Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân loại tim bẩm sinh điều trị ở khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.82 KB, 6 trang )

Lê Thị Kim Dung và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01)/1: 206 - 210

PHÂN LOẠI TIM BẨM SINH ĐIỀU TRỊ Ở KHOA NHI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
Lê Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Phƣợng và SV
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân loại một số bệnh tim bẩm sinh thƣờng gặp ở em vào điều trị tại khoa Nhi - Bệnh
viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên. Phƣơng pháp: nghiên cứu mô tả trên bệnh nhân mắc
bệnh tim bẩm sinh vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên trong thời
gian từ 31 tháng 10 năm 2010 đến 31 tháng 10 năm 2011. Kết quả: có 107 bệnh nhân đƣợc chẩn
đoán tim bẩm sinh trong tổng số 4680 bệnh nhân vào điều trị tại khoa, chiếm 2,29%. Tỉ lệ bệnh
nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ (55,14% so với 44,86%), tỉ lệ bệnh nhân 1 tháng - 5 tuổi chiếm
44,86%. Trong 107 bệnh nhi tim bẩm sinh vào viện, chủ yếu là thông liên thất(41,12%), thông
liên nhĩ (17,76%), còn ống động mạch(17,76%). Tăng áp động mạch phổi (52,34%), suy giảm
chức năng tâm thu thất trái(12,15%). Tim bẩm sinh có khả năng can thiệp đƣợc (85,98%), không
có khả năng can thiệp (14,02%). Kết luận: tỉ lệ bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh khá cao (2,29%),
phát hiện nhiều hơn ở trẻ 1 tháng - 5 tuổi, chủ yếu là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động
mạch. Đa số các bệnh tim bẩm sinh có thể can thiệp đƣợc bằng thông tim và phẫu thuật.
Từ khóa: Bệnh tim bẩm sinh, thông liên thất, tiếng thổi tâm thu thực tổn, mức độ can thiệp.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là một bệnh lý tim
mạch ngày càng phổ biến trong thực hành Nhi
khoa, khi mà các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về
thiếu dinh dƣỡng ngày càng giảm dần. Tại các


nƣớc đang phát triển, tỉ lệ TBS khoảng 0,71% trẻ sinh ra còn sống. Ở Việt Nam, theo
báo cáo của các bệnh viện Nhi, tỉ lệ tim bẩm
sinh khoảng 1,5% trẻ vào viện và khoảng 3055% trẻ vào khoa tim mạch. Tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 và 2 TP Hồ Chí Minh, theo thống
kê của Hoàng Trọng Kim trong 10 năm
(1984-1994), có 5542 trẻ vào viện do bị TBS,
chiếm 54% số trẻ nhập viện do bệnh lý tim
mạch. Trong đó thông liên thất(40%), tứ
chứng Fallot(16%), thông liên nhĩ(13%), còn
ống động mạch(7,4%), hẹp động mạch
chủ(7,3%), thông sàn nhĩ thất(2,3%). Tại
bệnh viện Nhi Trung ƣơng, theo nghiên cứu
của Tô Thanh Hƣơng năm 1977-1980 dị tật
TBS chiếm 10,53% trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm
sinh vào viện; Nguyễn Ngọc Văn, Nguyễn
Thị Phƣơng năm 2005-2006 dị tật TBS chiếm
25,99% trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh vào
viện. Ở Thái Nguyên chƣa có đề tài nào
*

nghiên cứu về TBS ở trẻ em đƣợc công bố. Vì
vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm
mục tiêu:
Phân loại một số bệnh tim bẩm sinh thường
gặp ở trẻ em vào điều trị tại khoa Nhi-Bệnh
viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
1.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Tất cả bệnh nhân vào điều trị tại khoa Nhi
đƣợc chẩn đoán là tim bẩm sinh.

- Thời gian: từ 31 tháng 10 năm 2010 đến 31
tháng 10 năm 2011.
- Địa điểm: khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa
trung ƣơng Thái Nguyên.
1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Thiết kế: nghiên cứu mô tả
- Mẫu nghiên cứu:
+ Chọn mẫu thuận tiện.
+ Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Tất cả bệnh
nhân bị tim bẩm sinh vào điều trị tại khoa Nhi
từ 31/10/2010 đến 31/10/2011
Các bệnh nhân chỉ chọn vào nghiên cứu 1 lần
Gia đình đồng ý hợp tác nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: còn ống động mạch ở trẻ
đẻ non.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



206


Lê Thị Kim Dung và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

- Chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Các chỉ tiêu chung: tuổi, giới, tỉ lệ tim
bẩm sinh trong số bệnh nhân vào điều trị tại

khoa Nhi, phân loại các bệnh tim bẩm sinh
thƣờng gặp.
+ Chỉ tiêu cận lâm sàng: siêu âm tim.
- Thu thập số liệu: khám lâm sàng do các bác
sĩ chuyên khoa Nhi thực hiện, xét nghiệm
siêu âm tim đƣợc thực hiện bởi các bác sĩ

89(01)/1: 206 - 210

khoa thăm dò chức năng Bệnh viện đa khoa
trung ƣơng Thái Nguyên.
- Xử lý số liệu: bằng phần mềm Stata 10
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi gặp
107 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán tim bẩm sinh
trong tổng số 4680 bệnh nhân vào điều trị tại
khoa, chiếm tỉ lệ 2,29%.

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Giới
Tuổi (tháng)
Sơ sinh
1 tháng - 5 tuổi
≥ 5 tuổi
Tổng

Nữ

Nam
N

20
26
13
59

%
58,82
54,17
52,00
55,14

n
14
22
12
48

Tổng cộng
N
%
34
31,78
48
44,86
25
23,36
107
100,00

%

41,18
45,83
48,00
44,86

Nhận xét: bệnh nhân tim bẩm sinh ở trẻ từ 1 tháng - 5 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất, tỉ lệ bệnh nhân
nam cao hơn bệnh nhân nữ ở mọi nhóm tuổi.
Bảng 2. Phân loại một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp
Tuổi
Bệnh tim
bẩm sinh
Thông liên thất
Thông liên nhĩ
Còn ống động mạch
Fallot 4
Hẹp van động mạch phổi
Thân chung động mạch
Thông sàn nhĩ thất
Khác
Tổng

sơ sinh

1 tháng-5 tuổi

≥ 5 tuổi

Tổng số

n


%

n

%

n

%

N

%

15
07
06
02
00
01
01
02

34,10
36,84
31,58
22,22
00,00
33,33

25,00
50,00

20
07
07
05
03
02
02
02

45,45
36,84
36,84
55,56
60,00
66,67
50,00
50,00

09
05
06
02
02
00
01
00


20,45
26,32
31,58
22,22
40,00
00,00
25,00
00,00

44
19
19
09
05
03
04
04
107

41,12
17,76
17,76
08,41
04,67
02,80
03,74
03,74
100,0

Nhận xét: thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh thƣờng gặp nhất.

Bảng 3. Tăng áp động mạch phổi và bệnh tim bẩm sinh
Tăng ápđộng mạch
phổi
Bệnh tim
bẩm sinh
Thông liên thất
Thông liên nhĩ
Còn ống động mạch
Fallot 4
Hẹp van động mạch phổi
Thân chung động mạch
Thông sàn nhĩ thất
Khác
Tổng

Tăng áp

Không tăng áp

Tổng

n

%

n

%

n


%

26
13
11
00
00
03
02
01
56

59,09
68,42
57,89
00,00
00,00
100,0
50,00
25,00
52,34

18
06
08
09
05
00
02

03
51

40,91
31,58
42,11
100,0
100,0
00,00
50,00
75,00
47,66

44
19
19
09
05
03
04
04
107

100,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



207



Lê Thị Kim Dung và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01)/1: 206 - 210

Nhận xét: bệnh nhi tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi gặp nhiều, chủ yếu tăng áp động mạch
phổi trên bệnh nhi thân chung động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch.
Bảng 4. Suy giảm chức năng tâm thu thất trái và bệnh tim bẩm sinh
Suy giảm chức năng
tâm thu thất
trái

Chức năng tâm thu
thất trái bình
thƣờng

Giảm chức năng
tâm thu thất trái

Bệnh tim
bẩm sinh
Thông liên thất
Thông liên nhĩ
Còn ống động mạch
Fallot 4
Hẹp van động mạch phổi
Thân chung động mạch

Thông sàn nhĩ thất
Khác

Tổng

n

%

n

%

n

04
02
03
00
00
01
01
02

09,09
10,53
15,79
00,00
00,00
33,33

25,00
50,00

40
17
16
09
05
02
03
02

90,91
89,47
84,21
100,0
100,0
66,67
75,00
50,00

44
19
19
09
05
03
04
04


13
12,15
94
87,85
Tổng
Nhận xét: Bệnh nhi tim bẩm sinh ít có suy giảm chức năng tâm thu thất trái.

%

107

100,0

Bảng 5. Khả năng can thiệp ở một số bệnh tim bẩm sinh
Khả năng
can thiệp
Bệnh tim
bẩm sinh
Thông liên thất
Thông liên nhĩ
Còn ống động mạch
Fallot 4
Hẹp van động mạch phổi
Thân chung động mạch
Thông sàn nhĩ thất
Khác
Tổng

Có khả năng
can thiệp


Không có khả năng
can thiệp

Tổng số

n

%

n

%

N

%

40
17
16
7
5
2
3
2
92

90,91
89,47

84,21
77,78
100,00
66,67
75,00
50,00
85,98

4
2
3
2
0
1
1
2
15

9,09
10,53
15,79
22,22
00,00
33,33
25,00
50,00
14,02

44
19

19
9
5
3
4
4
107

100,00

Nhận xét: đa số các trƣờng hợp tim bẩm sinh là có khả năng can thiệp.
Bảng 6. Cấp độ can thiệp
Cấp độ
can thiệp
Bệnh tim
bẩm sinh
Thông liên thất
Thông liên nhĩ
Còn ống động mạch
Fallot 4
Hẹp van động mạch phổi
Thân chung động mạch

Theo dõi và thông
tim can thiệp

Phẫu thuật

Tổng số


n

%

n

%

N

21
09
12
00
04
00

52,50
52,94
75,00
00,00
80,00
00,00

19
08
04
07
01
02


47,50
47,06
25,00
100,00
20,00
100,00

40
17
16
7
5
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



%

208


Lê Thị Kim Dung và đtg
Thông sàn nhĩ thất
Khác
Tổng

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

00
00
46

00,00
00,00
50,00

03
02
46

100,00
100,00
50,00

89(01)/1: 206 - 210
3
2
92

100,00

Nhận xét: một nửa số bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh có khả năng can thiệp cần phẫu thuật.
BÀN LUẬN
sinh Nhi khoa. Nghiên cứu của chúng tôi thấy
tỉ lệ bệnh tim bẩm sinh đƣơc phát hiện tƣơng
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi gặp
đối nhiều là thông liên nhĩ(17,76%), còn ống
107 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán tim bẩm sinh

động mạch(17,76%) cao hơn nghiên cứu của
trong tổng số 4680 bệnh nhân vào điều trị tại
các tác giả khác là Phạm Nguyễn Vinh thấy
khoa Nhi Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái
thông liên nhĩ (7-15%), còn ống động
Nguyên, tỉ lệ bệnh nhân tim bẩm sinh là
mạch(12%) [5], Myung K.Pajrk thấy thông
2,29%. Kết quả này cao hơn so với tỉ lệ tim
liên nhĩ(5-10%) [8], kết quả cứu của chúng
bẩm sinh trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài.
tôi tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Anh
Ở Việt Nam, theo báo cáo của các bệnh viện
Vũ thấy thông liên nhĩ(15-20%) [6]. Tăng áp
Nhi, tỉ lệ bệnh tim bẩm sinh khoảng 1,5% trẻ
động mạch phổi là hay gặp(52,34%), đây là
vào viện [1], có lẽ ngày nay do tiến bộ của
vấn đề mà bác sĩ lâm sàng cần đặc biệt chú ý,
nghành y tế cũng nhƣ sự tuyên truyền tích cực
bởi nó yếu tố tiên lƣợng không tốt cho việc
của phƣơng tiện thông tin đại chúng cùng sự
điều trị nội khoa và là yếu tố cản trở cho tim
quan tâm của cả xã hội (chƣơng trình Trái tim
mạch can thiệp và sự thành công của phẫu
cho em) nên tỉ lệ tim bẩm sinh đƣợc phát hiện
thuật tim hở, khi áp lực động mạch phổi tăng
nhiều hơn. Chúng tôi thấy tỉ lệ trẻ trai cao hơn
rất cao trẻ sẽ không có cơ hội đƣợc phẫu thuật
trẻ gái tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Nguyễn
nữa. Giảm chức năng tâm thu thất trái chiếm
Ngọc Văn, Lê Ngọc Lan[1],[2],[4]. Hoàng

tỉ lệ(12,15%), đây là yếu tố tiên lƣợng bệnh
Minh Phúc và các tác giả nƣớc ngoài thấy tỉ
nặng. Tim bẩm sinh có khả năng can thiệp
lệ bệnh ở trẻ gái bằng trẻ trai [3]. Trẻ bị tim
đƣợc(85,98%), không có khả năng can
bẩm sinh ngày nay đƣợc phát hiện tƣơng đối
thiệp(14,02%). Nhƣ vậy, đa số bệnh tim bẩm
sớm từ thời kì sơ sinh(31,78%), phát hiện
sinh chúng tôi gặp là có khả năng can thiệp
nhiều hơn ở trẻ 1 tháng-5 tuổi(44,86%), có
đƣợc, trong đó theo dõi và can thiệp bằng
thể do giai đoạn này bệnh biểu hiện rõ ràng
thông tim(50%), 50% cần can thiệp bằng
hơn nên dễ phát hiện. Kết quả này cũng tƣơng
phẫu thuật, tỉ lệ này tƣơng đối cao. Vì thế sự
tự với nghiên cứu của nhiều tác giả khác thấy
ra đời của can thiệp tim mạch cũng nhƣ sự
lứa tuổi phát hiện tim bẩm sinh chủ yếu ở trẻ
thành công của ca phẫu thuật tim hở đầu tiên
dƣới 2 tuổi(54,3%), trẻ 3-6 tuổi(23,3%) [3] .
tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ƣơng Thái
Trong 107 bệnh nhi tim bẩm sinh vào viện,
Nguyên mở ra một tƣơng lai mới cho những
chủ yếu là thông liên thất(41,12%), tƣơng tự
trẻ em Thái Nguyên bị tim bẩm sinh.
nhƣ nghiên cứu của Hoàng Minh Phúc [4],
cao hơn nghiên cứu của các tác giả khác, Lê
KẾT LUẬN
Ngọc Lan (12-20%) [2], Phạm Nguyễn
Tỉ lệ tim bẩm sinh trẻ em tại khoa Nhi là

Vinh(20-25%) [5], Nguyễn anh Vũ(20%) [7],
2,29%. Tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh
Myung K.Pajrk(15-20%)[8], các nghiên cứu
nhân nữ(55,14% so với 44,86%), tỉ lệ bệnh
trong và ngoài nƣớc đa số thấy thông liên thất
nhân 1 tháng – 5 tuổi chiếm 44,86%. Chủ yếu
là bệnh hay gặp nhất [2],[4],[7],[8],[9],[10],
là thông liên thất(41,12%), thông liên nhĩ
[11] cũng phần nào bởi tiếng thổi thực thể rất
(17,76%), còn ống động mạch (17,76%).Tăng
đặc trƣng của bệnh, tiếng thổi lớn âm sắc thô,
áp động mạch phổi hay gặp(52,34%), giảm
dễ phát hiện nên đƣợc chỉ định siêu âm nhiều
chức năng tâm thu thất trái chiếm tỉ lệ
hơn, ít bỏ sót, đồng thời cũng là sự thƣờng
(12,15%).Tim bẩm sinh có khả năng can thiệp
gặp của bệnh trong mô hình bệnh tim bẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



209


Lê Thị Kim Dung và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

đƣợc (85,98%), không có khả năng can thiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Ngọc Lan (2009), “Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
em”, Bài giảng Nhi khoa tập II, NXB Y học, tr 15-36.
[2]. Lê Ngọc Lan (2011), “Một số đặc điểm siêu
âm tim ở bệnh nhân thông liên thất đơn thuần
shunt hai chiều”, Tạp chí Nhi khoa tập 4, Hội Nhi
khoa Việt Nam, số 2, tháng 4, tr 67-71.
[3]. Hoàng Minh Phúc (2006), “Bệnh tim bẩm
sinh”, Nhi khoa chƣơng trình Đại học, tập II, NXB
Y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr 43-68
[4]. Nguyễn Ngọc Văn, Nguyễn Thị Phƣợng
(2007), “Tình hình dị tật bẩm sinh và tìm hiểu một
số yếu tố nguy cơ gây dị tật TBS phát hiện được ở
trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Trung ương”. Luận
văn thạc sĩ y học, ĐH Y Hà Nội.

89(01)/1: 206 - 210

(14,02%).
[5]. Phạm Nguyễn Vinh (2008), Atlas siêu âm tim
2D & Doppler màu, NXB Y học chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh.
[6]. Nguyễn Anh Vũ (2010), “Siêu âm tim cập nhật
chẩn đoán”, NXB Đại học Huế.
[7]. Catherine M. Otto (2002), “ The practice of
Clinical
Echocardiography”,
W.B.Saunders
Company
[8]. Myung K.Pajrk, MD, FAAP, FACC (2002),
"Pediatric Cardiologi for Practitioners", Mosby, Inc.

[9]. Myung K.Park, MD, FAAP, FACC (2010), "
The Pediatric Cardiology hand book", Fourth
Edition, Mosby Elsevier.
[10]. SaulG. Myerson, Robin P. Choudhury
Andrew RJ. Mitchell (2007),
"Emergencies in
cardiology", oxford, University press.
[11]. Terry Reynolds, BS, RDCS (2002), "The
Pediatric Echocardiographer's Pocket Reference",
3rd Edition, United states of America.

SUMMARY
CLASSIFICATION OF CONGENITAL HEART DISEASES IN CHILDREN TREATED AT
DEPARTMENT OF PEDIATRICS - THAI NGUYEN NATIONAL GENERAL HOSPITAL
Le Thị Kim Dung*, Nguyen Thi Phuong and medical students
Thai Nguyen University of Meedicine &Pharmacy

Objective: Classification of some common congenital heart diseases(CHD) in children at the Department of
Pediatrics - Thai nguyen General Hospital. Method: Descriptive study on patients with CHD at Department of
Pediatrics - Thai Nguyen General Hospital during the period from October 31, 2010 to October 31, 2011. Results:
107 patients were diagnosed with congenital heart out of 4680 patients of addmition, accounting for 2.29%. The
rate of male patients is higher than female patients(55.14% vs 44.86 %). The patients at the age of 1 month to 5
years accounted for 44.86 %. In 107 patients with CHD, mainly ventricular septal defect(41.12%), atrial septal
defect(17.76%), patient ductus arterious(17.76%). Pulmonary hypertention (52.34%), failure left ventricular
systolic function(12.15%). CHD with ability surgery(85.98%), CHD with inability surgery(14.02%). Conclusion:
The proportion of patients with CHD is high(2.29%), found more often in children from 1month to 5 years, mainly
ventricular septal defect, atrial septal defect, patient ductus arterious. The majority of CHD can interfere with
cardiac catheterization and survey.
Keywords: Congernital heart disease, Echocardiography, ventricular septal defect, systolic murmur entity, level
of intervention.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



210


Lê Thị Kim Dung và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

89(01)/1: 206 - 210



211



×