Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Dược lâm sàng: sử dụng thuốc nhuận tràng hiệu quả, an toàn, hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.18 KB, 16 trang )

Dược lâm sàng
SỬ DỤNG THUỐC NHUẬN TRÀNG HIỆU QUẢ,
AN TOÀN, HỢP LÝ
MỤC TIÊU
1. Trình bày được tiêu chuẩn Rome III, sinh lý ruột, phân loại táo bón.
2. Trình bày được nguyên tắc điều trị táo bón.
3. Trình bày được cơ chế, dược động, tác dụng phụ, chống chỉ định, một số lưu
ý khi sử dụng của các nhóm thuốc nhuận tràng.
4. Trình bày được nguyên tắc sử dụng thuốc nhuận tràng.
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
- Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp của hệ tiêu hóa (tiêu
chảy, táo bón,chán ăn). Cơ chế do sự di chuyển của phân hoặc sự bài xuất của phân bị
rối loạn và một số nguyên nhân khác như: sự bất thường ở các cơ quan tiêu hóa hoặc
có sự rối loạn các hormon, thần kinh ruột.
- Không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi trên lâm sàng hữu ích cho việc
chẩn đoán táo bón. Chỉ tiêu đánh giá thường dùng là tần số đại tiện ít hơn 3 lần đi
tiêu mỗi tuần và/hoặc lượng phân trung bình ít hơn 30g/ngày (bình thường 100 - 200
g/ngày đối với người lớn). Tuy nhiên, tiêu chuẩn Rome lần đầu giới thiệu vào năm
1988 và sửa đổi sau hai lần (Rome III) đã trở thành định nghĩa tiêu chuẩn của táo bón.
- Tiêu chuẩn Rome III bệnh nhân có ít nhất
chứng sau đây của táo bón, trong 3 tháng trước khi đến khám:

2 trong các

triệu

+ Giảm thể tích phân.
+ Phân cứng hoặc sần.
+ Mệt mỏi, mất sức khi tống phân.
+ Cần vận động mạnh hơn cần bình thường trong khi đại tiện.


+ Thiếu nhu cầu đi tiêu.
II. SINH LÝ RUỘT
Ruột già gồm có manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống,
đại tràng sigma và trực tràng. Chức năng của ruột già là hấp thu nước và chất điện giải
từ dưỡng trấp và tích trữ phân cho đến khi phân được tống thoát.

1


Hình 1. Cấu tạo ruột già
1. Hoạt động cơ học
Hoạt động cơ học của ruột già có vai trò làm tăng hiệu quả hấp thu nước, các
chất điện giải và tống thoát phân ra ngoài.
1.1. Các vận động của ruột già
1.1.1. Vận động nhào trộn
Ruột già được chia thành các đoạn giống như các túi. Trong lòng ruột, dưỡng
trấp được nhào trộn qua lại, thay đổi tiếp xúc với niêm mạc ruột già. Nhờ vậy trong
1000 ml dưỡng trấp từ ruột non xuống ruột già chỉ có 80 – 150 ml là không được hấp
thu và được đưa ra ngoài dưới dạng phân.
1.1.2. Nhu động
Các sóng nhu động có tác dụng đẩy dưỡng trấp dọc theo ruột già với tốc độ rất
chậm (5 cm/giờ). Có khi phải mất 48 giờ để dưỡng trấp đi qua hết ruột già.
1.1.3. Vận động toàn thể
Khoảng 3 – 4 lần trong ngày có các vận động toàn thể đẩy nhanh dưỡng trấp về
phía trực tràng.
1.2. Sự tống tháo phân
- Thông thường trực tràng không có phân vì giữa ruột sigma và trực tràng có
một cơ thắt (ở cách hậu môn khoảng 20 cm). Khi các vận động toàn thể đẩy phân vào
trực tràng, người ta muốn đi đại tiện do phản xạ co bóp của trực tràng và giãn cơ thắt
hậu môn.

- Sự đẩy liên tục của phân qua hậu môn bị cản lại do sự co thắt trương lực của
các cơ hậu môn. Có hai cơ thắt hậu môn: cơ thắt trong là cơ vòng và cơ thắt ngoài bao
2


quanh cơ thắt trong là cơ vân. Cơ vân do dây thần kinh thẹn chi phối, tức là chịu sự
kiểm soát có ý thức.

Hình 2. Sự tống tháo phân
- Các phản xạ đại tiện gồm:
+ Phản xạ nội sinh: khi phân đi vào trực tràng, thành trực tràng bị căng
ra, các tín hiệu kích thích truyền vào đám rối Auerbach, các sóng nhu động đi đến gần
hậu môn ức chế cơ vòng làm cơ này giãn ra. Nếu lúc đó, cơ vân cũng giãn ra một cách
có ý thức thì sẽ xảy ra động tác đại tiện. Nhưng phản xạ nội sinh thường yếu và phải
được tăng cường bằng phản xạ ngoại sinh gọi là phản xạ tống phân phó giao cảm.
+ Phản xạ tống phân phó giao cảm: khi dây thần kinh đến trực tràng bị
kích thích, các tín hiệu được truyền vào đoạn cùng tủy sống, rồi theo các sợi phó giao
cảm trong dây thần kinh mu đến đại tràng xuống, đoạn sigma, trực tràng và hậu môn
để làm tăng các sóng nhu động và giãn cơ vòng hậu môn. Kết quả là phản xạ nội sinh
từ một phản xạ yếu, không có hiệu quả thành một quá trình tống phân mạnh. Các tín
hiệu thần kinh từ tủy sống còn gây ra các tác dụng khác như hít sâu, đóng thanh môn,
co cơ thành bụng để tống phân xuống đồng thời đáy chậu mở xuống dưới kéo cơ vòng
hậu môn ra ngoài để tống phân ra.
3. Sự bài tiết ở ruột già
Khi các chất chứa đựng trong dạ dày tiếp xúc với tuyến ruột già thì các tế bào
tuyến ruột già sẽ bài tiết chất nhầy có tính kiềm. Các cơ chế thần kinh và hormon
không điều hòa sự bài tiết cơ bản này. Các tuyến ruột già không bài tiết men tiêu hóa.
4. Vi khuẩn ở ruột già
- Trong ruột non có rất ít vi khuẩn, nhưng trong ruột già hệ vi khuẩn rất phong
phú:Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, Bacteroides fragilis,...

- Các vi khuẩn này sử dụng một số chất trong ruột như: vitamin C, cholin,
vitamin B12 làm chất dinh dưỡng. Ngược lại, chúng có thể tổng hợp nên một số chất
khác như: vitamin K, acid folic, các vitamin nhóm B.
3


- Ngoài ra các vi khuẩn ruột cũng tạo ra một số chất khác như: NH3, histamin,
tyramin... từ các acid amin còn sót lại.
5. Thành phần của phân
- Khối lượng phân bình thường khoảng 100 - 200 gam/ngày gồm 75% là nước,
các chất xơ không tiêu hoá được của thức ăn, một số acid béo, một ít protein, các muối
khoáng, sắc tố mật, các tế bào biểu mô của ruột bị bong ra, các loại vi khuẩn...
- Phân thường có màu nâu, đó là màu của các sản phẩm thoái hoá từ bilirubin
như stercobilin, urobilin. Tuy nhiên, màu của phân có thể thay đổi tuỳ theo thức ăn.
- Phân có mùi hôi đặc hiệu do các sản phẩm thoái hoá bởi vi khuẩn: indol,
scatol, mercaptan, sulfua hydro,...
- Khi thành phần nước trong phân < 75% sẽ gây ra táo bón.
III. NGUYÊN NHÂN
1. Táo bón sơ cấp
1.1. Ý thức
- Do thói quen đại tiện không đúng giờ giấc,quên đi tiêu làm rối loạn phản xạ
mót rặn.
- Không chịu đi tiêu. Khi cơ thể đòi hỏi là phải đi tiêu, nhưng vì nhiều lý do
khác nhau, bệnh nhân cố tình nhịn không đi. Chẳng hạn một số người không muốn
dùng cầu tiêu công cộng, hay lo làm việc cố nhịn, thay đổi môi trường sống (công tác,
du lịch)… Khi phân ở hậu môn tạo cảm giác muốn đi tiêu. Nhịn hoài dần dần trở thành
một thói quen. Dần dần hậu môn sẽ quen “tật” và khi tới lúc cần đi tiêu, họ quên cảm
giác đó, lâu dần trở thành táo bón mạn tính.
1.2. Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối:

+ Mức sống nâng cao, tiết kiệm thời gian,…
+ Thức ăn thiếu chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các rau củ quả, một số
loại chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và không cứng, làm tăng nhu
động ruột. Bình thường, chúng ta cần 30 –mãn tính không rõ nguyên nhân.
- Thuốc tăng hiệu quả khi bụng đói.
2.3. Tác dụng phụ
- Đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.
- Gây rối loạn cân bằng nước và điện giải nếu sử dụng thuốc lâu dài.
- Bệnh nhân suy tim sung huyết: hạn chế sử dụng thuốc nhuận tràng chứa các
muối phosphat vì ion phoshat kết hợp với ion calci trong ruột nên làm giảm lượng
calci trong máu. Do đó làm nặng thêm tình trạng suy tim sung huyết.
- Thuốc chứa magie làm tăng magie huyết, chú ý magie sulfat độc đối với
người suy thận.
2.4. Chống chỉ định
- Trẻ em dưới 2 tuổi (Mg2+, PO43- )
- Thuốc có chứa natri: chống chỉ định với bệnh nhân cao huyết áp, suy tim và
phù.
- Suy tim sung huyết, bệnh trĩ, kết tràng to bẩm sinh.
9


2.5. Lưu ý sử dụng
- Sử dụng liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy xổ (được
sử dụng để khám chẩn đoán bệnh đường ruột hay làm sạch ruột trước phẫu thuật).
- Phải luôn uống với nhiều nước để tránh mất nước.
- Nên uống lúc đói để tăng hiệu quả.
- Khi sử dụng các muối vô cơ nên bổ sung các chất điện giải để tránh thẩm thấu
quá mức.
2.6. Một số biệt dược
2.6.1. Phosphat

- Dung dịch Fleet Phospho – soda (1,8 g Na2HPO4 + 4,8 g NaH2PO4/10 ml).
- Viên Visicol (1,5 g Na3PO4).
2.6.2. Lactulose
- Duphalac (siro 50%/15 ml, 200 ml), pha với nước.
- Có thể dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
2.6.3. Sorbitol
- Sorbitol Delalande (bột uống 5 g ).
- Microlax (ống bơm trực tràng).
2.6.4. Glycerin
- Babylax (ống bơm trực tràng 4 ml).
- Sani-Supp (trẻ em, người lớn).
2.6.5. Polyethylen glycol (PEG)
- Liều cao: tạo tác dụng tẩy xổ, sử dụng trong thục rửa ruột trước khi chụp X –
quang, phẫu thuật, nội soi (4 lít dung dịch 3 – 4 giờ trước khi tiến hành). Biệt dược
Colyte, Golytely là dung dịch đẳng trương của PEG với Na2SO4, NaHCO3, NaCl, KCl.
- Liều thấp (250 – 500 ml mỗi ngày) có tác dụng nhuận tràng. Biệt dược
Miralax, Forlax: gói bột uống, dùng trong điều trị táo bón ngắn hạn (<2 tuần).
3. Thuốc nhuận tràng kích tích
3.1. Kích thích ruột non
- Gồm: dầu thầu dầu (castor oil).
- Cơ chế: bị thủy giải ở ruột non thành acid ricinoleic có tính kích thích nhu
động ruột.
- Dược động: khởi đầu tác động 2 – 6 giờ, tác động chủ yếu ở ruột non, điều đó
gây tác dụng tẩy xổ mạnh (mất nhiều nước và chất điện giải).
- Chỉ định: giải độc các chất.
- Chống chỉ định: không dùng cho những chất độc thân dầu, phụ nữ có thai vì
có thể gây sinh non.
10



3.2. Kích thích ruột già
Gồm: anthraquinon, diphenylmethan (phenolphtalein, bisacodyl, picosulfat
natri, sennosid, …)
3.2.1. Cơ chế
Các thuốc này hoạt hóa đám rối thần kinh ở thành ruột và niêm mạc kết tràng
làm tăng nhu động ruột. Đồng thời, chúng thay đổi tính thấm của tế bào niêm mạc kết
tràng làm nước và các chất điện giải từ các tế bào niêm mạc ruột vào trong lòng ruột,
hạn chế sự hấp thu nước từ lòng ruột vào. Do đó, làm tăng bài tiết nước và chất điện
giải, điều tiết nhu động ruột.
3.2.2. Dược động
- Uống: hiệu quả sau 6 – 12 giờ. Do đó, nên uống 1 liều trước khi đi ngủ, để có
thể đi tiêu vào sáng hôm sau.
- Đương trực tràng: hiệu quả nhanh hơn (15 phút – 2 giờ).
3.2.3. Chỉ định
- Giảm co thắt khi đi tiêu (sau phẫu thuật, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…)
- Giảm cảm giác đau trong trường hợp có sự tổn thương ở hậu môn: nứt hâu
môn, trĩ.
3.2.4. Tác dụng phụ
- Đau bụng, buồn nôn, rối loạn cân bằng nước – điện giải.
- Dạng tọa dược gây kích ứng, nóng rát ở trực tràng.
- Mất trương lực ruột, gây lệ thuộc thuốc nếu sử dụng lâu dài.
3.2.5. Chống chỉ định
- Viêm kết tràng, đau bụng không rõ nguyên nhân.
- Phụ nữ có thai, cho con bú.
3.2.6. Một số biệt dược
- Bisacodyl:
+ Apo-bisacodyl (tọa dược 10 mg, viên nén 5 mg).
+ Dulcolax (viên nén 5 – 10 mg, tọa dược 5 – 10 mg).
- Sodium Picosulphat: Fructines, Uphatin (viên ngậm 5 mg).
- Sennosid:

+ Laxaton (viên nén 15 mg).
+ Mucinum (viên bao 2,1 mg).
3.3. Lưu ý sử dụng
- Uống một liều trước khi đi ngủ để trị táo bón.
- Không dùng quá 1 tuần và không dùng thường xuyên (khoảng cách vài tuần).
11


- TDP: đau bụng, buồn nôn, gây kích ứng, bỏng rát trực tràng (tọa dược),…
- Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
- Hiện nay, phenolphtalein không còn sử dụng do động tính cao.
4. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân
4.1. Cơ chế
- Thuốc nhuận tràng làm mềm phân gồm: poloxamer, dehydrocholat, docusat
natri, docusat calci, docusat kali.
- Bản chất các thuốc nhuận tràng làm mềm phần là các chất diện hoạt anion nên
chúng đóng vai trò là các chất nhũ hóa, làm tăng tương tác giữa nước, chất béo, các
chất xơ trong phân. Ngoài ra, thuốc còn kích thích bài tiết nước và các chất điện giải
vào ruột non và ruột già. Chính vì vậy, phân được làm ẩm và mềm nên giúp quá trình
tống tháo phân dễ dàng.
4.2. Dược động
Thuốc tác dụng chậm (sau vài ngày) vì cần thời gian nhũ hóa nước và chất béo.
4.3. Tác dụng phụ
- Cảm giác đắng, rát cổ họng, tiêu chảy, đau thắt vùng bụng nhẹ.
- Docusat: rối loạn nước và điện giải (dùng lâu dài), ngăn trở sự hấp thu vitamin
tan trong dầu, hít vào trong phổi có khả năng gây viêm phổi (người cao tuổi, suy
nhược),…
4.4. Chống chỉ định
Không dùng docusat natri cho bệnh nhân cao huyết áp, suy tim xung huyết.
4.5. Tương tác thuốc

- Làm tăng nồng độ của các thuốc nhuận tràng khác.
- Docusat kết hợp với dầu khoáng làm tăng độc tính ở gan.
4.7. Một số biệt dược
4.7.1 Docusat
- Doxinate ( viên nang 240 mg, siro 50 mg/ml).
- Norgalax (ống bơm trực tràng chứa 120 mg).
- Dialose, Regutol (viên nén 50 – 100 mg).
4.7.2. Acid dehydrocholic
- Cholen HMB (viên nén 130 mg).
- Decholin (viên nén 250 mg).
- Bilax (viên nang 50 mg + 100 mg Docusat).

12


5. Nhuận tràng làm trơn (dầu khoáng)
5.1. Cơ chế
Dầu khoáng không bị tiêu hóa có tác dụng bao quanh trực tràng làm trơn phân
và niêm mạc ruột. Đồng thời, ngăn chặn sự tái hấp thu nước từ niêm mạc ruột. Do đó
làm khối phân dễ di chuyển.
5.2. Dược động
Thuốc có tác dụng sau 6 – 8 giờ.
5.3. Tác dụng phụ
- Hòa tan các vitamin tan trong dầu (A, D, K, E) nên làm giảm hấp thu vitamin
tan trong dầu.
- Bệnh viêm phổi lipid do hít phải dầu khoáng. Thường xảy ra đối với trẻ em,
người cao tuổi, khó nuốt, suy nhược. Vậy không nên uống dầu khoáng lúc đi ngủ hay
nằm.
- Dầu khoáng gây rỉ ở hậu môn, gây ngứa và khó chịu quanh hậu môn.
5.4. Chống chỉ định

Trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh liệt giường, người già.
5.5. Lưu ý sử dụng
- Dùng đường uống để ngăn chặn tổn thương mô trĩ hoặc ngăn kích ứng chỗ nứt
hậu môn và làm giảm căng thẳng do đại tiện cho người bệnh tim mạch.
- Không nên uống lúc bụng đói.
- Không uống trước khi đi ngủ hay nằm.
- Bổ sung các vitamin tan trong dầu khi cần thiết.
5.6. Một số biệt dược
- Neo-Cultol (dung dịch uống 55%).
- Agoral Plain (hỗn dịch uống 1,4 g/5 ml).
6. Thuốc điều trị táo bón mạn tính
6.1. Cisaprid
6.1.1. Cơ chế
Cisapirid làm tăng tiết acetylcholin từ đám rối thần kinh ruột nên làm tăng nhu
động của cả hệ thống tiêu hóa. Do đó, làm tăng khả năng tống tháo phân ra ngoài.
6.1.2. Dược động học
- Liều dùng 5 – 20 mg/ngày, hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi uống.
- Sinh khả dụng 40 – 50% và tăng lên khi có thức ăn.
- Thời gian bán thải từ 7 – 10 giờ.

13


6.1.3. Tác dụng phụ
Không đáng kể như: đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy.
6.1.4. Chống chỉ định
- Suy tim sung huyết, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy đa cơ quan, ung
thư tiến triển.
- Sử dụng đồng thời với macrolid (erythromycin, clarithromycin,…), nhóm azol
trị nấm (ketoconazol, itraconazol,…)

6.1.5. Tương tác thuốc
- Cimetidin làm tăng sinh khả dụng của cisaprid.
- Cisaprid làm tăng hấp thu các thuốc chống đông máu.
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống đông.
6.2. Naloxon
- Naloxon là một dẫn chất opioid đang trong quá trình thử nghiệm điều trị táo
bón.
- Naloxon có tác dụng điều hòa nhu động ruột.
- Liều 20 – 30 mg/ngày làm cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.
VI. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC NHUẬN TRÀNG
1. Thay đổi lối sống
- Việc đầu tiên của chữa trị táo bón là tập thể dục thường xuyên để tăng cường
trương lực ruột.
- Thay đổi lối sống như:
+ Tăng cung cấp nước và thực phẩm nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn.
+ Tập thói quen đi tiêu đúng giờ, hàng ngày.
2. Sử dụng thuốc nhuận tràng
- Nếu thay đổi lối sống không giải quyết dược táo bón thì sử dụng thuốc nhuận
tràng tạo khối. Có thể sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối hàng ngày và liên tục ở hầu
hết bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân táo bón mạn tính. Ngoài ra có thể sử dụng
glycerin đặt hậu môn.
- Nếu không hiệu quả có thể dùng đến diphenylmethan hoặc dẫn xuất
anthraquinon liều thấp hoặc muối nhuận tràng.
- Nếu sử dụng thuốc nhuận tràng hơn 1 tuần vẫn không giải quyết được táo bón
thì nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân táo bón để giải quyết theo hướng khác như phẫu
thuật.
- Chống chỉ định chung của thuốc nhuận tràng: buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tắc
nghẽn ruột, không được dùng thường xuyên và kéo dài.
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng:
+ Không được tự ý dùng quá 1 tuần.

14


+ Không dùng khi đau bụng không rõ nguyên nhân.
+ Không lạm dụng thuốc nhuận tràng để giảm cân.
+ Táo bón mạn tính, không phức tạp nên dùng thuốc nhuận tràng tạo
khối.
+ Tránh dùng dạng tọa dược, thụt trực tràng khi đường uống còn hiệu
quả.
+ Nên dùng loại đơn chất.
+ Tránh phối hợp trên 2 loại.
+ Chỉ dùng trong 1 tuần: thuốc nhuận tràng thẩm thấu liều thấp, thuốc
nhuận tràng kích thích và tọa dược glycerin.
3. Sử dụng thuốc nhuận tràng cho một số bệnh nhân đặc biệt
3.1. Trẻ em
- Táo bón trẻ em thường do thần kinh, chuyển hóa hoặc bất thường về giải phẩu
nếu táo bón kéo dài. Nếu không liên quan tới bệnh lý thì cách xử lý cũng giống người
lớn.
- Trẻ sơ sinh nên cho trẻ uống các loại nước trái cây giàu chất xơ (táo, lê, quả
mâm xôi,…) hoặc ăn bột nhuyễn chứa sorbitol.
-Đối với điều trị táo bón ngắn hạn ở trẻ em, bắt đầu điều trị với thuốc nhuận
tràng làm mềm phân (docusat), nhuận tràng thẩm thấu (PEG, lactulose, sữa magie)
hoặc một lượng lớn nhuận tràng tạo khối (methylcellulose). Tuy nhiên, ưu tiên sử
dụng polyethylen gycol (PEG) hơn lactulose và sữa magie. PEG có tác dụng nhuận
tràng tốt hơn vì vừa làm tăng số lần thải phân và số lượng phân, vừa tạo càm giác dễ
chịu. thải phân dễ chịu và hoàn toàn hơn. PEG không mùi, vị, màu sắc nên có thể trộn
vào thức ăn hoặc nước cho trẻ.
- Táo bón cấp nên dùng thuốc đạn glycerin và thuốc nhuận tràng magie. Thuốc
nhuận tràng kích thích và thuốc thụt là biện pháp sau cùng.
3.2. Người cao tuổi

- Nguyên nhân táo bón:
+ Người cao tuổi hay quên, không cảm thấy khát nên làm giảm lượng
nước trong khối phân, gây táo bón.
+ Mất hay giảm trương lực cơ ở ruột, giảm phản xạ mót rặn.
+ Bệnh lý đường tiêu hóa, các bệnh mạn tính khác: đái tháo đường, suy
thận,… làm thay đổi chuyển hóa và nội tiết.
+ Sử dụng thuốc gây táo bón: thuốc thần kinh, thuốc chống trầm cảm, bổ
sung calci, thuốc chống tăng huyết áp,…
- Đối với người cao tuổi nên đánh giá táo bón có liên quan đến bệnh lý hay do
sử dụng thuốc. Nếu không liên quan đến đến bệnh lý và sử dụng ưu tiên thuốc nhuận
tràng tạo khối.
- Trị táo bón cấp: thuốc đạn glycerin và lactulose.
15


3.3. Bệnh nhân liệt giường
- Sử dụng nhuận tràng tạo khối hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng loại
mạnh hơn với điều kiện dùng liều có hiệu lực thấp nhất trong thời gian ngăn nhất (> 3
tuần/lần) để duy trì trương lực bình thường của ruột. Trong trường hợp này có thể
dùng lactulose, sữa magie, diphenylmetan.
- Tránh sử dụng dầu khoáng vì nguy cơ hít phải, gây viêm phổi do lipid.
- Trước khi dùng thuốc nhuận tràng đường uống nên giải quyết khối phân lèn
chặt trong đường tiêu hóa bằng phương pháp cơ học như thụt tháo bằng dung dịch
muối tẩy xổ.
3.4. Phụ nữ có thai
- Nguyên nhân táo bón:
+ Do thay đổi hormon trong cơ thể làm thay đổi bài tiết nước và các chất
điện giải.
+ Bào thai lớn dần chèn ép ruột già.
+ Thường sử dụng sắt.

- Cần tránh các loại thuốc nhuận tràng:
+ Nhuận tràng kích thích: hấp thu toàn thân.
+ Dầu khoáng: ảnh hưởng đến hấp thu các vitamin.
+ Dẩu thầu dầu: gây sinh non.
- Nên uống các thuốc nhuận tràng tạo khối và nhuận tràng làm mềm phân.
Dược sỹ Phan Thị Thanh Nhàn
Trường Trung học Y tế Kon Tum

16



×