trợ thị có ảnh hưởng đến TL gần, khoảng cách đọc và tốc độ đọc
sau trợ thị bằng MVHD (p < 0,01). Kết luận: MVHD giúp cải thiện thị giác, là một thiết bị hữu ích
để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị. TL gần trước trợ thị ảnh hưởng tới hiệu quả của việc
sử dụng MVHD.
* Từ khóa: Khiếm thị; Thiết bị phóng đại video cầm tay.

Application of Magnifier Video Handheld Device and Use it for Low
Vision People
Summary
Objectives: To evaluate the efficacy of magnifier video handheld device (MVHD) and some
factors related to effective use of it in near vision for low vision people. Patients and method:
Descriptive cross-sectional study was carried out on 80 low vision patients. Researching steps:
History asking, diagnosing causes of low vision, assessing visual function: distance visual acuity,


near visual acuity, reading distance, reading speed, contrast visual acuity…, trying to use magnifier
optical devices and MVHD. Results: MVHD increased near vision acuity, reading distance, reading
speed (p < 0.001). After using MVHD, the near vision acuity increased from 20/500 ± 20/630
to 20/125 ± 20/320. Before using MVHD, only 7.5% of patients could read the print of content
of paper, but after using MVHD 100% of patients could read it. Only near vision acuity before
aiding related to effective use of MVHD (p < 0.01), but age, causes of low vision, distance visual
acuity, contrast visual acuity did not relate. Conclusion: MVHD is a useful device which improved
the near visual acuity. The near visual acuity before aiding relates to efficacy of MVHD.
* Key words: Low vision; Magnifier video handheld device.
* Bệnh viện M t Trung ương
** Bệnh viện uân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thu Hiền ()
Ngày nhận bài: 12/05/2015; Ngày phản biện đánh giá ài báo: 23/06/2015
Ngày ài báo được đăng: 13/07/2015

155


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
năm 1992 một người được gọi là khiếm
thị khi TL của mắt tốt sau điều trị hoặc
điều chỉnh tật khúc xạ tốt nhất, nhưng vẫn
ở mức dưới 20/60 cho đến còn phân biệt
sáng tối (ST+) hoặc thị trường bị thu hẹp
dưới 100 kể từ điểm định thị, tuy nhiên họ
vẫn còn khả năng tận dụng phần thị giác
còn lại để sinh hoạt và học tập.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
người khiếm thị là những người thiếu
điều kiện truy cập thông tin cần thiết cho
việc học tập cũng như đời sống của họ.
Tuy nhiên, họ cũng có nhu cầu học suốt
đời, nhu cầu giải trí cũng như đóng góp
cho xã hội. Do đó, các phương pháp trợ
thị giúp cải thiện chức năng thị giác của
người khiếm thị, nhất là trợ thị nhìn gần
hết sức có ý nghĩa.
Có nhiều phương pháp trợ thị nhìn gần
cho người khiếm thị, trong đó phương
pháp hay sử dụng là kính trợ thị phóng
đại quang học và các thiết bị phóng đại
điện tử. Các kính trợ thị quang học đã
được sử dụng từ những năm đầu của thế
kỷ XX và ngày càng hoàn thiện hơn về
hình thức, chất lượng, giúp cho người
khiếm thị cảm thấy thuận tiện hơn trong
sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp vẫn không thể giúp BN đọc được
chữ in cỡ thông thường. Thiết bị phóng
đại điện tử gần đây được chú ý hơn do
ưu thế của nó có thể phóng đại vật tới
hàng chục lần, có thể thay thế cho kính
phóng đại quang học trong trường hợp
TL nhìn gần của BN quá kém. Đặc biệt,
MVHD với thiết kế nhỏ gọn, nhiều tính
năng ưu việt giúp ích rất nhiều cho người
156


khiếm thị. MVHD sử dụng công nghệ tích
điện kép CCD (charge-coupled device)
bán dẫn và công nghệ kỹ thuật số để
chụp hình ảnh tương tự như máy ảnh kỹ
thuật số hoặc máy quay cá nhân.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này nhằm:
- Đánh giá hiệu quả sử dụng MVHD để
trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị.
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng MVHD.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Nghiên cứu trên 80 BN khiếm thị đến
khám tại Đơn vị Phục hồi chức năng khiếm
thị, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng
12 - 2013 đến 7 - 2014.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- BN khiếm thị ≥ 6 tuổi.
- BN có nhu cầu đọc, đồng ý tham gia
nghiên cứu sau khi được tư vấn.
- BN phải biết đọc, viết và có khả năng
nhận thức tốt để có thể phối hợp thử các
chức năng thị giác.
* Tiêu chuẩn loại tr :
- BN khiếm thị nhưng không muốn dùng
MVHD.
- BN đang mắc bệnh cấp tính hay tinh

thần không ổn định.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả cắt ngang.
* Cỡ mẫu: tính theo công thức n = 79 BN,
trong nghiên cứu có 80 BN.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN UẬN

* Phương tiện nghiên cứu:
- Các loại bảng TL nhìn xa, nhìn gần.
- Kính hiển vi khám mắt, máy đo thị
trường, bảng ám điểm Amsler.
- Thiết bị phóng đại video cầm tay
(Eye-C) (Hãng Aumed), có khả năng phóng
đại 1,5 - 17 lần với 7 chế độ màu tương
phản khác nhau, có hỗ trợ khi viết.
* Các bước tiến hành:
- Giải thích mục đích của việc trợ thị
gần cho BN.
- Hỏi bệnh, hỏi tiền sử: tiền sử bệnh
mắt và tiền sử bệnh toàn thân.
- Khám chẩn đoán nguyên nhân gây
khiếm thị.
- Đánh giác chức năng thị giác bao gồm:
TL xa, TL gần và tốc độ đọc, TL tương

phản, thị trường và ám điểm (nếu cần).
- Thử trợ thị nhìn gần bằng kính phóng
đại quang học.
- Thử trợ thị gần bằng MVHD.
- Ghi hồ sơ nghiên cứu.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đặc điểm BN: tuổi, nguyên nhân gây
khiếm thị (tổn hại TL - thị trường trung
tâm hay ngoại vi).
- Các thông số chức năng thị giác trước
và sau trợ thị: TL nhìn xa, gần, TL tương
phản, tốc độ đọc, thị trường hoặc ám điểm
trung tâm.
Các số liệu được xử lý bằng thuật toán
thống kê y học với sự trợ giúp của phần
mềm SPSS 16.0.

1. Đặc điểm nhóm BN nghiên cứu.
Tuổi trung bình của BN nghiên cứu
24,94 ± 13,5; tập trung chủ yếu ở nhóm
tuổi 19 - 50, chỉ có 3 BN > 50 tuổi, thấp
hơn rất nhiều so với các tác giả nước
ngoài, như Chia - Yun Li (tuổi trung bình
38,8 ± 25,2), Margrain gặp tuổi trung bình
76) [4, 9], rõ ràng tỷ lệ người khiếm thị ở
nước ngoài chủ yếu là người cao tuổi.
Nguyên nhân gây khiếm thị: trong số
80 BN, 81,2% do các nguyên nhân gây
tổn hại TL - thị trường trung tâm và chỉ
18,8% BN do các nguyên nhân gây tổn hại

TL - thị trường chu biên. Trong đó bệnh lý
thể thủy tinh là nguyên nhân hàng đầu gây
khiếm thị (32,5%). Đặc điểm về nguyên nhân
gây khiếm thị trong nghiên cứu này tương
tự với kết quả của Owsley (2009) [10].
TL gần của BN trong nhóm nghiên cứu
rất kém, chỉ có 6 BN (7,5%) TL nhìn gần
trong khoảng 20/200 - 20/60, có tới 12 BN
(15%) TL nhìn gần ở mức < 20/1200.
2. Hiệu quả sử dụng MVHD và một
số yếu tố liên quan.
Bảng 1: Phân bố BN với TL gần không
kính, sau trợ thị quang học và sau trợ thị
bằng MVHD.
BN

TL KH NG
K NH

TL SAU
TL SAU
TR TH
TR TH
QUANG H C B NG MVHD

MỨC TL
NH N G N

n


%

n

%

n

%

20/200 - 20/60

6

7,5

24

30,0

80

100,0

20/400 - 20/200

22

27,5


34

42,5

0

0

20/1200 - 20/400

40

50

22

27,5

0

0

≤ 20/1200

12

15

0


0

0

0

100,0

80

100,0

Tổng

80 100,0 80

157


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

Sau khi thử với MVHD, tất cả 80 BN
(100%) TL nhìn gần trong khoảng 20/200 20/60. Như vậy, sau khi sử dụng MVHD,
tất cả BN đều có thể đọc được cỡ chữ in
báo bình thường.
Trước trợ thị, TL nhìn gần trung bình
20/500 ± 20/630, sau khi thử dùng kính
phóng đại quang học, thị lực đã cải thiện
hơn (20/250 ± 20/500). Tuy nhiên, khi dùng
MVHD, TL đã cải thiện lên đến 20/125 ±

20/320. So với TL trước trợ thị, TL sau
trợ thị tăng đáng kể, đặc biệt sau dùng
MVHD, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001). So sánh với phương pháp sử
dụng kính trợ thị quang học phóng đại,
phương pháp trợ thị bằng máy MVHD giúp
TL nhìn gần cải thiện hơn (p < 0,001).
Kết quả này tương tự nghiªn cứu của
Chia - Yun Li (2002) trên BN sử dụng
MVHD với tỷ lệ thành công 92% [4].
Nguyễn Xuân Nhung (2009) nghiên cứu
530 BN khiếm thị do thoái hóa hoàng điểm
tuổi già ở Đức thấy trước trợ thị bằng
MVHD, chỉ 16% BN có thể đọc được chữ
in báo, nhưng sau trợ thị, số BN đọc được
báo là 94% [0].
Công suất trung bình của MVHD và TL
gần sau trợ thị bằng MVHD có mối tương
quan khá thấp (r = -0,42) và không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05), chứng tỏ công
suất phóng đại của MVHD ít ảnh hưởng
đến TL gần sau sử dụng MVHD. Điều này
có thể giải thích: nhờ màn hình LED của
thiết bị không gây ra hiện tượng quang
sai như khi trợ thị quang học (kính phóng
đại công suất cao).
158

Bảng 2: Khoảng cách đọc trước và sau
trợ thị.

KHO NG C CH
Đ C TRUNG B NH
TR
C TR TH
(cm)

4,42 ± 2,81

KHO NG C CH
KHO NG C CH
Đ C TRUNG B NH Đ C TRUNG B NH
S U TR TH B NG
S U TR TH
MVHD (cm)
QU NG H C (cm)

7,74 ± 4,17

16,38 ± 7,26

p < 0,001

Khoảng cách đọc sau trợ thị của BN
cải thiện nhiều, đặc biệt trợ thị bằng
MVHD từ 5 - 30 cm (trung bình 16,38 ±
7,26 cm), xa hơn có ý nghĩa thống kê khi
so với trợ thị quang học (p < 0,001). Đây
là cũng là một trong những ưu điểm chính
của MVHD. BN nhìn xa hơn, khi đọc sẽ
tránh được tình trạng cúi sát vào trang chữ,

gây cản trở chiếu sáng cũng như đỡ mỏi,
tạo thuận lợi hơn cho BN khi phải đọc lâu.
Tốc độ đọc trung bình của 80 BN trước
trợ thị là 23,46 ± 10,52 từ/phút, sau khi
dùng kính trợ thị đạt trung bình 43,74 ±
22,57 từ/phút. Khi trợ thị bằng MVHD, tốc
độ đọc tăng lên 61,2 ± 24,8 từ/phút, khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Việc
dùng MVHD cho tốc độ đọc cao là do
màn hình của MVHD phẳng và không bị
ảnh hưởng bởi hiện tượng quang sai khi
độ phóng đại càng cao.
Chọn màu sắc màn hình sẽ giúp BN
đọc tốt nhất. Trong nhóm BN nghiên cứu,
44 BN (55,0%) chọn nền trắng chữ đen,
34 BN (42,5%) chọn nền đen chữ trắng,
chỉ có 2 BN (2,5%) chọn nền đen chữ
vàng không có BN (0%) nào chọn nền
xanh chữ trắng hay nền vàng chữ xanh.
Tuy nhiên, việc lựa chọn màu sắc màn
hình không liên quan đến mức độ TL
tương phản của BN, kết quả của chúng


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

tôi cũng tương đồng với Zabel (1982),
Ehrlich (1987) [5] và Sanberg (2006). Các
tác giả này đã chứng minh BN võng mạc
sắc tố đọc tốt hơn với màn hình nền đen

chữ trắng, nhưng Jacobs (1990) lại cho
rằng lựa chọn màu sắc màn hình là sở
thích chủ quan của từng cá nhân [8].
3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả sử dụng MVHD.
Chúng tôi không thấy sự khác biệt về
TL nhìn gần cũng như tốc độ đọc sau trợ
thị bằng MVHD ở các nhóm tuổi. TL gần
trung bình với MVHD của nhóm tuổi 6 18 là 20/125 ± 20/250, nhóm tuổi 19 - 50
là 20/125 ± 20/320 và nhóm tuổi > 50
là 20/100 ± 20/160, khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tương quan
giữa tốc độ đọc sau trợ thị và tuổi rất thấp
(r = 0,091; p > 0,05). Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu của Harland (1998)
khi sử dụng phương tiện điện tử để trợ thị
cho BN khiếm thị [7].
Bảng 3: TL nhìn gần và tốc độ đọc khi
trợ thị bằng MVHD theo từng nhóm nguyên
nhân.
NH M NGUY N
NH N KHI M TH

NH M 1

NH M 2

p

Thị lực gần


20/125 ±
20/250

20/125 ±
20/320

> 0,05

Tốc độ đọc (từ/phút)

63,31 ±
25,0

52,07 ±
22,46

> 0,05

(Nhóm 1: tổn thương TL - thị trường
trung tâm; nhóm 2: tổn thương TL - thị trường
chu biên)
TL nhìn gần cũng như tốc độ đọc sau
trợ thị bằng MVHD ở các nhóm nguyên
nhân khác biệt không có ý nghĩa thống kê

(p > 0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Goodrich (2001) sử dụng phương
tiện trợ thị là máy truyền hình vòng kín
(Closed circuit television systems - CCTV)

[6]. Tuy nhiên, nguyên nhân gây khiếm thị
trong nghiên cứu lại có ảnh hưởng đến
lựa chọn màu sắc màn hình MVHD.
Những BN bị bệnh võng mạc sắc tố rất
sợ ánh sáng nên họ thích dùng màn hình
MVHD ở chế độ nền đen chữ trắng (80%
BN), trong khi những BN đục thủy tinh thể
không có sự ưu tiên này. Kết quả của
chúng tôi tương tự với Ehrlich khi nghiên
cứu về nhóm BN võng mạc sắc tố và
thoái hóa hoàng điểm tuổi già [5].
TL nhìn gần trước trợ thị có mối liên
quan chặt chẽ đến các yếu tố đánh giá
kết quả sau trợ thị bằng MVHD. Tương
quan với TL nhìn gần sau trợ thị, khoảng
cách đọc cũng như tốc độ đọc đều khá
cao và có ý nghĩa thống kê (lần lượt
r = 0,67, p < 0,001, r = 0,66; p < 0,001;
r = 0,27, p = 0,015). Như vậy, TL nhìn
gần trước trợ thị là yếu tố quan trọng giúp
tiên lượng hiệu quả của trợ thị bằng
MVHD. Kết quả này giống với nhận xét của
Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) [1], Carvalho
(2004) [3].
Theo Goodrich (2001), độ phóng đại
của máy và khoảng cách đọc có liên quan
đến tốc độ đọc [6]. Tuy nhiên, trong nghiên
cứu này, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên
quan giữa tốc độ đọc và độ phóng đại
của MVHD (r = -0,56; p > 0,05). Ngoài ra,

việc sử dụng kính trợ thị hoặc MVHD
thường xuyên giúp cho TL và khả năng
đọc ổn định, đây cũng là nhận định của
Nguyễn Thị Thu Hiền, Carvanho [1, 3].
159


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

ẾT UẬN
* Hiệu quả sử dụng MVHD để trợ thị nhìn
gần cho người khiếm thị:
Sau trợ thị bằng MVHD, TL gần cải
thiện đáng kể, 100% BN đạt > 20/200, tất
cả BN có thể đọc chữ in báo bình thường
với TL trung bình đạt 20/125 ± 20/320,
khoảng cách đọc được cải thiện rõ rệt tới
16,38 ± 7,26 cm, tốc độ đọc trung bình
tăng 61,2 ± 24,8 từ/phút.
* Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng MVHD:
- Tuổi, nguyên nhân gây khiếm thị và
một số đặc điểm chức năng thị giác như
TL xa, TL tương phản không ảnh hưởng
tới hiệu quả về mặt chức năng thị giác
sau khi trợ thị bằng MVHD.
- Thị lực gần trước trợ thị có ảnh hưởng
đến TL nhìn gần, khoảng cách đọc và tốc
độ đọc sau trợ thị bằng MVHD.
TÀI LI U THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thu Hiền. Nghiên cứu ứng
dụng phương pháp phục hồi chức năng thị
giác trên những người trưởng thành bị khiếm
thị. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y
Hà Nội. 2012.
2. Nguyễn Xuân Nhung. Improvement of
reading speed after providing of low vision
aids in patients with age - related macular
degeneration. Acta Ophthalmol. 2009, 87,
tr.849-853.

160

3. Carvalho KM. Causes of low vision and
use of optical aids in the elderly. Rev Hosp Clin
Fac Med. S. Paulo. 2004, 59 (4), pp.157-160.
4. Chia-Yun Li. Low vision and methods of
rehabilitation: A comparison between the past
and present. Chang Gung Med J. 2002, 25,
pp.153-161.
5. Ehrlich D. A comparative study in the
use of closed-circuit television reading machines
and optical aids by patients with retinitis
pigmentosa and maculopathy, Ophthal Physiol
Opt. 1987, 7, pp.293-302.
6. Goodrich GL, Kirby J. A comparison of
patient reading performance and preference:
optical devices, handheld CCTV (Innoventions
Magni-Cam), or stand-mounted CCTV (Optelec
Clearview or TSI Genie). Optometry. 2001, 72 (8),

pp.519-528.
7. Harland S, Legge GE, Luebker A.
Psychophysics of reading. XVII. Low-vision
performance with four types of electronically
magnified text. Optom Vis Sci. 1998, 57,
pp.183-190.
8. Jacobs RJ. Screen color and reading
performance on closed-circuit television. J Vis
Impair Blindness. 1990, 84, pp.569-572.
9. Margrain TH. Helping blind and partially
sighted people to read: the effectiveness of
low vision aids. BJO. 2000, 84 (8), pp.919-921.
10. Owsley C, Lee PP. Characteristics of
low vision rehabilitation services in United States.
Arch Ophthalmol. 2009, 127 (5), pp.681-689.



×