Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.13 KB, 2 trang )
Vì sao có người lặn sâu mà không cần bình ôxy?
Nửa thế kỷ trước, khoa học cho rằng con người không thể lặn sâu tới
115 feet (khoảng 35 mét) cho một lần, nhưng ngày nay khả năng này
đã bị bỏ xa. Có người đã lặn lâu tới 8 phút ở độ sâu khoảng 105 mét
mà không cần bình dưỡng khí.
Theo các nghiên cứu, sở dĩ những người này có khả năng đặc biệt
đó là do luyện tập mang lại, và quan trọng hơn, họ được trời phú cho
khả năng khác người, có cơ thể khoẻ mạnh, có hai lá phổi lớn và số
lượng tế bào hồng cầu đặc biệt nhiều.
1. Có màng phổi lớn
Những người đàn ông khi sinh ra có lá phổi lớn, gọi là phổi XXL, đây
là bộ phận chính giúp cơ thể lặn sâu và lâu dưới nước. Họ thường
sử dụng công nghệ packing không khí, nghĩa là tích được nhiều
không khí dự phòng nhất, tăng dung tích chứa khí gấp đôi hoặc cao
hơn so với người thường. Ngoài ra nhờ luyện tập, đặc biệt là kỹ
thuật thở sâu, họ duy trì được thời gian lặn lâu mà không cảm thấy
đau trong môi trường áp lực nước, hạn chế tình trạng phổi bị ép vào
xương sườn gây đau tức.
2. Hệ thống vòi nhĩ đặc biệt
Trong môi trường nước sâu, áp lực tác động rất mạnh đến màng nhĩ
và để ngăn chặn hiện tượng rách màng, hầu hết những người lặn ở
độ sâu trung bình phải bịt mũi, buộc không khí thoát qua các vòi nhĩ
nhằm cân bằng áp lực. Ở người lặn tự do có khả năng lặn sâu, hệ
thống vòi nhĩ đặc biệt, nó có thể đóng mở linh hoạt nhờ tác động của
lưỡi.
3. Khả năng điều tiết máu trong cơ thể
Nói theo thuật ngữ kỹ thuật thì đây là hiện tượng Shunting Reflex (có
nghĩa là máu hồi lưu chuyển hướng linh hoạt). Thông thường khi lặn,
các mạch máu được co lại để bảo toàn máu, nhưng ở người có khả
năng lặn sâu, khả năng điều tiết máu trong cơ thể rất tốt. Kỹ thuật
này nhờ luyện tập mà có, kể cả luyện tập trên cạn lẫn các bài tập