Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hiệu quả sử dụng Androgel bôi da trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm có đáp ứng buồng trứng kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.2 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ANDROGEL BÔI DA
TRÊN BỆNH NHÂN THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
CÓ ĐÁP ỨNG BUỒNG TRỨNG KÉM
Đoàn Thị Hằng*; Nguyễn Thị Mai**; Quản Hoàng Lâm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả sử dụng androgel bôi da trước kích thích buồng trứng (KTBT) ở
BN thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Đối tượng và phương pháp: mô tả tiến cứu 110 BN đáp
ứng buồng trứng kém làm TTTON có so sánh giữa 2 nhóm có và không dùng androgel qua các
chỉ số: lượng noãn thu được sau chọc hút, số noãn trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh, số lượng phôi,
tỷ lệ có thai, tỷ lệ phôi làm tổ. Kết quả: số noãn sau chọc hút, số lượng phôi, tỷ lệ có thai, tỷ lệ
phôi làm tổ của nhóm dùng androgel trước KTBT cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Kết
luận: sử dụng androgel bôi da trước khi KTBT có thể cải thiện được khả năng đáp ứng buồng
trứng ở BN đáp ứng buồng trứng kém làm TTTON.
* Từ khóa: Thụ tinh ống nghiệm; Đáp ứng buồng trứng kém; Androgel.

The Effectiveness of Androgel for Poor Responders Undergoing
In vitro Fertilization
Summary
Objectives: To investigate the effectiveness of transdermal androgel before using controlled
ovarian stimulation on 110 poor responder undergoing in vitro fertilization (IVF). Subjects and
methods: A prospective, descriptive study was conducted on 110 poor responder undergoing
IVF to compare the group of patients who used testosterone gel and the group of those who did
not in terms of the following indicators: the number of oocytes retrieved, MII oocytes, rate of
fertilization, number of embryos, rate of pregnancy, and rate of embryo implantation. Results:
The number of oocytes retrieved, number of embryos, rate of pregnancy and rate of embryo
implantation of the group of patients using transdermal androgel before controlled ovarian
stimulation were found higher than those of the control group, with statistical significance.
Conclusion: The use of androgel before stimulating ovarian can improve the responsiveness of
poor responders when undergoing IVF.


* Key words: In vitro fertilization; Poor responder; Androgel.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp
hỗ trợ sinh sản hiệu quả hiện nay với tỷ

lệ thành công 35 - 40% [3, 4]. Trong quá
trình KTBT, đáp ứng kém là một khó
khăn có thể xảy ra chiếm 9 - 24% [1, 2]
tổng số những trường hợp làm TTTON.

* Học viện Quân y
** Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ
Người phản hồi (Corresponding): Đoàn Thị Hằng ()
Ngày nhận bài: 13/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/03/2017
Ngày bài báo được đăng: 22/03/2017

69


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Điều trị đáp ứng kém là thách thức lớn
của ngành hỗ trợ sinh sản, nhiều phương
án khắc phục đã đưa ra, song chưa
phương án nào khả thi. Hiện nay, bổ
sung androgen là phương án rất được
quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
andogen kích thích giai đoạn sớm của
phát triển nang trứng, tăng sự đáp ứng
của buồng trứng với FSH, từ đó làm tăng

số trứng, số phôi thu được, gia tăng tỷ lệ
có thai. Hiện nay, trên thế giới đã có
nhiều nghiên cứu chứng tỏ hiệu quả cải
thiện đáp ứng kém của androgen. Tuy
nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu
nào về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh
giá số lượng noãn thu được sau chọc hút,
số noãn trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh, số
lượng phôi, tỷ lệ có thai, tỷ lệ phôi làm tổ
của BN đáp ứng buồng trứng kém sử
dụng androgel bôi da trước KTBT.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
110 BN có tiền sử hoặc nguy cơ đáp
ứng buồng trứng kém được chia ngẫu
nhiên thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: 55 BN sử dụng androgel 1%
bôi da trước khi KTBT.
- Nhóm 2: 55 BN không sử dụng
androgel 1% bôi da trước khi KTBT.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: tiền sử đáp ứng
kém, nguy cơ đáp ứng kém (AFC < 5 - 7
nang hoặc AMH ≤ 1,26 ng/ml).

Thành phần: testosterone 50 mg, là
testosterone tự nhiên, 100% sinh học giống
hệt testosterone do cơ thể sản xuất ra.
Quy cách đóng gói: hộp 30 gói, mỗi gói

5 g gel có chứa 50 mg testosterone.
- Cách sử dụng thuốc:
+ Vị trí bôi thuốc: mặt trong cánh tay
(đảm bảo da khô, sạch, không tổn
thương), nếu vùng da mặt trong cánh tay
không đạt yêu cầu có thể bôi vùng vai
hoặc bụng.
+ Thời điểm bôi thuốc: buổi tối, sau khi
tắm xong.
+ Liều lượng: 1/4 gói thuốc tương
đương 12,5 mg testosterone.
+ Cách bôi thuốc: lấy toàn bộ thuốc
dạng gel ra xilanh, sau đó lấy 1/4 bôi vào
da vùng mặt trong cánh tay, 3/4 còn lại bỏ
đi. Để khô tự nhiên 3 - 5 phút trước khi
mặc quần áo. Rửa tay sau khi bôi thuốc.
Lưu ý: không để vùng da bôi thuốc tiếp
xúc với người khác.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu
có so sánh (giữa 2 nhóm có và không sử
dụng androgel 1% bôi da trước khi KTBT).
* Chọn mẫu nghiên cứu:
BN có tiền sử hoặc nguy cơ đáp ứng
buồng trứng kém, chia ngẫu nhiên thành
2 nhóm:
+ Nhóm 1: dùng androgel trước KTBT.
+ Nhóm 2: không dùng androgel trước
đáp ứng buồng trứng.


* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh lý
toàn thân, bệnh lý tử cung, buồng trứng
và những trường hợp xin noãn.

BN nhóm 1 bôi da 12,5 mg androgel
1%/ngày từ ngày 6 chu kỳ kinh trước đến
ngày 2 của chu kỳ kinh KTBT, nhóm 2
không sử dụng androgel.

* Thông tin thuốc androgen 1% và cách
sử dụng: thuốc androgel 1% do Công ty
Besins Healthcare (Bỉ) sản xuất.

Sau đó, BN của 2 nhóm được KTBT
theo phác đồ GnRH antagonits. Theo dõi
nang noãn BN được trên siêu âm từ ngày

70


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
6 FSH, khi trên siêu âm có ≥ 2 nang có
kích thước ≥ 17 mm thì cho thuốc kích
thích rụng trứng hCG (human chorionic
gonandotropin) (pregnyl, organon 5.000 hoặc
10.000 IU). Lấy noãn bằng phương pháp
chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm vào
khoảng giờ thứ 35 - 40 sau khi tiêm hCG.
* Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Số nang trứng > 14 mm ở ngày cho

hCG.
- Số nang trứng trên > 17 mm ở ngày
cho hCG.
- Số noãn chọc hút được.
- Số noãn MII.
- Số noãn thụ tinh.
- Số phôi, chất lượng phôi.
- Số phôi chuyển.
- Tỷ lệ có thai sinh hóa.
- Tỷ lệ thai lâm sàng.
- Tỷ lệ phôi làm tổ.

* Xác định tỷ lệ có thai và tỷ lệ làm tổ
sau chuyển phôi:
BN sau khi chuyển phôi 14 ngày đều
được hẹn đến thử lượng β-hCG trong máu:
+ Thai sinh hoá: sau chuyển phôi 14
ngày có thử β-hCG > 25 mIU/ml.
+ Thai lâm sàng: sau 4 - 5 tuần chuyển
phôi, siêu âm thấy túi ối trong buồng tử
cung.
+ Tỷ lệ làm tổ của phôi được tính bằng
tổng số phôi làm tổ trên tổng số phôi
chuyển vào tử cung.
* Xử lý số liệu: xử lý số liệu nghiên cứu
bằng phần mềm SPSS 18.0 for Window
và thuật toán thống kê y học. Các biến
liên tục được biểu diễn dưới dạng số
trung bình, độ lệch chuẩn (SD). So sánh
biến định lượng bằng kiểm định t-student.

So sánh biến định tính bằng kiểm định χ2.
Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa thống
kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 09 - 2015 đến 6 - 2016, 110 BN đủ tiêu chuẩn lựa chọn đưa vào đối tượng
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp theo các bảng số liệu sau:
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hai nhóm BN.
Chỉ tiêu

Kết quả ( X ± SD)

p

Nhóm 1 (n = 55)

Nhóm 2 (n = 55)

Tuổi trung bình

38,7 ± 3,42

39,4 ± 2,96

0,25

Thời gian vô sinh (năm)

6,8 ± 3,91


7,1 ± 3,52

0,67

AMH (ng/ml)

0,82 ± 0,46

0,86 ± 0,54

0,13

FSH (mIU/ml)

10,5 ± 7,1

9,8 ± 3,7

0,35

LH (mIU/ml)

5,6 ± 1,3

4,8 ± 2,2

0,22

43,5 ± 20,6


38,1 ± 22,3

0,46

AFC (antral folicle count - số lượng nang
trứng thứ cấp (nang)

5,6 ± 2,9

6,2 ± 1,7

0,17

Số ngày tiêm FSH

9,3 ± 0,7

9,5 ± 0,6

0,11

Tổng liều FSH (mIU/ml)

2897 ± 341,6

2932 ± 362,1

0,41

Liều FSH trung bình (mIU/ml)


283,5 ± 78,9

292,6 ± 76,4

0,54

11,2 ± 2,1

10,7 ± 2,8

0,29

E2 (pg/ml)

Niêm mạc tử cung ngày cho hCG

71


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt,
chứng tỏ việc chọn đối tượng nghiên cứu 2 nhóm khá tương đồng về tuổi, thời gian vô
sinh, các xét nghiệm nội tiết cơ bản, số lượng nang thứ cấp, số ngày tiêm FSH, tổng
liều FSH, liều FSH trung bình, niêm mạc tử cung ở ngày tiêm hCG.
Bảng 2: Số lượng nang noãn trên siêu âm ngày tiêm hCG.
Chỉ tiêu

Kết quả ( X ± SD)


p

Nhóm 1 (n = 55)

Nhóm 2 (n = 55)

Số nang 14 - < 17 mm

2,1 ± 1,9

1,9 ± 2,0

0,59

Số nang ≥ 17 mm

4,5 ± 1,7

2,6 ± 2,1

0,00

Số lượng nang noãn trung bình ở cả 2 phân loại 14 - < 17 mm và ≥ 17 mm ở nhóm
1 đều cao hơn nhóm 2: 2,1 ± 1,9 và 4,5 ± 1,7 so với 1,9 ± 2,0 và 2,6 ± 2,1. Trong đó,
số nang ≥ 17 mm ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3: Phân loại noãn trưởng thành.
Kết quả n (%)

Chỉ tiêu


p

Nhóm 1

Nhóm 2

MII (metaphase II)

225 (89,6)

145 (81,9)

0,02

MI (metaphase I)

21 (8,4)

25 (14,1)

0,04

GV (germinal vesicle)

5 (2,0)

7 (4,0)

0,35


251

177

-

Tổng

Số lượng noãn MII chiếm nhiều nhất ở cả 2 nhóm với 225 noãn (89,6%) ở nhóm 1
và 145 noãn (89,9%) ở nhóm 2. Số noãn MI ở nhóm 1 là 21 (8,4%), nhóm 2: 25
(14,1%). Số lượng noãn MII, MI ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Số lượng noãn GV ít nhất với 5 noãn (2%) ở nhóm 1 và 7 noãn (4%) ở
nhóm 2. Tuy nhiên, sự khác biệt về số lượng noãn GV ở 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
Bảng 4: Kết quả chu kỳ TTTON.
Kết quả ( X ± SD)

Chỉ tiêu

p

Nhóm 1 (n = 55)

Nhóm 2 (n = 55)

Số noãn sau chọc hút

4,5 ± 1,6

3,1 ± 1,1


0,005

Số phôi thu được

3,8 ± 1,6

2,5 ± 1,1

0,005

Số phôi chuyển

2,6 ± 0,7

2,2 ± 0,8

0,005

Số phôi đông

1,1 ± 0,3

0,5 ± 0,3

0,005

Sự khác biệt giữa 2 nhóm về số noãn sau chọc hút, số phôi thu được, số phôi
chuyển và số phôi đông có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
72



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Bảng 5: Kết quả đáp ứng buồng trứng của chu kỳ KTBT.
Đặc điểm đáp ứng
buồng trứng

Nhóm 1 (n = 55)

Nhóm 2 (n = 55)

p

n

%

n

%

Tỷ lệ hủy chu kỳ

0/55

0

3/55

5,5


0,23

Tỷ lệ chu kỳ có phôi chuyển

55/55

100

52/55

94,5

0,23

Tỷ lệ phôi làm tổ

21/149

14,1

9/147

6,1

0,04

Tỷ lệ thai sinh hóa

12/55


21,8

5/52

9,6

0,09

Tỷ lệ thai lâm sàng

12/55

21,8

4/52

7,7

0,04

Không có trường hợp nào phải hủy chu kỳ ở nhóm 1, trong khi đó nhóm 2 có 3 BN
(5,5%) phải hủy chu kỳ do không có noãn hoặc noãn không tạo phôi. Điều đó đồng
nghĩa với nhóm 1 vẫn giữ được 55 chu kỳ (100%) có phôi chuyển, trong khi nhóm 2
chỉ còn 52 chu kỳ (94,5%). Tỷ lệ phôi làm tổ ở nhóm 1 có 21/149 phôi (14,1%) được
chuyển, còn nhóm 2 là 9/147 phôi chuyển (6,1%). Tỷ lệ thai sinh hóa ở nhóm 1 là 12
trường hợp (21,8%), nhóm 2 là 5 trường hợp (9,6%). Tỷ lệ thai lâm sàng ở nhóm 1 vẫn
giữ nguyên 12 trường hợp (20%), nhưng nhóm 2 chỉ còn 4 trường hợp (7,7%), do 1 trường
hợp không thấy túi thai, sau đó hCG giảm dần về mức bình thường không có thai.
Nhóm 1 và nhóm 2 không có sự khác biệt về tỷ lệ hủy chu kỳ, tỷ lệ chu kỳ có phôi

chuyển và thai sinh hóa, p > 0,05 . Trong khi đó, tỷ lệ phôi làm tổ và tỷ lệ thai lâm sàng
nhóm 1 cao hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả
của androgel bôi da đến noãn, phôi và kết
quả TTTON của nhóm BN có đáp ứng
buồng trứng kém. Vì vậy, các đặc điểm
của đối tượng nghiên cứu được ưu tiên
lựa chọn ngẫu nhiên sẽ là những đặc
điểm có ảnh hưởng đến đáp ứng của
buồng trứng: tuổi BN, nguyên nhân vô
sinh, xét nghiệm AMH, FSH, LH, E2,
siêu âm đếm số nang thứ cấp (AFC)
ngày 2 của chu kỳ kinh, tổng liều FSH,
liều FSH trung bình, độ dày niêm mạc tử
cung ngày cho hCG. Với phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên, nghiên cứu đã
đảm bảo được tính đồng nhất của hai
nhóm về đặc điểm lâm sàng và xét
nghiệm trước khi tiến hành can thiệp, với
p > 0,05 (bảng 1).

Kết quả chu kỳ KTBT ở hai nhóm BN
trong nghiên cứu được đánh giá bao
gồm: số nang noãn trên siêu âm vào ngày
tiêm hCG, số noãn thu được sau chọc
hút, tỷ lệ noãn trưởng thành, số phôi thu
được, số phôi chuyển và số phôi đông
của nhóm dùng androgel bôi da trước
KTBT (nhóm I) đều cho kết quả tốt hơn

so với nhóm không dùng (nhóm II). Kết
quả về đáp ứng buồng trứng, tỷ lệ có thai,
tỷ lệ phôi làm tổ của nhóm I cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm II (bảng 5).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
đồng với một số nghiên cứu khác như:
Balasch J và CS (2006) nghiên cứu trên
BN có tiền sử đáp ứng kém, nhưng có
nồng độ FSH cơ bản bình thường: 25 BN
được dùng testoterone qua da liều
20 µg/kg/ngày, 5 ngày trước khi dùng FSH.
73


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Kết quả: 20% bị huỷ chu kỳ, tỷ lệ thai lâm
sàng 30% trên tổng số chu kỳ có chọc hút
noãn và chuyển phôi. Tác giả kết luận:
điều trị trước với testoterone qua da có
thể cải thiện tỷ lệ có thai ở BN đáp ứng
kém nhưng có nồng độ FSH cơ bản bình
thường [9]. Chung-Hoon Kim và CS
(2011) nghiên cứu tác động của
testosterone gel qua da trước điều trị
KTBT có kiểm soát và kết quả TTTON
trên 110 BN đáp ứng buồng trứng kém
chia làm 2 nhóm, một nhóm dùng
testosterone gel (nhóm 1) và nhóm còn lại
không dùng (nhóm 2). Kết quả cho thấy
số noãn thu được, số lượng phôi ở

nhóm 1 đều cao hơn nhóm 2. Đồng thời,
số phôi chuyển ở nhóm 1 (14%) cao hơn
nhóm 2 (7,2%). Tỷ lệ có thai lâm sàng
của nhóm 1 cũng cao hơn nhóm 2 có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05 [10].
Yoshihiro J. Ono và CS (2014) nghiên
cứu nồng độ testosterone trên nhóm BN
có lạc nội mạc tử cung và nhóm chứng.
Kết quả cho thấy trên BN lạc nội mạc tử
cung có hàm lượng testosterone thấp
hơn, có thể đó là nguyên nhân gây suy
buồng trứng. Do đó, androgel có thể có
hiệu quả trên nhóm BN giảm dự trữ
buồng trứng [12]. Helen E. Nagels và CS
(2012) nghiên cứu sử dụng androgel
(DHEA 25 mg dạng viên uống) cho 1.496
phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém tham
gia nghiên cứu, chia ngẫu nhiên thành 3
nhóm: dùng DHEA, dùng testosterone
hoặc dùng giả dược/không điều trị. Kết
quả cho thấy phụ nữ được xác định là
đáp ứng kém, dùng DHEA hoặc
testosterone trước điều trị có cải thiện tỷ
lệ mang thai và sinh sống [6]. Năm 2015,
Helen E. Nagels tiếp tục có những nghiên
cứu sâu hơn về androgen và ghi nhận tác
dụng cải thiện của androgen với phụ nữ
74

đáp ứng buồng trứng kém [7]. Fábregues. F

và CS (2009) nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên tác dụng của
testosterone bôi da cho 62 phụ nữ có tiền
sử bị hủy chu kỳ do đáp ứng kém. Các
BN tham gia nghiên cứu được chia làm
2 nhóm: nhóm 1 (n = 31) được dùng
2,5 mg testosterone bôi da trước KTBT
5 ngày, nhóm 2 (n = 31) không dùng
testosterone trước KTBT. Kết quả cho
thấy tỷ lệ chu kỳ có đáp ứng kém ở nhóm
1 thấp hơn đáng kể so với nhóm 2 (32,2
so với 71%, khoảng tin cậy 95%, 15,7 61,6; p < 0,05). Số lượng noãn chọc
được ở nhóm 1 có xu hướng cao hơn so
với nhóm 2 (80,6% so với 58,1%, p =
0,09), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(81,2% so với 41,1%; p < 0,05). Nhóm tác
giả kết luận, dùng testosterone có thể cải
thiện độ nhạy buồng trứng với FSH, tăng
số trứng thu được, giảm chu kỳ đáp ứng
kém [5].
Các nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có
nang thứ cấp nào có số lượng thụ cảm
thể với FSH nhiều nhất mới có thể tiếp
tục phát triển, trở thành nang vượt trội để
phóng noãn. Các nang thứ cấp còn lại sẽ
thoái hóa trong môi trường thiếu FSH. Bổ
sung androgel trong phác đồ KTBT làm
tăng hiệu quả tác động của FSH trên
buồng trứng [8, 11]. Từ đó, gia tăng số
lượng nang thứ cấp vượt qua chọn lọc

FSH, gia tăng số lượng nang vượt trội có
thể phóng noãn làm tăng tỷ lệ có thai.
KẾT LUẬN
Sử dụng androgel bôi da trước khi
KTBT cải thiện được số noãn, số phôi, tỷ
lệ có thai, tỷ lệ làm tổ ở BN TTTON có
đáp ứng buồng trứng kém.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Hợi. Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả KTBT và tỷ lệ có
thai lâm sàng trong IVF/ICSI. Tạp chí Y học
thực hành. 2006, tr.16-21.
2. Vương Thị Ngọc Lan. Đáp ứng kém với
KTBT. Sinh sản và Sức khỏe. 2003, số 5, tr.8-9.
3. Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Nội tiết sinh
sản nữ: cơ chế tác động và điều hòa. Nội tiết
sinh sản. 2011, tr.27-34.
4. Christopher S. Sipe, Mika R. Thomas,
Barbara J. Stegmann et al. Effects of
exogenous testosterone supplementation in
gonadotrophin stimulated cycles. Human
Reproduction. 2010, 25 (3), pp.690-696.
5. Fabregues F, Penarrubia J, Creus M et
al. Transdermal testosterone may improve
ovarian response to gonadotrophins in lowresponder IVF patients: a randomized, clinical
trial. Hum Reprod. 2009, 2, pp.349-359.
6. Helen E. Nagels et al. Androgens

(dehydroepiandrosterone or testosterone) in
women undergoing assisted reproduction.

Cochrane Database of Systematic Reviews.
0
2012, Issue 3. Art. N . CD009749. DOI
10.1002/14651858.
7. Helen E. Nagels et al. Androgens
(dehydroepiandrosterone or testosterone) in
women undergoing assisted reproduction.
Cochrane Database of Systematic Reviews.
0
2015, Issue 11. Art. N . CD009749.
8. Humaidan P, Ejdrup Bredkjer H, Bungum
L et al. GnRH agonist (buserelin) or hCG for
ovulation induction in GnRH antagonist IVF/ICSI
cycles: a prospective randomized study. Human
Reproduction. 2005, 20 (5), pp.1213-1220.
9. Balasch J, Francisco F. Pretreatment
with transdermal testosterone may improve
ovarian response to gonadotrophins in poor
responder IVF patients with nomal basal
concentrations of FSH. Human Reproduction.
2006, 21 (7) pp.1884-1893.
10. Kim C.H, Howles C.M, Lee H.A. The
effect of transdermal testosterone gel pretreatment
on controlled ovarianstimulation and IVF
outcome in low responders. Fertility and
Sterility. 2011, 95 (2), pp.679-83.


75



×