Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích đặc điểm sọ - mặt trên phim sọ nghiêng từ xa theo phương pháp Tweed ở người 18 - 25 tuổi tại Hà Nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.34 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SỌ - MẶT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG
TỪ XA THEO PHƢƠNG PHÁP TWEED Ở NGƢỜI 18 - 25 TUỔI
TẠI HÀ NỘI NĂM 2017
Phùng H u Đại*; Vũ Lê Hà*; Lê Hoàng Anh*; Đào Thị Dung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định một số chỉ số đo sọ - mặt trên phim sọ nghiêng theo phương pháp Tweed
ở nhóm người Việt tại Hà Nội tuổi 18 - 25 năm 2017. Mô tả mối tương quan giữa vị trí trục răng
cửa hàm dưới so với mặt phẳng hàm dưới theo tương quan xương. Đối tượng và phương
pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 562 sinh viên (tuổi 18 - 25), bao gồm 243 nam và 319
nữ tại Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam và Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Kết quả: giá
trị trung bình các góc trong tam giác Tweed của nhóm đối tượng: FMA = 26,62 ± 5,29°, FMIA =
57,13 ± 8,03°, IMPA = 96,07 ± 7,61°. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh giá trị
trung bình các góc của nhóm nghiên cứu với người Caucasian (p = 0,000) cũng như khi so
sánh giá trị trung bình của góc IMPA ở tương quan xương (p = 0,000). Kết luận: giá trị trung
bình các góc trong tam giác Tweed ở nhóm đối tượng nghiên cứu không có khác biệt giữa
2 giới. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu với nhóm người Caucasian. Giá trị
góc IMPA ở tương quan xương loại II lớn nhất và nhỏ nhất ở loại III.
* Từ khóa: Đặc điểm sọ - mặt; Phim sọ nghiêng; Phân tích Tweed.

Craniofacial Characteristics in Cephalometric with Tweed Analysis
in Adults Aged 18 to 25 Years Old in Hanoi, 2017
Summary
Objectives: To identify some cranial-facial indexes on cephalometric according to Tweed
analysis in 18 - 25 year old Vietnamese adults in Hanoi, 2017. To describe correlation between
lower incisor axis and mandibular plane according to skeletal pattern. Subjects and methods: A
cross-sectional study was conducted in a series of 562 students (18 - 25 years old), including
243 males and 319 females from Traditional Medicine University and Hanoi Medical College.
Results: Mean of angles in Tweed triangle: FMA = 26.62 ± 5.29°, FMIA = 57.13 ± 8.03°, IMPA =
96.07 ± 7.61°. There was no statistically significant differences when comparing means of


angles in this research with in Caucasian (p = 0.000) as well as comparing means of IMPA
angle in different skeletal pattern (p = 0.000). Conclusions: There is no significant difference
about means of angles in Tweed triangle between male and female. However, there is
significant difference in this research with in Caucasian. Mean of IMPA angle is the largest in
class II skeletal pattern and the smallest in class III skeletal pattern.
* Keywords: Craniofacial feature; Cephalometric film; Tweed analysis.
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Phùng H u Đại ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017

459


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phim sọ nghiêng dùng để đánh giá
dạng tăng trưởng của phức hợp sọ - mặt,
phân tích tỷ lệ các thành phần sọ - mặt và
xác định vị trí sai hình khớp cắn. Phân
tích phim sọ nghiêng cũng giúp đánh giá
tương quan theo chiều trước sau cũng
như chiều đứng các thành phần chức
năng chính của sọ - mặt, bao gồm: sọ và
nền sọ, khối xương hàm trên, xương hàm
dưới, răng hàm trên và xương ổ răng
hàm trên, răng hàm dưới và xương ổ
răng hàm dưới.
Phương pháp phân tích Tweed trên
phim sọ nghiêng được Charles H. Tweed

đưa ra năm 1946. Điều quan trọng trong
phân tích của ông khác với triết lý của
Edward Angle (người thầy của Tweed),
Dr Edward Angle đã thực hiện điều trị để
đạt được khớp cắn hài hòa mà không nhổ
răng trên bệnh nhân. Tweed tin rằng điều
trị có nhổ răng dẫn đến nhiều trường hợp
khớp cắn hài hòa hơn là quan điểm điều
trị mà Dr Edward Angle đã thực hiện. Ông
phát triển phân tích của mình dựa vào 3
góc của một tam giác lấy các cạnh là mặt
phẳng Frankfurt, mặt phẳng hàm dưới và
trục răng cửa hàm dưới [1].
Bảng 1:
Biến số

Giá trị trung bình

Phạm vi

FMA

25°

16 - 35°

IMPA

90°


85 - 95°

FMIA

65°

60 - 75°

Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào
đi sâu vào phân tích Tweed nhằm so
sánh số đo các góc trong tam giác Tweed
tương ứng với từng loại sai hình khớp
cắn và khớp cắn bình thường, trợ giúp
tiên lượng trước điều trị và đánh giá kết
quả điều trị chỉnh nha.
460

Mục đích của nghiên cứu này: Xác
định số đo sọ - mặt trên phim sọ nghiêng
theo phương pháp Tweed ở nhóm người
tuổi 18 - 25 ở Hà Nội, đánh giá vị trí răng
cửa dưới so với mặt phẳng hàm dưới ở
các tương quan xương.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
562 sinh viên 2 trường: Học viện Y
Dược học Cổ truyền Việt Nam và Trường
Cao đẳng Y tế Hà Nội tự nguyện tham gia
đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đặc

điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt
Nam để ứng dụng trong y học”, thực hiện
tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường
Đại học Y Hà Nội.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: không mắc các
dị tật bẩm sinh, chấn thương hàm mặt,
chưa từng phẫu thuật thẩm mỹ, chưa
điều trị phục hình hay chỉnh hình răng
mặt. Không có biến dạng xương hàm. Có
sai lệch khớp cắn, khớp cắn bình thường
theo phân loại của Angle. Có bộ răng vĩnh
viễn đầy đủ (28 - 32 răng). Không có tổn
thương tổ chức cứng của răng trên 1/2
thân răng.
* Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng không
đạt các tiêu chuẩn trên.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ
01 - 04 - 2017 đến 31 - 05 - 2017 tại Viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học
Y Hà Nội.
* Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Chụp X quang: tất cả đối tượng
nghiên cứu đều được chụp phim sọ
nghiêng bằng máy X quang Orthophos
(Hãng Sirona, Đức). Đối tượng nghiên


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

cứu đứng thẳng, đầu tư thế chuẩn, môi ở
tư thế nghỉ tự nhiên, răng ở tư thế lồng
múi tối đa. Phim được căn chỉnh lấy tỷ lệ
1:1, lưu trữ vào ổ cứng máy tính.
- Phân tích phim: phim được đánh dấu
các điểm giải phẫu bằng phần mềm nhân
trắc của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, đo
đạc trên phần mềm VNCeph.
- Để hạn chế sai số đo, tất cả phim đo
lại sau 1 tháng do cùng một người đo,
tính chỉ số tương quan giữa hai lần đo với
giá trị r > 0,7, cho thấy người đo có kiên
định cao giữa các lần đo.
- Số liệu được nhập và phân tích bằng
phần mềm SPSS 16.0 để tính giá trị trung

bình góc FMA, FMIA, IMPA. Giá trị lớn
nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. So
sánh các giá trị ở mỗi loại sai khớp cắn.
Đánh giá trục răng cửa hàm dưới với mặt
phẳng hàm dưới với từng loại tương
quan xương.
- Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng:
Po: điểm nằm trên ống tai ngoài; Or: điểm
thấp nhất của huyệt ổ mắt. Me: điểm thấp
nhất của cằm. Go: điểm góc hàm dưới.
Mặt phẳng nền sọ SN, mặt phẳng đi qua
điểm S và Na. Mặt phẳng này không thay
đổi do phát triển. Mặt phẳng Frankfurt:
mặt phẳng đi qua điểm Po và điểm Or.

Mặt phẳng hàm dưới đi từ Me đến Go
trục răng cửa hàm dưới kéo dài.

Hình 1: Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng.
Bảng 2: Các chỉ số được khảo sát trong nghiên cứu.
STT

Ký hiệu

Đơn vị

1

SNA



Tương quan xương hàm trên (XHT) so với nền sọ

Định nghĩa

2

SNB



Tương quan xương hàm dưới (XHD) so với nền sọ

3


ANB



Tương quan xương (TQX) hàm trên so với hàm dưới
Cách tính: ANB = SNA - SNB
Phân loại: 0º ≤ ANB ≤ 4º: tương quan xương loại I
ANB > 4º
: tương quan xương loại II
ANB < 0º
: tương quan xương loại III

4

FMA



Góc mặt phẳng hàm dưới giữa Po-Or và Me-Go

5

FMIA



Góc trục răng cửa dưới (Ii-Iia) với Po-Or

6


IMPA



Góc trục răng cửa dưới với Me-Go

461


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
* Đạo đức trong nghiên cứu:
Nghiên cứu của chúng tôi tuân thủ hoàn toàn theo các quy định trong Đề tài cấp
Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng
trong y học” đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Trường Đại học
Y Hà Nội thông qua và cấp chấp thuận nghiên cứu theo quyết định số
202/HĐĐĐĐHYHN.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu gồm 562 người có độ tuổi trung bình 19, nam 43,2%, nữ 56,8%.
Bảng 3: Phân loại TQX trong nhóm nghiên cứu.
Nam

Giới

Nữ

Tổng

TQX


n

%

n

%

n

%

Loại I

108

44,4

171

52,56

279

49,64

Loại II

109


44,9

122

38,46

231

41,11

Loại III

26

10,7

26

8,98

52

9,25

Tổng

243

43,2


319

56,8

562

100,0

TQX loại I lớn nhất trong nhóm nghiên cứu (49,64%); TQX loại II 41,11% và 9,25%
là TQX loại III.
Bảng 4: Phân bố các góc trong tam giác Tweed theo giới.
Giới
Phép đo

Nam

X

± SD

Nữ

X

± SD

Chung

X


± SD

Giá trị p
(t-test)

FMA (0°)

26,5 ± 5,37

26.71 ± 5,23

26,62 ± 5,29

0,633

FMIA (0°)

57,08 ± 8,31

57,17 ± 7,82

57,13 ± 8,03

0,895

IMPA (0°)

96,43 ± 7,37

95,8 ± 7,76


96,07 ± 7,61

0,326

Trung bình giá trị các góc FMA, FMIA và IMPA khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
Bảng 5: So sánh giá trị các góc trong tam giác Tweed ở nhóm đối tượng nghiên cứu
với các giá trị trong tam giác Tweed ở người Caucasian.
Giá trị

Việt Nam

Caucasian

p

Khác biệt

FMA (0°)

26,62

25

0,000



FMIA (0°)


57,13

65

0,000



IMPA (0°)

96,07

90

0,000



Các góc trong tam giác Tweed của đối tượng nghiên cứu khác biệt có ý nghĩa thống
kê với giá trị góc trong tam giác Tweed của người Caucasian (p = 0,000 < 0,001).
462


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Bảng 6: So sánh trung bình giá trị góc IMPA theo TQX.
Giá trị

Số lƣợng


Min

Max

Trung bình

Độ lệch chuẩn

p

Loại I

279

73,64

110,69

94,81

6,45

0,000

Loại II

231

76,61


122,82

99,31

7,06

Loại III

52

71,34

106,53

88,4

7,6

BÀN LUẬN
1. Đặc điểm các góc tam giác Tweed
trong nhóm nghiên cứu.
So sánh giá trị trung bình các góc
trong tam giác Tweed ở 2 giới thấy có sự
chênh lệch 1,21° ở góc FMA. Ở nam,
trung bình góc FMA 26,5°, ít hơn so với ở
nữ (26,71°). Như vậy, ở nhóm nghiên
cứu nữ có xu hướng phát triển sọ - mặt
theo chiều ngang hơn nam. Điều này là
do nam giới có tuổi phát triển dài hơn,
trong khi nữ thường dừng phát triển trước

nam. Xu hướng phát triển của xương
hàm dưới thường xuống dưới và ra
trước. Do vậy, xu hướng phát triển sọ mặt của nam theo chiều dọc hơn nữ. Giá
trị trung bình góc FMIA của nam (57,08°)
nhỏ hơn nữ (57,17°) là 0,09°, sự chênh
lệch quá nhỏ của góc FMIA cho thấy góc
này ở cả 2 giới như nhau. Giá trị trung
bình góc IMPA của nam (96,43°) nhiều
hơn nữ (95,8°) là 0,63°, điều này có
nghĩa là trục răng cửa hàm dưới ở nam
đưa ra trước so với trục răng cửa dưới ở
nữ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê khi so sánh từng góc
trong tam giác Tweed theo giới.
Chủng tộc Caucasian là nhóm người
da trắng do Tweed nghiên cứu và đưa ra
phương pháp phân tích của mình [1]. So

sánh giá trị trung bình các góc trong tam
giác Tweed ở nhóm đối tượng nghiên
cứu với giá trị của phân tích Tweed cho
thấy: giá trị trung bình góc FMA của nhóm
đối tượng nghiên cứu là 26,62°, lớn hơn
1,62° góc FMA của người Caucasian
(25°), chênh lệch này chỉ ra góc phát triển
sọ - mặt theo chiều dọc hơn trong nhóm
đối tượng nghiên cứu của Tweed, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Khi so
sánh giá trị trung bình góc FMIA ở nhóm
nghiên cứu (57,13°) nhỏ hơn 7,87° so với

góc FMIA ở nhóm người Caucasian (65°).
Trung bình góc IMPA của nhóm nghiên
cứu (96,07°) lớn hơn so với 90° của
nhóm người Caucasian. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p = 0,000 < 0,001).
Điều này có ý nghĩa, tỷ lệ nhổ răng của
nhóm nghiên cứu khi điều trị chỉnh nha
lớn hơn so với tỷ lệ nhổ răng của người
Caucasian [3, 4]. Nghiên cứu của Tweed
và CS cho rằng vị trí răng cửa hàm dưới
đứng thẳng trục trên xương hàm dưới
làm cho tổ chức liên kết ổn định. Tương
tự, sự khỏe mạnh của răng và mô quanh
răng có liên quan tới vị trí răng cửa dưới
không vượt quá trục cơ sở của hàm dưới.
Vì vậy, cần chú ý tới giá trị và vị trí thích
hợp của góc giữa trục răng cửa hàm dưới
và mặt phẳng hàm dưới [5].
463


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
2. Góc giữa trục răng cửa hàm dƣới
và mặt phẳng hàm dƣới.
Giá trị trung bình góc IMPA ở nhóm
nghiên cứu trên các loại tương quan
xương: tương quan xương loại I 94,81°;
tương quan xương loại II là 99,31°; tương
quan xương loại III 88,4°. tương quan
xương loại II có giá trị góc IMPA lớn nhất,

tương quan xương loại III có giá trị nhỏ
nhất. Khi so sánh trung bình góc IMPA ở
cả 3 loại tương quan xương, khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p = 0,000 < 0,001).
Điều này do tương quan xương loại II
thường răng cửa hàm dưới phải xoay ra
trước nhiều, bù trừ lại chênh lệch tương
quan xương hơn so với loại I và loại III.
Khi xương hàm trên phát triển ra trước
nhiều hơn so với xương hàm dưới, hoặc
xương hàm dưới lùi, kém phát triển, trong
khi xương hàm trên bình thường. Ngược
lại, với tương quan xương loại III, hàm
dưới có xu hướng phát triển xuống dưới
và ra trước hơn so với xương hàm trên,
răng cửa hàm dưới phải xoay nhiều vào
trong để chạm được răng cửa hàm trên,
bù trừ lại với chênh lệch do tương quan
xương loại III.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 562 đối tượng 18 - 25
tuổi ở người Việt, chúng tôi nhận thấy:
không có sự khác biệt các giá trị trong

464

tam giác Tweed ở 2 giới, giá trị trung bình
góc trong tam giác Tweed ở nhóm nghiên
cứu khác biệt với nhóm người Caucasian,
góc IMPA ở tương quan xương loại II lớn

nhất và nhỏ nhất ở tương quan xương
loại III.
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được nghiên cứu này,
chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới
các đối tượng nghiên cứu, PGS Trương
Mạnh Dũng - Chủ nhiệm Đề tài, cùng các
thầy cô Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội, Văn phòng
Quản lý các Chương trình trọng điểm cấp
Quốc gia đã giúp chúng tôi hoàn thiện
được công trình nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tweed C.H. The Frankfort-mandibular
incisor angle (FMIA) in orthodontic diagnosis,
treatment planning and prognosis. Angle
Orthod. 1954, 24, pp.121-169.
2. Jacobson A. Radiographic cephalometry.
Quintessence Publishing Co Inc. U.S. 1995,
pp.3-113.
3. Tweed C.H. Why I extract teeth in the
treatment of certain types malocclusion. Alpha
Omegan. 1952.
4. Proffit W.R. Forty-year review of extraction
frequencies at a university orthodontic clinic.
Angle Orthod. 1994, 6, pp.407-414.
5. Alexender RGW. The alexender dicipline.
Ormco Corporation. 1982, p.442.




×