Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh dạ dày tăng áp cửa ở bệnh nhân xơ gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.73 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH DẠ DÀY TĂNG ÁP CỬA
Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN
Phayvanh Chanthasouk*; Hoàng Văn Quân**; Dương Quang Huy**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định một số đặc điểm bệnh dạ dày tăng áp cửa (BDDTAC) ở bệnh nhân (BN)
xơ gan. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 60 BN xơ gan
tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103. Chẩn đoán và phân loại mức độ BDDTAC theo
Hội nghị Đồng thuận Baveno III. Kết quả: tỷ lệ BDDTAC ở BN xơ gan 73,3%, trong đó chủ yếu
là BDDTAC mức độ nhẹ (68,2%). BDDTAC phân bố chính ở thân vị (68,3%), phình vị (60,0%)
và gặp nhiều hơn ở nhóm BN xơ gan Child-Pugh B và C so với BN xơ gan Child-Pugh A
(82,6% và 90,9% so với 33,3%, p < 0,05). Kết luận: BDDTAC là biến chứng thường gặp ở BN
xơ gan, tổn thương chủ yếu ở thân phình vị và có liên quan đến tình trạng suy chức năng gan.
* Từ khóa: Xơ gan; Dạ dày tăng áp cửa; Đặc điểm.

Study on Portal Hypertensive Gastropathy in Patients with Cirrhosis
Summary
Objectives: To evaluate portal hypertensive gastropathy (PHG) in cirrhotic patients. Subjects
and methods: A prospective, cross-sectional descriptive study was carried out on 60 patients
with cirrhosis in Digestive Department of 103 Hospital. The diagnosis and determination of
degree of PHG were based on the Baveno III consensus workshop. Results: Prevalence of
PHG was 73.3%, mainly mild degree (68.2%). PHG was observed frequently in the body
(68.3%) and the fundus (60.0%), being more in Child-Pugh's B and C patients than Child-Pugh's
A patients (82.6% vs. 90.9% vs. 33.3%, p < 0.05). Conclusion: PHG was common in patients
with cirrhosis and correlated with liver dysfunction.
* Key words: Cirrhosis; Portal hypertensive gastropathy; Characteristics.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ gan là bệnh lý khá phổ biến, căn
nguyên chủ yếu do nhiễm virut viêm gan


B, C và lạm dụng rượu quá mức với tỷ lệ
tử vong tương đối cao ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân là do
xơ gan có thể gây nhiều biến chứng
nặng, nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa
do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh não
gan, hội chứng gan thận, hội chứng gan

phổi và là tiền đề của ung thư biểu mô tế
bào gan [1]. Ngoài ra, xơ gan ảnh hưởng
đến chức năng của nhiều cơ quan khác
trong cơ thể, mặc dù không trực tiếp đe
dọa đến tính mạng nhưng cũng là yếu tố
cộng hưởng làm bệnh diễn biến nặng
hơn như gây cường lách, ảnh hưởng đến
cơ quan nội tiết (tuyến giáp, tuyến thượng
thận…) và gây biến chứng lên đường tiêu
hóa.

* Bệnh viện 107 (Lào)
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Dương Quang Huy ()
Ngày nhận bài: 10/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 22/09/2017

71


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Tác động của xơ gan lên ống tiêu hóa,

cụ thể là lên niêm mạc dạ dày đã được
ghi nhận hơn 30 năm qua cùng với sự
phát triển của Ngành Nội soi Tiêu hóa.
Cho đến nay, tổn thương dạ dày đã được
xác định bao gồm BDDTAC, giãn mạch
máu vùng hang vị (GAVE), vết trợt niêm
mạc, loét dạ dày - tá tràng trong đó hay
gặp nhất là BDDTAC [5, 6]. Hiện nay, ở
Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh
giá bệnh lý niêm mạc dạ dày ở BN xơ
gan. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này
nhằm: Tìm hiểu một số đặc điểm BDDTAC
ở BN xơ gan.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
- 60 BN xơ gan điều trị tại Khoa Nội
Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng
9 - 2016 đến 6 - 2017.
- Chẩn đoán xơ gan khi lâm sàng và
xét nghiệm có đủ các hội chứng: suy
chức năng gan, tăng áp lực tĩnh mạch
cửa và thay đổi hình thái gan.
- Không đưa vào nghiên cứu các BN
xơ gan đang chảy máu tiêu hóa hoặc
đang dùng thuốc dự phòng vỡ giãn tĩnh
mạch thực quản, BN từ chối hoặc có
chống chỉ định nội soi...
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả

cắt ngang.
- Tất cả BN chọn vào nghiên cứu được
khám lâm sàng và chỉ định các xét
nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác
định hội chứng suy chức năng gan và
tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Trong đó, xét
72

nghiệm chỉ số sinh hóa máu đánh giá
chức năng gan (albumin, bilirubin) dựa
trên nguyên lý đo quang bằng máy phân
tích hóa sinh tự động Olympus AU640
(Hertfordshire, Anh) tại Khoa Sinh hóa,
Bệnh viện Quân y 103; xét nghiệm đông
máu (tỷ lệ prothrombin) trên máy xét
nghiệm đông máu tự động ACL Elitte Pro
(Italia) tại Khoa Huyết học Truyền máu,
Bệnh viện Quân y 103.
- Phân loại mức độ xơ gan theo thang
điểm Child-Pugh (1973).
- Thực hiện nội soi dạ dày tại phòng
Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103
trên máy nội soi ống mềm Olympus EVIS
EXTRA II CV180 do các bác sỹ chuyên
khoa tiêu hóa tiến hành. Định nghĩa và
phân loại BDDTAC theo tiêu chuẩn của
Hội nghị đồng thuận Baveno III (2000) [3]:
+ BDDTAC: tổn thương là các hình đa
giác dạng khảm được bao quanh bằng
đường trắng mờ, phẳng.

+ BDDTAC mức độ nhẹ: niêm mạc
giữa các núm dạng khảm không có màu
đỏ.
+ BDDTAC mức độ nặng: các núm
dạng khảm được bao phủ bởi niêm mạc
màu đỏ phù nề hay có xuất hiện bất kỳ
dấu đỏ nào trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
Chẩn đoán và đánh giá mức độ
BDDTAC theo từng vị trí hang vị, thân vị
và phình vị. Chẩn đoán BDDTAC khi có
tổn thương đặc trưng tại ít nhất một trong
3 vị trí nêu trên. Khi có 1 vị trí chẩn đoán
BDDTAC mức độ nặng, BN được chẩn
đoán BDDTAC nặng [1, 3].
* Xử lý và phân tích số liệu: bằng phần
mềm thống kê y học SPSS 18.0.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Chỉ tiêu

X ± SD hoặc n (%)

Tuổi trung bình

57,5 ± 9,7

Giới


Mức độ xơ gan

Nam

56 (93,3%)

Nữ

4 (6,7%)

Child-Pugh A

15 (25,0%)

Child-Pugh B

23 (38,3%)

Child-Pugh C

22 (36,7%)

60 BN nghiên cứu có tuổi trung bình 57,5 ± 9,7; nam chiếm đa số (93,3%). Mức độ
xơ gan chủ yếu ở mức Child-Pugh B (38,3%) và Child-Pugh C (36,7%). Kết quả của
chúng tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu trong nước, cho thấy bệnh xơ gan thường gặp
ở lứa tuổi trung niên, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ và thường nhập viện điều trị ở giai
đoạn bệnh nặng, đã có biến chứng [1].
Bảng 2: Tỷ lệ và mức độ BDDTAC ở BN xơ gan.
BDDTAC


Số lượng (n = 60)

Tỷ lệ %

Không có BDDTAC

16

26,7

Có BDDTAC

44

73,3

Nhẹ

30

68,2

Nặng

14

31,8

Mức độ BDDTAC

(n = 44)

73,3% BN xơ gan trong nghiên cứu có BDDTAC phát hiện trên nội soi, trong đó
BDDTAC mức độ nhẹ 68,2% và BDDTAC mức độ nặng 31,8%. Thực tế đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu khác nhau trên thế giới về BDDTAC ở BN xơ gan, kết quả
cho thấy tần suất BDDTAC dao động từ 4 - 98% (trung bình 53%), trong đó BDDTAC
mức độ nhẹ chiếm đa số, dao động 20 - 57% (trung bình 49%), BDDTAC mức độ nặng
chiếm tỷ lệ thấp hơn (7 - 41%) (trung bình 14%) [5]. Có khác biệt lớn về tần suất cũng
như mức độ BDDTAC giữa các nghiên cứu là do không đồng nhất về nhóm đối tượng
BN xơ gan được lựa chọn (khác biệt về mức độ suy gan, mức độ tăng áp lực tĩnh
mạch cửa, nguyên nhân xơ gan...) cũng như các nhà nghiên cứu chưa thống nhất
trong cách chẩn đoán và phân loại mức độ BDDTAC trên nội soi [5, 6].
73


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
Bảng 3: Phân bố và mức độ BDDTAC trên nội soi.
Vị trí
Hang vị

Thân vị

Phình vị

Số lượng (n = 60)

Tỷ lệ %

Không có


55

91,7

Nhẹ

5

8,3

Nặng

0

0

Không có

19

31,7

Nhẹ

28

46,6

Nặng


13

21,7

Không có

24

40,0

Nhẹ

24

40,0

Nặng

12

20,0

BDDTAC chủ yếu gặp ở thân vị dạ dày (68,3%) (trong đó mức độ nhẹ 46,6%, mức
độ nặng 21,7%) và ở phình vị (60,0%) (trong đó mức độ nhẹ 40,0%, mức độ nặng
20,0%). Nghiên cứu của Trần Phạm Chí (2014) ghi nhận tỷ lệ BDDTAC gặp chính ở
thân vị (89,2%) và phình vị (90,2%) so với hang vị (4,9%) [1]; nghiên cứu của Iwao T
thấy tần suất xuất hiện BDDTAC ở thân và phình vị cao hơn hẳn so với ở hang vị
(p < 0,01) [6].
Bảng 4: So sánh một số chỉ số đánh giá chức năng gan và mức độ xơ gan ở nhóm
xơ gan không và có BDDTAC.

Chỉ số

Không có BDDTAC

Có BDDTAC

(n = 16)

(n = 44)

p

Albumin (g/l)

33,8 ± 7,2

28,6 ± 5,8

< 0,01

Bilirubin toàn phần (µmol/l)

33,2 ± 19,2

75,2 ± 83,9

< 0,01

Tỷ lệ prothrombin (%)


73,9 ± 18,3

58,1 ± 14,7

< 0,01

Child-Pugh A (n = 15)

10 (66,7%)

5 (33,3%)

pB-A < 0,001

Child-Pugh B (n = 23)

4 (17,4%)

19 (82,6%)

pC-A < 0,001

Child-Pugh C (n = 22)

2 (9,1%)

20 (90,9%)

pC-B > 0,05


Nhóm BN xơ gan có BDDTAC phát hiện trên nội soi có tình trạng suy chức năng
gan (thể hiện qua các chỉ số albumin, bilirubin toàn phần và tỷ lệ prothrombin máu)
nặng hơn so với nhóm không có BDDTAC (p < 0,01). Đồng thời tần suất BDDTAC
xuất hiện ở nhóm BN xơ gan Child-Pugh B và C cao hơn so với BN xơ gan Child-Pugh
A (82,6% và 90,9% so với 33,3%, p < 0,05). Kết quả này cho thấy suy chức năng là
một trong những yếu tố góp phần làm xuất hiện BDDTAC, phù hợp với nghiên cứu của
Sarin S.K và CS (1992) [7]; Dong L và CS (2003) [4] và Bang C.S và CS (2016) [2].
74


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đặc điểm BDDTAC ở
60 BN xơ gan, chúng tôi nhận thấy:
- Tỷ lệ BDDTAC ở BN xơ gan 73,3%,
trong đó chủ yếu là BDDTAC mức độ nhẹ
(68,2%).
- Bệnh dạ dày tăng áp cửa phân bố
chính ở thân vị (68,3%) và phình vị
(60,0%).
- Tần suất BDDTAC nhóm BN xơ gan
Child-Pugh B và C cao hơn so với BN xơ
gan Child-Pugh A (82,6% và 90,9% so
với 33,3%, p < 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Phạm Chí. Nghiên cứu hiệu quả
thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp
propranolol trong dự phòng xuất huyết tái
phát và tác động lên BDDTAC do xơ gan.
Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y

Dược Huế. 2014.

2. Bang C.S, Kim H.S, Suk K.T et al. Portal
hypertesive gastropathy as a prognostic index
in patients with liver cirrhosis. BMC
Gastroenterology. 2016, 16:p.93.
3. De Franchis R. Updating consensus in
portal hypertension: Report of Baveno III.
Consensus
workshop
on
definitions,
methodology and therapeutic strategies in
portal hypertension. Journal of Hepatology.
2000, 33, pp.846-852.
4. Dong L, Zhang Z.N, Fang P, Ma S.Y.
Portal hypertensive gastropathy and its
interrelated factors. Hepatobiliary & Pancreatic
Diseases International. 2003, 2 (2), pp.226-229.
5. Eleftheriadis E. Portal hypertensive
gastropathy. Annals of Gastroenterology.
2001, 14 (3), pp.196-204.
6. Iwao T. Portal hypertensive gastropathy
in patients with cirrhosis. Gastroenterology.
1992. 102 (6), pp.2060-2065.
7. Sarin S.K. Factors influencing development
of portal hypertensive gastropathy in patients
with portal hypertension. Gastroenterology.
1992, 102 (3), pp.994-999.


75



×