Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm kết cấu sọ - mặt của trẻ em người Kinh 12 tuổi theo phân tích Steiner trên phim sọ nghiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.95 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU SỌ - MẶT CỦA TRẺ EM NGƢỜI KINH
12 TUỔI THEO PHÂN TÍCH STEINER TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG
Đỗ Hải Vân*; Vũ Thị Xuân**; Nguyễn Thị Thu Phương***
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm kết cấu sọ - mặt của một nhóm trẻ em người Kinh 12 tuổi và so
sánh với giá trị trung bình theo phân tích Steiner. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả
cắt ngang 518 trẻ 12 tuổi tại 3 trường Trung học cơ sở (THCS) Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp,
0
0
0
huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả: SNA: 82,57 ± 3,40 ; SNB: 79,29 ± 3,20 ; ANB: 3,28 ± 2,47 ;
0
0
0
U1/L1: 119,33 ± 8,02 ; U1/NA: 26,61 ± 6,47 ; L1/NB: 30,66 ± 5,15 . Không có sự khác biệt giữa
hai giới (p > 0,05). Kết luận: nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt về các chỉ số sọ - mặt
giữa hai giới. So sánh với các giá trị đo được ở người trưởng thành có thể thấy trục răng cửa
của trẻ thường có xu hướng ngả về trước nhiều hơn người trưởng thành, cùng với sự phát
triển của xương hàm, các răng cửa sẽ ngày càng thẳng đứng.
* Từ khóa: Kết cấu sọ - mặt; Phân tích Steiner; Phim sọ nghiêng; Trẻ 12 tuổi.

Craniofacial Structure Characteristics of 12-Year-Old Kinh’s
Ethnic Children on Steiner Cephalometric Analysis
Summary
Objectives: To determine craniofacial structure characteristics and compare average of a 12year-old Kinh's ethnic children group based on Steiner analysis. Subjects and methods:
Descriptive cross-sectional study on 518 subjects of 12 years old. These chidren are pupils from
secondary schools inluding Lienninh, Ngochoi, Nguhiep, which are located in Thanhtri district,
0
0


0
Hanoi. Results: SNA: 82.57 ± 3.40 , SNB: 79.29 ± 3.20 , ANB: 3.28 ± 2.47 , U1/L1: 119.33 ±
0
0
0
8.02 , U1/NA: 26.61 ± 6.47 , L1/NB: 30.66 ± 5.15 . There are no differences between 2 genders
(p > 0.05). Conclusion: There are no differences between 2 genders among research group
about craniofacial index. While comparing with the values measured on adults, children's incisal
axis tends to have greater labial inclination than adults'. As well as jaw-bone's growth, incisors
would be upright.
* Keywords: Craniofacial structures; Steiner analysis; Cephalometric; 12-year-old children.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự tăng trưởng của hệ thống sọ-mặt
có thể chia thành ba giai đoạn: từ lúc mới
sinh đến trước tuổi dậy thì, từ lúc dậy thì

đến tuổi trưởng thành và sau tuổi trưởng
thành. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu
niên đến người trưởng thành, hormon
tăng tiết tác động lên phát triển giới tính,

* Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội
** Đại học Y Dược Hải Phòng
*** Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Hải Vân ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 07/09/2017

430



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
thay đổi lớn về tâm, sinh lý. Mốc 12 tuổi là
mốc khá quan trọng trong quá trình điều
trị chỉnh hình, những thay đổi về sinh lý
giai đoạn bắt đầu dậy thì, cũng như quá
trình phát triển tăng tốc ảnh hưởng đến
những thay đổi ở hệ thống xương mặt,
răng và mô mềm và tăng khác biệt giữa
hai xương hàm. Những thay đổi của hệ
thống xương - răng - mô mềm vùng hàm
mặt khá phức tạp. Dạng tăng trưởng
khuôn mặt của mỗi cá nhân ảnh hưởng
bởi yếu tố di truyền riêng biệt cũng như
yếu tố môi trường bên ngoài. Đây cũng là
thời kỳ mà trẻ hầu như đã thay xong bộ
răng sữa và chuyển hoàn toàn sang giai
đoạn răng vĩnh viễn.
Phim sọ nghiêng được sử dụng rộng
rãi trong nghiên cứu phân tích phát triển
của sọ-mặt, trong chẩn đoán, lên kế
hoạch điều trị chỉnh nha và phẫu thuật
chỉnh nha, nghiên cứu khuôn mặt, mô tả
các thành phần lệch lạc và quan hệ khớp
cắn giữa hai hàm.
Có nhiều phân tích ra đời để phân tích
các chỉ số trên phim sọ nghiêng như:
Steiner, Down, Ricketts, Tweed, Delaire…
nhằm xác định mối tương quan giữa răng

với nhau, giữa răng với xương hàm và
giữa xương, răng với mô mềm. Tuy
nhiên, các nhà chỉnh nha lâm sàng
thường sử dụng rộng rãi phương pháp
phân tích Steiner do đơn giản, dễ sử
dụng trong đánh giá tương quan giữa
xương hàm trên và xương hàm dưới theo
chiều trước-sau, đồng thời đánh giá được
từng phần tạo nên thẩm mỹ khuôn mặt
bao gồm xương, răng và mô mềm [3]. Nổi
bật trong phân tích Steiner là sử dụng
mặt phẳng nền sọ, từ hố yên đến khớp
trán mũi (Sella đến Nasion - SN) như một

mặt phẳng tham chiếu. Từ SN, những
đường từ A và B để tạo nên góc SNA và
SNB. Những góc này cho phép phân tích
độc lập xương hàm trên, hàm dưới và
tương quan của 2 hàm thông qua góc
ANB [4].
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều
nghiên cứu dựa trên phân tích phim sọ
nghiêng, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở
tuổi trưởng thành, lứa tuổi đã hoàn thành
quá trình phát triển. Vì vậy, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này nhằm: Nghiên cứu
một số chỉ số sọ - mặt ở nhóm trẻ người
Kinh lứa tuổi 12 nhằm đưa ra chỉ số trung
bình, cũng như những đặc điểm nổi bật
về khuôn mặt của trẻ 12 tuổi trên phim sọ

nghiêng.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
518 học sinh (284 nam, 234 nữ) lứa
tuổi 12, thuộc Đề tài cấp Nhà nước. Thời
gian từ 01 - 04 - 2017 đến 31 - 05 - 2017,
tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường
Đại học Y Hà Nội.
Cách chọn mẫu: lập danh sách tất cả
các trẻ lớp 7 (12 tuổi) theo lớp, xác minh
lý lịch, lựa chọn và lập danh sách đối
tượng đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
Tiến hành khám sàng lọc đối tượng, chia
theo lớp. Lấy tất cả đối tượng đủ tiêu
chuẩn, cho chụp phim tại Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà
Nội.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ em 12 tuổi
có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt
Nam, dân tộc Kinh; đối tượng đồng ý
tham gia nghiên cứu, có sự đồng ý của
bố mẹ hoặc người thân; đã mọc hoàn
431


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
chỉnh ít nhất 24 răng vĩnh viễn trên cung
hàm, răng không tổn thương tổ chức
cứng gây mất chiều dài cung răng; không

có bất thường vùng hàm mặt; phim sọ
nghiêng đạt tiêu chuẩn:
+ Đối quang hợp lý: độ sáng, tối và độ
tương phản tốt.
+ Phim thể hiện đầy đủ các cấu trúc
giải phẫu: thấy rõ được các cấu trúc mô
xương và mô mềm, các điểm mốc giải
phẫu nghiên cứu; tư thế chụp đúng: đầu
bệnh nhân thẳng, hàm răng ở tư thế cắn
khít trung tâm; hai lỗ tai trùng nhau và
đường cành ngang xương hàm dưới
trùng nhau.
- Tiêu chuẩn loại trừ: đã từng điều trị
chỉnh nha, mài chỉnh khớp cắn; có phục
hình trong miệng; có chấn thương hàm
mặt, dị hình do bệnh lý; viêm nhiễm vùng
hàm mặt; không hợp tác; phim sọ
nghiêng không đạt chuẩn.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
* Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Khám phân loại khớp cắn theo Angle.
- Chụp phim X quang: tất cả đối tượng
nghiên cứu được chụp phim sọ nghiêng
bằng máy X quang kỹ thuật số
ORTHOPHOS XG 5/XG 5 DS/Ceph
(Hãng Sirona). Đối tượng nghiên cứu
được mặc áo chì, đứng thẳng, đầu tư thế
chuẩn, môi ở tư thế nghỉ tự nhiên, răng ở
tư thế lồng múi tối đa.

- Phân tích phim: phim được đánh dấu
điểm mốc giải phẫu và đo bằng phần
mềm VNCeph sử dụng trong Đề tài cấp
Nhà nước.
- Để hạn chế sai số, tất cả phim đo lại
sau hai tuần do cùng một người đo chính,
432

tính chỉ số tương quan giữa hai lần đo với
giá trị r > 0,7.

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0.
* Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng
[3]:
- Điểm khớp trán mũi (Nasion - N):
điểm trước nhất trên đường khớp tránmũi theo mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm tâm hố yên (Sella Turcica - S):
điểm giữa của hố yên xương bướm.
- Điểm A (Subspinale): điểm sau nhất
của xương ổ răng hàm trên.
- Điểm B (Submental): điểm sau nhất
của xương ổ răng xương hàm dưới.
- Điểm I: điểm trước nhất thân răng
cửa giữa hàm trên.
- Điểm i: điểm trước nhất thân răng
cửa giữa hàm dưới.
- Điểm Is: điểm rìa cắn răng cửa hàm
trên.
- Điểm is: điểm rìa cắn răng cửa hàm

dưới.
- Điểm Isa: điểm chóp chân răng cửa
hàm trên.
- Điểm isa: điểm chóp chân răng cửa
hàm dưới.
* Đạo đức nghiên cứu:
Tất cả đối tượng nghiên cứu thuộc Đề
tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm
nhân trắc ở người Việt Nam để ứng dụng
trong Y học”. Đã thông qua Hội đồng Đạo
đức trong nghiên cứu Y sinh học, Trường
Đại học Y Hà Nội chấp thuận về các khía
cạnh đạo đức nghiên cứu, theo chứng
nhận số 202/HĐĐĐĐHYHN, ký ngày 20 10 - 2016.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tỷ lệ phân bố các loại khớp cắn theo tương quan răng (TQR) và tương
quan xương (TQX).
Loại I

Loại II

Loại III

Loại IV *

Tổng


n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

TQR

348

67,18

53

10,26


31

5,98

86

16,58

518

100

TQX

267

51,54

204

39,38

47

9,08

518

100


(* Tương quan răng hàm hai bên phải và trái không giống nhau)
Tương quan khớp cắn theo răng phân bố không đều, tập trung chủ yếu là tương
quan loại I. Ngoài ra, một số đối tượng có tương quan hai bên không giống nhau
(16,58%). TQX loại I nhiều nhất, nhưng không chênh lệch nhiều so với loại II, ít nhất là
loại III.
Bảng 2: Phân loại khớp cắn trên xương.
Loại I

TQX

Loại II

Loại III

Tổng

Giới

n

%

n

%

n

%


n

%

Nam

144

50,7

114

40,14

26

9,15

284

100

Nữ

123

52,56

90


38,46

21

8,97

234

100

267

51,54

204

39,38

47

9,07

530

100

Tổng

(Kiểm định Chi Square test p = 0,913)
Phân bố các loại lệch lạc khớp cắn trên xương ở hai giới như nhau. Nhìn chung,

TQX loại I chiếm nhiều nhất (> 50%), sau đó đến loại II, loại III ít nhất (> 10%).
Bảng 3: Các góc (độ), khoảng cách (mm) trên xương theo giới.
Giới
Biến số

Nữ (n = 234)

Nam (n = 284)

p

X

SD

X

SD

SNA

82,41

3,50

82,77

3,27

0,224*


SNB

79,09

3,22

79,53

3,17

0,075**

ANB

3,31

2,51

3,24

2,42

0,743*

U1/L1

118,54

8,02


120,28

7,94

0,014*

U1/NA

26,95

6,49

26,21

6,43

0,197*

L1/NB

31,06

5,14

30,17

5,12

0,052*


(*: t-test; **: Mann - Whitney test)
So sánh các chỉ số về góc và khoảng cách trên xương của nam và nữ, sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), chỉ có góc liên răng cửa khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai giới (p < 0,05).
433


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Bảng 4: Giá trị trung bình các chỉ số theo TQX.
Giới
Biến số

Loại I (n = 272)

Loại II (n = 209)

Loại III (n = 49)
p

M

SD

M

SD

M


SD

SNA

82,06

3,12

83,94

3,22

79,56

2,92

0,000**

SNB

79,80

3,08

78,25

3,13

80,93


2,79

0,000**

ANB

2,26

1,06

5,7

1,25

-1,38

1,06

0,000**

U1/L1

119,72

8,24

118,79

7,52


119,4

8,44

0,218*

U1/NA

28,15

5,58

23,21

5,57

32,67

7,14

0,000**

L1/NB

29,81

4,84

32,31


4,93

28,29

5,6

0,000**

(*: ANOVA test; **: Kruskal Wallis test)
So sánh các chỉ số về góc và khoảng cách trên 3 nhóm đối tượng có TQX loại I, II,
III, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tuy nhiên, góc liên răng cửa lại không
có sự khác biệt (p > 0,05).
Bảng 5: So sánh các giá trị trung bình trong phân tích Steiner.
Giá trị trung bình Steiner
(M ± SD)

Giá trị đo đƣợc
(M ± SD)

p

SNA

82,0 ± 2,0

82,57 ± 3,40

0,0001*

SNB


80,0 ± 2,0

79,29 ± 3,20

0,0000**

ANB

2,0 ± 2,0

3,28 ± 2,47

0,0000*

U1/L1

131,0

119,33 ± 8,02

0,0000*

U1/NA

22,0

26,61± 6,47

0,0000*


L1/NB

25,0

30,66± 5,15

0,0000*

Biến số

(*: kiểm định t-test; **: kiểm định Wilcoxon test)
So sánh các chỉ số về xương trong nghiên cứu với chỉ số trung bình trong phân tích
của Steiner, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
BÀN LUẬN
Phân tích cấu trúc xương, răng trên
phim sọ nghiêng giúp bác sỹ lâm sàng
xác định bất thường về khớp cắn của
bệnh nhân có nguyên nhân từ xương hay
từ răng, giúp định hướng đúng phương
pháp điều trị. Nghiên cứu này chỉ xác định
một số chỉ số cơ bản trong phân tích
Steiner.

434

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không
có sự đồng nhất về phân loại khớp cắn
trên răng với trên xương. Loại I theo
Angle chiếm đa số, loại II và loại III rất ít.

Trong khi đó, TQX cho thấy loại I và loại II
gần bằng nhau. Ngoài ra, khi đánh giá
TQR thấy trẻ ở giai đoạn này, khớp cắn
chưa ổn định, gặp rất nhiều trường hợp
TQR hai bên không giống nhau (16,58%).


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Như vậy, trong điều trị lâm sàng, không
được chỉ dựa vào một cách phân loại mà
cần kết hợp cả hai để đưa ra phương
pháp điều trị thích hợp.
Sự phân bố các loại lệch lạc khớp cắn
trên xương ở cả hai giới như nhau. TQX
loại I chiếm nhiều nhất (> 50%), sau đó
đến loại II, loại III ít nhất (> 10%). Nhìn
chung, lứa tuổi 12 vẫn là lứa tuổi chưa có
khác biệt rõ rệt về hình thái khuôn mặt
giữa hai giới do chưa chịu nhiều ảnh
hưởng của sự phát triển giai đoạn dậy thì
nên TQX hàm của hai giới như nhau.
So sánh giữa hai giới thấy không có
sự khác biệt về các chỉ số (p > 0,05), có
thể do đa phần trẻ 12 tuổi chưa hoặc mới
bắt đầu dậy thì (giai đoạn dậy thì là giai
đoạn tạo nên sự thay đổi rõ rệt về cấu
trúc xương, cũng như khác biệt về mặt
hình thái giữa hai giới). Điều này phù hợp
với nghiên cứu của Lê Võ Yến Nhi (2009)
[2]: không có khác biệt về hình dạng của

phức hợp sọ-mặt-răng giữa nam và nữ
(p > 0,05). Tuy nhiên, khi so sánh góc liên
răng cửa lại thấy có sự khác biệt (p < 0,05),
góc liên răng cửa ở nữ lớn hơn ở nam
cho thấy trục răng cửa ở nữ giai đoạn này
có xu hướng thẳng đứng hơn trục răng
cửa ở nam. Ngược lại, trên cùng một biến
số, nhưng so sánh giữa các loại TQX, chỉ
có góc liên răng cửa không khác biệt giữa
3 nhóm, các chỉ số còn lại có sự khác biệt
rất lớn (p < 0,001).
Các chỉ số trung bình trong phân tích
của Steiner dựa trên nhóm đối tượng
người trưởng thành. Vì vậy, khi so sánh
với nhóm trẻ 12 tuổi thấy có sự khác biệt
rõ rệt của giá trị trung bình các chỉ số do
ảnh hưởng của giai đoạn tăng trưởng làm
thay đổi hình thái, cũng như kích thước

của sọ-mặt. Góc liên răng cửa ở trẻ
(119,31 ± 7,990) nhỏ hơn rất nhiều so với
góc liên răng cửa ở người trưởng thành
(131,00). Trong khi đó, các góc còn lại ở
trẻ lại lớn hơn, điều này hoàn toàn hợp lý.
Trục răng cửa của trẻ thường có xu
hướng ngả về trước nhiều hơn người
trưởng thành, cùng với sự phát triển của
xương hàm, các răng cửa sẽ ngày càng
thẳng đứng, phù hợp với nghiên cứu của
Ismail Ceylan (2002) [5]. Đây không phải

đề tài nghiên cứu về sự tăng trưởng nên
kết quả chỉ mang tính định hướng chứ
không đại diện cho quần thể. Tất cả các
giá trị đo được trong giai đoạn này đều
dao động rất lớn và ít tập trung về giá trị
trung bình hơn lứa tuổi trưởng thành
(phương sai lớn). Điều này cũng phù hợp
với nghiên cứu của Ambika Singh
Rathore và CS (2012) [6], Sunil Kapila
(1989) [7] trên lứa tuổi này.
So sánh với nghiên cứu trên trẻ
Mewari, Indonesia [6] thấy chỉ số trung
bình có sự khác biệt rõ rệt. Giá trị góc liên
răng cửa ở nhóm trẻ người Kinh (119,33
± 8,020) nhỏ hơn rất nhiều so với nhóm
trẻ Indonesia (123,63 ± 7,190), do giá trị
góc răng cửa trên và góc răng cửa dưới
của trẻ người Kinh (U1/NA: 26,61 ± 6,470,
L1/NB: 30,66 ± 5,150) lớn hơn rất nhiều
so với trẻ Indonesia (U1/NA: 23,98 ±
5,190, L1/NB: 28,36 ± 4,180). Phần nào
cho thấy độ nhô vùng miệng của trẻ
người Kinh có xu hướng nhô hơn trẻ
Indonesia. Do chỉ nghiên cứu trên mô
xương, không nghiên cứu trên mô mềm,
trong khi đó mặt nhìn nghiêng còn phụ
thuộc vào bù trừ của mô mềm, độ dày
môi, vì vậy kết luận này chỉ mang tính
định hướng.
435



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Các kết quả đo được ở trên cũng có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so
với nghiên cứu trên trẻ người châu Phi [7]
(p < 0,001). Ở trẻ em châu Phi, răng cửa
hàm trên có xu hướng nhô ra trước nhiều
hơn trẻ người Kinh, giá trị góc SNB tương
đương nhau. Điều này hoàn toàn hợp lý
khi giá trị góc ANB của nhóm trẻ châu Phi
lớn hơn so với nhóm trẻ trong nghiên cứu
này (5,1 ± 2,00 so với 3,28 ± 2,470)
(p < 0,001).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 518 phim sọ nghiêng của
trẻ 12 tuổi, chúng tôi rút ra một số kết
luận: phân bố khớp cắn dựa trên tương
quan về răng và xương khác nhau. Xét
trên TQX, loại I, II gần bằng nhau và
chiếm đa số, trong khi đó loại III rất ít.
Nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt
về các chỉ số sọ-mặt giữa hai giới, nhưng
lại có sự khác biệt rất lớn khi so sánh
giữa các loại TQX với nhau. So sánh với
các giá trị đo được ở người trưởng thành
có thể thấy trục răng cửa của trẻ thường
có xu hướng ngả về trước nhiều hơn
người trưởng thành. Có sự khác biệt rõ
rệt của trẻ người Kinh với nhóm trẻ người

Indonesia và châu Phi trong các nghiên
cứu khác.
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc đến: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,

436

Trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS
Trương Mạnh Dũng, PGS.TS Võ Trương
Như Ngọc, Văn phòng quản lý Các
chương trình trọng điểm Quốc gia, cùng
toàn thể các cơ quan, thầy cô bạn bè đã
giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi hoàn thành nghiên cứu
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Chỉnh hình Răng mặt, Trường
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Chỉnh hình
Răng Mặt. NXB Y học. 2004, pp.86-96.
2. Lê Võ Yến Nhi, Hoàng Tử Hùng. Sự
tăng trưởng sọ-mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 14 tuổi theo phân tích Ricketts. Tạp chí Y học
TP. Hồ Chí Minh. 2011, 15 (2).
3. Dixom A.D. The development of the jaw.
Dent Pract. 1958, 9, pp.10-18.
4. Steiner C. Cephalometrics for you and
me. Am J Orthod. 1953, Oct, 39 (10), pp.720-755.
5. Ismail Ceylan. Longitudinal cephalometric
changes in incisor position, overjet and
overbite between 10 and 14 years of age.

Angle Orthodontist. 2002, 72 (3), pp.246-250.
6. Ambika Singh Rathore, Vineet Dhar,
Ruchi Arora, Amish Diwanji. Cephalometric
norms for Mewari children using Steiner’s
analysis. International Journal of Clinical Pediatric
Dentistry. 2012, September-December, 5 (3),
pp.173-177.
7. Sunil Kapila. Selected cephalometric angular
norms in Kikuyu children. Angle Orthodontist.
1989, 59 (2), pp.139-144.



×