Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xơ cứng trong vật hang sau chấn thương: Một thể bệnh hiếm gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.88 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

Nghiên cứu Y học

XƠ CỨNG TRONG VẬT HANG SAU CHẤN THƯƠNG:
MỘT THỂ BỆNH HIẾM GẶP
Nguyễn Ngọc Sơn*, Hoàng Long*

TÓM TẮT
Xơ cứng vật hang là bệnh lý ít gặp, trong đó xơ cứng cả vật hang và cân trắng vật hang do chấn thương đặc
biệt hiếm. Chúng tôi một thông báo trương hợp lâm sàng đã được điều trị thành công tại Khoa Tiết niệu bệnh
viện Việt Đức, qua đó góp thêm kinh nghiệm trong vấn đề chẩn đoán và xử trí xơ cứng vật hang.
Từ khóa: xơ cứng vật hang

ABSTRACT
POST - TRAUMATIC ERECTILE TISSUE’S SCLEROSIS: A RARE ILLNESS
Nguyen Ngoc Son, Hoang Long * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 174 - 176
Peyronie is a rare disease, and post - traumatic sclerosis of both tunica albuginea and erectile tissue is
extremely rare. We report a case that was successfully treated at Department of Urology, Vietduc Hospital.
Key words: Peyronie

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ cứng vật hang còn được gọi là bệnh
Peyronie - đặt theo tên người đầu tiên mô tả
bệnh này, ông Francois Gigot de la Peyronie.
Hiện nay, bệnh Peyronie được xem là sự rối loạn
của quá trình tái tạo và phá huỷ mô xơ tại cân
trắng vật hang, dẫn tới sự hình thành các mảng
xơ tại dương vật. Bệnh xơ hóa này có thể gặp ở
mặt lưng hoặc mặt bụng dương vật và gây ra các
triệu chứng như đau hoặc biến dạng dương vật


khi cương, một số ít trường hợp có thể gây giảm
độ cương cứng. Tỉ lệ mắc của bệnh là 3,2 - 8,9% ở
nam giới trường thành(3) và thay đổi tuỳ theo
chủng tộc(5).

tôi xin trình bày trường hợp bệnh nhân bị xơ hoá
cả cân trắng lẫn vật hang do chấn thương, đã
được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức tháng
3/2015 và có kết quả sau mổ tốt.

THÔNGBÁOLÂM SÀNG

Cơ chế bệnh sinh của Peyronie hiện còn
chưa hoàn toàn rõ ràng. Các mảng xơ này có thể
ở một hoặc cả hai vật hang nhưng thường chỉ
phát triển tại cân trắng vật hang. Mảng xơ có thể
lan tới vách ngăn nhưng gần như không bao giờ
phát triển vào vật hang(8).

Bệnh nhân (BN) nam, 21 tuổi, vận động
viên võ thuật. Gần đây BN thấy đau nhiều
dương vật khi cương dương. Khám lâm sàng
thấy mặt lưng vật hang 2 bên ở vị trí cách gốc
dương vật khoảng 1,5cm đều có mảng xơ kích
thước khoảng 0,5 x 1cm, ấn không đau. Khám
khi cương cứng, dương vật cong lên trên tạo
góc khoảng 30 độ và bệnh nhân đau. Khai thác
kỹ tiền sử phát hiện BN có 2 lần chấn thương
dương vật do bị đá trực tiếp khi tập luyện võ
thuật trước đó 3 và 5 tháng. Sau chấn thương

có xuất hiện đau và bần tím ở phần gốc dương
vật nhưng sau đó vẫn cương cứng được. Các
xét nghiệm cận lâm sàng trong giới hạn bình
thường.

Điều trị Peyronie đa phần là điều trị Nội
khoa. Chỉ định Ngoại khoa trong các trường hợp
đau nhiều hoặc dương vật biến dạng nhiều khi
cương hoặc khi điều trị Nội khoa thất bại. Chúng

BN được chỉ định phẫu thuật với chẩn đoán
trước mổ: Xơ cứng vật hang do chấn thương.
Tiến hành rạch da mặt lưng dương vật khoảng
4cm ngay phía trên mảng xơ. Phẫu tích qua các

* Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Hoàng Long

174

ĐT: 0912390514

Email:

Chuyên Đề Thận – Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
lớp của dương vật, tách các bó mạch mu nông và
mu sâu dương vật khỏi vật hang. Cắt bỏ mảng

xơ tại cân trắng vật hang bên phải trước, sau đó
kiểm tra thấy bên trong vật hang vẫn còn tổ chức
xơ biệt lập, không liên quan đến mảng xơ đã lấy,
chiếm khoảng 1/3 lòng vật hang. Tiếp tục phẫu
tích lấy bỏ hết tổ chức xơ này, không làm tổn
thương động mạch trung tâm vật hang. Tiếp tục
làm như vậy với vật hang bên trái. Kiểm tra
không còn tổ chức xơ trong vật hang cả hai bên,
tiến hành khâu kín vật hang 2 bên bằng chỉ
Prolène 4/0. Đóng lại đường rạch da.

Nghiên cứu Y học
chứng cho thấy các rối loạn này mang tính di
truyền(2). Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy
rằng những yếu tố gây xơ vữa mạch máu và rối
loạn chức năng nội mô như tăng huyết áp, rối
loạn mỡ máu, tiểu đường và hút thuốc lá đều
tăng trong những trường hợp bị bệnh(1,6,10).
Ở trường hợp bệnh nhân của chúng tôi, các
thăm dò cận lâm sàng đều trong giới hạn bình
thường. Chúng tôi không có điều kiện thực hiện
các thăm dò chuyên sâu hơn để xác định một số
yếu tố nguy cơ như vấn đề di truyền…Tuy vậy,
trường hợp này có cơ chế bệnh sinh tương đối rõ
ràng là bị chấn thương mạnh dương vật 2 lần,
gây chảy máu, tụ máu bên trong vật hang. Sự
lắng đọng các phức hợp fibrin cũng như sự thiếu
vắng của quá trình tiêu sợi huyết khởi động cho
việc hình thành các mảng xơ. Đây cũng là lý do
vì sao ở trường hợp này xuất hiện cả những

mảng xơ bên trong vật hang, không liền với cân
trắng vật hang như thường thấy.

Chẩn đoán và điều trị xơ cứng vật hang

Hình 1. Vật hang sau khi đã lấy bỏ mảng xơ
Hậu phẫu BN ổn định, ra viện sau mổ 2
ngày. Kết quả giải phẫu bệnh là tổ chức xơ hoá
của vật hang.
Khám lại sau mổ 2 lần cách 1 tháng và 2
tháng thấy kết quả tốt. Bệnh nhân cương cứng
dương vật được bình thường, còn đau nhẹ khi
cương và dương vật thẳng lại.

BÀNLUẬN
Đặc điểm bệnh lý xơ cứng vật hang
Mặc dù được mô tả lần đầu năm 1743, cho
đến nay cơ chế bệnh sinh của xơ cứng vật hang
(Peyronie) vẫn chưa rõ ràng. Đa số các tác giả
đều thừa nhận vai trò của các vi sang chấn
dương vật trong việc hình thành mảng xơ. Tuy
vậy, không phải mọi chấn thương dương vật
đều dẫn đến sự hình thành mảng xơ. Sự rối loạn
trong quá trình tái tạo các thương tổn là thường
gặp ở các bệnh nhân bị bệnh này, và có các bằng

Chuyên Đề Thận – Niệu

Chẩn đoán Peyronie chỉ cần dựa vào thăm
khám lâm sàng là đủ. Cần khai thác kỹ tiền sử

chấn thương, các bệnh lý kèm theo, thời gian, vị
trí xuất hiện mảng xơ, mức độ tiến triển của
bệnh như gây các rối loạn về cương… Khám lâm
sàng có thể dễ dàng phát hiện mảng xơ với các
tính chất như vị trí, kích thước. Có thể làm siêu
âm thường và siêu âm Doppler dương vật để
khẳng định chẩn đoán. Thông tin khai thác được
sẽ giúp cho tiên lượng cũng như đưa ra chiến
lược điều trị thích hợp.
Việc điều trị Peyronie hiện còn nhiều khó
khăn, do cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Đa số
các tác giả đề xuất điều trị bảo tồn trước, chỉ
phẫu thuật khi bệnh nhân bị rối loạn cương, biến
dạng dương vật khi cương hoặc điều trị bảo tồn
không hiệu quả.
Hiện có nhiều phương pháp điều trị bảo
tồn được đưa ra như sử dụng thuốc đường
uống, tiêm vào mảng xơ, sử dụng sóng xung
kích đánh tan mảng xơ (ESWT), dùng dụng cụ
kéo thẳng dương vật… Hiện vẫn chưa có

175


Nghiên cứu Y học
nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả rõ ràng
các phương pháp này. Trong hoàn cảnh tại
Việt Nam hiện nay, đa số các bệnh nhân được
điều trị bảo tổn bằng các thuốc sử dụng qua
đường uống như Vitamine E, Colchicine…Một

số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống thuốc
gần như không làm thay đổi sự biến dạng của
dương vật(9,7). Tuy vậy, việc điều trị Nội khoa
vẫn được ưu tiên lựa chọn trước, vì nó giúp ổn
định mảng xơ, tránh các tiến triển nặng hơn
của bệnh và chuẩn bị sẵn sàng cho phẫu thuật
trong trường hợp cần thiết(4).
Bệnh nhân của chúng tôi được chỉ định phẫu
thuật do dương vật rất đau khi cương. Chúng tôi
cũng quyết định không điều trị Nội khoa cho
bệnh nhân, vì với trường hợp này, mảng xơ
được xác định là hình thành do sự lắng đọng của
lượng lớn phức hợp fibrin bên trong vật hang,
không phải do các vi sang chấn kéo dài như
thường thấy. Vì thế các mảng xơ này đã ổn định
và không có nguy cơ tiến triển thêm.
Trong khi mổ, chúng tôi đã lấy mảng xơ liền
với cân trắng vật hang cũng như các mảng xơ
riêng biệt trong vật hang, cố gắng bảo tồn, tránh
làm tổn thương động mạch vật hang. Kết quả
sau mổ bệnh nhân ổn định. Hiện khám lại sau
mổ 2 tháng, bệnh nhân đã cương dương vật bình
thường, chỉ còn đau nhẹ khi cương, không còn
mảng xơ. Bệnh nhân được tư vấn thêm về thói
quen sinh hoạt và thuốc sử dụng để giảm đau
cho hiệu quả tốt.

176

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

KẾT LUẬN
Xơ cứng cả vật hang và cân trắng vật hang
sau chấn thương là một thể bệnh hiếm gặp của
xơ cứng vật hang. Cần khai thác kỹ bệnh sử,
tiền sử để đưa ra được chẩn đoán và quan
trọng hơn là có chiến lược điều trị chính xác
cho bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.

5.
6.
7.
8.

9.
10.

Bjekic M.D. et al (2006). Risk factors for Peyronie's disease: a
case-control study. BJU Int. 97(3): p. 570-4.
Chung E., Young L.D., and Brock G.B. (2011). Rat as an animal
model for Peyronie’s disease research: a review of current
methods and the peer-reviewed literature. Int J Impot Res.
23(6): p. 235–241.
Gokce A. et al (2013). Current and emerging treatment options

for Peyronie's disease. Res Rep Urol. 5: p. 17-27.
Gur S., Limin M., and Hellstrom W.J. (2011). Current status
and new developments in Peyronie's disease: medical,
minimally invasive and surgical treatment options. Expert
Opin Pharmacother. 12(6): p. 931-44.
Hsu Y.C. and Huang S.T. (2008). Peyronie's disease: etiology,
diagnosis, and treatment. JTUA. 19(5).
Kadioglu A. et al (2002). A retrospective review of 307 men
with Peyronie's disease. J Urol. 168(3): p. 1075-1079.
Montorsi F. et al (2010). Summary of the recommendations on
sexual dysfunctions in men. J Sex Med. 7(11): p. 3572-88.
Schill W.B., Comhaire F.H., and T.B (2006). Hargreave,
Andrology for the clinician. New York, NY: Springer. xxv, 645
p.
Ralph D. et al (2010). The management of Peyronie's disease:
evidence-based 2010 guidelines. J Sex Med. 7(7): p. 2359-74.
Usta M.F. et al (2004). Relationship between the severity of
penile curvature and the presence of comorbidities in men
with Peyronie's disease. J Urol. 171(2 Pt 1): p. 775-779.

Ngày nhận bài báo:

10/05/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/06/2015

Ngày bài báo được đăng:


05/08/2015

Chuyên Đề Thận – Niệu



×