Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Cảm nhận của nha sỹ và người không chuyên môn đối với một số yếu tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.68 KB, 11 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

CẢM NHẬN CỦA NHA SỸ VÀ NGƢỜI KHÔNG CHUYÊN MÔN
ĐỐI VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THẨM MỸ NỤ CƢỜI
Nguyễn Việt Anh*; Nguyễn Thị Thuý Hạnh*
Võ Trương Như Ngọc*; Lê Thị Hường*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá và so sánh cảm nhận của nha sỹ và người không chuyên môn đối với
một số yếu tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười ở người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp:
sử dụng 42 ảnh chụp nụ cười kỹ thuật số với một số yếu tố đã được chỉnh sửa bằng phần
mềm. Các yếu tố bao gồm: chiều dài thân răng cửa giữa hàm trên, chiều rộng răng cửa bên
hàm trên, vị trí đường viền lợi của răng cửa bên hàm trên, mức độ bộc lộ lợi, khe thưa ở đường
giữa hàm trên, đường giữa hàm trên và nghiêng mặt phẳng cắn. Những bức ảnh này được
trình chiếu cho 51 nha sỹ và 51 người không chuyên môn. Mỗi đối tượng đánh giá từng ảnh
theo thang điểm nhìn, dao động từ 0 (rất xấu) tới 100 (rất đẹp). Kết quả: ngưỡng cảm nhận nụ
cười xấu đối với các yếu tố giảm chiều dài thân răng cửa giữa hàm trên: nha sỹ 2,0 mm, người
không chuyên môn 2,0 mm; dịch chuyển đường viền lợi răng cửa bên hàm trên về phía rìa cắn:
nha sỹ 2,5 mm; mức độ bộc lộ lợi: nha sỹ 3 mm, người không chuyên môn 4 mm; khe thưa
đường giữa hàm trên: nha sỹ 1,5 mm, người không chuyên môn 1,0 mm; nghiêng mặt phẳng
cắn: nha sỹ 4°, người không chuyên môn 5°. Đối với yếu tố giảm chiều rộng răng cửa bên hàm
trên và lệch đường giữa, ở mức độ lệch tối đa trong nghiên cứu này (2,5 mm và 5 mm), cả nha
sỹ và người không chuyên môn đều chưa đánh giá nụ cười xấu. Kết luận: khi đánh giá một số
ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười ở người Việt Nam, nha sỹ có xu hướng cảm nhận tinh tế hơn
so với người không chuyên môn, khác biệt có ý nghĩa thống kê với yếu tố mức độ bộc lộ lợi.
* Từ khóa: Thẩm mỹ nụ cười; Cảm nhận; Nha sỹ; Người không chuyên môn.

The Perception of Dentists and Lay People to some Factors Affecting
Smile Esthetics
Summary
Objectives: To evaluate and compare the perceptions of dentists and lay people to some
factors affecting smile esthetics in Vietnamese people. Subjects and methods: Fourty-two digital


smile photographs with altered features were used. Altered features included: upper central
incisor's crown length, upper lateral incisor's crown width, gingival level of the lateral incisors,
gingival display, midline diastema, upper midline shift, and occlusal cant. The photographs were
seen by 51 dentists and 51 lay people. Each participant evaluated each picture with a visual
analogue scale, which ranged from 0 (very unattractive) to 100 (very attractive). Results: The
unattractive-smile threshold for upper central incisor's crown length discrepancy: dentists 2.0 mm
* Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Việt Anh ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 09/09/2017

574


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
lay people 2.0 mm; upper lateral incisor's gingival level: dentists 2.5 mm; gingival exposure:
dentists 3 mm, lay people 4 mm; maxillary midline diastema: dentists 1.5 mm, lay people 1.0 mm;
occlusal: dentists 4°, lay people 5°. In this study, at the maximum discrepancies of upper lateral
incisor's crown width and upper midline shift, (2.5 mm and 5 mm, respectively), both dentists
and lay people do not rank the smile esthetics unattractively. Conclusion: When assessing some
features affecting smile esthetics in Vietnamese, dentists are more critical than lay people .
The difference is statistically significant on gingival exposure.
* Keywords: Smile esthetics; Perception; Dentists; Lay people.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi xã hội phát triển, chất
lượng cuộc sống ngày càng nâng cao,
kèm theo đó là nhu cầu thẩm mỹ của con
người ngày càng tăng lên. Nụ cười là một
trong những yếu tố quan trọng nhất đối

với thẩm mỹ khuôn mặt. Chính vì vậy, các
chuyên ngành chỉnh nha, phục hình, nha
chu, phẫu thuật hàm mặt phát triển rất
mạnh về lĩnh vực thẩm mỹ nụ cười. Gần
đây, khái niệm thiết kế nụ cười trở nên
phổ biến trong nha khoa. Các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười
không chỉ gồm hình thể, kích thước, màu
sắc răng, mà còn bao gồm sự sắp xếp
răng, quan hệ của răng với các cấu trúc
xung quanh như môi, lợi...
Tuy nhiên, trên lâm sàng, nhiều bệnh
nhân sau khi kết thúc điều trị chỉnh nha,
phục hình, vì một hoặc nhiều nguyên nhân
vẫn không thể đạt được thẩm mỹ hoàn hảo,
một số yếu tố chưa đưa được về mức
chuẩn, lỗi hay gặp là lệch đường giữa,
tỷ lệ chiều dài/chiều rộng thân răng không
phù hợp, răng cửa bên kích thước quá nhỏ,
có khe thưa giữa hai răng cửa, chênh
lệch đường viền lợi giữa các răng phía
trước, cũng như cười hở lợi, nghiêng mặt
phẳng cắn. Do đó, để mang lại kết quả
thẩm mỹ tốt làm hài lòng bệnh nhân, bác
sỹ răng hàm mặt cần biết được giới hạn
sai lệch cho phép so với mức chuẩn mà

những yếu tố trên nằm trong giới hạn này,
thẩm mỹ nụ cười sẽ không bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, thẩm mỹ nụ cười bị ảnh

hưởng rất nhiều do cảm nhận chủ quan
của từng người. Bác sỹ răng hàm mặt
thường phải giải quyết các vấn đề thẩm
mỹ có thể sẽ có cảm nhận tinh tế hơn so
với người không chuyên môn [1, 2]. Vì vậy,
giới hạn sai lệch cho phép của những yếu
tố trên liệu có khác biệt khi đối tượng
đánh giá là bác sỹ răng hàm mặt so với
khi đối tượng đánh giá là người không
chuyên môn hay không?.
Chính vì vậy, việc tìm ra giới hạn sai
lệch cho phép của những yếu tố ảnh hưởng
tới thẩm mỹ nụ cười là cần thiết cho
nha khoa lâm sàng. Tuy nhiên, hiện nay ở
Việt Nam chưa có công trình nào nghiên
cứu về vấn đề này. Do đó, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này nhằm: Xác định mức
thay đổi cần thiết của một số yếu tố thẩm
mỹ liên quan đến nhóm răng cửa để bác
sỹ răng hàm mặt và người không chuyên
môn cảm nhận là nụ cười kém thẩm mỹ.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
2 nhóm đánh giá bao gồm 51 nha sỹ
và 51 người không chuyên môn. Nhóm
nha sỹ là học viên sau đại học tại Viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học
Y Hà Nội. Nhóm người không chuyên môn
575



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
là sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Những hình ảnh nụ cười được tạo ra
bằng cách sử dụng phần mềm đồ họa
điều chỉnh từ 7 ảnh chụp ban đầu. Ảnh
chụp này được lấy từ Đề tài Nghiên cứu
khoa học cấp Quốc gia “Nghiên cứu đặc
điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt
Nam ứng dụng trong y học”.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Nhóm bác sỹ răng hàm mặt: bác sỹ
đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành răng
hàm mặt hoặc định hướng răng hàm mặt
trên 2 năm.
- Nhóm người không chuyên môn: không
làm việc trong ngành răng hàm mặt hoặc
các ngành nghề liên quan đến răng hàm mặt.
42 ảnh nụ cười được tạo ra từ 7 ảnh
chụp ban đầu của 7 người khác nhau.
Nụ cười được lựa chọn phải có thẩm mỹ
tương đối đẹp theo một số tiêu chuẩn:
răng sắp xếp tương đối đều, đường viền
lợi và rìa cắn có tương quan hợp lý, hở lợi
ít hơn 2 mm, không bị nghiêng mặt phẳng
cắn, không có khe thưa.

* Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng không

đạt được các tiêu chuẩn lựa chọn.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
* Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Lựa chọn 7 ảnh chụp nụ cười theo
phương pháp chuẩn hoá của 7 người
khác nhau, ảnh chụp chỉ lấy phần môi
răng, không lấy mũi và cằm để loại bỏ các
yếu tố nhiễu. Dùng phần mềm Adobe
Photoshop CS6 để điều chỉnh những yếu
tố sau đây: chiều dài thân răng cửa giữa
hàm trên, chiều rộng răng cửa bên hàm
trên, vị trí đường viền lợi của răng cửa
bên hàm trên, mức độ bộc lộ lợi, khe thưa
ở đường giữa hàm trên, đường giữa hàm
trên và nghiêng mặt phẳng cắn. Sau khi
điều chỉnh, tổng cộng có 42 ảnh.
Chiều dài thân răng cửa giữa hàm trên:
được làm ngắn dần, mỗi ảnh ngắn 0,5 mm
bằng cách điều chỉnh cho đường viền lợi
thấp xuống nhưng vẫn giữ nguyên vị trí
rìa cắn.

Hình 1: Thay đổi chiều dài thân răng cửa giữa hàm trên.
576


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Chiều rộng răng cửa bên hàm trên: làm ngắn dần, mỗi ảnh ngắn đi 1 mm, vị trí rìa
cắn được giữ nguyên.


Hình 2: Thay đổi chiều rộng thân răng cửa bên hàm trên.
Vị trí đường viền lợi của răng cửa bên hàm trên: được dịch chuyển dần về phía rìa cắn,
mỗi ảnh dịch chuyển 0,5 mm. Vị trí đường viền lợi của răng cửa giữa và răng nanh
hàm trên giữ nguyên.

Hình 3: Thay đổi vị trí đường viền lợi của răng cửa bên hàm trên.
577


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Mức độ bộc lộ lợi: tính từ bờ dưới môi trên đến đường viền lợi của răng cửa giữa
hàm trên. Các bức ảnh được điều chỉnh để có mức độ bộc lộ lợi 0 mm, 1 mm, 2 mm, 3 mm,
4 mm, 5 mm bằng cách dịch chuyển bờ dưới môi trên.

Hình 4: Thay đổi mức độ bộc lộ lợi.
Khe thưa ở đường giữa hàm trên: điều chỉnh tăng dần lên, mỗi ảnh tăng 0,5 mm,
đo ở giữa hai điểm tiếp xúc bên.

Hình 5: Khe thưa đường giữa hàm trên.
578


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Lệch đường giữa hàm trên: điều chỉnh lệch sang trái tăng dần, mỗi ảnh lệch thêm
1 mm. Đường giữa hàm dưới và cung Cupidon được cố định để làm mốc tham chiếu.

Hình 6: Điều chỉnh đường giữa hàm trên.
Nghiêng mặt phẳng cắn: xoay cùng chiều kim đồng hồ tăng dần, mỗi ảnh xoay 1°.
Hai môi được cố định để làm mốc tham chiếu.


Hình 7: Nghiêng mặt phẳng cắn.
Thang điểm đánh giá: mỗi đối tượng trong nghiên cứu đánh giá từng ảnh. Bên dưới
mỗi ảnh đều có một thước 100 mm để đối tượng đánh giá thẩm mỹ của mỗi ảnh.
Quy ước: càng gần mức 100 mm, nụ cười càng đẹp, càng gần mức 0 mm, nụ cười
càng xấu. Cụ thể: 0 - 20 (rất xấu); 20 - 40 (xấu); 40 - 60 (trung bình); 60 - 80 (đẹp);
80 - 100 (rất đẹp). Các bức ảnh được sắp xếp ngẫu nhiên cho từng đối tượng. Mỗi đối
tượng có 10 giây để cho điểm mỗi bức ảnh.
579


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
* Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu chỉ
được thực hiện khi có sự đồng ý của
đối tượng nghiên cứu, của chủ nhiệm đề
tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia
"Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu
mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong
y học" cho phép sử dụng các hình ảnh
sẵn có.

* Xử lý số liệu: nhập và phân tích bằng
phần mềm SPSS 16.0 để tính điểm số
trung bình (x), độ lệch chuẩn (SD) của
mỗi nhóm cho mỗi bức ảnh, sử dụng ttest student để phát hiện khác biệt giữa
cảm nhận của nha sỹ và người không
chuyên môn đối với mỗi ảnh, với độ tin
cậy p < 0,05.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Chiều rộng răng cửa bên hàm trên: khi giảm chiều rộng thân răng cửa bên 2,5 mm,
cả 2 nhóm nha sỹ và người không chuyên môn đều chưa đánh giá nụ cười xấu. Mức
giảm tối đa để nhóm người không chuyên môn và nhóm nha sỹ vẫn cảm nhận nụ cười
đẹp tương ứng 2,0 mm và 0,5 mm. Nhóm nha sỹ cho điểm khắt khe hơn so với nhóm
người không chuyên môn khi giảm chiều rộng răng cửa bên hàm trên, khác biệt này có
ý nghĩa thống kê khi mức giảm là 2,5 mm (p = 0,008).
- Chiều dài thân răng cửa giữa hàm trên: khi giảm chiều dài thân răng cửa ≥ 2,0 mm,
cả nhóm người không chuyên môn và nha sỹ đều đánh giá nụ cười xấu. Nhìn chung,
không có sự khác biệt giữa cảm nhận của nha sỹ và người không chuyên môn khi giảm
chiều dài thân răng cửa giữa hàm trên.
Bảng 1: Cảm nhận của nha sỹ và người không chuyên môn đối với một số yếu tố
liên quan đến răng cửa hàm trên.
Các yếu tố liên
quan đến răng cửa

Ngƣời không chuyên môn
x

SD

Nha sỹ
x

p
SD

Mức giảm chiều rộng thân răng cửa bên (mm)
0

69,37


17,68

65,07

15,50

0,195

0,5

65,76

17,75

63,72

13,89

0,520

1,0

64,27

17,85

58,47

12,87


0,063

1,5

65,59

17,44

59,98

15,62

0,090

2,0

60,39

15,64

54,80

12,75

0,051

2,5

55,78


16,89

46,62

17,09

0,008

Mức giảm chiều dài thân răng cửa giữa (mm)

580

0

59,39

15,07

59,76

14,32

0,898

0,5

52,25

17,89


54,29

15,69

0,542

1,0

52,88

15,82

49,50

16,36

0,293

1,5

44,35

15,88

42,11

14,11

0,454


2,0

31,96

15,46

33,41

14,31

0,624

2,5

26,50

15,30

23,92

13,74

0,371


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
- Vị trí đường viền lợi của răng cửa bên hàm trên: khi dịch chuyển đường viền lợi
của răng cửa bên hàm trên về phía rìa cắn 2,5 mm, nhóm nha sỹ đánh giá nụ cười xấu,
còn nhóm người không chuyên môn đánh giá nụ cười ở mức trung bình. Nhóm nha sỹ

đánh giá khắt khe hơn với mức dịch chuyển đường viền lợi ≥ 1,0 mm, tuy nhiên khác
biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Mức độ bộc lộ lợi: nhóm người không chuyên môn và nhóm nha sỹ cảm nhận nụ
cười xấu khi mức độ bộc lộ lợi tương ứng ≥ 4 mm và ≥ 3 mm. Nhóm nha sỹ đánh giá
thẩm mỹ nụ cười khắt khe hơn khi mức độ bộc lộ lợi ≥ 1 mm, khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở các mức độ bộc lộ lợi 2 mm, 3 mm và 5 mm.
Bảng 2: Cảm nhận của nha sỹ và người không chuyên môn đối với đường viền lợi.
Ngƣời không chuyên môn

Nha sỹ
p

x

SD

x

SD

Mức dịch chuyển đường viền lợi của răng cửa bên hàm trên về phía rìa cắn (mm)
0

56,94

16,15

58,07

13,55


0,701

0,5

60,49

14,02

60,68

13,48

0,943

1,0

57,50

15,86

54,64

14,57

0,345

1,5

52,92


15,20

50,98

14,25

0,508

2,0

55,33

12,95

53,66

14,88

0,548

2,5

41,07

18,12

39,25

17,23


0,604

Khoảng cách từ môi đến đường viền lợi (mm)
0

61,51

15,43

61,90

14,37

0,895

1

51,53

16,20

48,92

12,03

0,358

2


46,67

16,81

40,43

10,09

0,025

3

43,61

18,68

35,71

12,25

0,013

4

39,00

16,24

34,49


14,00

0,136

5

36,35

15,64

29,65

13,48

0,022

- Khe thưa ở đường giữa hàm trên: chiều rộng khe thưa đường giữa hàm trên để
nhóm người không chuyên môn và nhóm nha sỹ cảm nhận nụ cười xấu lần lượt
≥ 1,0 mm và ≥ 1,5 mm. Nhìn chung, không có sự khác biệt giữa cảm nhận của 2 nhóm
khi thay đổi chiều rộng khe thưa đường giữa hàm trên.
- Lệch đường giữa hàm trên: khi lệch đường giữa hàm trên 5 mm, cả hai nhóm đều
vẫn chưa đánh giá nụ cười xấu. Nhóm nha sỹ cảm nhận khắt khe hơn so với nhóm
người không chuyên môn khi tăng mức độ lệch đường giữa, tuy nhiên khác biệt không
có ý nghĩa thống kê.
581


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Bảng 3: Cảm nhận của nha sỹ và người không chuyên môn đối với một số yếu tố ở
đường giữa.

Ngƣời không chuyên môn

Nha sỹ
p

x

SD

x

SD

Chiều rộng khe thưa đường giữa (mm)
0

61,53

18,48

56,57

17,48

0,167

0,5

51,02


16,90

48,41

15,46

0,418

1,0

37,71

16,15

40,96

14,48

0,287

1,5

32,24

14,38

33,88

13,84


0,557

2,0

30,29

13,17

32,67

11,96

0,343

2,5

25,80

12,74

25,92

12,19

0,962

Chênh lệch đường giữa hàm trên và đường giữa mặt (mm)
0

61,98


15,51

58,18

17,38

0,246

1

59,96

15,68

58,27

14,32

0,572

2

58,02

16,96

54,18

15,62


0,237

3

59,35

17,60

56,06

15,77

0,322

4

54,92

16,94

53,51

15,05

0,657

5

54,20


18,14

49,14

19,03

0,172

Nghiêng mặt phẳng cắn: cả 2 nhóm cảm nhận nụ cười xấu khi mặt phẳng cắn
nghiêng lần lượt ≥ 5° và ≥ 4°. Nhóm nha sỹ đánh giá khắt khe hơn khi nghiêng mặt
phẳng cắn ≥ 2°, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4: Cảm nhận của nha sỹ và người không chuyên môn đối với các mức độ nghiêng
mặt phẳng cắn tăng dần.
Nghiêng mặt
phẳng cắn (°)

582

Ngƣời không chuyên môn

Nha sỹ
p

x

SD

x


SD

0

53,27

15,75

52,47

15,45

0,795

1

51,16

16,35

52,02

15,37

0,784

2

53,06


12,23

52,75

15,25

0,909

3

48,02

14,68

45,02

15,56

0,319

4

42,82

18,69

37,90

16,83


0,165

5

38,09

15,90

32,37

15,33

0,067


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, ngưỡng giảm
chiều dài thân răng cửa để cả 2 nhóm
cảm nhận nụ cười xấu là ≥ 2 mm. Kết quả
này khá tương đồng với nghiên cứu của
Kokich và CS [3], ngưỡng cảm nhận nụ
cười xấu 1,5 mm đối với nha sỹ tổng quát
và 2,0 mm đối với người không chuyên
môn. Chiều dài của răng cửa trên phải
lớn hơn chiều rộng gần xa, thông thường
tỷ lệ này là 1:0,8 [4], nghĩa là răng cửa
phải có dạng chữ nhật theo chiều đứng chứ
không phải là hình vuông. Đối với bệnh
nhân có thân răng cửa ngắn, có thể khôi

phục tỷ lệ này bằng cách phục hồi composite,
phục hình sứ hoặc cắt lợi.
Trong nghiên cứu của Kokich và CS [3],
nha sỹ và người không chuyên môn cảm
nhận nụ cười xấu khi chiều rộng răng cửa
bên hàm trên giảm tương ứng 3 mm và
4 mm so với bình thường. Kết quả này
khá tương đồng với chúng tôi, ở mức
giảm 2,5 mm, cả nha sỹ và người không
chuyên môn đều chưa đánh giá nụ cười
xấu. Để có nụ cười thẩm mỹ, tỷ lệ chiều
rộng răng cửa bên hàm trên so với răng
cửa giữa hàm trên là 0,618:1 (tỷ lệ vàng).
Nếu bệnh nhân có răng cửa bên hình
chêm, có thể chỉnh nha tạo khoảng, sau
đó phục hồi composite hoặc phục hình sứ
để đạt được tỷ lệ vàng.
Theo kết quả trên, khi dịch chuyển
đường viền lợi của răng cửa bên hàm
trên về phía rìa cắn 2,5 mm, nha sỹ đánh
giá nụ cười xấu, trong khi người không
chuyên môn vẫn chưa đánh giá nụ cười
xấu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Kokich và CS [3], với mức dịch
chuyển đường viền lợi 2,0 mm, cả nha sỹ

và người không chuyên môn đều chưa
cảm nhận nụ cười xấu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức
độ bộc lộ lợi tối thiểu để nhóm người

không chuyên môn và nhóm nha sỹ cảm
nhận nụ cười kém thẩm mỹ lần lượt là
4 mm và 3 mm. Kết quả này khá giống
với nghiên cứu của Kokich và CS [3]:
ngưỡng bộc lộ lợi để cả nha sỹ tổng quát
và người không chuyên môn đánh giá nụ
cười xấu đều 4 mm.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy,
chiều rộng khe thưa đường giữa hàm trên
tối thiểu để nha sỹ và người không chuyên
môn cảm nhận nụ cười xấu lần lượt là
1,5 mm và 1,0 mm. Kết quả này gần giống
với nghiên cứu của Nabeel và CS [1]:
ngưỡng cảm nhận nụ cười xấu đối với
nha sỹ và người không chuyên môn lần
lượt 1,0 mm và 1,5 mm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi
mức độ lệch đường giữa 5 mm, 2 nhóm
đều chưa đánh giá nụ cười kém thẩm mỹ.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Kokich và CS [3]: nha sỹ tổng quát và
người không chuyên môn đều không phát
hiện được lệch đường giữa 4 mm.
Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy,
khi mặt phẳng cắn hàm trên nghiêng 50,
nhóm người không chuyên môn bắt đầu
đánh giá nụ cười xấu, còn đối với nhóm
nha sỹ là 40, phù hợp với hai nghiên cứu
khác. Nghiên cứu của Ker và CS [5] cho
thấy, ngưỡng nghiêng mặt phẳng cắn để

người không chuyên môn đánh giá nụ cười
xấu là 4°. Nghiên cứu của Silva [6], khi
mặt phẳng cắn nghiêng 5°, người không
chuyên môn bắt đầu cảm nhận nụ cười
kém thẩm mỹ.
583


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
So sánh cảm nhận của nhóm nha sỹ và
nhóm người không chuyên môn, không có
sự khác biệt giữa hai nhóm khi giảm
chiều dài thân răng cửa giữa hàm trên và
tăng chiều rộng khe thưa đường giữa
hàm trên. Có sự khác biệt giữa hai nhóm
nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với
các yếu tố: chiều rộng răng cửa bên hàm
trên, vị trí đường viền lợi răng cửa bên
hàm trên, lệch đường giữa hàm trên và
nghiêng mặt phẳng cắn. Khi tăng mức độ
bộc lộ lợi, khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa cảm nhận của nha sỹ và cảm nhận
của người không chuyên môn.
KẾT LUẬN
Ngưỡng cảm nhận nụ cười xấu đối
với các yếu tố giảm chiều dài thân răng
cửa giữa hàm trên: nha sỹ 2,0 mm, người
không chuyên môn 2,0 mm; dịch chuyển
đường viền lợi răng cửa bên hàm trên về
phía rìa cắn: nha sỹ 2,5 mm; mức độ bộc

lộ lợi: nha sỹ 3 mm, người không chuyên
môn 4 mm; khe thưa đường giữa hàm
trên: nha sỹ 1,5 mm, người không chuyên
môn 1,0 mm; nghiêng mặt phẳng cắn:
nha sỹ 40, người không chuyên môn 50.
Đối với yếu tố giảm chiều rộng răng cửa
bên hàm trên và lệch đường giữa, ở mức
độ lệch tối đa trong nghiên cứu này (2,5 mm
và 5 mm), cả nha sỹ và người không chuyên
môn đều chưa đánh giá nụ cười xấu.
Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng,
khi đánh giá một số ảnh hưởng đến thẩm
mỹ nụ cười ở người Việt Nam, nha sỹ có
xu hướng cảm nhận tinh tế hơn so với
người không chuyên môn, khác biệt có ý
nghĩa thống kê với yếu tố mức độ bộc lộ

584

lợi. Cần cân nhắc các yếu tố này trong
quá trình điều trị chỉnh nha và phục hình
để mang lại kết quả thẩm mỹ tối ưu.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi gửi lời cảm ơn đến các đối
tượng nghiên cứu tham gia, chủ nhiệm đề
tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia
"Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt
ở người Việt Nam để ứng dụng trong
y học" đã cho phép sử dụng các hình
ảnh có trong đề tài, cảm ơn Văn phòng

Quản lý các Chương trình trọng điểm
Quốc gia đã hỗ trợ chúng tôi trong quá
trình nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nabeel T, Samar A, Asma A. Perception
of Saudi dentists and lay people to altered smile
esthetics. Saudi Dent J. 2013, 25, pp.13-21.
2. Ousehal L, Aghoutan H, Chemlali S.
Perception of altered smile esthetics among
Moroccan professionals and lay people. Saudi
Dent J. 2016, 28, pp.102-110.
3. Kokich V, Kiyak H.A, Shapiro P.A.
Comparing the perception of dentists and lay
people to altered dental esthetics. J Esthetic
Dent. 1999, 11, pp.311-324.
4. Rufenacht C.R. Fundamentals of esthetics.
Quintessence. 1990, pp.116-119.
5. Ker A.J, Chan R, Fields H. Esthetics and
smile characteristics from the layperson's
perspective: a computer-based survey study.
J Am Dent Assoc. 2008, 139, pp.1318-1327.
6. Silva B.P, Jimenez-Castellanos E,
Martinez-de-Fuentes R. Laypersons' perception
of facial and dental asymmetries. J Periodontics
Restorative Dent. 2013, 33, pp.162-171.



×