Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Bài giảng Tật khúc xạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.66 MB, 68 trang )

TẬT KHÚC XẠ


TẬT KHÚC XẠ
 Là một trong các tật
 Cận thị
 Viễn thị
 Loạn thị

 Hậu quả giống nhau





Mắt không nhìn rõ
Gây các triệu chứng khó chịu ở mắt
Làm giảm khả năng học tập
Giới hạn các lựa chọn nghề nghiệp
khi trưởng thành


Tật khúc xạ


Triệu chứng của tật khúc xạ
 Nhìn không rõ khi ngồi xa nên thích
ngồi gần bảng, tivi.
 Khi đọc sách hay viết bài phải cúi
sát.
 Hay mỏi mắt, nhức đầu, nheo mắt,


dụi mắt.
 Học hành giảm sút, hay chép bài
sai.
 Không thích các hoạt động cần thị
giác xa.


Những dấu hiệu cảnh báo của TKX

Mỏi mắt, nhức đầu

Hay dụi mắt

Nheo mắt hoặc nghiêng đầu


Mắt và Hiện tượng khúc xạ
 Mắt có cấu tạo tương tự
máy chụp hình
 Ánh sáng bị khúc xạ qua hệ
thống hội tụ và rọi lên
màng cảm nhận
 Hệ thống hội tụ có thể tăng
giảm công suất


Hiện tượng điều tiết
 Nhờ hoạt động của nhiều bắp cơ nhỏ (cơ thể mi), mắt có
thể tăng công suất hội tụ
 Hoạt động này giống như khi ta chỉnh ống kính

để hình chụp được rõ
 Nhờ có hiện tượng điều tiết, mắt có thể nhìn gần được
(nhìn xa không cần điều tiết)
 Khả năng điều tiết giảm nhiều khi đến tuổi 40,
và gây ra lão thị
 Khi nhìn không rõ, mắt sẽ cố gắng điều tiết,
làm cho dễ bị mỏi


Mắt chính thị
 Hệ thống hội tụ của mắt bao gồm giác mạc
và thủy tinh thể.
 Khi hệ thống này hoàn hảo, hình ảnh của vật
ở xa hiện rõ lên võng mạc, tức là mắt nhìn xa rõ, mà
không cần điều tiết.
 Khi mắt chính thị nhìn gần, vẫn có sự điều tiết.


Tật cận thị
 Do công suất của hệ thống hội tụ cao
 Hoặc do nhãn cầu dài hơn bình thường
 Hệ quả là ánh sáng hội tụ TRƯỚC võng mạc, và hình
ảnh rọi lên võng mạc không sắc nét
 Khi nhìn xa, mắt thấy mờ
 Khi nhìn gần, không cần điều tiết vẫn rõ


Tật viễn thị
 Do công suất hội tụ thấp.
 Hoặc do nhãn cầu ngắn hơn bình thường.

 Ánh sáng hội tụ SAU võng mạc, do đó
hình rọi lên võng mạc không sắc nét.
 Nhìn xa không rõ, nếu độ viễn thị thấp,
mắt sẽ điều tiết để sẽ thấy rõ vật ở xa.
 Nhìn gần kém, mắt sẽ điều tiết mạnh hơn
để cố gắng nhìn rõ.
 Do điều tiết liên tục, mắt rất hay mỏi.


Mắt viễn thị


Loạn thị
 Giác mạc (1 trong 2 thành phần hội tụ), nếu:
 Tròn đều: ánh sáng hội tụ thành 1 điểm duy nhất
 Không tròn đều: ánh sáng hội tụ thành 2 hàng điểm
không cắt nhau, ta có mắt loạn thị.

 Hệ quả
 Mắt loạn thị luôn luôn có thành phần cận
hay viễn.


Chẩn đoán loạn thị
 Phương pháp chủ quan



Bệnh nhân nhìn mặt đồng hồ parent để chỉ ra đường
đậm nhất và mờ nhất.

Đường đậm là đường gân với võng mạc.

 Phương pháp khách quan



Sủ dụng javal kế, đĩa placido, skiascopie, topography
Soi bóng đồng tử


Mắt loạn thị


Mặt đồng hồ Parent’s



Soi bóng đồng tử
(skiascopy – retinoscopy)


Tóm lại
 Tật khúc
xạ là do
ánh sáng
không hội
tụ đúng
trên võng
mạc



Lão thị
 Do mắt giảm khả năng điều tiết khi qua tuổi 40.
 Nếu mắt chính thị: nhìn gần khó khăn, nhìn xa tốt.
 Nếu mắt cận thị: nhìn gần dễ dàng, nhìn xa kém.
 Nếu mắt viễn thị: nhìn xa vẫn phải điều tiết, nhìn gần rất
khó khăn, mau mỏi mắt, chảy nước mắt.
 Điều chỉnh: mang kính hội tụ.


Khi có dấu hiệu nghi ngờ

Đo thị lực


Cách đo thị lực


Cần có
 Bảng thị lực có các chữ cái.
 Bảng đặt cách bệnh nhân
4 hoặc 5 m tùy loại.
 Miếng che mắt có 1 đầu đục lỗ.


Tiến hành
 Treo bảng lên tường, ngang tầm mắt bệnh nhân.
 Phòng có đủ ánh sáng.
 Cho bệnh nhân ngồi trên ghế, mắt bệnh nhân cách bảng 5
mét

 Yêu cầu bệnh nhân che mắt TRÁI vì ta đo thị lực mắt
PHẢI trước, yêu cầu bệnh nhân đọc từ trên xuống dưới,
hàng chữ nào nhỏ nhất mà bệnh nhân đọc được, ta ghi
hàng đó là thị lực.
 Ví dụ bệnh nhân đọc được hàng thứ 8 từ trên xuống, ta
ghi thị lực mắt phải là 8/10.


Tiếp tục
 Bây giờ yêu cầu bệnh nhân che mắt PHẢI và dùng mắt
TRÁI đọc chữ. Ghi thị lực mắt trái.
 Lưu ý: nếu bệnh nhân đọc đúng được 4 chữ trong một hàng
(5 chữ), ta coi như đọc được cả hàng, nếu đọc sai 2 chữ, ta
coi như không đọc được hàng đó và lấy hàng chữ kế phía
trên để ghi thị lực.


 Nếu thị lực của bất kỳ mắt nào từ 7/10 trở xuống,
ta thử lại thị lực với kính lỗ. Ví dụ: mắt phải 9/10/,
mắt trái 6/10, ta yêu cầu BN che mắt phải, còn mắt trái nhìn qua miếng
có lỗ và đọc chữ lại. Ghi nhận thị lực
khi nhìn qua lỗ và ghi vô kết quả như sau.
 TL phải 9/10
 TL trái 7/10, kính lỗ (ghi thị lực qua kính lỗ)
 Những bệnh nhân co ùthị lực dưới 8/10 cần được
cho đi khám mắt. Ở độ tuổi học sinh, vần đề mắt hay gặp nhất
là tật khúc xạ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×