Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát nguyên nhân khò khè ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2007-2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.61 KB, 7 trang )

KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN KHÒ KHÈ Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI
TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2, NĂM 2007- 2008
Đỗ Ngọc Thanh*, Phạm Thị Minh Hồng**

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các nguyên nhân khò khè ở trẻ từ 2 tháng – 15 tuổi tại khoa Hô hấp Bệnh
viện Nhi Đồng 2, năm 2007- 2008.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả: Trong thời gian từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008, có 370 trẻ bị khò khè, nhập khoa Hô
hấp Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh. 95,6% trẻ dưới 5 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 2,3/1. Trẻ sống ở
thành phố 67%. Suy dinh dưỡng 21,3%, phần lớn là thể nhẹ. Các nguyên nhân gây khò khè theo thứ tự là hen
phế quản 40,3%, viêm tiểu phế quản 36,8%, viêm phổi khò khè 14,9%, trào ngược dạ dày thực quản 3,2%, hẹp
khí quản 2,2%, dị vật đường thở 0,8%, u trung thất 0,8%, vòng mạch 0,5%, u lành tính tuyến ức 0,3% và ấu
trùng Toxocara canis ở phổi 0,3%.
Kết luận: các nguyên nhân thường gặp gây khò khè là: hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi khò khè
và trào ngược dạ dày thực quản. Các nguyên nhân ít gặp hơn: hẹp khí quản, dị vật đường thở, u trung thất, vòng
mạch, u lành tính tuyến ức và Toxocara canis ở phổi.

ABSTRACT
CAUSES OF WHEEZING IN CHILDREN FROM 2 MONTHS TO 15 YEARS OLD AT THE
RESPIRATORY DEPARTMENT IN CHILDREN’ S HOSPITAL N0 2, 2007- 2008
DoNgoc Thanh, Pham Thi Minh Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 78 - 82
Objectives: To determine causes of wheezing in children from 2 months to 15 years old at the respiratory
department in the Children ’s Hospital N0 2, 2007- 2008.
Study design: Cross- sectional study.
Results: From June 2007 to May 2008, there were 370 patients with wheezing admitted to Children’s
Hosptal N0 2, in which under 5 years old 95.6%; males/females ratio: 2.3/1; living in the city 67% and
malnutrition was 21.3%, mostly in mild form. The common causes of wheezing were: asthma (40.3%),
bronchiolitis (36.8%), pneumonia (14.9%), gastroesophageal reflux (3.2%), tracheal stenosis (2.2%), foreign body
aspiration (0.8%), mediastinal tumors (0.8%), vascular ring (0.5%), thymoma (0.3%) and Toxocara canis in the


lung (0.3%).
Conclusions: The common causes of wheezing were: asthma, bronchiolitis, pneumonia, gastroesophageal
reflux, congenital tracheal stenosis, foreign body aspiration, mediastinal tumors, vascular ring, thymoma and
Toxocara canis respectively.
kịp thời (3,4,6,7,14).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khò khè là triệu chứng thường gặp ở trẻ em,
là dấu hiệu của sự tắc nghẽn đường hô hấp dưới
do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể đe
dọa đến tính mạng bệnh nhi nếu điều trị không
*

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về
nguyên nhân khò khè ở trẻ em (1). Tại Việt Nam
hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn
đề này.

Phòng Y tế Tam Bình, Vĩnh Long ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Tp. HCM

Chuyên Đề Nhi Khoa

1


Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
khảo sát nguyên nhân khò khè ở trẻ được điều
trị tại khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 2, để
góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý
hô hấp ở trẻ em.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ em từ 2 tháng – 15 tuổi nhập Bệnh
viện Nhi đồng II, từ tháng 6/ 2007 đến tháng 5/
2008 có triệu chứng khò khè.

Dân số chọn mẫu
Tất cả trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi nhập
viện tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng II từ
tháng 6/ 2007 đến 5/ 2008 có triệu chứng khò
khè.

Cỡ mẫu
n=

Z12−α / 2 Px(1 − P)
d2
Trong đó: α = 0,05: xác suất sai lầm loại 1

1- α/2

Z = trị số từ phân phối chuẩn. Khi α = 0,05, Z
= 1,96

P = 0,60 (tỷ lệ 60% nguyên nhân khò khè ở
trẻ em theo Krawiec, 2004) (8).
d: độ chính xác (sai số cho phép). Chọn d =

0,05. n = 368,7 # 369 bệnh nhân.

Kỹ thuật chọn mẫu
LấY trọn mẫu, tất cả bệnh nhi hội đủ tiêu
chuẩn chọn mẫu đã đề ra.

Xử lý dữ liệu
Các dữ liệu nhập bằng phần mềm EpiData
3.02. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê
Stata 8.0. Biến số định tính: tính tần số và tỉ lệ %.
Biến số định lượng: tính trung bình và độ lệch
chuẩn.

KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 6/2007 đến tháng
5/2008, chúng tôi đã chọn được 370 trẻ bị khò
khè được đưa vào lô nghiên cứu.

Chuyên Đề Nhi Khoa
2

Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi từ 2 tháng - <5 tuổi 95,6%. Nam/nữ là
2,3/1. Trẻ sống ở thành phố 67%. Suy dinh
dưỡng 21,3%, phần lớn là thể nhẹ.

Nguyên nhân khò khè
Bảng 1: Các nguyên nhân gây khò khè
Nguyên nhân khò khè
Tần số (n=370) Tỷ lệ (%)

Hen phế quản
149
40,3
Viêm tiểu phế quản
136
36,8
Viêm phổi khò khè
55
14,9
Trào ngược dạ dày thực quản
12
3,2
Hẹp khí quản
8
2,2
Dị vật đường thở
3
0,8
U trung thất
3
0,8
Vòng mạch
2
0,5
U lành tính tuyến ức
1
0,3
Ấu trùng Toxocara canis ở phổi
1
0,3


Một số bệnh lý thường gặp gây khò khè
Hen phế quản
Có 149 trường hợp
Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi trung bình 25,2 ± 20 tháng, 60,4% < 24
tháng; Nam/nữ là 2,4/1; 67,1% sống tại TP. Hồ
Chí Minh; Suy dinh dưỡng nhẹ 13,4%, suy dinh
dưỡng trung bình 6%.
Triệu chứng lâm sàng
Tiền căn dị ứng 56/149 (37,5%), tiền căn hen
phế quản 113/149 (75,8%), khò khè 149/149
(100%), ho 140/149 (93,6%), thở nhanh 140/149
(93,6%), co lõm ngực 116/149 (77,8%), tím tái 3/149
(2%) và ran rít, ran ngáy ở phổi 149/149 (100%).
Cận lâm sàng
Số lượng trung bình của bạch cầu: 11163
(7262,1) /mm3máu. BCĐNTT trung bình 26430
(5691) /mm3máu, Bạch cầu tăng 12,7%; X quang
phổi 126 trường hợp ứ khí phế nang, chiếm 84,5%
Viêm tiểu phế quản
Có 136 trường hợp
Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi trung bình 8,8 ± 6,9 tháng, nhỏ nhất là 2
tháng, lớn nhất là 23 tháng; Nam/nữ là 2,6/1;
nhập viện nhiều nhất vào tháng 8, 9, 10.


Triệu chứng lâm sàng
Sốt 47/136 (34,5%), ho 136/136 (100%), chảy

nước mũi 53/136 (38,9%), khò khè 136/136
(100%), tím tái 3/136 (2,2%), thở nhanh 136/136
(100%), co lõm ngực 109/136 (80,1%) và ran rít,
ran ngáy ở phổi 136/136 (100%)
Cận lâm sàng
Số lượng bạch cầu trung bình là 9268,9
(4233,5)/mm3 máu. BCĐNTT 3537 (2845)/mm3
máu. Bạch cầu tăng 63 trường hợp, chiếm tỷ lệ
46,3%; X quang phổi ứ khí phế nang 65 trường
hợp, chiếm 47,7%.
Viêm phổi khò khè: là 55 trường hợp
Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi nhập viện trung bình 11,6 tháng, nhỏ
nhất là 2 tháng, lớn nhất là 46 tháng; Nam/nữ là
2,4/1; Suy dinh dưỡng nhẹ 18,1% và suy dinh
dưỡng trung bình 10,9%.
Triệu chứng lâm sàng
Ho 49/55 (89%), sốt 30/55 (54,5%), khò khè
55/55 (100%), thở nhanh 55/55 (100%), co lõm
ngực 41/55 (74,5%), tím tái 2/55 (3,6%) và ran ẩm,
ran nổ 55/55 (100%)
Cận lâm sàng
Số lượng bạch cầu trung bình là 11186
(4708,2)/mm3 máu, BCĐNTT 4797 (3898)/mm3
máu. Bạch cầu tăng 37 trường hợp, chiếm tỷ lệ
62,27%; X quang phổi cho thấy thâm nhiễm phổi
30 trường hợp, chiếm 54,5%. Soi cấy đàm dương
tính 5 trường hợp, chiếm 9%, trong đó 3 trường
hợp Hemophilus influenzae và 2 trường hợp do
Streptococcus pneumoniae.

Trào ngược dạ dày thực quản
12 trường hợp.
Đặc điểm dịch tễ học:
Tuổi nhập viện trung bình 3 tháng, nhỏ nhất
là 2 tháng, lớn nhất là 6 tháng; Nam/nữ là 3/1.
Triệu chứng lâm sàng
Ho 12/12 (100%), ói 10/12 (83,3%), khò khè
12/12 (100%), thở rít 1/12 (8,3%), co lõm ngực
8/12 (66,6%), ran ẩm 12/12 (100%).

Chuyên Đề Nhi Khoa

Cận lâm sàng
Siêu âm bụng ≥ 3 lần trào ngược/5 phút
12/12 (100%).

Một số bệnh lý ít gặp gây khò khè
Hẹp khí quản 8/370 (2,2%), dị vật đường
thở 3/370 (0,8%), u trung thất 3/370 (0,8%),
vòng mạch 2/370 (0,5%), u lành tính tuyến ức
1/370 (0,3%) và ấu trùng Toxocara canis ở phổi
1/370 (0,3%).

BÀN LUẬN
Nguyên nhân khò khè
Trong thời gian từ tháng 6/2007 đến tháng
5/2008, có 370 trẻ bị khò khè từ 2 tháng đến 98
tháng đưa vào lô nghiên cứu. Tuổi từ 2 tháng< 60 tháng 95,6%. tương đương với tác giả
Cardoso. (1)
Tỉ số nam/nữ là 2,3/1, cao hơn ghi nhận của

tác giả Cardoso là 1,35/1. Suy dinh dưỡng 21,3%,
phần lớn là suy dinh dưỡng nhẹ, Cardoso không
ghi nhận suy dinh dưỡng (1).
Trong 370 trẻ bị khò khè: hen phế quản
40,3%, viêm phổi khò khè 14,9%, tương đồng
nghiên cứu của tác giả Cardoso. Viêm tiểu phế
quản 36,8% và trào ngược dạ dày thực quản
3,2%, cao hơn so với nghiên cứu của tác giả
Cardoso. Ngược lại, chúng tôi không thấy
trường hợp nào khò khè do viêm phế quản
trong khi của tác giả Cardoso là 8,1%. (1)

Một số bệnh lý thường gặp gây khò khè
Hen phế quản
149 trường hợp Từ tháng 6/2007 đến tháng
5/2008, có 149 trẻ bị khò khè do hen phế quản
đưa vào lô nghiên cứu. Tuổi trung bình 25,2 ± 20
tháng, 60,4% < 24 tháng, cao hơn của tác giả Trần
Anh Tuấn 14,7 ± 4,1 tháng; Nam/nữ là 2,4/1,
tương với nhận xét Trần Anh Tuấn là 2,2/1; Sống
tại TP. Hồ Chí Minh 67,1%, tương đồng với Trần
Anh Tuấn là 75,7%(15).
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng của hen phế quản
(15)

Triệu chứng lâm sàng Chúng tôi (n= 149) T. A. Tuấn
Tiền căn dị ứng
56 (37,5%)
71,6%
Tiền căn hen phế quản

113 (75,8%)
74,4%

3


(15)

Triệu chứng lâm sàng Chúng tôi (n= 149) T. A. Tuấn
Khò khè
149 (100%)
100%
Ho
140 (93,6%)
Thở nhanh
140 (93,6%)
94,6%
Co lõm ngực
116 (77,8%)
100%
Tím tái
3 (2%)
8,1%
Ran rít, ran ngáy ở phổi
149 (100%)
100%

Biểu hiện cận lâm sàng: tăng bạch cầu
12,75% và X quang phổi ứ khí phế nang 84,56%,
cao hơn của tác giả Trần Anh Tuấn 48,6% và

63,5%(15).

Viêm tiểu phế quản
136 trường hợp
Tuổi trung bình 8,8 ± 6,9 tháng, nhỏ nhất là 2
tháng, lớn nhất là 23 tháng, phù hợp với y văn;
Nam/nữ là 2,6/1, cao hơn tác giả Nguyễn Thị
Kim Thoa 1,8/1; Nhập viện nhiều nhất vào tháng
8, 9, 10. Phù hợp với các tác giả Phạm Thị Minh
Hồng (12), Nguyễn Thị Kim Thoa (10)
Triệu chứng lâm sàng: sốt 34,5%, ho 100%,
chảy nước mũi 38,9%, khò khè 100%, tím tái
2,2%, thở nhanh 100%, co lõm 80,1% và ran rít,
ran ngáy ở phổi 100%. Các triệu chứng này
tương đồng với nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị
Kim Thoa. (10)
Cận lâm sàng: Bạch cầu tăng 46,3%, X quang
phổi ứ khí phế nang 47,7%, cao hơn tác giả
Nguyễn Thị Kim Thoa 35% và 10,4%. (10)
Viêm phổi khò khè
Là 55 trường hợp. Tuổi nhỏ nhất là 2 tháng,
lớn nhất là 46 tháng, tương đồng với tác giả
Nguyễn Trọng Nghĩa 92,7% < 5 tuổi; Nam/nữ
là 2,4/1, tương đương với nhận xét tác giả
Nguyễn Trọng Nghĩa 2,1/1(11).
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi khò khè

Chuyên Đề Nhi Khoa
4


Trào ngược dạ dày thực quản
12 trường hợp.
Tuổi 2- 6 tháng, thấp hơn của tác giả Carr M;
Nam/nữ là 3/1, cao hơn tác giả Carr M là 1,6/1. (2)
Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng TNDDTQ:
Triệu chứng lâm sàng Chúng tôi (n= 12)
Ho
12 (100%)
Ói
10 (83,3%)
Khò khè
12 (100%)
Thở rít
1 (8,3%)
Bú kém/từ chối ăn
6 (50%)
Ran ẩm ở phổi
12 (100%)
SA bụng ≥ lần trào
12 (100%)
ngược/5 phút
Đo pH thực quản/24 giờ

Carr M
51%
39%
13%
34%
43%


(2)

100
90%

KẾT LUẬN
Khò khè là dấu hiệu của sự tắc nghẽn
đường hô hấp dưới do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Những nguyên nhân thường gặp
gây khò khè: hen phế quản, viêm tiểu phế
quản, viêm phổi khò khè và trào ngược dạ dày
thực quản. Những nguyên nhân ít gặp gây khò
khè: hẹp khí quản, dị vật đường thở, u trung
thất, vòng mạch, u lành tính tuyến ức và ấu
trùng Toxocara canis ở phổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng Chúng tôi (n=55) N. T. Nghĩa
Ho
49 (89%)
93,6%
Sốt
30 (54,5%)

80,7%
Khò khè
55 (100%)
68,8%
Thở nhanh
55 (100%
74,3%
Co lõm ngực
41 (74,5%)
87,2%
Tím tái
2 (3,6%)
24,8%
Ran ẩm, ran nổ
55 (100%)
22%

Cận lâm sàng: Bạch cầu tăng 62,27%, thấp
hơn Nghĩa Trọng Nghĩa 87,2%; X quang phổi
thâm nhiễm phổi 54,5%, tương đồng với Nghĩa
Trọng Nghĩa 45,9%. (11)

4.

(11)

5.
6.
7.


8.

Cardoso MRA. et al (2000),«Diagnosis and prognosis of
wheezing disorders in young children in the city of São Paulo,
Southeast Brazil», Acta Paediatrics, vol 89, pp. 1484-1489.
Carr M.M. et al (2000), «Clinical presentation as a guide to the
identification of GERD in children», International Journal of
Pediatric Otorhinolaryngology, vol 54, pp. 27-32.
Cotton E.K. (1987),«Wheezing», Primary pediatric care, The C. V.
Mosby, pp. 1125-1126.
Cotton R.T., Rutter M.J. (2006), «Foreign body aspiration»,
Kendig s Disorders of the respiratory tract in children, Seventh
Edition, W B Saunders, pp. 610-615.
Efron D.(2006),«Gastroesophageal Reflux», Textbook of
Paediatric Emergency Medicine, Elsevier, pp. 175-177.
Garfunkel, Kaczorowski, Chiristy (2002),«Wheezing», Pediatric
clinical advisor, Mosby, pp. 116-118.
Kercsmar C.M. (2006),«Wheezing in older children: Asthma»,
Kendig’s Disorders of the respiratory tract in children, Seventh
Edition, W B Saunders, pp. 810-838.
Krawiec M., Lemaskeke Jr.R.F. (2004), «Wheezing in Infants»,
Nelson textbook of Pediatrics, 17thed, Elsevier, pp. 1417-1419.


9.

10.

11.


12.

13.

14.

15.

Lone A.S. et al (2004), «Foreign Body in Tracheobronchial
Tree», From the Deptt. of Otorhinolaryngology & Head and Neck
Surgery, Govt. Medical College, Srinagar (J&K), Vol. 6 No. 2, pp.
77-80.
Nguyễn Thị Kim Thoa (2005), «Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ
từ 2- 12 tháng tại khoa nội tổng quát 1 BVNĐ 1», Y học Thành
Phố Hồ Chí Minh, Hội nghị Khoa học kỹ thuật BVNĐ 1 và Bộ môn
Nhi 2005, phụ bản số 3, tập 9, tr. 103-106.
Nguyễn Trọng Nghĩa (2005), «Khảo sát biến chứng của viêm
phổi trẻ em từ 2 tháng- 15 tuổi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi
đồng 1 TP Hồ Chí Minh », Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Thị Minh Hồng (2004), «Vai trò của virút hợp bào hô
hấp trong viêm tiểu phế quản ở trẻ em và các yếu tố tiên
lượng », Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh.
Phan Hữu Nguyệt Diễm (2004), «Viêm phổi ở trẻ em», Thực
hành lâm sàng nhi khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Y học, tr. 394-400.
Rosenthal B. (2000),«Wheezing», Textbook of Pediatric Emergency
Medicine, Fourth Edition, Lippincott Williams & Wilkins,
Philadelphia, pp. 643- 649.

Trần Anh Tuấn (2005),«Đặc điểm của suyễn ở trẻ em dưới 2
tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh», Luận văn Thạc
sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên Đề Nhi Khoa

5


Chuyên
Đề Nhi Khoa
6


Chuyên Đề Nhi Khoa

7



×