Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ung thư đại trực tràng di căn gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.44 KB, 7 trang )

Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014

UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG DI CĂN GAN
Nguyễn Cao Cương*, Võ Ngọc Bích*
đau ¼ bụng trên (P) hay bệnh cảnh suy gan,
vàng da, hay nổi u trên gan.

ĐẶT VẤNĐỀ
Chẩn đoán hình ảnh học
UTĐTT di căn gan có bệnh cảnh lâm sàng
thay đổi có thể không có triệu chứng và phát
hiện đồng thời trong lúc chẩn đoán UTĐTT hay
trong thời gian tái khám định kỳ sau mổ bằng
hình ảnh học và CEA. Hoặc BN có triệu chứng

Hình 1. Siêu âm di căn gan

Xét nghiệm sinh hóa cho thấy có thay đổi
công thức máu, chức năng gan, chất chỉ điểm
ung thư CEA tăng.
Các phương tiện hình ảnh học thông dụng
để chẩn đoán di căn gan là siêu âm, CT scan,
MRI và PET với độ nhạy tương ứng là 55%, 72%,
76%, và 90% theo phân tích của Kinkel K(11).

Hình 2. CT scan di căn gan rải rác

Xếp loại giai đoạn: (SCTB: sống còn toàn
bộ)


Giai đoạn
Diễn giải
Dukes - MAC SCTB 5 năm
0
TisN0M0
I
T1N0M0 – T2N0M0 Dukes A
80-95%
MAC : A–B1
IIA
T3N0M0
Dukes B
50-90%
MAC B2–B3
IIB
T4N0M0
IIIA
T1-2N1M0
Dukes C
55 – 60%
MAC C1–C3 33 – 42%
IIIB
T3-4N1M0
IIIC
Bất kỳ T, N2, M0
25 – 27%
IV
Bất kỳ T, bất kỳ N,
Dukes D
<5%

M1

ĐIỀU TRỊ UTĐTT DI CĂN GAN
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật có vai trò rất quan trọng và chỉ
định phẫu thuật cắt bỏ di căn gan đang được mở
rộng, dẫn đến tỉ lệ sống toàn bộ 5 năm từ 2458%, trung bình là 40% (1).

Lựa chọn bệnh nhân cắt gan
Tiêu chuẩn không mổ được chấp nhận
chung cho tới nay bao gồm:
Có các di căn ngoài gan không chữa được.
Thể trạng bệnh nhân không chịu được phẫu
thuật.
Di căn trên 70% thể tích gan hay 6 hạ phân
thùy.
Các yếu tố cân nhắc phẫu thuật bao gồm:
kích thước bướu, tính đa ổ, vị trí bướu, phần gan
còn lại sau cắt không đủ duy trì chức năng.

Kích thước khối u
Minagawa với 235 BN cắt bỏ di căn gan từ
UTĐTT, đường kính khối u tối đa không ảnh
hưởng đến thời gian sống còn. Hamady(8) cắt bỏ
di căn gan với đường kính từ 8 cm trở lên thì tỉ lệ
sống còn có thể so sánh như bệnh nhân có di căn
nhỏ hơn. Như vậy, đường kính khối u lớn hơn

* Khoa Tổng quát 2 – chuyên khoa Gan mật - Bệnh Viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Cao Cương

ĐT: 0909275886

8

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014

Tổng Quan

5cm không phải là một chống chỉ định cắt gan.

Thể tích gan còn lại (FLR) được đo trên CT.

Số lượng u di căn
Trong một nghiên cứu trên 159 bệnh nhân
được hóa trị trước khi cắt bỏ từ 4 u trở lên, thì tỉ
lệ sống còn 5 năm là 51%(13). Theo Kokudo thời
gian sống còn của BN có hơn 4 u di căn cũng
tương tự như có ít di căn hơn. Như vậy, di căn
đa ổ không phải là chống chỉ định cắt gan.

Tỷ số giữa FLR và TELV được gọi là sFLR.

Giới hạn bờ mặt cắt
Tiêu chuẩn diện cắt an toàn trước đây phải
cách bờ khối u tối thiểu 10mm. Hiện nay không

có sự khác biệt về tỉ lệ sống còn 5 năm hay tái
phát tại chỗ đối với diện cắt âm tính khảo sát ở
khoảng cách 1, 4, 5, 9, 10mm.
Di căn gan kèm di căn phổi
BN được xem xét để cắt bỏ phổi đi kèm. Di
căn gan thường được cắt bỏ đầu tiên để đảm bảo
không có di căn nào khác trong ổ bụng. Tỉ lệ
sống còn 3 năm có thể 30% (7).
Di căn ngoài gan
Chống chỉ định kinh điển là có di căn ngoài
gan như buồng trứng, di căn hạch, di căn phúc
mạc, những báo cáo mới cho thấy những di căn
ngoài gan có thể được cắt bỏ kết hợp và sống còn
kéo dài thêm. Theo Jaeck 2002 mặc dù có rất ít
người sống sót đến 5 năm, 19% bệnh nhân sống
sót sau 3 năm, bất chấp sự hiện diện của di căn
hạch trong ổ bụng. Tuy nhiên với các hạch di căn
dọc động mạch thân tạng và hạch xa thì sống 5
năm gần như là 0%. Do đó, khi có nhiều di căn
ngoài gan cũng cần cân nhắc lựa chọn phẫu
thuật để đạt được sự tồn tại kéo dài.
Thể tích gan còn lại và chiến lược để tăng khả
năng cắt gan
Thể tích gan còn lại(6)
Yếu tố quyết định là thể tích gan còn lại để
tránh suy gan sau mổ.
Thể tích gan toàn bộ của một người trưởng
thành (TELV):
TELV = - 794,41 + 1267,28 x diện tích da
(với diện tích da trung bình khoảng 1.5 m2)


Gan bình thường

: sFLR ≥ 20%

Gan xơ, viêm gan

: sFLR 40 - 60%

Hóa trị trước cắt gan : sFLR ≥ 30%
Chiến lược để tăng khả năng cắt gan
Khi sFLR thấp là một trở ngại duy nhất
không thể cắt bỏ di căn gan, để tăng khả năng
cắt gan bằng thuyên tắc tĩnh mạch cửa (PVE)
làm tăng thể tích bên gan còn lại.
Qua siêu âm, chọc vào tĩnh mạch cửa, làm
tắc tĩnh mạch cửa bằng vi hạt và vi coil.

Phẫu thuật trong thời điều trị đa mô thức
Các trường hợp UTĐTT di căn gan đánh giá
không mổ cắt u di căn gan được có thể chuyển
thành mổ được nhờ vào phương pháp hóa trị
dẫn đầu, PVE hoặc RFA.

Hóa trị tân hỗ trợ cho những trường hợp
ban đầu không thể cắt bỏ di căn gan
Điều trị hóa trị tân hỗ trợ với oxaliplatin hoặc
irinotecan giúp cắt bỏ di căn gan trong 13-37%
TH(2). Theo Adam(2) 12,5% BN ban đầu không cắt
bỏ được đã có một đáp ứng tốt với hóa trị tân hỗ

trợ và đã trải qua phẫu thuật cắt gan, bao gồm
hơn 3 nốt di căn trong 59% bệnh nhân, di căn
ngoài gan trong 38%, đã đạt sống còn 5 năm là
33% so với 48% ban đầu cắt bỏ đồng thời.
Hóa trị liệu không chỉ thu hẹp, giảm giai
đoạn, mà còn là điều trị di căn gan sớm dưới
dạng vi thể. Nhóm Adam chứng minh rằng sự
sống còn 5 năm sau phẫu thuật trên những u
không đáp ứng với hóa trị chỉ có 8% so với 37%
ở những u có đáp ứng với hóa trị.

Hóa trị toàn thân cho các bệnh ban đầu có thể
cắt bỏ
Năm 2007, theo kết quả của Tổ chức Châu
Âu về nghiên cứu và điều trị ung thư, đã nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối
chứng ở pha III trên 40.983 trường hợp, nhóm
BN được cắt bỏ di căn gan mà không dùng hóa

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014

9


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014

trị so sánh với nhóm có hóa trị chu phẫu với
FOLFOX4 qua 6 chu kỳ, kết quả như sau:

Trong 182 BN tham gia hóa trị: 43,9% đáp
ứng một phần hoặc rất tốt với FOLFOX4, 35,2%
bệnh ổn định không thay đổi, và 6,8% không
đáp ứng với hóa trị bệnh tiến triển không thể cắt
bỏ di căn gan. Trong 171 BN đủ điều kiện hóa trị
có 83% đã trải qua cắt bỏ di căn gan. Sau một
thời gian theo dõi 3,9 năm, BN được hóa trị liệu
đã có một chu phẫu tốt hơn đáng kể, tỉ lệ sống 3
năm là 36% so với 28% BN trải qua phẫu thuật
không có hóa trị chu phẫu. Sự khác biệt rõ rệt
hơn ở những BN có trải qua phẫu thuật cắt
gan với kết quả 3 năm không có u tái phát:
42% có hóa trị hỗ trợ so với 33% chỉ phẫu
thuật đơn thuần.

Ảnh hưởng của hóa trị liệu với cắt gan
Hóa trị liệu chu phẫu góp phần đáng kể cải
thiện thời gian sống còn và tăng khả năng cắt bỏ
được di căn gan. Tuy nhiên, hóa trị liệu gây ra
nhiễm độc gan từ đó liên quan đến thời gian
điều trị và tăng những biến chứng sau mổ.

Vauthey chỉ ra rằng Oxaliplatin có liên quan
tới giãn xoang gan với tỉ lệ 18,9% so với 1,9%
bệnh nhân không hóa trị. Irinotecan thì liên quan
đến viêm gan nhiễm mỡ: 20,2% so với 4,4%
không hóa trị. Viêm gan nhiễm mỡ là một tổn
thương gan đáng kể, có liên quan đến tỉ lệ mắc
bệnh và tử vong chu phẫu vì khả năng tái tạo
gan thứ cấp không đủ là do các thành phần viêm

của bệnh.

Cắt gan 2 thì
Nếu không thể cắt bỏ đồng thời di căn gan
và u đại trực tràng nguyên phát thì có hai giai
đoạn cắt gan. Trung tâm Nghiên cứu Ung thư
tại Mỹ đã đề xuất phương pháp điều trị tuần
tự tích cực:
Đầu tiên hóa trị tân hỗ trợ, nếu đáp ứng hoặc
duy trì ổn định trên hóa trị, tức là làm giảm giai
đoạn, thì tiếp theo là phẫu thuật cắt di căn gan
được thực hiện tiếp theo sau đó.
Hoặc làm tăng thể tích gan bên còn lại với
PVE, sau đó cắt gan.
Hoặc với RFA để tăng khả năng cắt gan, sau
đó cắt gan.

Hình 3: Đáp ứng với hóa trị trước phẫu thuật (5FU + Bevacizumab) A Nốt u di căn 3.4cm ở phân thùy III. B:
Phản ứng một phần với hóa trị, kích thước u còn 1.5cm. C: Giải phẫu bệnh sau mổ: cho thấy chỉ có 1% tế bào ung
thư tồn tại trong một nền xơ hóa mở rộng, hoại tử, và các tế bào viêm.Nguồn (6)

10

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014

Tổng Quan


Hình 4 : Hóa trị chu phẫu và cắt gan 2 thì. Nguồn(6)
Trên phim CT có hơn 2 u di căn gan.
Đáp ứng với hóa trị 6 chu kỳ (5-FU,
leucovorin, và oxaliplatin). Sau đó cắt bỏ di căn
gan phân thùy II-III (mũi tên màu trắng).
CT đo thể tích của FLR: (vùng màu trắng
trong hình chữ nhật) sFLR trước và sau PVE là
15% và 24%.
Hóa trị hỗ trợ sau mổ, 6 tháng sau trên CT
không có u tái phát.

Phương pháp tiếp cận điều trị đa mô thức
từng bước như vậy cho kết quả với tỉ lệ sống
toàn bộ 3 năm và tỉ lệ sống không u tái phát lần
lượt là 86% và 51%(4,9).
Tóm lại hiện nay điều trị UTĐTT di căn gan
đòi hỏi cách tiếp cận đa mô thức trong một nỗ
lực nhằm tăng thời gian sống còn của bệnh nhân.
Những thay đổi quan niệm về chỉ định phẫu
thuật hiện nay(10):

Những chỉ định kinh điển
< 4 di căn, đơn thùy.

Quan điểm điều trị hiện tại
Không giới hạn. Di căn hai hay hơn nhiều thùy, sử dụng hóa trị chu phẫu, có thể
điều trị xâm lấn tại chỗ truớc, cắt di căn gan sau..
Kích thước u ≤ 5 cm.
Không giới hạn.
Không có bệnh ngoài gan.

Có kèm di căn phổi nếu có thể cắt được.
Bờ phẫu thuật > 1cm.
Không bắt buộc, diện cắt âm tính là được.
Nhu mô gan còn lại phải đủ.
PVE trước để tăng thể tích gan còn lại.
Cắt tất cả các khối u đại thể nhìn thấy được. Không có bằng chứng của bệnh, có thể cắt được bằng việc cắt gan sau kết hợp
với hủy u tại chỗ với RFA.
Không phải là di căn gan thứ phát sau cắt
Di căn xuất hiện cùng lúc hoặc thứ phát đều được chấp nhận.
UTĐTT.
Không xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch Không giới hạn, có thể cắt bỏ và tái tạo tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch gan.
gan.
Không có sự di căn hạch ở cuống gan.
Khi không có sự di căn ở hạch thân tạng, nạo hạch cuống gan để làm tăng khả
năng sống trong 3 năm.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014

11


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014

Các phương pháp hủy u

Hủy u bằng sóng cao tần (RFA)

Chỉ có khoảng 10-25% bệnh nhân UTĐTT di

căn gan đủ điều kiện để cắt gan. Di căn gan
không điều trị thời gian sống trung bình từ 5-9
tháng. Vì thế với mục đích duy nhất là giải quyết
được di căn gan, nhiều phương pháp can thiệp
xâm lấn tại chổ để phá hủy u bằng sóng cao tần
(RFA), bằng tiêm cồn qua da (PEI), xạ trị khối u
di căn gan.

Nguyên lý (5)
Sử dụng nhiệt sinh ra bởi tần số cao của
dòng điện xoay chiều để tiêu diệt tế bào. Dưới
hướng dẫn của siêu âm, hoặc CT hay MRI, một
đầu điện cực mỏng cách điện được đưa xuyên
gan qua da vào khối u, hoặc đưa trực tiếp đến
nhu mô gan dưới hướng dẫn của siêu âm trong
lúc mổ.

Hình 5: Hai loại điện cực dùng trong RFA(7)
Khối u bị tiêu hủy bởi nhiệt kèm theo một
vùng rộng 1cm mô gan bình thường quanh u.
Tuy nhiên, nhiệt độ giảm tương ứng với bình
phương khoảng cách từ điện cực, cho nên cần rất
nhiều kim đối với những u có kích thước lớn,
vùng bị tiêu diệt phải đan xen để đảm bảo phá
hủy hoàn toàn khối u.

Giải phẫu học không thể cắt gan như u nằm
giữa tĩnh mạch chủ dưới và lối vào của các tĩnh
mạch lớn trong gan.
Di căn tái phát sau cắt gan trước đó, việc cắt

bỏ lần hai này được coi là không khả thi và
không an toàn.
Đôi khi vài trường hợp ngoại lệ, bệnh nhân
có di căn ngoài gan như di căn phổi, di căn
xương thì RFA được coi như dùng để giảm thiểu
triệu chứng.
Chống chỉ định
Trong một tuyên bố đồng thuận gồm Hiệp
hội Gan-Mật-Tụy, Hội phẫu thuật đường tiêu
hóa và Hiệp hội phẫu thuật Ung thư đã kết luận
rằng “ những khối u có kích thước lớn hơn 3 cm
có tỉ lệ tái phát tại chỗ rất cao và RFA không phải
là chọn lựa tối ưu nhất”(10).

Hình 6: Sự phức tạp để hủy hoàn toàn khối u, các
vùng bị đốt phải đan xen chồng chéo. Nguồn:(5)
Chỉ định RFA
Tổng trạng bệnh nhân không chịu nổi cuộc
phẫu thuật.

12

Khối u ở gần rốn gan: vì có thể làm tổn
thương đường mật lớn gây ra các biến chứng
nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch cửa, dò
mật hay tụ dịch mật.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014

Tổng Quan

Biến chứng
RFA rất ít có biến chứng, biến chứng sớm
thường gặp nhất là tràn dịch màng phổi có triệu
chứng, áp xe gan, cổ trướng và xuất huyết nội,
huyết khối tĩnh mạch cửa. Biến chứng muộn là
dò mật và tụ dịch mật. Theo Curley nghiên cứu
trên 608 bệnh nhân có khối u gan ác tính được
điều trị bằng RFA thì tỉ lệ biến chứng dưới 7% và
tỉ lệ tử vong là 0,5% .
Kết quả và hạn chế
RFA là phương pháp điều trị thay thế tạm bợ
với tỉ lệ tái phát tại chỗ rất cao, nhất là các u có
kích thước lớn.
Tái phát tại chỗ
Theo Solbiati(14): tái phát tại chỗ là 39% trong
8 tháng, và 55% bệnh nhân cuối cùng đã có ít
nhất một u tại chỗ tái phát.
Livraghi: chọn bệnh nhân có 1-3 u, kích
thước mỗi u dưới 4 cm. Hoại tử hoàn toàn được
đánh giá bằng CT là 60%.
Một số tác giả đã đề xuất RFA như một
phương pháp thay thế cho phẫu thuật cắt bỏ u di
căn gan. Một nghiên cứu của Oshowo được coi
là bằng chứng về sự tương đương giữa RFA và
cắt bỏ u: 25 bệnh nhân UTĐTT di căn gan đơn
độc được điều trị bằng RFA, và kết quả của họ

được so sánh với những người của 20 bệnh nhân
được điều trị bằng phẫu thuật cắt gan; tỉ lệ sống
3 năm là 55% cắt gan và 53% RFA, qua đó các tác
giả kết luận rằng có thể so sánh tương đương
giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, tỉ lệ sống 3 năm chỉ có
55% cho UTTT di căn gan một nốt đơn độc
không thể được coi là chấp nhận được, vì đã có
báo cáo nghiên cứu ở một quần thể rất lớn thì tỉ
lệ này là 71% và trong thực tế, không có sống sót
dài hạn nào được báo cáo trong nghiên cứu của
Oshowo.
Tóm lại, FRA được chỉ định trong trường hợp
không thể phẫu thuật cắt di căn gan. RFA chỉ có
thể cung cấp một sự cải thiện thời gian sống còn
cao hơn so với việc chỉ dùng hóa trị liệu.

Hình 7: Hủy u di căn gan tái phát bằng RFA(5) Hình
bên trái: CT cho thấy u di căn gan tái phát phân
thùy VIII, sau đó được chỉ định làm RFA. Hình
bên phải: sau 31 tháng theo dõi không có hình ảnh
của u tái phát.

Hủy u bằng cách tiêm cồn qua da vào khối u
(PEI)
PEI đầu tiên được dùng để điều trị cho các
khối ung thư tế bào gan nguyên phát không còn
khả năng cắt bỏ, trước cả khi có sự xuất hiện của
RFA, PEI được chỉ định những u có kích thước
từ 2-3cm. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo hoại tử
khối u hoàn toàn chỉ có 36-80% các trường hợp.

Hủy u bằng xạ trị
Gồm có xạ trị ngoài và xạ trị trong(5):
Xạ trị ngoài (EBRT)
Dùng kỹ thuật, lập kế hoạch điều trị trúng
mô đích ba hay bốn chiều (có kiểm soát hô hấp)
trên những bệnh nhân chọn lọc, do đó liều xạ có
thể được phân bố tới những khu vực mà kỹ
thuật RFA không thể với tới như khu vực rốn
gan, không có nguy cơ gây tổn thương nặng nề
đường mật. Hạn chế của xạ trị ngoài:
Viêm gan do xạ trị: là một hội chứng lâm
sàng viêm gan không vàng da, đau, cổ chướng,
tăng men gan.
Liên quan đến trường chiếu xạ trị: phù niêm
mạc ống tiêu hóa, phổi.
Xạ trị trong chọn lọc (SIRT)
Được FDA chấp thuận cho các trường hợp
UTĐTT di căn gan không còn mổ được nhưng
chỉ được thực hiện hạn chế tại vài trung tâm lớn
của Mỹ. SIRT sử dụng hạt nhựa hình cầu được

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014

13


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014


tâm đồng vị phóng xạ Yttrium-90 (90Y) bơm trực
tiếp vào tuần hoàn động mạch gan. SIRT kiểm
soát bướu tại chỗ với độc tính thấp, nhưng vẫn
còn đang được nghiên cứu.

điều trị mang lại kết quả tốt là tăng thời gian
sống còn và chất lượng sống của BN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hóa trị liệu trong UTĐTT di căn gan
Liệu pháp hóa trị trên bệnh nhân UTĐTT
di căn gan không phẫu thuật được chỉ có tác
dụng kéo dài cuộc sống, hoàn toàn không
mang tính điều trị, các phác đồ hóa trị hiện tại
có thể đạt thời gian sống còn gần 2 năm(14).
Phác đồ hiện nay dùng cho các trường hợp
UTĐTT đã tiến xa(12):

2.

3.

4.

FOLFOX (Leucovorin + 5-FU) chu kỳ 14
ngày.

5.


CAPOX (Capecitabine + Oxiplatine) chu kỳ
21 ngày.

6.

FOLFOXIRI (Oxaliplatine + Leucovorin +
Irinotecan + 5-FU) chu kỳ 14 ngày.
FOLFIRI (Leucovorin + Irinotecan + 5-FU)
chu kỳ 21 ngày.

7.

8.

9.

FOLFOX + Bevacizumab : chu kỳ 14 ngày.
XELOX + BEVACIZUMAB (Capecitabine +
Oxiloplatine + Bevacizumab) chu kỳ 14 ngày.
Fluorouracil-Leucovorin-Bevacizumab: chu
kỳ 56 ngày.

10.

FOLFIRI + CETUXIMAB (KRAS wild type) 2
chu kỳ.

11.

Cetuximab (KRAS wild type) 2 chu kỳ.


12.

FOLFIRI + CETUXIMAB (KRAS wild type) 2
chu kỳ.

KẾT LUẬN

14.

UTĐTT di căn gan là một diễn tiến UT
thường gặp sau cắt ĐTT. Cần thiết sự phối hợp
giữa BS phẫu thuật và BS ung thư học. Sau khi
được hóa trị tối ưu, điều trị phẫu thuật cắt u là
lựa chọn. Bên cạnh đó các phương pháp hỗ trợ
như RFA, PEI, xạ trị …Sự kết hợp các mô thức

14

13.

Abdalla EK, Vauthey JN, Ellis LM, et al. (2004), “Recurrence and
outcomes following hepatic resection, radiofrequency ablation,
and combined resection/ablation for colorectal livermetastases”,
Ann Surg, 239(6), pp.7-818.
Adam R, Pascal G, Castaing D, et al.(2004),“Tumor progression
while on chemotherapy: A contraindication to liver resection
formultiple
Bipat S, van Leeuwen MS, Comans EF et al.(2005), “Colorectal
liver metastases: CT, MR imaging, and PET for diagnosis metaanalysis”, Radiology, pp.123–13.

Chun YS, Vauthey JN, Ribero D, et al.(2007),“Systemic
chemotherapy and two-stage hepatectomy for extensive
bilateral colorectal liver metastases: Perioperative safety and
survival”, J Gastrointest Surg , 11(11), pp.505-1498.
Dan G. Blazer III, Daniel A. Anaya, and Eddie K. Abdalla,(2009),
“Destructive therapies for colorectal cancer metastases”, Liver
metastases, pp.39-49.
Dario Ribero, Yun Shin Chun, and Jean-Nicolas Vauthey, (2009),
“Surgery for Colorectal Metastases”, Liver metastases, pp.25-38.
De Haas RJ, Wicherts DA, Adam R,(2008),“ Resection of
colorectal liver metastases with extrahepatic disease”, Dig Surg,
(25), pp.461–466.
Hamady ZZ, Malik HZ, Finch R, et al.(2006), “Hepatic resection
for colorectal metastasis: Impact of tumour size”, Ann Surg
Oncol , 13(11), pp.9-1493.
Jaeck D, Oussoultzoglou E, Rosso E, et al.(2004), “A two-stage
hepatectomy procedure combined with portal vein embolization
to achieve curative resection for initially unresectable multiple
and bilobar colorectal liver metastases”, Ann Surg , 240(6),
pp.49-1037.
Khatri VP, Petrelli NJ, Belghiti J,(2005), “Extending the frontiers
of surgical therapy for hepatic colorectal metastases: is there a
limit”, J Clin Oncol, pp.23-8490.
Kinkel K, Lu Y, Both M et al.(2002), “Detection of hepatic
metastases from cancers of the gastrointestinal tract by using
non-invasive imaging methods (US, CT, MR Imaging, PET): a
meta-analysis”, Radiology , pp. 224-748.
NCCN Guidelines v2.2013 Colon rectal cancer tại
www.nccn.org
Pawlik TM, Abdalla EK, Ellis LM, et al.(2006), “ Debunking

dogma: Surgery for four or more colorectal livermetastases is
justified”, J Gastrointest Surg, 10(2), pp.8-240.
Solbiati L, Livraghi T, Goldberg SN, et al. (2001), "Percutaneous
radiofrequency ablation of hepatic metastases from colorectal
cancer: long-term results in 117 patients", Radiology, 221(1),
pp.66-159.

Ngày nhận bài báo :

30/11/2013

Ngày phản biện nhậnxét bài báo :

05/12/2013

Ngày bài báo được đăng

20/2/2013

Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014



×